Hôm nay,  

Trận chiến hào hùng và cuối cùng của Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu

30/04/201508:24:00(Xem: 14176)
Trận chiến hào hùng và cuối cùng của Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu.
(Viết theo lời tường thuật của một người ở Trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu)

(Thưa quí độc giả Vietbao Online, người viết xin tạm ngưng mục: “Trang Sử Việt” hôm nay sẽ đăng tuần tới, để chúng ta cùng nhìn lại nền tự do ở miền Nam Việt Nam đã bị cướp mất vào ngày 30 tháng Tư năm 1975, để tưởng nhớ và cảm phục các chiến sĩ là anh hùng tí hon Thiếu Sinh Quân đã chống chọi Cộng quan can trường và dũng cảm!

Cảm ơn - NLY)

______________

Hôm nay ngày 30 tháng Tư năm 2015, nhớ lại ngày này 40 năm trước, ngậm ngùi Đồng bào bị đau đớn tóc tang! Cái ngày khó quên này, tôi đã nghe một người trước kia ở Trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu, anh nói với tôi dù đã khá lâu, tôi còn nhớ rõ nét mặt anh đăm chiêu, buồn bã thở dài:

Mạo danh “cách mạng” điêu ngoa
Tự xưng “giải phóng” lọc lừa lưu manh
Gây cho non nước tan tành
Việt gian, Việt cộng đổi hình thay tên?!

Anh còn tường thuật tỉ mỉ cho tôi biết Thiếu Sinh Quân (TSQ) đã can trường chống chọi Cộng quân rất hào hùng vào giờ cuối cùng của cuộc chiến. Tôi xin được ghi lại và trân trọng gửi đến bà con để cùng ngẫm nghĩ, cùng thán phục, cùng cảm mến lòng dũng cảm của các anh hùng tí hon.

Tại Vũng Tàu, khi Cộng quân xâm nhập và chiếm đóng các vị trí trọng yếu trong thị xã, mà thị xã lúc ấy coi như đã bỏ ngỏ, đã vào tay Cộng quân. Ngoại trừ Trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu là một cứ điểm duy nhất còn chống chọi mãnh liệt, trong đêm 29 và suốt buổi sáng ngày 30-4-1975, do những Thiếu Sinh Quân tuổi từ 12, 13 .... đến 16 tuổi đã can trường tử chiến, các em tự lập phòng tuyến để tử thủ. Những chiến sĩ Thiếu Sinh Quân tí hon, nhưng tâm can thật cứng cáp, chiến công thật lẫy lừng.
Chiều ngày 28 tháng 4, trung tá Ngô Văn Dzoanh là Chỉ huy trưởng Trường Thiếu Sinh Quân, thông báo tình hình khẩn cấp, ban hành lệnh giới nghiêm và tuyên bố:
- Các em không có gì phải lo âu và rối loạn. Nhà trường đã có kế hoạch di tản toàn bộ Thiếu Sinh Quân an toàn!

Sáng ngày 29 tháng Tư, bỗng nghe tiếng đạn pháo kích rơi ầm ầm vào chân núi đài Viba ngay đằng sau lưng trường. Đại úy Lê Viết Đắc, cán bộ Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Hùng Vương liên lớp 12, liền rút súng cầm tay chạy ngược xuôi, hô hoán các Thiếu Sinh Quân nằm sát đất để tránh miểng đạn. Cộng quân pháo thêm mấy loạt nữa, nổ ầm ầm tứ tung rồi chấm dứt. Sau đấy không khí yên tĩnh trở lại.

