Hôm nay,  

Ủy Ban Người Mỹ Gốc Việt Ủng Hộ Harris Ra Mắt Online

09/09/202408:55:00(Xem: 1836)

VAfH Launch poster Final
Vào lúc 6 giờ chiều (giờ California) ngày thứ Năm, 05 tháng 9 2024, Ủy Ban Người Mỹ Gốc Việt Ủng Hộ Harris (Vietnamese Americans for Harris – VAfH) đã chính thức ra mắt online (virtual launch) khắp Hoa Kỳ, để vận động và hậu thuẫn cho ứng cử viên Kamala Harris vào chức vụ tổng thống trong cuộc bầu cử vào tháng 11 tới đây.


VAfH là một tập hợp của những người Mỹ gốc Việt đến từ nhiều hoàn cảnh, nhiều tiểu bang khác nhau, bao gồm các bác sĩ, kỹ sư, luật sư, giám đốc, giáo sư tại các trường đại học danh tiếng Hoa Kỳ. Buổi ra mắt còn có sự tham gia của các thượng nghị sĩ và dân biểu tiểu bang gốc Việt của đảng Dân Chủ tại nhiều tiểu bang như Washington, Massachusetts, Virginia, Georgia, Nevada, Oregon...


Chủ đề của buổi ra mắt là:  FREEDOM - TỰ DO


Trong bài diễn văn khai mạc, Kỹ Sư Tạ Trung, Chủ Tịch Ủy Ban Người Mỹ Gốc Việt Ủng Hộ Harris, đã phát biểu "Tự Do và Dân Chủ (Freedom and Democracy) là những quyền tối thượng mà Phó Tổng Thống Harris hứa sẽ tích cực tranh đấu để bảo vệ nếu bà trở thành Tổng Thống Hoa Kỳ. Đối với người Việt chúng ta, Tự Do lại càng có ý nghĩa quan trọng hơn. Cũng vì hai chữ Tự Do mà hơn 1 triệu người Việt phải bỏ nước ra đi, hàng trăm ngàn người phải bỏ mình trên đường vượt thoát tìm tự do. Năm 2025 là năm chúng ta kỷ niệm 50 năm cộng đồng Người Việt tại hải ngoại"


Ông Tạ Trung nhấn mạnh "để bảo vệ Tự Do và Dân Chủ, bảo vệ đất nước và hiến pháp Hoa Kỳ, để đất nước Hoa Kỳ luôn được công bằng, bác ái, mỗi người dân đều được bình đẳng và có cơ hội thăng tiến, thành công, vào ngày 5 tháng 11 tới, chúng tôi kêu gọi tất cả các cử tri người Mỹ gốc Việt trên toàn quốc, đặc biệt là các cử tri tại các tiểu bang chiến trường như: Georgia, Pennsylvania, Michigan, Wisconsin, Nevada, Arizona, North Carolina hãy tích cực bỏ phiếu cho Phó Tổng Thống Harris là ứng cử viên có khả năng lãnh đạo và tầm nhìn xa; liên danh Harris-Walz sẽ đưa đất nước Hoa Kỳ và con cháu chúng ta đến một tương lai tốt đẹp."


Sau đó là phần phát biểu của Bác Sĩ Nguyễn Thanh Tùng, Chủ Tịch Hội Người Mỹ Gốc Việt Cấp Tiến (PIVOT); từng là Chủ Tịch Ủy Ban Cố Vấn Á Châu và Thái Bình Dương của Tổng Thống Obama. Ông nói về ý nghiã hai chữ Tự Do, và kêu gọi ủng hộ và bầu cho PTT Kamala Harris để Tự Do, Dân Chủ, quyền công dân, đặc biệt là quyền của phụ nữ vẫn được tôn trọng. Ông cảnh báo những giá trị này có thể bị huỷ diệt bởi cựu Tổng Thống Trump nếu ông ta đắc cử vào tháng 11 này.


Tiếp theo là phần phát biểu của cô Nadia Belkin, Giám Đốc Á Châu Thái Bình Dương trong Ủy Ban Vận Động Tranh Cử Trung Ương của Liên Danh Harris-Walz. Cô Nadia đưa ra một số thống kê về dân số người Việt đã gia tăng khá nhanh tại các tiểu bang Hoa Kỳ. Cô nhắc nhở rằng cử tri người Mỹ gốc Việt, đặc biệt tại các tiểu bang chiến trường, có khả năng tạo sự khác biệt về kết quả của cuộc bầu cử Tổng Thống  lần này. Cô kêu gọi người Mỹ gốc Việt trên toàn quốc hảy cùng đồng hành với VAfH, vận động và ủng hộ cho ứng cử viên Kamala Harris vào chức vụ tổng thống trong cuộc bầu cử vào tháng 11 tới.


