Hôm nay,  
DAVEMIN.COM

Nỗi Sợ Ảnh Hưởng Đến Não Bộ Và Cơ Thể Như Thế Nào?

29/10/202414:33:00(Xem: 363)

 

iStock-2168364262
Phim kinh dị, ngôi nhà ma ám, và những trò hù dọa nhau vào dịp Halloween tưởng chừng như là các hoạt động giải trí vô hại, nhưng thực ra chúng có thể kích thích phản ứng “chống trả-hay-bỏ chạy” và gây ra nhiều phản ứng sinh lý khác nhau. (Nguồn: istockphoto.com)

 

Phim kinh dị, ngôi nhà ma ám, và những trò hù dọa nhau vào dịp Halloween thường là các hoạt động giải trí vô hại. Tuy nhiên, nỗi sợ mà chúng tạo ra có thể kích thích phản ứng “chống trả-hay-bỏ chạy” (fight or flight) của cơ thể và gây ra hàng loạt thay đổi sinh lý.

 

Kenneth Carter, một nhà tâm lý học tại Đại học Emory và là tác giả của cuốn sách “Buzz!: Inside the Minds of Thrill-Seekers, Daredevils, and Adrenaline Junkies” cho biết: “Phản ứng sợ hãi của cơ thể là một công cụ sinh tồn tuyệt vời. Khi gặp tình huống nguy hiểm, cơ thể phản ứng nhanh chóng, bơm đầy năng lượng, tăng cường sự tập trung, làm mạnh bắp thịt, và chuẩn bị để đối phó với bất kỳ mối nguy nào đang đến gần.

 

Janice Kiecolt-Glaser, giám đốc Viện Institute for Behavioral Medicine Research tại trường Ohio State University College of Medicine, cho biết: “Cơ chế sinh tồn bẩm sinh này đã có từ khi tổ tiên chúng ta phải chạy trốn khỏi những loài thú săn mồi.

 

Tuy nhiên, dù phản ứng này giúp tổ tiên chúng ta thoát khỏi nguy hiểm, nhưng nếu cứ bị kích thích thường xuyên do căng thẳng kéo dài hoặc bị giật mình liên tục, đó không phải là điều tốt vì cơ thể sẽ bị suy yếu.

 

Khi sợ hãi, cơ thể thay đổi ra sao?

 

Phản ứng sợ hãi của cơ thể, phản ứng “chống trả-hay-bỏ chạy”, bắt đầu từ cơ quan nhân amygdala – một phần quan trọng của hệ thống limbic trong não bộ, chịu trách nhiệm nhận biết mối đe dọa và giải quyết các cảm xúc. Khi phát hiện mối nguy hiểm, cơ quan nhân amygdala sẽ gửi tín hiệu cảnh báo khẩn cấp đến một trung tâm điều khiển trong não, được gọi là Vùng dưới đồi (Hypothalamus), khiến hệ thống thần kinh và hệ thống nội tiết sản sinh ra hormone và các dẫn truyền các chất liên quan đến thần kinh như cortisol, dopamine, noradrenalineadrenaline.

 

Marc Dingman, khoa học gia về sinh học hành vi tại Đại học Bang Pennsylvania, giải thích: “Các chất liên quan đến thần kinh được sinh ra từ các tế bào thần kinh trong hệ thần kinh, còn các hormone được sản xuất từ tuyến nang thượng thận (adrenal glands) – một cặp tuyến nội tiết nằm ở phần trên của thận.

 

Các hormone và các chất dẫn truyền thần kinh này phối hợp với nhau để tăng nhịp thở và làm cho tim đập nhanh hơn, bơm máu nhiều hơn, cung cấp oxy nhanh hơn đến các bắp thịt và các cơ quan quan trọng, chuẩn bị cho cơ thể phản ứng với mối nguy hiểm.

 

Trong trạng thái này, Kiecolt-Glaser giải thích: “Các bắp thịt của chúng ta căng lên để sẵn sàng cho hành động; đồng tử giãn to ra để chúng ta nhìn rõ hơn; tâm trí trở nên sắc bén hơn để hoàn toàn tập trung vào mối đe dọa; và thính giác cũng trở nên nhạy bén hơn với âm thanh.

 

Adrenaline cũng có tác dụng làm giảm cảm giác đau, vì chất này ức chế các đường truyền tín hiệu đau trong cơ thể, cho phép chúng ta chạy xa hơn hoặc chống trả mạnh mẽ hơn so với mức chịu đựng bình thường của cơ thể.

