Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Diễm Phúc Cho Những Ai Còn Mẹ

26/07/202400:00:00(Xem: 967)
 
Lễ Vu Lan 2024

Le vu lan
" Đỏ thắm bông hồng diễm ngực em
Vì anh chẳng được bỗng dưng thèm
Người như điệu suối dìu con trẻ  
Mẹ sẵn ca thần xoá nẻo lem
Khoả nắng chiều thơm vào giữa nhạc
Là đôi mắt diệu ẩn sau rèm
Buồng cau nải chuối đầy hương vị
Ngọn đuốc soi đường vĩnh cửu xem

Thâm tình mẫu tử lại mà xem
Bé ngủ thường xuyên dõi cạnh rèm
Rủi mất người tim lòng mãi nặng
Đau sờn trí giữa mặt hoài lem
Như trời kiệt nắng buồn xo bủa
Tựa cảnh tàn đông mãn kiếp thèm
Hẳn sướng vui ngày ta nũng Mẹ
Bông hồng ấm ngực quả mừng em."
(Thơ "Bông hồng cài áo" - Thiền Sư Thích Nhất Hạnh)
           
Trong cuốn “Bông hồng cài áo” Thiền Sư Thích Nhất Hạnh có viết rằng: “Có một ngày tôi đi với thầy Thiên Ân tới nhà sách ở khu Ginza, Đông Kinh, nửa đường gặp mấy người sinh viên Nhật, bạn của thầy Thiên Ân. Có một cô sinh viên hỏi nhỏ thầy Thiên Ân một câu, rồi lấy trong giỏ xách một bông hoa cẩm chướng màu trắng, cài vào khuy áo tràng của tôi. 
           
Tôi lạ lùng, bỡ ngỡ, không dám hỏi, cố giữ vẻ tự nhiên, nghĩ rằng có một tục lệ chi đó. Sau khi họ nói chuyện xong, chúng tôi vào nhà sách, thầy Thiên Ân mới giảng cho tôi biết đó là Ngày Mẹ, theo tục Tây phương. Nếu anh còn mẹ, anh sẽ được cài một bông hoa màu hồng trên áo và anh sẽ tự hào được còn mẹ. Còn nếu anh mất mẹ, anh sẽ được cài trên áo một bông hoa trắng
“.
           
Thiền Sư nói rằng: “Tôi thấy tục cài hoa đó đẹp và nghĩ rằng mình có thể bắt chước, áp dụng trong ngày báo hiếu Vu Lan".

Le vu lan 2
Thiền Sư Thích Nhất Hạnh- câu chuyện về "Bông Hồng Cài Áo"
           
Đây chính là nguồn gốc về sự ra đời của nghi thức bông hồng cài áo trong ngày lễ Vu Lan báo hiếu tại Việt Nam của chúng ta. Đây là nghi thức được tổ chức để tưởng nhớ những người mẹ đã khuất, để nhắc nhở chúng ta nhớ về mẹ, đồng thời cũng thể hiện niềm tự hào, đánh thức những trái tim còn mê lạc, vì bôn ba cuộc sống mà quên nhìn lại cha mẹ, người đã có ơn sinh thành, dưỡng dục, dành tình thương vô hạn cho chúng ta.
           
Người cài hoa hồng hẳn sẽ tự hào vô cùng vì trên đời này còn có Mẹ Cha. Ai mang hoa trắng sẽ thấy như một sự nhắc nhở rằng mình đã lỡ mất những gì quý giá nhất, từ đó mà hành động sao cho phải với lương tâm.
           
