Hôm nay,  

Cúm Gà Có Thể Trở Thành Đại Dịch Nếu Không Được Kiểm Soát Đúng

26/07/202400:00:00(Xem: 1117)
 
Avian flu
Chúng ta cần cẩn trọng trước cúm gà, bời vì các loại virus cúm rất thành thạo “mánh” trao đổi gen với nhau, còn được gọi là tái tổ hợp trao đổi (viral reassortment). (Nguồn: istock.com)
Ngày 14/7, Cơ quan Kiểm soát và Phòng bệnh Hoa Kỳ (CDC) thông báo có 5 ca nhiễm cúm gia cầm H5N1 mới, nâng tổng số ca nhiễm tính từ tháng 4 lên 9 ca. Cả 5 trường hợp mới đều liên quan đến việc tiêu hủy gà bệnh ở Colorado, và có vẻ như là cùng một chủng virus đã lây lan ở bò trên toàn quốc từ tháng 12. Cho đến nay, chưa có bằng chứng loại virus này đã thích nghi để có khả năng lây lan giữa người với người. Tuy nhiên, nếu virus cứ tiếp tục lây lan trên những loài động vật ở gần với con người, nguy cơ xuất hiện chủng mới gây ra một trận đại dịch chết chóc sẽ càng lớn.
 
Nếu H5N1 trở thành đại dịch, liệu thế giới có sẵn sàng đối mặt? Khi SARS-CoV-2 xuất hiện vào năm 2019, con người không có khả năng miễn dịch tự nhiên, chưa có thuốc điều trị và cũng chẳng có vắc xin. Đối với H5N1, chúng ta có cả 3 thứ này, nhưng liệu sẽ có hiệu quả khi gặp phải chủng virus mới mạnh đến mức có thể gây ra một đợt đại dịch hay không?
 
H5N1 lần đầu tiên được phát hiện ở ngỗng hoang vào năm 1996, và đã tiếp tục lây lan ở các loài chim chóc. Virus này rất nguy hiểm đối với gia cầm. Để ngăn chặn sự lây lan của virus, hàng trăm triệu con gà đã bị tiêu hủy trong suốt nhiều thập niên. Thỉnh thoảng, virus cũng lây sang động vật hữu nhũ, bao gồm cả con người, nhưng các ca nhiễm này thường không tiếp tục lây lan rộng. Tuy nhiên, đến năm 2023, người ta phát hiện ra rằng virus H5N1 đã có những biến đổi trong gen di truyền để có khả năng lây lan giữa các động vật hữu nhũ sống ở biển. Malik Peiris, nhà virus học tại Đại học Hong Kong, cảnh báo rằng nếu đợt bùng phát H5N1 trên bò tại Hoa Kỳ hiện nay vẫn tiếp tục diễn ra, virus có thể tiến hóa và chắc chắn sẽ xuất hiện một chủng mới có khả năng lây lan ở người.
 
Chủng virus mới rất có thể sẽ xuất hiện ở các trang trại. Ngoài ra, một người nào đó có thể vừa bị cúm mùa vừa bị nhiễm H5N1 từ bò. Virus H5N1 sẽ trao đổi gen với virus cúm mùa và lây lan mạnh hơn. Quá trình trao đổi gen giữa các virus được gọi là tái tổ hợp trao đổi (viral reassortment), thường xảy ra ở loài heo vì chúng thường bị nhiễm cả virus cúm gia cầm và virus cúm người.
 
Dirk Pfeiffer, nhà dịch tễ học thú y tại City University of Hong Kong, cảnh báo rằng việc H5N1 tiến hóa để thích nghi với loài heo là rất đáng sợ. Heo bị nhiễm virus cúm mùa thường không có triệu chứng rõ ràng, nên khi phát hiện ra thì virus H5N1 có thể đã lây nhiễm tràn lan ở con người từ lâu. Theo những biến đổi gần đây của H5N1 và việc virus xuất hiện ở loài bò, khả năng virus thích nghi với loài heo chỉ là chuyện sớm muộn.
 
