Hôm nay,  

Siêu Vi Trùng Có Thể Gây Ra Ung Thư Không?

15/11/202400:00:00(Xem: 2109)

1-a
Một số loại siêu vi trùng có thể gây ung thư bằng cả hai cách: trực tiếp và gián tiếp. Mỗi loại lại có một phương thức riêng biệt để tác động đến cơ thể và tạo ra các tế bào ung thư. (Nguồn: hình do AI tạo)
 
Hút thuốc, tiếp xúc với hóa chất độc hại hoặc phóng xạ, và mang các đột biến trong một số gene nhất định là những yếu tố nguy cơ mắc ung thư mà hầu như ai cũng đã biết. Nhưng còn một nguyên nhân gây ung thư ít được nhắc đến hơn: siêu vi trùng.
 
Vậy những loại siêu vi trùng nào có thể gây ung thư, và chúng gây ung thư như thế nào?
 
Hiện nay, có ít nhất bảy loại siêu vi trùng được biết là có thể góp phần vào sự phát triển ung thư ở người, theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Các loại siêu vi trùng này bao gồm siêu vi trùng HPV (Human papilloma siêu vi trùng), siêu vi trùng viêm gan B (HBV) và viêm gan C (HCV), Epstein-Barr (EBV), siêu vi trùng Herpes liên quan đến Kaposi’s sarcoma (một bệnh lý ác tính toàn thân thường gặp ở những người bị suy yếu hệ thống miễn dịch, biểu hiện với các tổn thương da, có hoặc không liên quan đến những bộ phận bên trong cơ thể), siêu vi trùng lymphotropic T-cell ở người (liên quan đến một số loại ung thư máu), và siêu vi trùng polyoma Merkel cell.
 
Ngoài ra, HIV (Human Immunodeficiency Siêu vi trùng, siêu vi trùng làm suy yếu hệ thống miễn dịch ở người) cũng tăng nguy cơ ung thư bằng cách mở đường cho các siêu vi trùng gây ung thư khác xâm nhập vào cơ thể.
 
Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là chỉ một tỷ lệ rất nhỏ trong số những người nhiễm các siêu vi trùng này mới phát triển thành ung thư. Nói cách khác, bị nhiễm một trong các loại siêu vi trùng này không có nghĩa là chúng ta chắc chắn sẽ mắc ung thư. Thí dụ, hơn 90% người trưởng thành trên toàn cầu đã nhiễm siêu vi trùng Epstein-Barr (EBV, loại siêu vi trùng này thường gây ra bệnh bạch cầu đơn nhân, còn được gọi là “mono” hoặc “bệnh hôn”) ít nhất một lần trong đời, nhưng chỉ có khoảng 1% các ca ung thư có liên quan đến siêu vi trùng này.
 
Mặc dù chỉ một số ít người nhiễm siêu vi trùng bị tiến triển thành ung thư, nhưng khi tổng hợp lại tất cả các ca ung thư do siêu vi trùng gây ra, con số này rất đáng kể. Theo một ước tính dựa trên số liệu năm 2012, các trường hợp nhiễm siêu vi trùng có thể góp phần gây ra hơn 1.4 triệu trường hợp mắc ung thư trên toàn thế giới trong năm đó, tương đương khoảng 10% tổng số ca ung thư.
 
Bác sĩ Jay Berzofsky, nhà nghiên cứu tại Viện Ung thư Quốc gia, cho biết: “Trong một thời gian dài, nhiều khoa học gia luôn hoài nghi về việc liệu siêu vi trùng có thể gây ung thư ở người hay không. Sau đó, khi có một số siêu vi trùng được phát hiện là có thể gây ung thư, ngày càng có nhiều nhà nghiên cứu bắt đầu tập trung vào lĩnh vực này và phát hiện thêm các loại siêu vi trùng khác nữa.
 
Berzofsky giải thích rằng siêu vi trùng có thể gây ung thư bằng cả hai cách: trực tiếp và gián tiếp. Mỗi loại siêu vi trùng lại có một phương thức riêng biệt để tác động đến cơ thể và tạo ra các tế bào ung thư.
 
Cơ chế trực tiếp
 
Một trong những loại siêu vi trùng gây ung thư nổi tiếng nhất là HPV, mỗi năm gây ra hơn 37,000 ca ung thư mới ở Hoa Kỳ. Siêu vi trùng này thường được biết đến nhiều nhất vì liên quan đến ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, HPV cũng có thể gây ung thư hậu môn, ung thư vòm họng (oropharyngeal, phần phía sau cổ họng), ung thư dương vật, ung thư âm đạo và cả ung thư âm hộ.
 