Lễ Vu Lan diễn ra vào rằm tháng 7 (Âm Lịch), năm nay đặc biệt rơi vào Chủ Nhật, ngày 18/8/2024 (Dương Lịch). Trong ngày này, mọi người tụ họp để cùng nhau tưởng nhớ và tri ân cha mẹ, tổ tiên đã nuôi dưỡng và dạy dỗ mình. Khi đến chùa vào ngày lễ Vu Lan, các Phật tử được cài một bông hoa hồng trên áo. Màu đỏ thể hiện sự hiện hữu của mẹ, trong khi màu trắng tượng trưng cho những ai đã mất mẹ. Việc cài hoa trên ngực áo như một lời nhắc nhở, khuyến khích mỗi người vâng lời, hiếu kính và có lòng biết ơn cha mẹ. Đồng thời, điều đó cũng gợi nhớ về nề nếp gia phong và sự hòa thuận giữa anh em. Đây là một dịp quan trọng để thể hiện lòng biết ơn và lòng hiếu thảo của con cháu đối với gia đình và nguồn gốc của mình. Lễ Vu Lan không chỉ là một ngày trọng đại trong văn hóa truyền thống Việt Nam mà còn là dịp để tôn vinh tình yêu thương và sự đoàn kết gia đình.

Tháng b
ảy về rồi mẹ yêu ơi
Hoa h
ồng bông trắng cài lên người
Nhắc con ghi nhớ lời mẹ dặn
Tu t
âm tích đức ở trên đời!
(MÙA VU LAN NHỚ MẸ- Thơ: Nguyễn Minh Ngọc)
            
Sáng nay trời rất đẹp, gió dìu dịu, những con chim sẻ ngoài vườn vô tư nhảy nhót và hót líu lo, chuyền từ cành cây này đến cành cây khác. Đời rất đẹp, thanh bình, vui tươi với nắng ấm chói chang cho một ngày đẹp bắt đầu. Nhìn cây hoa nở rực trước nhà, tôi nhớ mẹ tôi vô cùng. Cây hoa này do chính tay mẹ tôi trồng và chăm sóc. Mẹ tôi đã qua đời năm 1996. Mẹ tôi đã đi xa nhưng mẹ tôi vẫn còn ở đây, trong trái tim của tôi. Tôi cứ tưởng mẹ tôi đi du lịch, và mẹ tôi sẽ trở về. Nhiều khi tôi nhìn những bụi cây trước nhà, tôi cứ tưởng mẹ tôi đang chăm sóc hoa và cây kiểng.                                                                                                                                                                                

Tôi nhớ nhà chúng tôi trên khu đất rộng. Trước nhà có hàng dừa xanh mướt, lúc nào cũng quằn trái, cành lá xanh mướt làm cho căn nhà trở thành màu xanh. Chúng tôi sinh ra và lớn lên ở ngôi nhà này, hàng ngày uống nước dừa ngọt lịm, hái xuống ăn ngay, ăn cơm dừa và uống cả nước. Nước dừa ngọt lịm, bên hông nhà là hàng rào trúc, sau nhà và xung quanh nhà lá ổi xanh rì, mãng cầu, đu đủ, mía lau, xoài cát, và chuối. Trước nhà có cây vú sữa thật to, cao, cành lá xum xuê, quanh năm có trái ngọt lịm.

Mẹ tôi thường dạy chúng tôi:  

- Mình tặng trái cây cho ai thì phải chọn thật ngon, thật tươi, khi mời ai ăn cũng vậy.

Một nồi bắp vừa chín, đổ ra khỏi nồi, mùi thơm ngào ngạt bốc lên, người nào bưng dĩa bắp mời từng người trong nhà, phải để người ta chọn trước, mình chọn sau. Và người chọn trước bao giờ cũng chọn trái nhỏ nhất, để người sau trái lớn nhất. Chúng tôi sống trong gia đình vui vẻ từ sáng đến tối. Buổi tối, mẹ tôi thường nấu chè khoai môn, có nước cốt dừa, em gái tôi gần gũi với mẹ tôi thường hơn tôi nên sau này em tôi nấu chè và nấu ăn rất ngon.
           
Mẹ tôi thường dạy chúng tôi rằng phước đức là do mình làm nên, chứ không phải phúc đức là đi xin. Mẹ tôi cũng dạy rằng nên làm việc từ thiện. Hạnh phúc là giúp đỡ cho người khác, chứ không phải nhận sự giúp đỡ của người khác.
  
Vu lan về con lặng lẽ chờ trông
Mùa báo hiếu bông hồng dâng tặng mẹ
Cõi hư ảo mẹ trở về rất nhẹ
Trong tim con hình bóng mẹ không mờ.
                     