Hiện nay, không thể dự đoán mức độ nguy hiểm của một chủng virus H5N1 có khả năng gây ra đại dịch. Kể từ khi virus này xuất hiện, đã có khoảng 900 ca nhiễm ở người và một nửa trong số đó đã tử vong. Tuy nhiên, vì những ca nhiễm không có triệu chứng không được tính, nên tỷ lệ tử vong thực tế sẽ thấp hơn.
 
Các trường hợp nhiễm H5N1 ở Hoa Kỳ từ tháng 4 đến nay đều là những ca nhẹ, nhưng trong tương lai thế nào thì chưa thể nói chắc. Để tìm hiểu mức độ lây lan của các ca nhiễm H5N1 ở người, CDC đang thử nghiệm kháng thể ở những công nhân của các trang trại đã trải qua đợt bùng phát H5N1.
 
Có một số lý do để tin rằng, nếu xảy ra đại dịch H5N1, tình hình có thể sẽ đỡ nghiêm trọng hơn so với Covid-19. Khi Covid-19 xuất hiện, không ai có khả năng miễn dịch tự nhiên, nên bệnh mới lây lan nhanh chóng và có nhiều ca bệnh nặng. Ngược lại, đối với H5N1, các nghiên cứu cho thấy hầu hết mọi người có một mức độ miễn dịch nhất định liên quan đến cúm, có khả năng giúp giảm bớt phần nào mức độ nghiêm trọng của H5N1.
 
Tuyến phòng thủ đầu tiên
 
Các kháng thể đối với cúm mùa chủ yếu nhắm vào hai protein chính trên bề mặt virus là Hemagglutinin (H) và Neuraminidase (N). Kháng thể nhắm vào protein H là mạnh nhất. Protein H5 của H5N1 hiếm thấy ở người vì không có trong các loại virus cúm mùa thông thường.
 
Nhưng nhóm nghiên cứu của Michael Worobey, nhà nghiên cứu về tiến hóa của virus tại Đại học Arizona, đã phát hiện rằng những người đã từng nhiễm cúm mùa với các chủng virus H1 hoặc H2 sẽ có phần nào khả năng chống lại H5N1 nhờ “ấn tích miễn dịch” (immune imprinting). Những người sinh trước năm 1968 sẽ có loại khả năng miễn dịch này, còn hầu hết những người sinh sau thời gian đó – đặc biệt trong thập niên vừa qua – thì không có. Mặc dù khả năng miễn dịch này không ngăn người ta khỏi bị nhiễm bệnh, nhưng có thể giảm bớt mức độ nghiêm trọng của bệnh và ảnh hưởng lớn đến chuyện “ai sống, ai chết.
 
Khả năng miễn dịch tương tự, dù yếu hơn một chút, có thể hình thành từ việc từng tiếp xúc với thành phần N1 của virus cúm, hoặc từ tế bào T đã được kích hoạt để chống lại các loại virus cúm khác. Những yếu tố này cũng có thể giúp giảm mức độ nghiêm trọng của một đại dịch cúm mới.
 
Ngoài ra, không chỉ cơ thể con người mà các công ty dược phẩm cũng sẽ chuẩn bị tốt hơn để đối phó với H5N1 so với Covid-19. Các loại thuốc điều trị virus cúm mùa hiện nay có thể cũng sẽ hiệu quả với H5N1, vì chúng nhắm vào cơ chế sao chép của virus, cơ chế này tương tự giữa các chủng virus cúm mùa khác nhau.
 
Phát triển vắc xin cũng đã tiến bộ hơn. Nhiều quốc gia, bao gồm Hoa Kỳ và 15 quốc gia Âu châu, đã dự trữ vắc xin H5N1 để chuẩn bị cho đại dịch. Phần Lan đã bắt đầu tiêm vắc xin cho những công nhân trang trại thường phải ở gần các loại gia cầm, cáo, chồn… Ở Hoa Kỳ, bởi vì vắc xin chủ yếu là để ngăn ngừa bệnh trở nặng chứ không phải giúp mọi người không bị nhiễm bệnh, nên các viên chức chưa triển khai chủng ngừa rộng rãi.
 