Một số chủng loại HPV thúc đẩy quá trình hình thành ung thư bằng cách biến đổi các tế bào khỏe mạnh thành tế bào bất thường, và phát triển thành khối u. HPV sản sinh ra các protein đặc biệt, gọi là oncoprotein E6E7, có tác dụng vô hiệu hóa hệ thống của tế bào giúp ngăn ngừa sự hình thành khối u.
 
Vậy là các tế bào bất thường có cơ hội phát triển mà không bị kiểm soát,” Bác sĩ Harrys Torres, giáo sư về bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Ung thư MD Anderson thuộc Đại học Texas, cho biết.
 
Có hơn 200 loại HPV, nhưng chỉ có 12 loại liên quan chặt chẽ đến ung thư. Vắc-xin phòng ngừa HPV, được khuyến nghị cho trẻ em từ 11 đến 12 tuổi, giúp bảo vệ khỏi các chủng HPV có nguy cơ cao gây ung thư. Mọi người có thể tiêm vắc-xin này đến 26 tuổi nếu trước đây chưa tiêm đủ liều.
 
Một số siêu vi trùng khác cũng có thể trực tiếp gây ung thư, chẳng hạn như Epstein-Barr (EBV) và siêu vi trùng lymphotropic T-cell. Chúng tác động lên tế bào và gene theo nhiều cách khác nhau, nhưng đều dẫn đến cùng một kết quả: tế bào ung thư nhân lên ồ ạt và vượt qua hệ thống phòng thủ tự nhiên của cơ thể.
 
Bị nhiễm các siêu vi trùng này có dẫn đến ung thư hay không thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đối với HPV và EBV, những chủng loại nguy hiểm hơn sẽ dễ dẫn đến ung thư hơn. Những người có hệ thống miễn dịch yếu cũng dễ mắc ung thư do siêu vi trùng. Các yếu tố bên ngoài như đột biến gene có sẵn hoặc tiếp xúc với các chất gây ung thư có thể làm tăng nguy cơ hình thành và phát triển khối u.
 
Cơ chế gián tiếp
 
Siêu vi trùng cũng có thể gây ung thư thông qua các cơ chế gián tiếp. Thí dụ, khi nhiễm HBV hoặc HCV, siêu vi trùng sẽ tấn công vào gan. Nếu nhiễm trùng kéo dài, sẽ gây viêm gan mãn tính, dẫn đến tình trạng xơ gan (gan bị tổn thương và thành sẹo). Berzofsky giải thích: “Bất kỳ tình trạng viêm mãn tính nào cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư.
 
Khi cơ thể cố gắng tạo ra các tế bào gan mới để phục hồi các tổn thương từ HBV hoặc HCV, một số tế bào có thể bị đột biến và trở thành tế bào ung thư. HCV không chỉ gây ra ung thư gan mà còn có thể liên quan đến ung thư hệ bạch huyết non-Hodgkin's lymphoma (các khối u có nguồn gốc từ các mô bạch huyết, chủ yếu là các hạch bạch huyết), có thể là do siêu vi trùng liên tục kích thích hệ thống miễn dịch, thúc đẩy sự phát triển của các tế bào ung thư.
 
Ngoài ra, HIV cũng có thể gián tiếp làm tăng nguy cơ phát triển ung thư. Bởi vì HIV gây ra tình trạng viêm mãn tính và làm suy yếu hệ thống miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị các siêu vi trùng liên quan trực tiếp đến ung thư tấn công.
 
Phòng ngừa là yếu tố quan trọng
 
Mặc dù các cơ chế mà siêu vi trùng có thể gây ung thư khá phức tạp và đa dạng, Torres cho rằng vẫn có các phương pháp giúp phòng ngừa và điều trị một số bệnh nhiễm trùng.
 
Có vắc-xin phòng ngừa HPV và HBV, cả hai đều rất hiệu quả. Thí dụ, một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng không có ca ung thư cổ tử cung mới nào xuất hiện trong một nhóm lớn các cô gái trẻ ở Scotland đã tiêm vắc-xin HPV từ năm họ 12-13 tuổi.
 