Kỷ niệm về mẹ tôi nhiều lắm. Chúng tôi sống trong ngôi nhà rộng, đất rộng. Nhà đầu tiên được xây trên đất của ông nội chúng tôi để lại. Sau này, ba mẹ tôi mua một miếng đất khác rộng rồi xây nhà. Xung quanh là cây xanh, yên tĩnh, chúng tôi lớn lên trong ngôi nhà này, bình yên và hạnh phúc, ngôi nhà có tiếng cười suốt ngày. Nhà chúng tôi nuôi nhiều chó, có những con chó thật to, chó giữ nhà, chó thương chủ nhà, chó đưa chủ nhà ra tận cổng khi chủ nhà đi chợ hay đi đâu đó, chó đón chủ nhà trở về. Có một điều rất lạ mà chúng tôi không hiểu nổi khi thấy một đàn chó chạy ra cổng mừng rỡ đón chủ nhà trở về mà không có tiếng sủa, nhưng nếu có người lạ đến là chó cất tiếng sủa rất to.

Mẹ tôi chỉ cần nói một tiếng rất nhỏ:

- Đi vào các con.

Đàn chó ngoan ngoãn đi vào sau vườn ngay. Mẹ tôi không bao giờ lớn tiếng với con cháu và các con. Các cháu đều nghe lời mẹ tôi, không ai cãi lại một lời.
           
Trước khi vào lớp học gặp người lớn là chúng tôi cúi đầu chào, và rời khỏi lớp học cũng vậy, gặp người lớn cũng cúi đầu chào hỏi rất lễ phép.
 
Vu Lan đã đến Mẹ ơi
C
ài Bông Hồng Trắng nghẹn lời xót xa
Gi
ờ đây những buổi chiều tà
Tìm đâu bóng M
ẹ để sà vào ôm...!
           
Mẹ tôi thường cúng Phật ở nhà, trên bàn thờ lúc nào cũng có trái cây tươi, hoa tươi và nước lọc.Trái cây ngoài vườn, hoa ngoài vườn hái đem vào cúng Phật. Mẹ tôi thường đi chùa đem trái cây, hoa quả cúng Phật và mẹ tôi cũng làm công quả ở chùa. Mẹ tôi là Phật tử thuận thành, mẹ tôi cầu nguyện mỗi ngày, cầu nguyện cho gia đình, cho người thân và cầu nguyện cho người nghèo, mẹ tôi ăn chay ngày rằm, ngày lễ.
              
Nói về mẹ tôi nói hoài không hết. Mẹ tôi hay giúp người đó là điều đặc biệt không bao giờ tôi quên. Tôi giống tính mẹ tôi nhất ở điểm này. Vào chùa, mẹ tôi thấy việc gì làm việc đó, từ trong nhà bếp ra ngoài vườn, mẹ tôi thích nấu nướng, dọn dẹp trong bếp, ngoài vườn. Mẹ tôi thích chăm sóc cây cỏ, nên đến chùa nào mẹ tôi cũng có nhiều việc lắm.
           
Mẹ tôi thường nói:

- Người ta ăn thì còn, mình ăn thì hết, nên giúp người.
           
Hồi tôi còn nhỏ xíu, tôi cũng biết xung quanh mình cũng có nhiều trẻ em không cha không mẹ, có người vừa sinh ra là mất cha, có người vừa sinh ra là mất mẹ, ít có ai được một gia đình có ông nội bà nội, ông ngoại bà ngoại,và cha mẹ đầy đủ bên cạnh cho đến khi khôn lớn.
 
Tháng bảy lòng ta thấy ngậm ngùi
Vu Lan vắng Mẹ mất niềm vui
Cài bông hồng trắng lòng đau xót
Nhớ Mẹ yêu thương, lệ sụt sùi
        
Mẹ tôi nhỏ người, gầy nhưng sức chịu đựng và làm việc không thể tưởng được. Tôi vượt biên trước, sau đó tôi bảo lãnh mẹ tôi và em tôi sang Hoa Kỳ. Tôi cầu nguyện cho mẹ tôi và em tôi được định cư thì tôi ăn chay để trả ơn Trời Phật gia hộ. Sau đó mẹ tôi bệnh, tôi cầu nguyện cho mẹ tôi hết bệnh và sau này mẹ mất, tôi cầu nguyện cho mẹ tôi siêu thoát và tôi ăn chay luôn cho đến bây giờ, thoáng mà đã mấy chục năm rồi.
           
