Hôm nay,  

Cám Ơn Anh: Người Thương Binh & Chiến Sĩ VNCH

10/04/201500:00:00(Xem: 6049)

Như mỗi buổi sáng thường lệ người viết lên internet mở e-mail của mình coi thì một tin đập vô mắt và gây ấn tượng ngay tức thì là tin về Dòng Chúa Cứu Thế trên đường Kỳ Đồng, Saigon đã tổ chức một buổi gặp gỡ “Cám Ơn Anh Người Thương Binh VNCH” ngày 12 tháng 1 năm 2015 với số các anh thương binh VNCH tham dự vô cùng đông đảo từ khắp mọi miền của miền Nam đất nước về tham dự con số đếm được khoảng trên dưới 1200 người.

Buổi “Cám Ơn Anh Thương Binh VNCH” dưới sự chủ trì của cha Vinh Sơn Phạm Trung Thành Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế, một số cha trong Dòng cùng với một số đại diện quý chức sắc trong Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam như Hoà Thương Thích Không Tánh, Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa, Nguyễn Mạnh Hùng, Lê Quang Du và Chánh Trị Sự Hứa Phi, Bạch Phụng, Nguyễn Kim Lân đại diên Cao Đài.

Phải nói đây là biến cố hi hữu và phấn khởi cho những anh em thương phế binh VNCH được đoàn tụ gặp nhau trong tình chiến hữu sau gần 40 năm xa cách dù đang sinh sống trên đất nước của mình đã bị bạo quyền Việt Cộng khắt khe, tàn bạo phân biệt đối xử ngăn cấm sự hội tụ của anh em thương binh và cựu chiến sĩ VNCH. Và cũng phải nói đây là một biến cố lịch sử trọng đại sau gần 40 năm ghi đậm nét sự trân trọng và tri ân chiến sĩ và anh em thương phế binh VNCH ngay giữa lòng thành phố Saigon dưới sự cai trị tàn bạo của chế độ độc tài toàn trị cộng sản VN.

Trước đây Dòng Chúa Cứu Thế, Kỳ Đồng cũng đã có tổ chức những buổi gặp gỡ và giúp đỡ anh em thương binh VNCH nhưng tầm vóc có phần hạn hẹp vì những cấm đoán, ngăn cản và đe dọa của Việt Cộng. Nhìn qua diễn tiến của buổi “ Cám Ơn Anh Người Thương Binh VNCH” lần này cho thấy tầm vóc có phần bề thế hơn, ý nghĩa hơn, xứng đáng hơn ghi ơn những anh em thương binh VNCH và cũng tri ân những anh em chiến sĩ VNCH. Những chử “ Cám Ơn Anh Người Thương Binh VNCH” trên banner to lớn gắn trên tường sau sân khấu cùng với những tấm hình người chiến sĩ VNCH cưu mang chiến hữu bị thương làm nổi bật hẳn cái ý nghĩa tình huynh đệ chi binh của ngày tri ân thương binh VNCH hôm nay và như một thách đố với bạo quyền Việt Cộng.

Xem video và những hình ảnh của sinh hoạt “ Cám Ơn Anh Thương Binh VNCH” chắc chắn chúng ta không thể nào cầm được nước mắt vì những xúc động từ con tim của tình nghĩa đồng bào ruột thịt và từ con tim của những chiến hữu từng sát cánh nhau trong chiến đấu bảo vệ tổ quốc trước sự xâm lăng của quân xâm lược CS Bắc Việt mà lúc đó CS tuyên truyền là “đoàn quân giải phóng miền Nam”.

Những sự thật của lịch sử đã được bạch hóa ra cho thấy cái lố bịch về sự tuyên truyền trắng trợn xảo trá của đảng CSVN trong thời kỳ chiến tranh khi chính những cán binh và bộ đội CS, như những chứng nhân sống, tận mắt chứng kiến thấy được sự khác biệt giữa hai miền: một miền Nam tự do, dân chủ, trù phú thành phố sạch sẽ với nếp sống văn minh so với một miền Bắc lạc hậu nghèo nàn thiếu thốn cuộc sống bị kềm kẹp và nếp sống thiếu văn minh để rồi một câu hỏi được đặt ra là “Ai Giải Phóng Ai?”. Như nhà văn Dương Thu Hương sau khi vượt Trường Sơn đường mòn Hồ Chí Minh vào đến Saigon đã phải bật khóc khi tận mắt thấy được sự phồn thịnh, tự do, dân chủ của miền Nam mà than rằng “ Một chế độ man rợ đã chiến thắng một chế độ văn minh”. Thật phủ phàng !!!