Cả HIV và HBV đều lây lan qua nhiều loại dịch cơ thể, như máu và tinh dịch, trong khi HCV chủ yếu lây qua máu. Vì vậy, sử dụng bao cao su và không dùng chung kim tiêm có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh này. Ngoài ra, còn có thuốc PrEP giúp phòng ngừa HIV. Cần lưu ý rằng các siêu vi trùng này cũng có thể lây sang thai nhi và trẻ sơ sinh trong quá trình mang thai, sinh nở hoặc khi cho con bú, vì vậy thai phụ nên đi làm xét nghiệm các loại bệnh nhiễm trùng này.
 
Các phương pháp điều trị nhiễm trùng cũng giúp kiểm soát các bệnh như HIV và HBV mãn tính, làm giảm nguy cơ ung thư. Nhiễm HCV cũng có thể được chữa khỏi bằng thuốc điều trị siêu vi trùng.
 
Bác sĩ Torres hy vọng rằng việc tiêm vắc-xin, phòng ngừa và điều trị các bệnh nhiễm trùng sẽ góp phần giúp giảm gánh nặng ung thư toàn cầu. Ông chia sẻ: “Mọi việc vẫn đang tiến triển. Chúng tôi đang cố gắng làm hết sức có thể.
 
Nguồn: “Can viruses cause cancer?” được đăng trên trang Livescience.com. 
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo Bác sĩ trưởng Vivek Murthy của Hiệp Hội Y Sĩ Hoa Kỳ, thức uống có cồn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ung thư có thể phòng tránh được, vì vậy các loại thức uống này nên được gắn nhãn cảnh báo tương tự như trên bao thuốc lá. Cuộc tranh luận gay gắt về cái lợi và cái hại của việc uống rượu, bia (ở mức độ vừa phải) càng trở nên căng thẳng hơn khi Hướng dẫn Dinh dưỡng Hoa Kỳ (Dietary Guidelines for Americans) sắp được cập nhật.
Từ tháng 1 năm 2025, người tham gia chương trình Medicare sẽ được hưởng mức trần tối đa $2,000 mỗi năm cho chi phí mua thuốc. Đây là một trong những thay đổi mang tính cách mạng từ Đạo luật Giảm Lạm Phát năm 2022, được thiết kế nhằm giảm chi phí thuốc kê đơn cho hàng triệu người thụ hưởng Medicare. Đạo luật này không chỉ áp dụng mức trần $2,000, mà còn bao gồm các điều khoản khác như giới hạn $35 mỗi tháng cho thuốc insulin, miễn phí nhiều loại vắc-xin, cho phép Medicare thương lượng giá thuốc và yêu cầu các công ty dược hoàn tiền nếu tăng giá nhanh hơn lạm phát.
Tháng 11 vừa qua, một thiếu niên ở Fraser Valley, British Columbia đã phải đi khám bệnh vì bị đau mắt đỏ và ho. Sáu ngày sau, em phải thở máy tại Bệnh viện Nhi Đồng B.C. ở Vancouver và phải nằm phòng chăm sóc đặc biệt trong nhiều tuần. Thông thường, một ca bệnh như vậy sẽ không làm dư luận chú ý, nhưng thiếu niên này lại có kết quả xét nghiệm dương tính với chủng siêu vi trùng gây ra bệnh cúm gia cầm (cúm gà) H5N1, được các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm lo ngại là có thể gây ra đại dịch tiếp theo ở người.
Một nghiên cứu mới đầy hứa hẹn mang đến tin vui cho hàng triệu thai phụ trên thế giới: Liệu pháp mRNA có thể điều trị tiền kinh sản (preeclampsia), một biến chứng thai kỳ nguy hiểm đến tính mạng mà y học hiện nay vẫn đang lực bất tòng tâm. Tiền kinh sản là nỗi ám ảnh của 3-5% thai phụ, thường xuất hiện vào khoảng tuần thứ 20 của thai kỳ và đôi khi có thể kéo dài đến sau sinh. Đặc trưng của bệnh này là tình trạng huyết áp cao dai dẳng, có thể gây tổn thương cho nhiều cơ quan. Triệu chứng điển hình là protein xuất hiện trong nước tiểu và trong nhiều trường hợp nghiêm trọng có thể gây suy tạng. Mỗi năm, căn bệnh này cướp đi sinh mạng của hơn 70,000 bà mẹ và 500,000 thai nhi trên toàn thế giới.
Năm 2024 chào đón hàng loạt phát hiện thú vị trong nhiều lĩnh vực khoa học, không chỉ trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) và điện toán mà còn trong các lĩnh vực sinh học và y tế. Sau đây là bảy thành tựu y tế nổi bật trong năm nay, phản ánh những tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực y học, đem lại hy vọng cho hàng triệu người trên khắp thế giới.