Những ngày ở Việt Nam, sau 1975, gia đình tôi khổ, mọi người cùng khổ. Tôi có cháu, con của người anh họ du học ở Pháp, tôi nhờ cháu chuyển tiền về Việt Nam để giúp gia đình, nhưng sau này tôi biết được gia đình tôi cũng ăn bo bo, khoai sắn trộn cơm như mọi người vì mẹ tôi không dám xài tiền, vì không biết ngày mai ra sao? Người phụ nữ Việt Nam nào cũng lo xa, sợ con cháu của mình đói, nhất là sống trong xã hội chủ nghĩa không biết chuyện gì sẽ xảy ra, nên dành dụm là tốt nhất.

Le vu lan 3
  
Tôi chờ đợi hơn 10 năm, mẹ và em tôi mới được định cư ở Hoa Kỳ. Ngày mẹ đến phi trường, chúng tôi đón mẹ tôi và em gái tôi, trên đường về nhà mẹ tôi nhìn hai bên đường chăm chú, mẹ tôi không nhìn thấy những cánh đồng xanh mướt như ở Việt Nam. Mẹ tôi không nói gì, nhưng về nhà tôi, mẹ đi ngoài vườn và nói:

- Nhân viên của con về thăm mẹ, nói con khá lắm, vườn rộng lắm, nhưng đi bộ có chút là đụng bức tường.
           
Đất gần 1/4 mẫu, mẹ tôi vẫn thấy nhỏ so với đất rộng mênh mông nhà của tôi ở Việt Nam. Vậy là đúng rồi.
           
Mẹ tôi là người hoạt động, không bao giờ ngồi yên, thấy nhà tôi cỏ xanh mướt, mẹ tôi muốn trồng rau, trồng cây ăn trái cũng không nói. Đến khi mẹ tôi ở nhà riêng tôi mới biết điều này, vì sau này mẹ tôi trồng mía, đu đủ, nho, đào, ớt, cam, quýt, khế, ...
             
Mẹ tôi lúc nào cũng tươi cười. Tôi rất biết ơn thầy Minh Mẫn, viện chủ của chùa Huệ Quang, thành phố Santa Ana, đã bảo bọc cho mẹ và em gái tôi. Tôi cũng không quên cám ơn các cụ trong chùa chăm sóc cho mẹ tôi, dù ở trong chùa 1 tuần lễ nhưng mẹ tôi nhớ mãi những ngày mới sang. Ngày nào cũng có người đến chùa làm công quả, tiếng cười tiếng nói reo vui suốt ngày.
          
Người nào trong cũng rất tử tế với mẹ tôi, ân cần thăm hỏi vì họ biết mẹ tôi mới định cư ở Hoa Kỳ.
           
Tôi còn nhớ ngày mẹ tôi vừa đến phi trường John Wayne, chúng tôi đi đón, rất cảm động. Lê Châu Trí, một chuyên viên địa ốc của chúng tôi thu hình mẹ tôi và em gái tôi ốm nhom, ốm ngoài sức tưởng tượng của tôi, nhưng những bước đi vẫn thoăn thoắt và trí óc vẫn minh mẫn.
           
Mẹ tôi có trí nhớ rất tốt. Anh Trần Bảo ở Úc sang chơi có mua tặng mẹ tôi một cây ăn trái, khi có trái chín, mẹ tôi nói với em tôi:

- Gởi trái cây này cho chú Bảo.
           
Một anh  sinh viên khóa 4 trường đại học Chiến Tranh Chính Trị Đà Lạt tặng cho mẹ tôi một cây ớt. Ớt quằn trái suốt năm tháng, mẹ tôi thường nhắc đến người sĩ quan này.
            