Khoảng 11 giờ trưa, toàn trường im phăng phắc và ở trong trạng thái hoang mang, lại nghe tiếng đại uý Hoàng là cán bộ liên đoàn trưởng, thông báo qua loa phóng thanh:
- Toàn trường chuẩn bị di tản! Các thiếu sinh quân cấp trưởng trang bị vũ khí và nhận nhiệm vụ hướng dẫn và bảo vệ đoàn quân. Tập họp kiểm điểm quân số! Chuẩn bị lên đường khi có lệnh. Khoảng 1 giờ chiều ngày 29 tháng Tư, toàn thể Thiếu Sinh Quân được các cán bộ nhà trường hướng dẫn bắt đầu di tản. Thiếu Sinh Quân rời trường theo thứ tự, các em nhỏ đi trước lớn đi sau.
Đoàn người của trường Thiếu Sinh Quân đang di chuyển đến bãi biển, thì gặp toán Thủy Quân Lục Chiến chận lại. Trung tá Dzoanh đến gặp người chỉ huy toán lính Thủy Quân Lục Chiến để thương thuyết nhưng không kết quả. Vì lẽ, bãi này do Thủy Quân Lục Chiến đã tạm thời chiếm giữ trước. Trung tá Dzoanh thương thuyết không được, nên ra lệnh tất cả quay về trường.
Về đến sân trường, Chỉ huy trưởng thông báo là kế hoạch di tản được thay đổi, Thiếu Sinh Quân sẽ được bốc tại trường bằng trực thăng để đưa ra Hạm đội 7 ở ngoài khơi Vũng Tàu. Khi một chiếc trực thăng đáp xuống sân trường, cả đám cùng bật dậy như những chiếc lò xo. Nhưng hành khách của chuyến không vận này chỉ có một cố vấn Mỹ mặc thường phục, trung sĩ nhứt Ngộ là cán bộ trường, và 7 em Thiếu Sinh Quân thuộc Tiểu đoàn Quang Trung là lớp nhỏ nhất của trường.
Các em Thiếu Sinh Quân còn lại, thấp thỏm nhìn lên bầu trời thăm thẳm, chờ chiếc trực thăng kế tiếp, cố lắng nghe âm thanh của những cánh quạt trực thăng nhưng không trung vẫn bao la lặng lẽ. Khoảng 6 giờ chiều, các em Thiếu Sinh Quân sững sờ nhìn chiếc xe chở vị Chỉ huy trưởng là trung tá Dzoanh, lăn bánh vội vã rời khỏi cổng trường. Lại nghe loa phóng thanh một lần nữa xác định một cách phũ phàng:
- Kể từ giờ phút này, chúng tôi không còn trách nhiệm với các em nữa, các em hãy tự lo liệu lấy bản thân!

Tin tức cho biết, Cộng quân đã tung hơn 1 tiểu đoàn thiện chiến bao vây chung quanh Trường Thiếu Sinh Quân. Nhưng giờ đây các em như những con gà con lạc mẹ, phải tự xông xáo, kiên cường đương đầu với giặc. Các em phân công khiêng các chướng ngại vật để ngăn cản bước tiến của giặc, tổ chức liên lạc, tiếp tế đạn dược, tiếp tế nước uống và lương thực, lo liệu việc cứu thương.... Các em lớn hơn hướng dẫn các em nhỏ hơn, áp dụng uyển chuyển những bài học quân sự và kỹ thuật tác chiến đã được học hỏi tại trường.
Trời đang mưa lâm râm, bóng tối chập chờn, trong không khí lặng lẽ nặng nề, các em Thiếu Sinh Quân phát hiện người đông đảo lố nhố ở tít đằng xa, đang hùng hổ tiến về phía trường. Khi biết họ là ai, các em hô:
- Việt Cộng! Việt Cộng!
Tiếng hô vừa dứt, thì lập tức tất cả hỏa lực đặt sẵn nơi lầu 1, phòng quân số, phòng chỉ huy và các nơi tháp canh đồng loạt khai hỏa. Cộng quân không ngờ chúng lại được đón tiếp một cách sốt sắng như vậy. Hoả lực từ trong trường bắn ra thật ác liệt khoảng 15 phút. Cộng quân bị tấn công bất ngờ, một số Bộ đội bị thương và tử thương nên đành phải bò lê bò càng thối lui, chúng không ngờ những chú bé tí hon lại chống cự quá can trường và quyết liệt, điều làm cho Cộng quân điên đảo, là hoả lực từ bên trong bắn ra rất chính xác vào “các anh Bộ đội tinh nhuệ của Bác Hồ”.
Bên trong, các em chỉ nghe rời rạc vài tiếng AK bắn trả, bởi vì Cộng quân bị chống trả bất ngờ nên vô cùng hoảng hốt. Súng đang còn nổ giòn giã, thì TSQ Hoàng Văn Mạ đang thủ khẩu đại liên trên lầu, Mạ gào rất lớn:
- Ê, tụi bay! Phải bắn cho chính xác và vừa thôi, coi chừng hết đạn đấy nghe!
Tiếng gào tiết kiệm đạn dược của Mạ là đúng, nên tất cả các khẩu súng đều tạm thời ngưng bắn. Không khí vẫn còn nặng nề, còn nồng nặc mùi thuốc súng.

