Hôm nay,  

50 N ĂM S A U

06/04/202519:30:00(Xem: 1887)
Andy Warhole
Andy Warhole

 

 

30 THÁNG TƯ 

 

 

bỏ đi hòn đá cuội 

bỏ đi một dúm đất

bỏ đi một màu cờ

bỏ đi bỏ đi

mà bỏ đi đâu 

mà bỏ đi sao đành

 

bỏ đi một tâm thần

bỏ đi một bại xuội

bỏ đi một cụt què

bê bết một càn quét 

lại bỏ đi bỏ đi 

 

không về nơi đã bỏ 

không bỏ một thề nguyền 

thì chết như đã sống

bỏ đi một sinh tồn 

 

 

CÙNG TRANG LỨA

 

 

Hết chiến tranh

Chúng ta già hơn hòa bình 

À. thì diễn biến nào

Cũng tới hồi lạnh tanh

 

Nhìn xem vỉ bắp nướng

Mẹ quạt đời mỏi tay

Những ngọn đèn thất sắc

Vẫn rọi xuống cầu đường 

Chiếc vòi rồng mắc cạn 

 

Chúng ta nghe động đất

Nhưng chưa biết động lòng

Những của ăn thừa mứa

Chưa bằng một cọng lông

 

Hòa bình hết lợi lộc

Thì khai mào chiến tranh

Chiếc mồng gà đỏ chóe

Chúng mình

Em và anh

 

 

 

THUA ĐƯỢC 

 

 

Bên nào cũng thắng

Ta thua

Thụt lùi bá thở

Chạy đua phát cuồng 

 

 

THÁNG TƯ, HỒI THỨ. . .

 

 

Tôi khai tử à         [? ]

Ồ không

 

Tôi vẫn sống tận giờ này

Răng và tóc

Óc.                                  và mắt

 

Tháng tư nào

Tôi không

[Nhớ]

 

Tôi Việt Nam

 

 

 *

THANH NIÊN



Khóc tới vực đời
Rỏ xuống đen thẳm
Lịm dần cơ ngơi
Sáo hồn đã ngậm

Vi vu cành lan
Gió tràm muối đá
Phơ phất bên đàng
Niên thanh tàn tạ

Dây đã quấn leo
Quận về chi chít
Đi riết một lèo
Thân thồ tối mịt

Em cứ bịt mắt
Thấy. không thấy gì
Kẻ gian bịt mặt
Địa hình lụy bi

Đường cong của chữ
Gánh nặng hai đầu
Khúc gầy củi lẻ
Trắng ởn khô lâu

Con đường hủy diệt
Trứng nước bóp chết
Loăng quăng ngoài rừng
Suối nguồn cạn kiệt