Tổng thống đắc cử Donald Trump cho biết ông dự định sẽ thảo luận với Robert F. Kennedy Jr., ứng viên được đề cử lãnh đạo Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh (Health and Human Services, HHS), về việc chấm dứt các chương trình tiêm chủng dành cho trẻ em, theo tin Reuters ngày 12/12. Khi được hỏi liệu ông có ủng hộ quyết định nếu Kennedy chọn chấm dứt các chương trình tiêm chủng này, Trump nói với tạp chí Time: “Chúng tôi sẽ thảo luận thật kỹ về vấn đề này. Tỷ lệ trẻ bị tự kỷ hiện nay đã ở mức đáng lo ngại. Nếu cẩn thận quan sát tình hình, rõ ràng có điều gì đó đang gây ra hiện tượng này.”
Sau đại dịch Covid-19, các chuyên gia y tế Hoa Kỳ đang chú ý đến một căn bệnh truyền nhiễm mới có nguồn gốc từ vùng Trung và Nam Mỹ: Virus Oropouche. Theo một bản tin được đăng trên trang mạng của Tổ Chức Dịch Vụ Truyền Thông Sắc Tộc (EMS), Tiến Sĩ Peter Chin-Hong, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại UC San Francisco, đã tóm tắt một số chi tiết mới nhất được công bố về Vi-rút Oropouche như là mối đe dọa mới nổi cho sức khỏe cộng đồng. Vi-rút Oropouche hiện nay vẫn ít được biết đến, nhưng bắt đầu gây lo ngại cho các chuyên gia y tế cộng đồng. Hơn 10,000 trường hợp nhiễm virus đã được xác định trong năm nay, chủ yếu ở Nam Mỹ và vùng Caribe. Vi-rút này đang lây lan sang Hoa Kỳ: 94 trường hợp đã được xác định trong hai năm 2023-2024, theo dữ liệu từ Trung Tâm Kiểm Soát Và Phòng Ngừa Dịch Bệnh (CDC). Trong hai trường hợp, Oropouche đã lây nhiễm vào não, gây viêm não hoặc viêm màng não. Tất cả 94 trường hợp đều liên quan đến việc đi du lịch.
Tổng thống đắc cử Donald Trump đã hứa với người ủng hộ rằng ngay sau khi nhậm chức, ông sẽ bắt đầu cắt giảm mạnh chi tiêu chính phủ để giảm lạm phát và nợ công. Một số chương trình y tế liên bang quan trọng có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt ngân sách trong vài năm tới. Các khoản cắt giảm có thể nhắm vào Chương Trình Bảo Hiểm Y Tế Cho Người Có Thu Nhập Thấp (Medicaid), Chương Trình Bảo Hiểm Y Tế Trẻ Em (CHIP), và Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP).
Phúc lợi thuốc của Medicare, được biết như là Part D, sẽ chứng kiến nhiều thay đổi lớn trong năm tới như một phần thúc đẩy rộng lớn hơn để giúp trên 50 triệu người Mỹ đã ghi danh vào chương trình quản trị chi phí thuốc men. Đó là kết quả của Đạo Luật Giảm Lạm Phát (Inflation Reduction Act – IRA) năm 2022 của chính phủ Biden, trong đó trao thẩm quyền mới cho chính phủ để trực tiếp thương lượng giá cả của một số thuốc với các công ty dược phẩm. Luật này cũng bao gồm 2 thay đổi lớn khác sẽ có hiệu lực vào năm tới: Lựa chọn để làm dễ chịu các chi phí cùng trả (co-payments) đối với các loại thuốc trên cơ bản hàng tháng và giới hạn mức $2,000 cho việc trả tiền out-of-pocket (tiền túi tự trả) cho tất cả những người ghi danh vào Part D.
Để cơ thể duy trì sự cân bằng, rất nhiều yếu tố cần phải hoạt động đồng bộ. Các cơ quan như tai trong và mắt phải gửi tín hiệu chính xác đến não, trong khi cơ bắp, khớp và cảm giác – đặc biệt ở bàn chân – cần phối hợp tốt. Bộ não, trung tâm điều phối thông tin, giữ vai trò then chốt trong việc tiếp nhận và tích hợp các tín hiệu này. Khi bất kỳ yếu tố nào trong hệ thống này gặp vấn đề, cảm giác cân bằng sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến các rối loạn như chóng mặt hoặc mất thăng bằng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.