 

Mặc dù các hormone như cortisol adrenaline đóng vai trò chủ chốt trong những thay đổi này, nỗi sợ cũng kích thích cơ thể sản sinh ra dopamine để tăng cường sự tỉnh táo, giúp chúng ta đề cao cảnh giác. Emily Hemendinger, nhà nghiên cứu về kiểm soát căng thẳng và giám đốc lâm sàng của Chương trình Intensive Outpatient Program tại Đại học Colorado Anschutz Medical Campus, cho biết: “Điều này có thể giải thích tại sao một số người cảm thấy hưng phấn hoặc thích thú sau khi trải qua những tình huống gây sợ hãi.

 

Sự khác nhau giữa mối đe dọa thực sự và trong trí tưởng tượng

 

Theo Holly Blake, giáo sư về y học hành vi tại Đại học Nottingham, phản ứng sinh học của cơ thể trước nỗi sợ là giống nhau, dù đó là mối đe dọa thật hay chỉ là trong trí tưởng tượng. Nhưng não bộ sẽ nhanh chóng nhận ra đó là mối nguy hiểm thực sự hay chỉ là do tưởng tượng hoặc hiểu nhầm.

 

Denise Millstine, bác sĩ y học nội khoa và giám đốc của Mayo Clinic Integrative Medicine Clinic tại Arizona, giải thích: “Phản ứng trước nỗi sợ có hai giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên là phản ứng tự động và không thể kiểm soát, thường chỉ kéo dài trong vài giây. Đây là phản ứng ‘nhảy dựng’ khi bị bất ngờ, chẳng hạn như khi ai đó nhảy ra dọa mình trong trò ngôi nhà ma ám.

 

Nói cách khác, diễn viên mang mặt nạ đáng sợ, cầm cưa giả và rượt đuổi theo chúng ta trong trò ngôi nhà ma ám sẽ làm cho cơ thể chúng ta căng thẳng giống như đang phải đối mặt với một kẻ sát nhân thực sự.

 

Tuy nhiên, ngay sau khi phản ứng căng thẳng ban đầu xảy ra, phần vỏ não trước trán (prefrontal cortex) – khu vực não giúp chúng ta suy nghĩ lý trí, kiểm soát các hành vi bốc đồng – sẽ bắt đầu phân tích tình huống để xác định liệu mối đe dọa đó có thật hay chỉ là trò đùa: đó là diễn viên giả bộ hù họa hay kẻ sát nhân thực sự.

 

Hồi hải mã (hippocampus), một phần của não bộ chịu trách nhiệm lưu trữ ký ức và nhớ lại, sẽ giúp não bộ lấy lại những ký ức về các lần trước đó chúng ta đã từng đến nhà ma ám, nhận ra rằng tình huống hiện tại không phải là một mối đe dọa thực sự, chỉ là một trò chơi.

 

Nỗi sợ có hại cho cơ thể, dù có nguy hiểm thật hay không

 

Có những lúc não bộ không có ký ức để nhớ lại, hoặc không thể phân biệt được giữa cái gì là thật và cái gì chỉ là tưởng tượng. Thí dụ như khi một người bạn hóa trang để dọa chúng ta, hoặc khi chúng ta xem một bộ phim kinh dị rất đáng sợ.

 

Bởi vì não bộ của chúng ta đã tiến hóa trong thế giới thực hàng tỷ năm trước khi phim ảnh được tạo ra, nên đôi khi sẽ không thể phân biệt rõ những gì chúng ta thấy trên màn hình. Vì vậy, bộ não có thể coi đó là thật hoặc ít nhất là đáng lo ngại. Đây là lý do tại sao bộ phim Jaws, với hình ảnh mấy con cá mập giả, đã làm cho hàng triệu người sợ hãi loài cá mập ngoài đời thật.

 

Trong những tình huống như vậy, cơ thể có thể không kích hoạt toàn bộ phản ứng “chống trả-hay-bỏ chạy,” mà chỉ sản sinh ra một lượng nhỏ hormone gây căng thẳng, tạo ra những triệu chứng như tim đập nhanh, lòng bàn tay đổ mồ hôi, hoặc cảm giác hồi hộp, bất an.

