Hôm nay,  

‘Medicare At Home’ – Một Kế Hoạch Sức Khỏe Cho Phẩm Giá Và Lòng Tự Trọng

18/10/202400:00:00(Xem: 765)

Mediacare at home
“Medicare At Home” sẽ chi trả dịch vụ chăm sóc sức khỏe dài hạn tại nhà cho một nhóm người cao niên rộng hơn trên khắp cả nước. PTT Harris mô tả kế hoạch của bà sẽ đặc biệt hữu ích cho một thế hệ mà bà gọi là “sandwich generation” – những người vừa phải chăm sóc con cái, vừa phải chăm sóc cha mẹ già. Ảnh: istockphoto.com
 
Khoảng năm năm trước, khi chưa kịp vui trọn vẹn với hạnh phúc gia đình đoàn viên sau mười mấy năm xa cách, cô Trang N. Nguyễn, cư dân Maryland, phải đối diện với một thử thách lớn: cha của cô bị Alzheimer. Mẹ của cô cũng đã lớn tuổi. Bà không thể một mình chăm sóc cho ông. Từ người đang làm việc toàn thời gian ở hãng in, giành dụm tiết kiệm để mua một ngôi nhà lớn hơn, cô phải nghỉ, chuyển sang nghề nail để buổi sáng có thêm thời gian lo trước mọi việc ở nhà cho cha mẹ.
 
Mọi việc có vẻ tạm ổn cho cô và gia đình trong một năm. Nhưng sau đó, bệnh của cha cô ngày càng trở nặng. Ông bà mới định cư ở Mỹ, chưa thể hưởng đầy đủ quyền lợi như những công dân khác. Làm thợ nail, đồng nghĩa với việc cô phải tự mua bảo hiểm cho mình và cho cha mẹ. Chế độ Medicare ông bà nhận được không đủ giúp cho cô xin cho ông khoản “in-home health care” – tức chi phí chăm sóc tại gia.
 
“Có nhiều ngày tôi đang làm, phải vội vã chạy về, ‘bỏ turn’ vì cuộc gọi khẩn cấp của mẹ tôi. Cha tôi giận dỗi quăng đồ, đòi bỏ đi, vì nói mẹ tôi không cho ông ăn, dù thật ra mẹ tôi vừa lo cơm nước cho ông xong nửa tiếng trước,” cô kể qua điện thoại, trong một khoảng thời gian nghỉ ngơi hiếm hoi có được nơi làm việc.
 
Hiện nay, cô năn nỉ chủ tiệm cho cô được đi trễ một số ngày trong tuần, để đưa cha đi điều trị. Cũng ngay, người chủ tử tế, thấu hiểu hoàn cảnh khó khăn nên chấp nhận. Nhưng, giúp tình thương, giúp tình, giúp nghĩa, chứ khó mà giúp tiền giúp bạc trong cuộc sống. Với nghề tự do như làm thợ móng, đi làm trễ đồng nghĩa với thu nhập ít khi, chi phí sinh hoạt trong gia đình trở nên eo hẹp.
 
Gánh nặng chăm sóc người thân có vấn đề sức khỏe không chỉ dừng ở việc mất việc làm, chi phí cuộc sống bị ảnh hưởng, mà cả tình thâm cũng bị sói mòn. Cô Pauline Lê, nhân viên tư vấn cấp cao của Trung Tâm Tài Nguyên Người Chăm Sóc Quận Cam (Caregiver Resource Center OC) kể về một câu chuyện “huynh đệ tương tàn.”
 
“Người đó tìm đến văn phòng của chúng tôi nhờ tư vấn và giúp đỡ. Anh ta chăm sóc cho người cha bị bệnh. Ông bị bệnh đã lâu năm, ảnh hưởng đến công việc làm của anh ta rất nhiều. Gia đình họ cũng có anh em nhưng người cha ở với anh ta nên ảnh là người chăm sóc chính. Thời gian dài mệt mỏi, bị nhiều áp lực. Trong lúc nói chuyện với đội ngũ tư vấn, anh ta có nói một câu cũng cay đắng lắm, ‘anh tôi là thăm, còn tôi là chăm.’Chăm sóc cha mẹ là nhiệm vụ chung. Giao hết cho một người thì không công bằng. Gia đình thì phải chia sẻ trách nhiệm với nhau.”
 
Khi được Caregiver OC tư vấn, người đàn ông này đã xin được một khoản trợ cấp cho 336 giờ/ 1 năm “in-home heath care” từ chính phủ tiểu bang, để trang trải cho cuộc sống khi phải chăm sóc người thân đau ốm.
 