Những điều trên cho thấy sự trân trọng và tri ân các anh thương binh VNCH không có gì là quá đáng trái lại phải nói các anh thương binh VNCH xứng đáng được tuyên dương, xứng đáng được trân trọng và tri ân như ngày hôm nay dù có hơi muộn màng.

Sau 40 năm sống trong thiếu thốn, bị khinh rẻ, bị kỳ thị chèn ép và bi áp bức vô cùng bất công của bạo quyền CSVN nhưng ngày hôm nay khi gặp lại nhau trong không khí thân thiện đầy tình bác ái dù thân thể không còn nguyên vẹn đã ôm nhau trong tình nghĩa thắm thiết “huynh đệ chi binh” và tình nghĩa đồng bào ruột thịt với những tiếng chào hỏi nhau pha lẫn với những tiếng cười rộn ràng ồn ào cả khu vực trong và ngoài hội trường cho thấy các anh thương binh dù trong hoàn cảnh nào cũng vẫn giử được khí phách hiên ngang vui tươi như ngày nào là những chiến sĩ oai hùng can trường chiến đấu chống cộng bảo vệ quê hương đem đến sự an toàn cho hậu phương mà các anh thương binh rất hãnh diện về sự hi sinh của mình.

Ngày nay sống dưới chế độ cộng sản độc tài vô nhân khi những gì chúng ta có được trước năm 1975 đã bị CS tước đoạt hết cho trắng tay rồi phải bị đày đi các vùng kinh tế mới, phải bị gạt vào tù trong những trại cải tạo hay phải liều mạng tìm tự do trong cái chết trên biển Đông, gia đình ly tán thì chúng ta mới thấy cái quý giá của sự hi sinh của các anh thương binh VNCH. Khi những quyền tự do, dân chủ và nếp sống văn minh bị tước đoạt để phải bị sống trong kềm kẹp, đàn áp, tù tội không còn tính người trong một xã hội không còn một chút đạo đức và nếp sống lạc hậu thì chúng ta lại càng trân trọng sự hi sinh của các anh thương binh VNCH.

Làm sao chúng ta cầm được nước mắt với những nghẹn ngào trước hình ảnh một anh yếu ớt phải cõng một chiến hữu mất hết hai chân, hoặc hình ảnh một anh thân thể gầy ốm chẳng còn sức lực bao nhiêu cũng ráng đẩy chiếc xe lăn cho người bạn của mình hoặc hình ảnh những anh thương binh chống nạn di chuyển khó khăn và mệt mỏi tiến vào hội trường với những nụ cười vui tươi hồn nhiên và đầy tự tin v…v và v…v. Nhiều lắm những hình ảnh bi thương nhưng hùng tráng của các anh thương binh VNCH một thời oanh liệt chiến đấu chống lại cộng sản xâm lược miền Nam.

Oai hùng hơn, hiên ngang hơn với hình ảnh một số các anh thương binh vẫn kiêu hãnh khoát trên mình những bộ đồ trận rằn ri và trên đầu đội những nón bê rê hoặc lưởi trai của những quân binh chủng oai hùng của quân lực VNCH thuở nào. Họ hiên ngang đi vào hội trường trong sự hùng tráng như những anh hùng về từ mật trận đoàn tụ để chia sẻ và nhận những sự thương yêu đùm bọc, tình nghĩa bác ái của đồng bào hậu phương mà đại diện hôm nay là những linh mục Dòng Chúa Cứu Thế Kỳ Đồng và quý chức sắc trong Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam. Cha Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế đại diện đồng bào ruột thịt miền Nam ở trong nước và hải ngoại chuyển đến các anh thương binh những lời tri ân những người đã hi sinh vì tự do, hoà bình và hạnh phúc cho miền Nam. Đó là một “sứ điệp của yêu thương, hòa bình và bác ái.”

Sinh hoạt “Cám Ơn Anh Người Thương Binh VNCH” ngày hôm nay như một tiếng nói, một hành động can trường nói lên sự công bằng và chính danh sự hi sinh của các anh thương binh và những chiến sĩ VNCH dù còn sống hay đã chết.