 

Mặc dù với nhiều người những cú giật mình, ‘nhảy dựng,’ ‘nhảy thót’ lên như thế này là vô hại và thậm chí còn mang lại niềm vui, bác sĩ Mihail Zilbermint tại Johns Hopkins Medicine cảnh báo rằng những lần bị giật mình thường xuyên vẫn có thể làm người ta căng thẳng đầu óc, ngay cả đối với những người nghĩ rằng họ thích cảm giác này.

 

Thật vậy, Kiecolt-Glaser giải thích: “Khi hormone căng thẳng được sản sinh ra quá thường xuyên hoặc trong thời gian dài, sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi. Đối với một số người, điều này có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như cao huyết áp, bệnh tim mạch, hệ tiêu hóa bị xáo trộn, và hệ thống miễn dịch cũng bị suy yếu vì cơ thể luôn ở trong trạng thái cảnh giác cao độ.

 

Ngoài ra, adrenaline đã được phát hiện là có thể gây hại đến mô tim ở một số người. Vì thế, những người có bệnh tim mạch, đặc biệt là những ai có vấn đề với nhịp tim. Bác sĩ Millstine khuyến cáo: “Cần phải tránh hết mức những tình huống gây giật mình.

 

Tương tự, những người bị đau lưng mãn tính cũng cần cẩn thận, “vì những cơn co cơ bất ngờ xảy ra khi bị giật mình có thể làm bùng phát triệu chứng đau lưng có sẵn,” bà nói thêm.

 

Ngoài ra, việc bị giật mình thường xuyên có thể khiến chúng ta dần mất cảm giác sợ hãi. Đây là phản ứng quan trọng trong quá trình tiến hóa nhằm bảo vệ con người trước những mối nguy hiểm thực sự. Carter giải thích: “Những người thường xuyên xem phim kinh dị hoặc chơi ngôi nhà ma ám có thể sẽ không phản ứng mạnh mẽ với các mối nguy hiểm thật sự, vì não bộ của họ đã quen với những cú giật mình nên đã thích ứng.

 

Ở những người mắc các vấn đề như rối loạn tâm thần hậu chấn (post-traumatic stress disorder, PTSD), rối loạn ám ảnh cưỡng chế (obsessive-compulsive disorder, OCD) hoặc bệnh lo âu (anxiety disorder), cơ quan nhân amygdala của họ có thể hoạt động quá mức, khiến phản ứng sợ hãi nghiêm trọng hơn và kéo dài hơn so với người bình thường. Đối với những người này, tốt nhất là nên tránh tham gia các hoạt động có thể kích thích nỗi sợ, như vào nhà ma.

 