Ngay ở Orange County, thủ phủ của cộng đồng người Việt tỵ nạn, một ký giả kỳ cựu của Sài Gòn trước và sau 1975 đã phải “treo bút” để có thời gian chăm sóc cho hai người thân trong gia đình, một người cao niên, một người bị ung thư. Dù công việc của bà cũng hoàn toàn tự do, không phải đến công sở, nhưng với một công việc đòi hỏi sự tập trung tuyệt đối, thì khó để bà vừa chăm sóc người thân, vừa làm việc viết lách. Hơn 20 năm là ở Mỹ, làm việc, đóng thuế đúng trách nhiệm công dân, nhưng Medicare, Medicaid không giúp được bà hoàn thành nhiều trách nhiệm lúc hữu sự.  
 
Những câu chuyện trên chỉ là vài trong rất nhiều những câu chuyện khác trên nước Mỹ, đặc biệt với những gia đình di dân.
 
Đây chính là lý do để ứng cử viên đảng Dân Chủ Kamala Harris, con của một người di dân, đưa ra một chính sách mới về Medicare – Medicare at Home – một lời hứa trong chương trình nghị sự của bà với người dân Mỹ nếu bà trở thành tổng thống. Bà tiết lộ về kế hoạch này lần đầu tiên trong chương trình “The View” của ABC.
 
Kế hoạch có tên "Medicare At Home" tập trung vào việc chi trả chi phí cho các dịch vụ chăm sóc tại nhà, và dịch vụ y tá như một giải pháp để các gia đình có thể tránh được chi phí ở viện dưỡng lão. Bà Harris kết hợp kế hoạch này với một kế hoạch mà bà đã công bố là sẽ mở rộng khoản tín dụng thuế chăm sóc trẻ em lên tới $3.600 và $6.000 cho các cha mẹ mới sinh con.
 
“Medicare At Home” sẽ chi trả dịch vụ chăm sóc sức khỏe dài hạn tại nhà cho một nhóm người cao niên rộng hơn trên khắp cả nước. Phó tổng thống mô tả kế hoạch của bà sẽ đặc biệt hữu ích cho một thế hệ mà bà gọi là “sandwich generation” – những người vừa phải chăm sóc con cái, vừa phải chăm sóc cha mẹ già.
 
Theo dữ liệu điều tra dân số, khoảng một phần tư người trưởng thành trong dân số Hoa Kỳ thuộc thế hệ “sandwich generation.” Cuộc thăm dò của AARP vào tháng 9 cho thấy 78% phụ nữ trên 50 tuổi, đang chăm sóc các thành viên lớn tuổi khác trong gia đình cho biết họ đang gặp khó khăn về tài chính.
 
Trong những buổi vận động tranh cử gần đây, và cả trong những cuộc phỏng vấn trực tiếp với các đài truyền thông, Kamala Harris nói: “Tôi đã chăm sóc mẹ của tôi khi bà bị ung thư. Tôi biết chăm sóc người thân là một phẩm hạnh của con người. Kế hoạch của tôi sẽ cho phép Medicare chi trả cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà, điều này sẽ giúp giảm chi phí và giảm căng thẳng về tài chính và tinh thần cho các gia đình khắp cả nước.”
 
Chính sách, kế hoạch kinh tế thì liên quan gì đến “phẩm hạnh”, đến “lòng tự trọng”? Câu chuyện xảy ra ở bệnh viện một tuần lễ trước đã giúp tôi hiểu được điều này.
 
Người phụ nữ nhỏ người, cao chỉ khoảng 5”, cân nặng chưa đến 100 lps cố gắng nhón người để ngồi lên chiếc giường khám bệnh. Bà phải cởi áo ra để mặc vào áo khoác của phòng khám. Nữ y tá dong dỏng cao, tóc vàng, dịu dàng đến cạnh hỏi: “Tôi có thể giúp bà được không?” Người phụ nữ nở nụ cười tươi nhưng không giấu được vẻ ngại ngùng, và bà lắc đầu. Bà không nói được tiếng Anh. Tôi bước đến, nói với nữ y tá: “Cảm ơn cô, để tôi giúp bà” và nói với người phụ nữ bằng tiếng Việt: “Để con giúp. Không sao đâu.”
 