Ngoài trời, ánh sáng ban mai le lói còn yếu ớt. Cộng quân đã bắt đầu chấn chỉnh lại đội hình, để tấn công chiếm trường. Chúng cho một toán quân chiếm khách sạn đối diện trường ở bên kia đường và chiếm giữ các vị trí trên các tầng lầu nhằm lấy lợi thế. Một mặt, chúng đưa hỏa lực mạnh như súng cối, súng B-40 để bắn công phá, nhưng các em Thiếu Sinh Quân với vị trí phòng thủ kiên cố, hoả lực từng ấy của Cộng quân không thể uy hiếp được.
Có lẽ khâm phục lòng trung trinh của tuổi trẻ; cần hỗ trợ những mầm non tổ quốc; góp tay tiêu diệt Việt cộng, nên những người quân nhân còn trong trường không thể lặng lẽ lâu hơn, liền sau đó các em nghe tiếng nói xôn xao của hạ sĩ hỏa đầu vụ Hoành, đột ngột cùng xuất hiện với mấy người bạn của anh. Các anh nhập cuộc với các em Thiếu Sinh Quân, đã tăng thêm tay súng lão luyện, cùng chiến đấu bên trong các hệ thống phòng thủ của trường.

Trận chiến dữ dội thứ hai bắt đầu, các em bên trong thông báo cho nhau, dùng lối đánh giặc uyển chuyển: Lúc giả lặng lẽ để nhử địch, lúc phản công đồng loạt, tạo yếu tố bất ngờ, gây cho Bộ đội Bắc Việt luôn bị liểng xiểng và hoảng hốt. Sau đấy, mặc dù Cộng quân đã bắn sập một khoảng tường, nhưng không thể nào vượt qua được lưới đạn dày đặc của các chiến sĩ tí hon đang kiên cường chiến đấu. Trong lúc chiến đấu mặc dù có nhiều em đã bị thương, nhưng các em còn lại càng quyết chiến, để trả thù cho Đồng đội bị thương, để trả thù cho Đồng bào đã và đang tang tóc vì Cộng quân.
Cộng quân tức tối, huy động lực lượng đông đảo hơn, tấn công ào ạt hơn, mong giải quyết cứ điểm hiểm hóc. Nhưng Thiếu Sinh Quân ở đây có đầy đủ vũ khí cá nhân và vũ khí cộng đồng. Các em biết lợi dụng các công sự trong trường, vừa đánh vừa di chuyển khéo léo vừa ẩn núp kín đáo. Ngược lại, Bộ đội Bắc Việt lớ ngớ vì ngỡ ngàng trước sức chống chọi của các em can trường và tác chiến đúng chiến thuật, nên Bộ đội Bắc Việt loay hoay vì lạ lẫm, ngớ ngẩn vì là kẻ rừng rú mới xuống đồng bằng trống trải.
Trận chiến cầm cự kéo dài đến 10:00 giờ sáng ngày 30-4-1975. Khi đấy kho đạn dược đã cạn và kho lương thực bị trúng pháo của Cộng quân bốc cháy, các Tiểu anh hùng Thiếu Sinh Quân mới chấp nhận cho Cộng quân thương thảo. Các Tiểu anh hùng ra điều kiện phải có một giờ ngưng bắn, sau đó sẽ buông súng và mở cổng. 
 
Khâm phục thay! Các Tiểu anh hùng đã dùng một giờ ngưng bắn, liền chia ra nhiều toán, mỗi toán chịu trách nhiệm:
- Thu dọn chiến trường, săn sóc đồng đội đang bị thương.
- Chuẩn bị làm lễ hạ kỳ, các Tiểu anh hùng không cho Cộng quân làm nhục lá cờ Quốc gia. “Lá Cờ Vàng” là cờ của hồn nước, lá cờ màu vàng có từ thời Hai Bà Trưng đến triều Nguyễn, “Lá Cờ Vàng” là biểu tượng thiêng liêng của thời VNCH mà các Tiểu anh hùng đã vừa tử thủ giữ gìn. Kỷ luật, nhanh nhẹn, một Trung đội Thiếu Sinh Quân tập họp trước sân cờ, đứng trang nghiêm và thành kính nhìn lên lá Quốc kỳ còn nguyên vẹn khuôn khổ và màu sắc, đang bay phất phới giữa bầu trời bao la, trong không khí bi hùng. Hai Tiểu anh hùng: Nguyễn Văn Minh và Nguyễn Văn Chung dõng dạc bước tới, đứng nghiêm trước kỳ đài theo lễ nghi quân cách, đưa tay chào cờ. Hai Thiếu Sinh Quân nắm từng nấc dây, cho lá cờ hạ xuống thật chậm, thật trang nghiêm, như cố ghi khắc vào tâm của mình, trịnh trọng lắng nghe hồn nước như đang vang vọng. Các Tiểu anh hùng mới vừa chiến đấu, xem cái chết nhẹ tợ lông hồng, nhưng bây giờ chào quốc kỳ ngẫm nghĩ là lần cuối cùng, biết bao giờ sẽ được chào lá quốc kỳ thiêng liêng ấy trở lại, nên các Tiểu anh hùng trong lòng dâng lên nỗi ngậm ngùi, đều rơm rớm nước mắt.
Cuối cùng, Thiếu Sinh Quân treo tấm drape trắng lên, cho phép Cộng quân đặt chân vào ngưỡng cửa ngôi trường thân yêu. Khi Cộng quân vào trong trường nhìn thấy những đối thủ của mình, chỉ là các em Thiếu Sinh Quân tuổi từ 13 đến 16 tuổi mà thôi!. Họ uất ức lẫn thán phục. Họ hậm hực nhìn 6 xác bộ đội đang nằm ngổn ngang “sinh Bắc tử Nam” ngoài cổng trường, mà tác giả là các anh hùng tí hon ở đây!.