Mẹ tôi đi chùa bao giờ cũng mặc áo dài rất trang nghiêm, hái trái cây và rau tươi đem vào chùa, mẹ tôi trồng nhiều loại rau và trái cây, vườn nhỏ nhưng xum xuê bóng cây xanh mướt. Lúc nào mẹ tôi cũng hái rau, trái cây, rửa thật sạch, đợi tôi đến hay gọi em gái  tôi đi làm về là đi chùa, chỉ cần chúng tôi mở miệng hỏi:
           
- Mẹ đi chùa không?
           
Chỉ một câu thôi là mẹ tôi lập tức đi mặc áo dài, có lẽ cả ngày, cả tuần mẹ tôi chỉ chờ đợi có thế! Mẹ tôi biết chúng tôi bận rộn với công việc làm, nên không bao giờ bảo chúng tôi chở mẹ tôi đi chùa. Mẹ tôi chỉ chờ chúng tôi hỏi mẹ có đi chùa hay không? Khi được hỏi câu mẹ có đi chùa không? Chỉ cần câu hỏi ngắn và gọn đó là mắt của mẹ tôi rực sáng, chứa chan hạnh phúc, đong đầy trên mặt của mẹ tôi.
            
Mẹ tôi đi thanh thản nhưng hình ảnh mẹ tôi vẫn còn đây, như vẫn còn ngồi trước bàn Phật tụng kinh mỗi buổi chiều. Viết về mẹ viết ngàn năm cũng không hết, suốt đời con nhớ ơn mẹ.
 
Rằm tháng 7 rồi Mẹ biết không?
Người người vui nhận cánh hoa hồng
Riêng con được tặng cành hoa trắng
Và ánh mắt buồn với cảm thông.
            
Là người làm con, chúng ta siêng năng lạy Phật để cầu cho cha mẹ sống lâu. Nếu cha mẹ đã mất thì lạy mười phương tăng chú nguyện cho cha mẹ được tiêu diêu nơi miền cực lạc. Không có hạnh phúc nào lớn hơn hạnh phúc còn cha mẹ, không tình cảm nào sánh bằng tình yêu thương của mẹ cha. Những ai còn may mắn được cài bông hồng màu đỏ trên ngực áo, xin nhớ rằng thời gian bên cha mẹ là hữu hạn. Hãy trân trọng từng phút giây và quan tâm, chăm sóc cha mẹ nhiều hơn những khi còn có thể, đặc biệt hơn trong những ngày lễ Vu Lan sắp tới.
 