Nguyên Hòa biên dịch

Nguồn: “Here’s what fear does to your brain and your body” được đăng trên trang Nationalgeographic.com.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Kể từ năm 2019, cuộc sống của Edith và Sébastien Pelletier bỗng nhiên bị xáo trộn khi họ phát hiện ba trong số bốn đứa con nhỏ mắc phải một bệnh về mắt hiếm gặp và không thể chữa trị, thường dẫn đến mù lòa. Họ đã bắt đầu chuẩn bị, dạy cho các con những kỹ năng cần thiết để thích nghi với cuộc sống khi lâm vào cảnh mù lòa. Đồng thời, họ cũng tranh thủ đưa các con đi du lịch khắp thế giới để giúp con lưu giữ trong trí nhớ những hình ảnh đẹp đẽ trước khi căn bệnh tiến triển nặng hơn. Hành trình này đã được ghi lại trong bộ phim tài liệu của National Geographic có tên là “Blink,” vừa được ra mắt vào ngày 4 tháng 10.
Năm 2022, vận động viên điền kinh nổi tiếng của Hoa Kỳ Allyson Felix đã công bố một chính sách đổi hàng độc đáo cho thương hiệu giày chạy bộ Saysh của cô: cho phép khách hàng đổi lấy một đôi giày mới nếu sau khi mua giày, chân của họ thay đổi kích cỡ do mang thai.
Bộ não của chúng ta không ngừng sàng lọc thông tin, loại bỏ những kiến thức không còn cần thiết để nhường chỗ cho thông tin mới quan trọng hơn. Tuy nhiên, khi tuổi tác tăng, khả năng này suy giảm, khiến việc tiếp nhận kiến thức mới trở nên khó khăn hơn. Đây là một trong những kết luận quan trọng từ luận án nghiên cứu gần đây của Đại học Örebro, Thụy điển.
Số trường hợp bị đột quỵ (stroke) ngày càng tăng lên trên toàn thế giới chứ không chỉ ở Hoa Kỳ. Mặc dù ngày càng nhiều người sống sót sau cơn đột quỵ, nhưng điều đáng lo ngại là số ca đột quỵ ở những người trẻ tuổi đang tăng lên nhanh chóng, chứ không chỉ xảy ra chủ yếu ở người cao niên như trước đây. Theo báo cáo từ Cơ quan Kiểm soát và Phòng bệnh (CDC), từ năm 2011 đến 2022, tỷ lệ người sống sót sau cơn đột quỵ ở Hoa Kỳ đã tăng 7.8%, một con số tích cực; nhưng số trường hợp tử vong do đột quỵ ở những người từ 45 đến 64 tuổi lại tăng 7% từ năm 2013 đến 2019. Đặc biệt, vào năm 2021, con số này tăng lên đến 12%.
Tỷ lệ ung thư đại tràng (hay còn gọi là ung thư ruột già) ngày càng cao, đặc biệt ở người trẻ tuổi, và đây là loại ung thư phổ biến thứ ba trên thế giới hiện nay. Trong khi đó, đa số người dân ở Hoa Kỳ chỉ ăn khoảng một nửa lượng chất xơ cần thiết mỗi ngày. Và các khoa học gia cho rằng sự thiếu hụt chất xơ trong chế độ dinh dưỡng có thể là một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ ung thư ruột già tăng lên, đặc biệt ở giới trẻ.
FDA vừa chấp thuận một thiết bị mới giúp giảm triệu chứng ù tai. Thiết bị này kết hợp việc kích thích điện lên lưỡi và phát âm thanh qua tai cùng một lúc. Christoffer Cederroth, nhà nghiên cứu tại Viện Karolinska, Thụy Điển, nhận định rằng phương pháp này là "bước tiến quan trọng" trong việc điều trị bệnh ù tai. Tình trạng ù tai, với các triệu chứng như tiếng kêu, tiếng rít, hay tiếng gõ, ảnh hưởng đến khoảng 15% dân số Thụy Điển.
Phó Tổng thống Kamala Harris đã trình bày kế hoạch mở rộng chương trình Medicare nhắm vào việc bao gồm thêm các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà cho người cao niên. Kế hoạch này được bà chia sẻ trong chương trình talk show “The View.” Harris giải thích rằng bà mong có thể giảm bớt gánh nặng cho những người thuộc “Thế hệ sandwich,” ám chỉ thế hệ trung niên vừa phải nuôi con vừa phải chăm sóc cha mẹ già. Chi phí cho các dịch vụ chăm sóc mở rộng sẽ được trang trải nhờ số tiền tiết kiệm từ việc đàm phán với các công ty dược phẩm để giảm số tiền Medicare phải trả cho thuốc theo toa. Harris cũng kêu gọi mở rộng bảo hiểm Medicare để bao gồm cả các dịch vụ khám và chữa trị tai và mắt.
Medicare đã hoàn tất cuộc đàm phán đầu tiên với các nhà sản xuất thuốc trong năm nay. Congressional Budget Office (CBO) ước tính đàm phán thuốc theo toa sẽ tiết kiệm cho chính phủ khoảng 98.5 tỷ USD trong một thập niên. Chiến dịch tranh cử của bà Harris cho biết chi phí chăm sóc tại nhà ít hơn khoảng 3,000 USD mỗi tháng so với dịch vụ chăm sóc tại viện dưỡng lão.
Con người đã uống rượu từ hàng ngàn năm nay. Việc cụng ly với bạn bè hay nhấm nháp chút bia, rượu sau một ngày làm việc đã là một phần quá đỗi quen thuộc trong văn hóa của chúng ta. Nhưng tất cả những thứ đồ uống đó có ảnh hưởng gì đến cơ thể chúng ta? Ngày càng nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng ngay cả việc uống rượu, bia ở mức độ vừa phải cũng có thể gây hại nhiều hơn chúng ta vẫn thường nghĩ.
Các hormone phái tính như estrogen và testosterone có vai trò rất quan trọng trong não bộ, ảnh hưởng đến tâm trạng, trí nhớ và nhiều yếu tố khác. Mang thai là giai đoạn có sự thay đổi hormone mạnh mẽ nhất trong đời người, nhưng cho đến nay, giai đoạn 9 tháng thiêng liêng này vẫn luôn là một “hộp đen” ẩn chứa nhiều điều bí ẩn mà các khoa học gia về thần kinh chưa thể khám phá hết.
DAVEMIN.COM
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.