Khi Phó Tổng Thống Harris nói “dignity” của chính sách Medicare At Home với “The View,” bà cũng đã giải thích những góc cạnh mang ý nghĩa nhân sinh quan: “Chúng ta đang nói về những việc mà ở nơi đó, chỉ là giúp cha mẹ già hoặc một người lớn tuổi nào đó chuẩn bị bữa ăn cho họ. Hoặc, mặc áo len vào. Và đó là phẩm giá của cá nhân đó, và tính độc lập của người đó.”
 
Một người có thể bị suy giảm năng lực thể chất theo thời gian, nhưng phẩm giá và lòng tự trọng của họ không hề suy giảm. Đó là điều ứng cử viên tổng thống đảng Dân Chủ muốn nói.
 
Medicare thực chất đã chi trả cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà lên đến 35 giờ/tuần cho những người cao tuổi phải ở nhà hoặc những người bệnh cần sự giúp đỡ thật sự cần thiết. Theo Trung tâm Dịch vụ Medicare và Medicaid, những người cao tuổi cần các dịch vụ chăm sóc liên tục thì không đủ điều kiện để nhận hỗ trợ đó. Chính sách của bà Harris sẽ mở rộng định nghĩa về người đủ điều kiện được hưởng chế độ chăm sóc sức khỏe tại nhà.
 
 
Dù chi tiết cụ thể của Medicare At Home chưa được công bố chi tiết nhưng đây thực sự là một kế hoạch lớn và nhiều thử thách. Khả năng Medicare chi trả cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà sẽ thay đổi cuộc sống của rất nhiều gia đình, sẽ là một bước tiến to lớn trong việc thay đổi hệ thống chăm sóc sức khỏe, giúp giảm chi phí, giảm căng thẳng tài chính và giảm cả gánh nặng về tinh thần cho các thành viên trong gia đình – mà phần lớn là phụ nữ. Một nghiên cứu của National Institutes of Health chi biết 2 trong số 3 người nhận trách nhiệm chăm sóc gia đình ở Mỹ là phụ nữ, trong đó 60% không được trả lương.
 
Hãy tưởng tượng sự khác biệt mà chính sách Medicare mới của bà Kamala Harris có thể tạo ra. Nó không chỉ giảm gánh nặng cho những người chăm sóc gia đình mà còn giúp nâng cao phẩm giá, sức khỏe tinh thần và hạnh phúc của tất cả những người ảnh hưởng.
 
Theo ước tính từ nghiên cứu của Viện Brookings Institution, bổ sung dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà vào Medicare có thể bắt đầu ở mức $40 tỷ mỗi năm. Điều này, đúng như cố vấn cấp cao của Garegiver OC, bà Pauline Lê đã nói: “Còn tùy thuộc chính phủ có tiền hay không. Thuỵ Sỹ là quốc gia có chế độ bảo hiểm tốt nhất thế giới. Nhưng ngược lại, người dân đóng thuế rất cao. Không ít người trong xã hội không muốn đóng góp gì, nhưng đòi hỏi rất nhiều.”
 
Chắc chắn để thông qua chính sách này là một trường gian nan. Tuy nhiên, như tác giả bài nghiên cứu của Viện Brookings Institution kết luận, con số $40 tỷ mỗi năm chỉ là khởi đầu cho một chương trình nghị sự được thiết kế thận trọng. Con số cuối cùng có thể cao hơn hoặc thấp hơn, “tuỳ vào mức hào phóng của Quốc Hội.”
 
Cho dù chính sách Medicare At Home của Phó Tổng Thống Kamala Harris là một bước tiến đầy thử thách, thì đó vẫn là một hy vọng đáng cho một xã hội nhiều tầng lớp, giai cấp và đa chủng tộc như nước Mỹ. Một nữ bác sĩ nhi khoa gốc Việt ở Texas nói: “Tôi hy vọng các bạn sẽ lắng nghe đề xuất này với một trái tim và tư tưởng cởi mở, và nghĩ về những điều tốt đẹp mà nó thực sự có thể mang lại trong cuộc sống của rất nhiều người.”
 