Orange County, Lễ Vu Lan 2024
KIỀU MỸ DUYÊN
(kieumyduyen1@yahoo.com)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
13/09/202400:00:00(Xem: 794)
Tin giả là chuyện có từ rất xa xưa. Quốc gia nào cũng có tin giả từ nhiều ngàn năm trước. Tin giả trong khung cảnh thơ mộng sẽ là truyện cổ tích cho trẻ em, trong môi trường chiến tranh sẽ là chư thần báo mộng cho Tướng Lý Thường Kiệt về chiến thắng ở phòng thuyến Sông Như Nguyệt… Tới thời có mạng xã hội là bùng nổ tin giả khắp các mùa bầu cử. Bây giờ có trí tuệ nhân tạo AI, cũng có nhiều khi AI lại phun ra tin giả. Hãy cảnh giác. Trong cộng đồng gốc Á, chuyện tin giả cũng xảy ra thường trực. Một bài viết của phóng viên Bridget Chan ngày 7 tháng 5/2024 nhan đề “Asian and American: Navigating Dual Identities in the Digital Age” cho biết cộng đồng Mỹ gốc Á trong mùa bầu cử năm 2024 hứng chịu nhiều tin giả. Bài viết có đoạn ghi nhận: “Đối với người Mỹ gốc Á và những người Mỹ da màu khác trong năm bầu cử này, những nỗ lực nhắm vào cộng đồng của họ bằng thông tin sai lệch đã và đang được tiến hành và tăng tràn ngập.
07/09/202410:17:00(Xem: 733)
Ngay từ khoảnh khắc Đức Giáo Hoàng Phanxicô đặt chân lên Papua New Guinea, cả quốc gia dường như lắng lại. Sự hiện diện của ngài, đậm sâu bình an nội tâm của Đức Kitô, bắt đầu xoa dịu không chỉ những căng thẳng bên ngoài mà còn cả những chia rẽ trong lòng người dân. Sứ vụ của Đức Giáo Hoàng tại PNG không chỉ nhằm mang tính ngoại giao, nhưng còn là tâm linh. Ngài đến mang theo thông điệp về quyền năng chữa lành của Đức Kitô, một thông điệp phát đi trực tuyến đến tâm hồn của một quốc gia cần đến rất nhiều những hòa giải giữa hơn 800 bộ tộc.
06/09/202400:00:00(Xem: 1381)
Từ hơn hai năm nay, đều đặn vào những ngày lễ, Rachael J. (xin phép không nêu họ) và chồng của cô cùng hai con trai (4 tuổi và 1 tuổi) đến nghĩa trang Kaysville Cemetery ở Utah để thăm một ngôi mộ nhỏ. Trên ngôi mộ khắc hình Chúa Giêsu ẵm hài nhi, bên cạnh là dòng chữ: Elliot Earnest J. Sinh 12/4/2022 – Mất 12/4/2022. Ngôi mộ luôn có hoa tươi, những quả bóng đủ màu sắc và vài con thú nhồi bông xinh xắn. Đó là con trai thứ hai của vợ chồng Rachael. Nếu còn sống, năm nay Elliot sẽ gần ba tuổi.Nhưng quan trọng hơn, nếu Tối Cao Pháp Viện lật ngược phán quyết Roe v. Wade – một phán quyết công nhận quyền riêng tư cá nhân theo Hiến Pháp Hoa Kỳ bảo vệ quyền chấm dứt thai kỳ của người phụ nữ, có giá trị từ năm1973 – sớm hơn vài tháng, thì có lẽ ở nghĩa trang Kaysville Cemetery hôm nay không chỉ có một ngôi mộ bé nhỏ kia…Một buổi sáng ngày 11 Tháng Tư, 2022, Rachael là một trong những người mẹ khác có mặt tại văn phòng bác sĩ để khám thai định kỳ.
06/09/202400:00:00(Xem: 1206)
Dưới mắt của ‘trumpist”, những người cuồng Trump, Donald Trump là một khổng lồ. Có khả năng thiên sứ đến để thay đổi Hoa Kỳ thành một quốc gia độc tài và quyền lực cho người da trắng. Nhưng dưới mắt của các nhà tâm lý, ông Trump là một con bệnh tâm thần. Các nhà tâm lý học mô tả cá tính cựu Tổng thống Trump như thế nào? Cá tính của ông — lập dị, táo bạo và hiếu chiến — thu hút sự chú ý, đặc biệt là vì ông muốn nắm giữ quyền lực to lớn.
20/08/202412:56:00(Xem: 766)