Tham dự và phát biểu trong buổi ra mắt còn có các dân biểu và thương nghị sĩ tiểu bang người Mỹ gốc Việt thuộc đảng Dân Chủ trong Ban Cố Vấn: Dân Biểu Washington My-Linh Thái (Địa Hạt 41), Dân Biểu Massachusetts Trâm Nguyễn (Địa Hạt 18), Dân Biểu Virginia Kathy Trần (Địa Hạt 18), Dân Biểu Georgia Long Trần (Địa Hạt 80), Dân Biểu Nevada Duy Nguyễn (Địa Hạt 8), Dân Biểu Illinois Hoàn Huỳnh (Địa Hạt 13), Thượng Nghị Sĩ Nevada Rochelle Nguyen (Địa Hạt 3).
Hai ứng cử viên dân biểu liên bang tại California là Derek Trần (CA-45) và Dr. Jenn Trần California (CA-12) nói về những chương trình nghị sự của bà Kamala Harris như: di dân, quyền bầu cử, kinh tế cơ hội và tự do sinh sản... Công Tố Viên Thiên Hồ phát biểu về an ninh công cộng.


Tất cả các diễn giả đều nói lên sự quan trọng của cuộc bầu cử tổng thống 2024, kêu gọi cử tri người Mỹ gốc Việt ủng hộ và bầu cho bà Kamala Harris vì khả năng lãnh đạo, bảo vệ hiến pháp và nền dân chủ tự do của Hoa Kỳ. Mọi người tin tưởng bà sẽ tạo thêm nhiều việc làm với mức lương đủ sống cho mọi người Mỹ; cam kết hướng tới tương lai một nền kinh tế thịnh vượng mà mọi người dân đều được bình đẳng và có cơ hội thăng tiến. Trái ngược với ứng cử viên Donald Trump luôn chia rẽ và kích động thù hận.


Đây là một sinh hoạt lớn của cộng đồng người Việt trên khắp nước Mỹ, có sự tham dự đông đảo của các vị dân cử người Mỹ gốc Việt. Gần 600 khán giả đã xem trực tiếp buổi ra mắt qua live streaming trên YouTube và Facebook. Khán giả cũng đóng góp nhiều ý kiến tốt đẹp. Họ bày tỏ sự vui mừng khi thấy Ủy Ban Người Mỹ Gốc Việt Ủng Hộ Harris đã quy tụ một thành phần trí thức và chuyên nghiệp, để đại diện cộng đồng người Việt trong sinh hoạt dòng chính tại Hoa Kỳ.