Kalynh Ngô
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đầu năm 2025, nước Mỹ sẽ bước sang giai đoạn của những chính sách mới. Không đồng ý người dân có quyền lên tiếng, qua truyền thông, qua mạng xã hội, hay xuống đường nói lên quan điểm của mình.
Tổng Thống thứ 47 của Hoa Kỳ sẽ là Donald Trump. Ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump đã chính thức được tuyên bố là người chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, với Fox News, CNN và Associated Press xác nhận. Tổng Thống Đài Loan đã gửi lờn chúc mừng. Các công ty Đài Loan đang đánh giá lại các kế hoạch ở nước ngoài của họ. Advantech Co., Ltd., một nhà sản xuất sản phẩm tự động hóa công nghiệp có trụ sở tại Đài Loan, sẽ tiếp tục phát triển tại Hoa Kỳ, Miller Chang, chủ tịch nhóm embedded-IoT (internet of things, còn dịch là internet vạn vật) của Advantech cho biết.
Vài ngày trước đây, Phó Tổng thống Harris đã gửi một tâm thư cho cử tri gốc Việt, nói về các chính sách sẽ theo đuổi nếu thắng cử, như giảm chi phí khởi nghiệp cho các doanh nghiệp nhỏ, giảm chi phí y tế nhất là cho các cụ cao niên, cắt giảm thuế, giúp gia đình có trẻ nhỏ, giúp dân mua nhà lần đầu, sửa đổi chính sách di dân, trừng phạt những kẻ bạo động kỳ thị người gốc Á v.v… Lá thư được phổ biến trên nhật báo Việt Báo ngày 31/10, có đoạn: “Nhân khi chúng ta sắp tưởng niệm 50 năm ngày Sài Gòn thất thủ, hãy cùng nhau suy ngẫm về hành trình phi thường của cộng đồng của các bạn, cộng đồng người Mỹ gốc Việt hải ngoại, hiện đã có hơn hai triệu người. Khả năng phục hồi của các bạn đang tỏa sáng qua những thành công của cộng đồng mà các bạn đã xây dựng được. Câu chuyện của các bạn chính là câu chuyện của nước Mỹ. Từ câu chuyện này, mỗi chúng ta đều phải ý thức được, và đều phải nhớ rằng: tự do là điều mà tất cả chúng ta phải hết sức trân trọng và bảo vệ.”
Nếu mãi cho đến tận hôm nay, Donald Trump vẫn không thừa nhận mình đã thua đối thủ Joe Biden trong cuộc tranh cử 2020, thì sẽ không có gì ngạc nhiên nếu Trump loan báo “Tôi là người chiến thắng” TRONG ngày mai. Cả hai bên, Dân chủ và Cộng hòa đều chuẩn bị cho một hồi kịch “màn hai cảnh cũ” hoàn toàn có thể xảy ra. Có một điều cần lưu ý, đó là Donald Trump của những ngày cuối cùng của cuộc đua, đặc biệt là sáng Chủ nhật 3/11 ở Lititz, Pennsylvania. Trump cố gắng tận dụng hết sức có thể toàn bộ thời gian còn lại để tiếp tục chuỗi tấn công kéo dài một thập kỷ của ông ta: đánh vào truyền thông – kẻ thù truyền kiếp của Trump.
Tuần trước, các cuộc thăm dò cho thấy cựu Tổng thống Donald Trump đã tạo ra đà gia tăng cử tri ủng hộ, trong khi Phó Tổng Thống Kamala Harris dường như đang chựng lại tại vài tiểu bang tranh chấp. Đồng thời, các trang mạng cá cược hiện nay cũng đang có xu hướng đặt cược cho chiến thắng của Donald Trump đông đảo hơn. Điều này phần nào gây lo ngại cho một nhóm cử tri ủng hộ bà Harris. Rồi ở đôi ngày cuối cùng này, các thăm dò lẫn thị trường cá cược bỗng đảo chiều về phía bà, tâm lý hai bên lại chao động và phấn khích.
Không một tờ báo trăm năm tuổi nào, mang tiếng cây đa cây đề nào của hệ thống truyền thông Mỹ thực hiện một bài điều tra như bài dưới dây: “NHỮNG NHÂN CÔNG BỊ LỪA DỐI VÀ ĐE DỌA TRONG HÀNH ĐỘNG ‘BÁN PHIẾU’ CỦA ELON MUSK” – trừ WIRED, một tạp chí trực tuyến có ấn bản hàng tháng, ra mắt đầu tiên vào năm 1993. “Tôi đã bị sốc và không thể tin được,” một trong những người nhận công việc gõ cửa từng nhà ở Michigan để kêu gọi bỏ phiếu cho Trump, nói với Jake Lahut, cộng tác viên của WIRED. Jake Lahut đã đi theo nhóm “công nhân bị lừa dối” và thực hiện phóng sự này. Đây là một trong nhóm người được trả tiền để đáp chuyến bay từ tiểu bang của họ đến Michigan, một trong những tiểu bang chiến trường, thay mặt tổ chức America PAC của Elon Musk, đến từng nhà vận động ký vào thỉnh nguyện thư – một hình thức kêu gọi ủng hộ Donald Trump. Những nhân công này không chỉ được trả tiền lương, vé máy bay, mà cả chi phí ăn, ở. Đương nhiên, công ty ký hợp đồng với họ không thể là Tesla hay Spac