Theo báo cáo của U.S. Bureau of Labor Statistics, mức lạm phát trung bình hàng năm (tháng 7, 2023 - tháng 7, 2024) ở Hoa Kỳ đã giảm xuống còn 2.9% trong tháng 7 dựa trên chỉ số tiêu thụ (consumer price index). Lạm phát lần đầu tiên giảm xuống dưới 3% kể từ tháng 3, 2021 và từng ở đỉnh điểm 9.1% vào tháng 6, 2022 một phần vì những chi phí khổng lồ chống kinh tế trì trệ do COVID 19 gây ra từ 2000 dưới thời Tổng Thống Trump.
14/08/202410:54:00(Xem: 709)
Trước tiên chúng ta thử tìm hiểu hội Vu-Lan bồn là gì? Đó là một pháp-hội cứu khổ cho cha mẹ quá-vãng được thoát cái nạn treo ngược ở âm-cảnh. Vu-Lan có nghĩa là giải cứu cái nạn treo ngược vì hồn người thác ở âm-cảnh thấy mình bị treo ngược. Bồn là cái chậu. Hằng năm vào ngày rằm tháng bảy người ta để trăm món thức ăn, hoa quả vào cái chậu để cúng-dường các chư tăng, đại-đức, tỳ- kheo vừa ra khỏi những ngày an cư kiết-hạ để các ngài nhơn-danh Tam-bảo tụng kinh, cầu-nguyện cho các vong-hồn khỏi bị đọa ở cảnh địa-ngục, ngạ-quỷ, đồng-thời thí-thực cho những kẻ đói khổ. Nhưng tại sao ngày Vu-Lan cũng được gọi là ngày báo hiếu?
12/08/202409:54:00(Xem: 1231)
Nổi bật nhất lễ bế mạc Paris Olympics 2024 là màn trình diễn "I did it my way" rất đặc sắc, rất Hollywood của Tom Cruise. Ở tuổi 62, Tom Cruise trông trẻ và khỏe mạnh hơn tuổi thật của mình. Là một lựa chọn tinh tế khi Ban tổ chức lễ bế mạc mời Tom Cruise (một người sống và tạo nên sự nghiệp ở Hollywood, chỉ cách Los Angeles (thành phố sẽ tổ chức Olympics XXXIV mùa hè 2028) có 6 miles ( hơn 9 km) mang cờ Olympics từ Paris về Los Angeles.
03/08/202408:07:00(Xem: 799)
"Khi có người hỏi chúa Kitô lời răn nào của Ngài là quan trọng nhất, Ngài ăn gian một chút để đưa ra hai lời. Hai lời mà Ngài bảo có liên quan với nhau. Thứ nhất là yêu kính Đức Chúa Trời, Và điều thứ hai, Ngài cho biết cũng giống vậy: Yêu quý láng giềng như chính bản thân. Nó giống nhau vì khi tôi nhận ra sự thiêng liêng trong tôi, tôi không thể không nhận ra sự thiêng liêng trong người láng giềng, bất luận họ là người Thiên Chúa Giáo hay không, bất luận họ có tín ngưỡng hay không. Trong chuyện ngụ ngôn về những người Bác Ái thiện tâm, Giêsu định nghĩa rõ ràng người láng giềng như những người khác biệt với chúng ta, về chủng tộc, về kinh tế, về chính trị, về tôn giáo."
01/08/202407:42:00(Xem: 3364)
Hôm nay bắt đầu bỏ phiếu cho đại biểu Dân Chủ. Cuộc điểm danh trực tuyến của Ủy ban Quốc gia Dân chủ để đề cử bà Harris làm ứng cử viên tổng thống Dân Chủ đã bắt đầu vào hôm nay từ lúc 9 giờ sáng theo giờ miền Đông và sẽ kết thúc vào thứ Hai ngày 5 tháng 8.
31/07/202415:43:00(Xem: 1675)
Chúng tôi vừa nhận được thư cầu cứu của 3 gia đình người tỵ nạn Việt Nam tại Thái Lan khẩn thiết cầu xin lòng thương xót của cộng đồng người Việt tại hải ngoại để giúp đỡ, can thiệp và tranh đấu cho họ thoát cảnh tù tội tại Thái Lan, nhất là mối lo sợ bị trả về VN. Xin nhắc lại ở đây, Vương Quốc Thái Lan là một quốc gia rất tử tế và giầu lòng nhân ái. Mặc dù họ không ký vào Công Ước Tỵ Nạn Quốc Tế 1951, nhưng nước Thái vẫn âm thầm che chở và giúp đỡ hàng trăm ngàn người tỵ nạn hiện nay, trong số đó có gần 2000 đồng bào VN của chúng ta. Cảnh sát Thái cũng làm ngơ để cho họ đi kiếm sống, không khác gì hoàn cảnh của hàng triệu người Mễ Tây Cơ đang sống bất hợp lệ ở Hoa Kỳ, mặc dù không có giấy tờ, nhưng cũng chẳng ai bắt bớ hoặc bỏ tù, ngoại trừ khi phạm những tội khác không phải vì cư trú bất hợp pháp. Hiện nay những người Việt bị bắt ơ