Tuy nhiên, để ứng phó với đại dịch, sẽ cần đến hàng tỷ liều vắc xin và cách nhanh nhất để sản xuất là sử dụng công nghệ mRNA. Với công nghệ này, chúng ta sẽ chỉ cần bốn tuần để sản xuất đủ lượng vắc xin cần thiết thay vì sáu tháng như các loại vắc xin cúm mùa thông thường. Chính phủ Hoa Kỳ đã giao cho hãng dược phẩm Moderna nhiệm vụ phát triển vắc xin mRNA cho H5N1. Hai hãng dược phẩm sinh học khác là GlaxoSmithKline và CureVac cũng đang trong giai đoạn đầu phát triển vắc xin mRNA cho H5N1.
 
Drew Weissman, bác sĩ – khoa học gia đã đoạt giải Nobel năm 2023 với công nghệ mRNA, đang thử nghiệm một loại vắc xin mRNA khác với các đồng nghiệp tại Đại học Pennsylvania. Ông cũng hy vọng có thể phát triển một loại vắc xin mRNA cho động vật, dạng viên uống hoặc miếng dán, giúp việc tiêm chủng hàng loạt dễ dàng hơn và ngăn chặn sự lây lan của virus H5N1 từ động vật sang người. Hiện nay chưa có vắc xin H5N1 nào dành cho cho động vật được chuẩn thuận ở Hoa Kỳ hoặc Âu Châu.
 
Việc phát triển và dự trữ vắc xin sẽ mất nhiều thời gian, nhưng là các bước chuẩn bị rất quan trọng. Nếu H5N1 bùng phát thành đại dịch ở người mà chúng ta không có đủ vắc xin hoặc triển khai chủng ngừa không kịp, tình hình sẽ trở nên chết chóc, tang thương như thời Covid-19. Hoa Kỳ chưa có những biện pháp mạnh mẽ để ngăn chặn đợt bùng phát H5N1 ở bò. Nếu cứ tiếp tục để như vậy, virus sẽ lây lan khắp nơi cho đến khi vượt ra khỏi địa phận Hoa Kỳ. Peiris cho biết: “Đến nước đó rồi thì việc ngăn chặn virus sẽ trở nên rất khó khăn, nếu không muốn nói là bó tay.”
 