Hãy khóc đi em
Giọt mắt cò lả
Núi đồi bóc tem
Đất mình biển lạ


)(
h o à n g x u â n s ơ n
27.2.24
dự phóng tháng 4

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chiến tranh là chết chóc, tàn phá và mất mát! Có những cuộc chiến tranh vệ quốc mang ý nghĩa sống còn của một dân tộc. Có những cuộc chiến tranh xâm lược để thỏa mãn mộng bá quyền của một chế độ hay một bạo chúa. Có những cuộc chiến tranh ủy nhiệm giữa hai chủ nghĩa, hai ý thức hệ chỉ biến cả dân tộc thành một lò lửa hận thù “nồi da xáo thịt.” Trường hợp sau cùng là bi kịch thống thiết mà dân tộc Việt Nam đã gánh chịu! Hệ lụy của bi kịch đó mãi đến nay, sau 50 năm vẫn chưa giải kết được. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, một nữ chiến binh cộng sản miền Bắc có tên là Dương Thu Hương khi vào được Sài Gòn và chứng kiến cảnh nguy nga tráng lệ của Hòn Ngọc Viễn Đông thời bấy giờ đã ngồi bệch xuống đường phố Sài Gòn và khóc nức nở, “khóc như cha chết.” Bà khóc “…vì cảm thấy cuộc chiến tranh là trò đùa của lịch sử, toàn bộ năng lượng của một dân tộc dồn vào sự phi lý, và đội quân thắng trận thuộc về một thể chế man rợ. Tôi cảm thấy tuổi trẻ của tôi mất đi một cách oan uổng ...
Văn học luôn được xây dựng trên tác giả, tác phẩm và độc giả, với những cơ chế tất yếu là báo, tạp chí văn học, nhà xuất bản, mạng lưới văn chương, và phê bình. Gần đây thêm vào các phương tiện thông tin xã hội. Trên hết là quyền lực xã hội nơi dòng văn học đang chảy, bao gồm chính trị, tôn giáo. Giá trị của một giai đoạn văn học được đánh giá bằng những thành phần nêu trên về sáng tạo và thẩm mỹ qua những cơ chế như tâm lý, ký hiệu, cấu trúc, xã hội, lịch sử… Việc này đòi hỏi những nghiên cứu mở rộng, đào sâu theo thời gian tương xứng.
Ngày 4/1/2025, trong phòng House Press Gallery của Capitol Hill, giữa hàng trăm dân biểu chuẩn bị tuyên thệ nhậm chức, có một người đàn ông gốc Việt, nắm chặt tay cậu con trai nhỏ của ông, đứng trò chuyện với các dân biểu, thượng nghị sĩ khác. Vài tiếng sau đó, cùng với các dân biểu đắc cử trên khắp tiểu bang nước Mỹ, ông đưa tay tuyên thệ, chính thức trở thành dân biểu liên bang gốc Việt đầu tiên đại diện cho Little Saigon trong 50 năm qua.
Trong 50 năm vừa qua, cộng đồng Việt Nam đã có những thành tựu nào về chính trị và văn hóa? Thực tế là đã có rất nhiều chuyển biến. Thời gian đầu là những cộng đồng tỵ nạn ở Hoa Kỳ, lan rộng thành những cộng đồng đông người Việt hơn ở rất nhiều nước trên thế giới; và rồi hình ảnh những người thất trận và tỵ nạn mờ nhạt đi. Nhiều thế hệ trẻ ra đời, trưởng thành, trở thành và gánh vác một căn cước mới. Từ đó, có nhiều cộng đồng mang thêm sức mạnh chính trị, văn hóa.
Có lần tôi đứng trước một căn phòng đầy học sinh trung học và kể một câu chuyện về thời điểm chiến tranh Việt Nam chấm dứt, về việc tôi đã bỏ chạy sang Mỹ khi còn nhỏ, và trải nghiệm đó vẫn ám ảnh và truyền cảm hứng cho tôi như thế nào, thì một cô gái trẻ giơ tay hỏi tôi: “Ông có thể cho tôi biết tại sao cha tôi không bao giờ kể cho tôi nghe về cuộc chiến đó không? Cha tôi uống rượu rất nhiều, nhưng lại ít nói.” Giọng nói cô run rẩy. Cô gái bảo cha cô là một người lính miền Nam Việt Nam, ông đã chứng kiến nhiều cảnh đổ máu nhưng nỗi buồn của ông phần nhiều là trong nội tâm, hoặc nếu đôi khi thể hiện ra ngoài thì bằng những cơn thịnh nộ.
Những ngày này, trên phạm vi cả nước, đảng cộng sản việt nam đang tổ chức rầm rộ kỷ niệm 50 năm ngày “giải phóng” Miền Nam, thống nhất đất nước. Thực chất, đây là cuộc nội chiến tương tàn giữa hai anh em Bắc- Nam cùng một Nước vì ý thức hệ cộng sản và dân chủ. Lẽ ra, sau khi đã “thống nhất”, “bên thắng cuộc” phải chủ động trong việc “hòa giải, hòa hợp” dân tộc để tái thiết và phát triẻn Đất Nước. Nhưng, 50 năm qua, hận thù vẫn luôn được nhà cầm quyền cộng sản nuôi dưỡng và khích lệ dưới mọi hình thức.
Điều thú vị nhất của nghề làm báo là luôn có sự mới lạ. Ngày nào cũng có chuyện mới, không nhàm chán, nhưng đôi khi cũng kẹt, vì bí đề tài. Người viết, người vẽ, mỗi khi băn khoăn tìm đề tài, cách tiện nhất là hỏi đồng nghiệp. Ngày 26 tháng 3, 1975, hoạ sĩ Ngọc Dũng (Nguyễn Ngọc Dũng: 1931-2000), người dùng bút hiệu TUÝT, ký trên các biếm hoạ hàng ngày trên trang 3 Chính Luận, gặp người viết tại toà soạn, hỏi: “Bí quá ông ơi, vẽ cái gì bây giờ?”
Chiến tranh là một nỗi đau dằn vặt của nhân loại vì không ai muốn nó xảy ra, nhưng chiến tranh vẫn cứ xảy đến như một điều kiện cần thiết biện minh cho sự tồn tại của thế giới con người. Ngày Ba mươi tháng 4 năm 1975 là một cột mốc đánh dấu một biến cố chính trị trong lịch sử chính trị thế giới, ngày cuộc chiến tranh Việt Nam (1954-1975) chấm dứt.
Năm mươi năm nhìn lại, sau ngày 30 tháng 04, 1975, cái dấu mốc lịch sử đau thương của đất nước Việt Nam, nói chung, và người dân miền Nam nói riêng. Sự thật lịch sử về ngày này đã được phơi bày rõ ràng trên mọi phương tiện truyền thông, tin tức, và trong thế giới sử. Ai cũng đã rõ, phe thắng trận, sai, phe thua trận, đúng. Điều này không cần bàn cãi nữa; cho dù kẻ chiến thắng cố tình viết lại lịch sử Việt Nam theo ý mình khi sức mạnh của họ nằm trên nòng súng. Phe thua cuộc lại là phe thắng được nhân tâm.
Vũ Xuân Thông sinh ngày 9 tháng 12 năm 1939 tại Hà Nội. Là gia đình có đạo dòng, Thông theo học trường Puginier, là một ngôi trường cổ xưa được xây cất từ năm 1897 tại Hà Nội. Năm 1954, khi gia đình di cư vào Nam, ở tuổi 15 Thông là con trai cả trong một gia đình lúc đó có 4 anh em: Vũ Xuân Thông, Vũ Văn Thanh, Vũ Văn Phượng, Vũ Thị Bích, sau này trên vùng đất mới, gia đình Thông có thêm 2 người em nữa là Vũ Hồng Vân, Vũ Văn Dũng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.