Càng cảm động hơn khi các anh thương binh VNCH với những khuôn mặt rạng rỡ, vui tươi, phấn khởi khiêm nhường từ tốn nhận những món quà mọn từ những ân nhân trong tình thương yêu dù phải vượt qua những khó khăn đường xá xa xôi với thân thể không còn nguyên vẹn và trước những đe dọa, trấn áp và ngăn cản của công an CSVN.

Chương trình “văn nghệ cây nhà lá vườn” do chính các anh thương binh tự ca, tự hát và tự kể chuyện chia sẻ những vui buồn thời chinh chiến đã gợi nhớ lại biết bao nhiêu kỷ niệm vui buồn trong đời quân ngũ và trong những trận chiến ác liệt chống lại cộng sản khắp mọi miền của đất nước mà các anh thương binh VNCH rất tự hào.

Cũng từ biến cố lịch sử bức tường ô nhục Bá Linh bị kéo xập dẫn đến sự tan rã của hàng loạt những nước cộng sản Đông Âu và Liên Bang Xô Viết để bộ mặt thật của cộng sản bị lột trần truồng và bi cả thế giới lên án và khinh rẽ càng chứng tỏ sự chiến đấu và hi sinh của các anh thương binh và chiến sĩ VNCH thật sự có ý nghĩa và chính danh trong tầm vóc quốc tế như những chiến sĩ tự do, dân chủ đáng được trân trọng, tri ân và hãnh diện.

Không lâu sau đó một tuần, ngày 19-01-2015 một biến cố khác xảy ra người dân Việt khắp nơi ở Saigon và Hà Nội tự phát cùng tổ chức những buổi “Truy Điệu và Ghi Ơn 74 Chiến Sĩ Hải Quân VNCH” đã anh dũng hi sinh chống trả quân xâm lược Trung Cộng trong trân hải chiến Hoàng Sa 19-1-1974. Bị công an Việt Cộng giả dạng côn đồ chống phá ngăn cản đập phá những vòng hoa tưởng niệm nhưng người dân không chút sợ sệt can đảm kháng cự lại càng cho thấy cái chính nghĩa nằm ở đâu? Công an CSVN càng ra sức đàn áp chống phá tàn bạo càng cho thấy CSVN đang trong thế bị động mất chính nghĩa và xa dân.

Hai sự kiện “ Cám Ơn Anh Thương Binh VNCH” và “Tưởng Niệm 74 Chiến Sĩ Hải Quân VNCH” như đan kẻ phối hợp tự nhiên nhịp nhàngvới nhau là những tiếng nói tự đáy lòng của người dân Việt nói lên sự tri ân những người đã hi sinh cho tổ quốc và đã đánh động con tim người dân Việt ở trong nước cũng như ở hải ngoại cùng nhau tiếp tục lên tiếng đem lại sự công bằng và chính danh cho các anh thương binh và chiến sĩ VNCH.

Kỷ niệm ngày 30-4-2015, chúng ta những người còn sống sót ở trong nước cũng như ở hải ngoại dành một chút thời giờ lắng lòng lại nghĩ đến trân trọng và tri ân những hi sinh cao đẹp của các anh thương binh như tỏ một tấm lòng thành: “Cám Ơn Anh Người Thương Binh VNCH” và ghi ơn những chiến sĩ VNCH đã hi sinh vì tổ quốc./.

Chicago Tháng Tư Đen/ 2015

Ý kiến bạn đọc
10/04/201520:36:28
Khách
Vô cùng biết ơn các chiến sỹ quân lực Việt Nam Cộng Hòa .
Vô cùng căm phẫn những phần tử phản tướng loạn tá cõng rắn cắn gà nhà .
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ trong vòng 465 ngày (26/04/2024-17/01/2023) đảng CSVN đã trải qua 3 cuộc khủng hoảng lãnh đạo thượng tầng chưa từng có trong lịch sử. Người duy nhất vẫn “vững như bàn thạch” là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, 80 tuổi, nhưng ai sẽ thay ông Trọng để lãnh đạo đảng, sau Đại hội toàn quốc tháng 01 năm 2026 là câu hỏi chưa có câu trả lời...
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.