VB biên dịch 
Nguồn: “H5N1 avian flu could cause a human pandemic” được đăng trên trang Economist.com.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Từ ngày 10/9/2024, theo quy định mới của Cơ quan Kiểm soát Thực-Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), tất cả các cơ sở có dịch vụ chụp nhũ ảnh (mammography) sẽ phải cung cấp cho phụ nữ đến chụp hình quang tuyến ngực thông tin về mật độ mô vú của họ. Điều này nhằm đảm bảo phụ nữ trên toàn quốc được cung cấp đầy đủ thông tin về nguy cơ liên quan đến mật độ mô vú, được khuyến nghị sử dụng các phương pháp chụp hình chẩn bịnh khác để giúp phát hiện ung thư. Phụ nữ cũng sẽ được khuyến khích thảo luận với bác sĩ về các bước tiếp theo phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình.
Trong nhiều năm qua, vợ chồng Amanda Smith thường có những hôm mất ngủ bởi tiếng bíp bíp bíp vang lên lúc nửa đêm. Đó là tiếng chuông cảnh báo mức đường huyết của cô tăng lên quá cao hoặc hạ xuống quá thấp. Những khi ấy, cô sẽ phải với lấy những hộp nước trái cây thủ sẵn trong ngăn tủ đầu giường, hoặc điều chỉnh máy bơm insulin để cân bằng lại hàm lượng đường trong máu.
Nếu quan sát kỹ lưỡng, quý vị có thể sẽ thấy ngạc nhiên trước sự khác biệt rõ rệt ở những cụ đang ngấp nghé tuổi 80. Một số cụ bị bệnh quên (hay còn gọi là bệnh lú lẫn, Dementia), nhưng cũng có một số cụ vẫn rất minh mẫn và nhớ rất dai, dù đi đứng đã lọm khọm lắm rồi.
Một bước tiến quan trọng trong y học đã được công bố bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Lund, Thụy Điển. Họ đã phát triển một xét nghiệm máu đơn giản có khả năng phát hiện bệnh Alzheimer với độ chính xác lên đến 90%. Đây là tin vui cho hàng triệu người trên thế giới, đặc biệt là khi bệnh Alzheimer ngày càng trở thành một vấn đề y tế nghiêm trọng.
Căng thẳng thần kinh. Lo âu bồn chồn. Đau thắt lưng. Cao máu. Nếu đã phải làm việc nhiều giờ tại văn phòng, có thể quý vị đã quá quen thuộc với những điều được liệt kê ở trên. Hiện nay, nhiều nơi đang tranh cãi về vấn đề một tuần chỉ làm việc 4 ngày thôi, nhưng một số nơi khác lại đi ngược khuynh hướng. Vào tháng 7, Hy Lạp đã thông qua luật cho phép một số cơ sở và công ty yêu cầu công nhân làm việc 6 ngày / tuần. Tập đoàn Samsung cũng yêu cầu các giám đốc điều hành một tuần phải đi làm 6 ngày. Điều này khiến người ta phải suy nghĩ về tác động của làm việc nhiều giờ đến cơ thể và sức khỏe.
Trước đây, nhiều người thường sử dụng thức uống tăng năng lực (energy drinks) khi cần giữ tỉnh táo và tăng cường năng lượng. Nhưng giờ đây, thức uống này đã có một vai trò mới: những người tạo ảnh hưởng (influencers) trong giới tập thể dục và thể hình đang rủ nhau sử dụng các loại nước này để giảm cân.
Từ khi còn nhỏ, chúng ta đã được dạy rất nhiều về chế độ dinh dưỡng lành mạnh, và hầu hết mọi người đều biết những thực phẩm nào thì giàu dinh dưỡng, những loại đồ ăn thức uống nào thì không tốt cho sức khỏe. Nhưng thực tế, mặc dù ai cũng biết nên ăn uống lành mạnh, nhưng không phải ai cũng có thể thay đổi cách ăn uống của mình để theo một chế độ dinh dưỡng lành mạnh.
Cấy ghép điện tử để khôi phục thị giác cho người mù là một công nghệ đã được nghiên cứu từ lâu, nhưng vẫn còn gặp nhiều hạn chế. Công nghệ này hoạt động bằng cách kích thích trung tâm thị giác của não qua các xung điện, tạo ra cảm giác nhìn ngay cả khi mắt không còn khả năng hoạt động. Tuy nhiên, các cấy ghép hiện tại, chủ yếu làm từ silic với kích thước lớn, thường gây ra mô sẹo trong não và bị ăn mòn theo thời gian, làm giảm hiệu quả và tuổi thọ của chúng.
Một sáng nào đó, khi soi gương bỗng thấy trên đầu mình có tóc bạc, nhiều người sẽ cảm thấy như “tuổi già đã ập đến.” Liệu có cách nào để trẻ mãi không già? Tin buồn là khoa học vẫn chưa tìm ra cách để chặn đứng quá trình lão hóa. Vậy nên, nhiều người đành tìm cách che đậy dấu vết của thời gian – nhuộm che tóc bạc. Che tóc bạc là một ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ MK trên toàn thế giới. Một hộp thuốc nhuộm sẽ giúp tạm thời che đi một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất của lão hóa: tóc bạc. Nhưng tại sao tóc lại bạc, và liệu trong tương lai, khoa học có thể tìm ra cách để đảo ngược quá trình này không?
Xét nghiệm máu chẩn đoán đúng bệnh Mất Trí Nhớ (Alzheimer) đến khoảng 90%, so với 73% ở các bác sĩ chuyên khoa và 61% ở các bác sĩ gia đình. Các tác giả nghiên cứu viết rằng xét nghiệm máu chính xác đối với bệnh Alzheimer "có thể hợp lý hóa quá trình chẩn đoán và điều trị".
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.