VAfH BoD
Ban lãnh đạo VAfH

Ý kiến bạn đọc
28/09/202412:54:48
Khách
Câu trích trong bài giới thiệu ở trên: "Phó Tổng Thống Harris là ứng cử viên có khả năng lãnh đạo và tầm nhìn xa;" Hãy kể ra những việc gì, kinh nghiệm gì? mà ứng viên đã làm trong thời gian qua mới đánh giá được có khả năng hay không?; và chương trình sắp tới rõ ràng để biết có tầm nhìn xa. Xin ban vận động nói rõ thêm.
11/09/202400:06:03
Khách
Chủ đề của buổi ra mắt là: FREEDOM - TỰ DO
Nước Mỹ là nước tự do dân chủ từ hằng trăm năm rồi, và bây giờ cũng vậy. Đừng sợ ai là TT, vì đã có quốc hội dân chủ....mà bây giờ có chủ đề như trên, vậy là sao?. ai đã từng ở Mỹ đều biết nền tự do dân chủ mà có ai đó lại bàn tự do dân chủ thì có thừa không ? ...
10/09/202418:28:40
Khách
Tôi không muốn làm thuyền nhân tỵ nạn một lần nửa
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Những kết quả thăm dò gần đây thường làm cho người xem hoang mang, lẫn lộn. Phe theo Trump làm các thăm dò riêng, kết quả, Trump thắng. Phe theo Harris làm các thăm dò riêng, kết quả, Harris thắng. Các bản thăm dò của một số các cơ quan được xem là trung lập? (Có không? – Không, luôn nghiêng về một bên) cho thấy hai ứng cử viên song song lấp ló, bên tám lạng bên nửa cân. Điểm nhấn khôi hài trong lần tranh cử này là: Ai thua? Người quan tâm chính trị ít suy nghĩ về ai thắng mà chú trọng hơn, ai thua? Nếu bà Harris thua, chắc là không có chuyện gì bất ngờ xảy ra. Mọi chuyển giao quyền lực sẽ êm thắm và ông Trump sẽ trở về tòa Bạch Ốc với nhiều câu hỏi nhưng que cera cera. Còn nếu ông Trump thua, không phải sẽ có nhiều câu hỏi, mà có lẽ sẽ có nhiều hành động. Vì lịch sử đã minh bạch chứng tỏ khi Donald Trump thua cho Joe Biden năm 2020, đã tạo ra cuộc hỗn loạn, gần như muốn chỉnh lý trong ngày 6 tháng 1 năm 2021. Vì vậy nếu Trump thua, liệu lịch sử lại cháy một lần nữa?
Ở khu vực Quận Cam, hai Địa Hạt Quốc Hội Liên Bang 45th và 47th được xem là “địa hạt chiến trường”, có thể quyết định đảng Cộng Hòa hay Dân Chủ sẽ nắm quyền kiểm soát Hạ Viện sau kỳ bầu cử tháng 11 tới đây. Nếu như ở Địa Hạt 45th là cuộc chạy đua quyết liệt giữa hai ứng cử viên Derek Tran (Dân Chủ) và người đương nhiệm Michelle Steel (Cộng Hòa), thì ở Địa Hạt 47th sẽ là cuộc cạnh tranh ngang sức giữa hai ứng cử viên Dave Min (Dân Chủ) và Scott Baugh (Cộng Hòa). Vào thời điểm cuộc vận động tranh cử bước vào tháng cuối cùng, ứng cử viên Dave Min đã dành cho Việt Báo một cuộc phỏng vấn ngắn, để gởi đến cử tri gốc Việt những thông điệp tranh cử quan trọng của mình.
Khi được hỏi ông có ủng hộ việc trục xuất hàng loạt những người nhập cư không có giấy tờ không? Hùng Cao đã hai lần không trả lời câu hỏi mà chỉ nói loanh quanh rằng "Nếu bạn đến đây bất hợp pháp, bạn cần phải rời đi, đặc biệt nếu bạn là một tội phạm bạo lực. Chúng tôi phát hiện ra vào tuần trước, có 13,000 kẻ giết người bị kết án và 16,000 kẻ hiếp dâm bị kết án đã bị họ theo dõi. Điều đó không thể chấp nhận được. Chúng ta cần bảo vệ người Mỹ mỗi ngày và đó là điều tôi đã làm."
Mỗi bốn năm, khi bỏ phiếu bầu cho một ứng cử viên tổng thống là người dân Mỹ lại tham gia vào một cuộc bầu cử gián tiếp. Nhưng tại sao rõ ràng là mình bỏ phiếu cho tên ứng cử viên mà lại gọi là bầu gián tiếp? Câu trả lời nằm trong ba chữ đơn giản: Đại cử tri. Thật ra ở Mỹ, khi đi bầu tổng thống, chúng ta không trực tiếp bỏ phiếu cho ứng cử viên, mà là bầu cho một nhóm 538 “Đại cử tri”. Đại cử tri mới chính là những người chính thức bỏ phiếu cho các ứng cử viên. Ứng cử viên nào được tối thiểu 270 phiếu của Đại cử tri sẽ là người đắc cử. Nhóm Đại cử tri này, được gọi là Cử tri đoàn (Electoral College), tức một thể chế với một quy trình, hay mô hình, được dùng cho cuộc bầu cử tổng thống mỗi bốn năm. Mô hình bầu cử tổng thống này được nêu lên trong Hiến pháp Hoa Kỳ và tiếp tục được điều chỉnh kể từ khi được Quốc hội thông qua lần đầu tiên vào năm 1787.