Người tường thuật trận chiến hào hùng và cuối cùng của cuộc chiến còn cho biết, trên 100 Thiếu Sinh Quân đã tham gia trận đánh, đa số đã leo rào sau trường trốn thoát trước khi Cộng quân xông vào cổng trường, chỉ còn vài chục em nhỏ ở lại với các TSQ lớn tuổi bị thương không thể ra đi. Tất cả các em còn lại, bị chúng bắt đem nhốt ở trại gia binh Cô Giang bên cạnh trường. Trại gia binh Cô Giang vốn là ngõ ngách quen thuộc của các Thiếu Sinh Quân. Nên tất cả TSQ đã lẩn trốn hết, còn khiêng theo TSQ Lê Văn Tánh bị thương nặng ở đùi. Nhốt Thiếu Sinh Quân ở Trại Cô Giang chẳng khác nào chúng nhốt hổ nơi rừng rậm.

Các em Thiếu Sinh Quân dù tuổi đời non nớt, nhưng hôm nay đã biểu lộ trọn vẹn tài năng xuất chúng, gan dạ sắt son; các Tiểu anh hùng đã noi gương khí phách hiên ngang của người anh hùng niên thiếu Trần Quốc Toản (1267-1285) thời nhà Trần, đã giương cờ với 6 chữ hào hùng: “Phá cường địch, báo Hoàng ân” hiên ngang, can trường dẹp giặc.
Trần Quốc Toản đã làm vẻ vang thiếu nhi Đại Việt:
 
“Anh hùng Quốc Toản thiếu niên
Giúp vua đánh đuổi giậc Nguyên tan tành”

Hôm nay các Tiểu anh hùng tại trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu đã sắt son thể hiện:

“Thiếu Sinh Quân, sắt son lòng
Tí hon diệt Cộng, chiến công lẫy lừng”

Trận chiến từ ngày 29-4-1975 đến ngày 30-4-1975, tại Trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu là trận đầu tiên của các em và cũng là trận cuối cùng; nhưng trận chiến này không bao giờ tiếng vang hào hùng chấm dứt, vì lòng lưu luyến ngưỡng mộ của mỗi người Việt nói riêng và nhân dân thế giới nói chung. Và trang quân sử sẽ ghi tạc thêm một trang sử với chiến tích lẫy lừng của các Tiểu anh hùng, lưu truyền muôn đời cho hậu thế.

Ngày 30 tháng Tư năm 2015
Nguyễn Lộc Yên

.
,

Ý kiến bạn đọc
31/05/201503:15:12
Khách
Thán g 4 -1975, theo lời bạn TSQ kể và theo 1 số thông tin thực tế. Đơn vị cộng quân vào đánh Vũng Tàu là sư đoàn 3 Sao Vàng, tuy là sư chủ lực của Bắc việt, nồng cốt từ quân khu 5, nhưng đã bị lớp TSQ tuổi nhỏ chặn đánh nhiều giờ liền và thiệt hại không ít. Đáng tự hào thay TSQ- VN.
30/04/201518:36:43
Khách
Khi đọc những dòng các em Thiếu Sinh Quân Chiến đấu như tới iv iên đạn cuối cùng

tôi nghĩ là thật là đáng thương vì những chỉ huy của các Em đã bỏ chạy trước khi

Lính cộng sản đện
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.