Công chúng Hoa Kỳ đang rất lo ngại về việc trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence, AI) có thể gây ảnh hưởng xấu đến cuộc bầu cử năm 2024. Theo cuộc thăm dò dư luận của Pew Research Center tháng 9 năm 2024, hơn một nửa người dân Hoa Kỳ lo ngại rằng AI sẽ được sử dụng để tạo ra và phát tán thông tin sai lạc trong chiến dịch bầu cử. Nghiên cứu mới của Barbara A. Trish, Giáo sư Khoa học Chính trị tại Grinnell College, có thể phần nào xoa dịu những mối lo ngại này. Dù công nghệ này có khả năng thao túng cử tri hay lan truyền thông tin sai sự thật trên quy mô lớn, phần lớn những cách mà AI được sử dụng trong kỳ bầu cử hiện nay không có gì mới lạ.
Lời Tòa Soạn: Chỉ còn 5 ngày nữa là đến Ngày bầu cử 2024, với sự ủng hộ toàn phần của ban biên tập và tờ Việt Báo dành cho Phó Tổng Thống / ứng cử viên Kamala Harris, chúng tôi trân trọng và vinh dự đăng bài viết của Phó Tổng Thống Kamala Harris gửi đến cộng đồng cử tri người Mỹ gốc Việt trên số báo thứ Sáu trước Ngày bầu cử, với hy vọng và cầu nguyện Xin cho Ý Dân được nên.
Gần bốn năm trước, tại công viên Ellipse ở Washington, DC – một tổng thống đương nhiệm đứng phía sau khung kính chống đạn, mặc chiếc áo măng-tô đen, mang găng tay đen, giơ cao tay ủng hộ một đám đông bạo loạn đang chực chờ phát súng chỉ thiên từ thủ lĩnh để tấn công vào Quốc Hội lật ngược kết quả bầu cử. Đó là “một ngày của tình yêu” – theo lời mô tả của Donald Trump, người đứng đầu hôm đó – cho dù trong vòng 36 giờ, 10 người đã chết, nhiều người bị thương gồm 174 cảnh sát. Trong số nạn nhân tử vong, có một cảnh sát chết sau khi bị những kẻ bạo loạn tấn công. Chung quanh khu vực Ellipse ngày 6 Tháng Giêng đó, là những gương mặt đằng đằng sát khí. Cờ xí rợp trời – những lá cờ mang tên Trump và cờ thời kỳ nội chiến. Bốn năm sau, cũng tại công viên Ellipse, cũng là một biển người được ước chừng khoảng trên 75 ngàn người, tập trung về từ 7 giờ sáng. Trật tự, lịch sự. Khi hoàng hôn DC buông xuống cũng là lúc số người tham dự đã kéo dài đến tận National Museum of African...
Nước Mỹ có 50 tiểu bang, nhưng trong vài tháng qua hai ứng viên Donald Trump và Kamala Harris chỉ quan tâm đi vận động nhiều nơi tại bảy tiểu bang – được gọi là những bang chiến địa, nghiêng ngả hay dao động (tiếng Mỹ là battleground state hay swing state), là những nơi mà kết quả bầu cử tổng thống trong những lần trước giữa hai ứng viên Cộng hoà và Dân chủ đạt số phiếu sít sao, chỉ hơn kém nhau chưa chừng 1% hay vài chục nghìn trong số nhiều triệu phiếu bầu. Các bang dao động và số phiếu đại cử tri (Electoral vote) của từng bang: Pennsylvania (19), Georgia (16), Michigan (15), North Carolina (16), Wisconsin (10), Arizona (11) và Nevada (6). Tổng cộng tất cả 93 phiếu đại cử tri trong số 538 phiếu của đại cử tri đoàn (Electoral College). Đại cử tri đoàn là bộ phận sẽ bầu tổng thống vào thời điểm hai tuần trước khi tân tổng thống tuyên thệ nhậm chức. Ứng viên nào được 270 phiếu đại cử tri sẽ là người thắng cử.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.