50 năm trước, Gerald Ford biết rất rõ rằng Richard Nixon có thể bị truy tố vì những tội danh đã phạm phải khi còn là Tổng thống Hoa Kỳ. Đó là lý do Ford ban hành “lệnh ân xá toàn diện, tự do và tuyệt đối” cho người tiền nhiệm của mình. Trước ngày 1/7/2024, các cựu tổng thống hoàn toàn vẫn có thể bị truy tố đối với các cáo buộc hình sự - chỉ đến khi 6 thành viên của TCPV đưa ra phán quyết trong vụ Trump v. Hoa Kỳ, tình hình mới hoàn toàn thay đổi. Trở lại năm 1974, khi Nixon từ chức và đối mặt với nguy cơ bị truy tố vì các tội danh liên quan đến vụ án Watergate, các dân cử Đảng Cộng Hòa đã dựa vào Hiến pháp để giải quyết tình huống này. Theo Điều II, Mục 4 của Hiến pháp Hoa Kỳ, cựu tổng thống không được miễn trừ trách nhiệm hình sự mà vẫn phải chịu trách nhiệm. Dù đã bị luận tội, kết tội và bãi nhiệm, thì một cựu tổng thống “vẫn phải chịu trách nhiệm, bị truy tố, đưa ra xét xử và bị trừng phạt theo luật pháp.”
Dân biểu Michelle Steel, người từ lâu tự nhận mình là người ủng hộ nhân quyền tại Việt Nam, đang phải đối mặt với sự chỉ trích vì đã KHÔNG ký một lá thư lưỡng đảng lên án các hành vi vi phạm nhân quyền liên quan đến thảm họa môi trường liên quan đến công ty Thép Formosa Hà Tĩnh năm 2016.
Đêm 19 Tháng Chín, ở vùng ngoại ô Michigan, khi còn đúng 47 ngày nữa, nước Mỹ sẽ có tổng thống thứ 47, “Nữ hoàng talkshow” Oprah Winfrey đã thêm một lần chứng minh sức mạnh huyền thoại của bà trong thế giới truyền thông. Nếu gọi đó là một “talkshow” của Oprah Winfrey cũng đúng, mà nếu xem đó là một buổi vận động tranh cử của Phó Tổng Thống Kamala Harris cũng không sai. Hoặc hàm ý hơn một chút, thì đó là “buổi công chứng” của Harris đối với các cử tri. Vì một tiếng 45 phút của sự kiện mang tên “Đoàn kết vì nước Mỹ” (United for America) bao hàm cả ba điều đó, từ nội dung đến phong cách tổ chức.
Câu chuyện hoang tưởng “di dân ăn thịt chó, mèo” của Donald Trump và JD Vance gây ra nỗi sợ hãi, tạo ra nhiều kích động tiêu cực, vì nó được nói ra trước 81 triệu dân Mỹ, từ một cựu tổng thống. Những lời vô căn cứ tràn đầy định kiến và thù hận đó như một bệ phóng cho con tàu “Kỳ Thị” bay vút vào không gian của thế kỷ 21, thả ra những làn khói độc. Nó như một căn bệnh trầm kha tiềm ẩn lâu ngày, nay đúng thời đúng khắc nên phát tán và lan xa. Nói như thế có nghĩa, con tàu “Kỳ Thị” này, căn bệnh này, vốn đã có từ rất lâu đời. Nó âm ỉ, tích tụ, dồn nén theo thời gian, chực chờ đến ngày bùng nổ. Một tuần qua, người Haiti, là nạn nhân của cơn bùng phát này. Gần nửa thế kỷ trước, và cho đến tận nay, là cộng đồng người gốc Việt.
Chỉ vài giờ sau khi Tim Walz được tuyên bố là ứng viên Phó Tổng thống của Đảng Dân chủ, Đảng Cộng hòa đã nhanh chóng tung ra hàng loạt những chỉ trích, buộc tội ông qua lại thân thiết với Trung Quốc. Richard Grenell, cựu Đại sứ tại Đức (được Donald Trump bổ nhiệm), đăng trên mạng xã hội X (tên cũ là Twitter) rằng: “Trung Cộng chắc mừng rơn luôn. Không ai thân thiết với Trung Quốc hơn nhà Marxist Walz.”
Quá rõ ràng, Trung Quốc (TQ) là một chủ đề rất quan trọng trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ vào tháng 11 tới. Cả hai liên danh tranh cử - Đảng Dân chủ do Phó Tổng thống Kamala Harris lãnh đạo và Đảng Cộng hòa do cựu Tổng thống Donald Trump dẫn dắt - đều xoáy vào cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc trong suốt chiến dịch tranh cử, dù Harris ít nói về vấn đề này hơn một chút. Nhìn chung, quan điểm và lập trường của cả hai bên có nhiều khác biệt, nhưng cũng có một số điểm tương đồng.