Hôm nay,  

Người mọi da đỏ

17/11/202300:00:00(Xem: 1342)
 
hình-minh-họa
Hình minh họa: Cô gái người Mỹ gốc Phi với cung và mũi tên
 
Tôi lên 3 tuổi.

Tôi đứng trên 1 cái ghế bếp và nhìn qua cửa sổ.

Ở ngoài trời lạnh và bên trong có hơi tụ trên mặt kính, tôi phải lấy tay xoa xoa. Đứa anh họ hơn tôi một tuổi đứng cạnh tôi trên ghế nhưng chu đầu vào kiễng chân là người anh lên 9 và cô chị lên 6. Trời lúc đó về chiều và ảm đạm một màu xám nhạt. Phía bên ngoài nhà và ở lưng đồi có 2 người đi qua.

Họ một nam và một nữ, dạng bé nhỏ và đen đủi vào khoảng tuổi đôi mươi trong ngoài. Người thanh niên cởi trần và đeo gùi, cả hai đều chân đất và cô gái mặc cái áo len màu mè, rách ở nhiều chỗ. Họ không vào sân nhà mà chỉ đi ngang phía ngoài vài mươi thước. Trong ký ức của tôi sau này một thời gian dài là người thanh niên có đeo cung tên nhưng sự thật có lẽ anh chỉ có 1 cái rựa vác trên vai hay là anh không có đến con dao, tấc sắt đi rừng. Nhưng chi tiết cung tên này rất là quan trọng mặc dù nó được bịa đặt trong đầu của một thằng bé ba tuổi. Bà chị nói:

- Mọi da đỏ!

Dĩ nhiên nếu anh không đeo cung tên thì anh không thể là mọi da đỏ. Và anh là mọi da đỏ đeo cung tên thì rất đáng sợ. Chúng tôi hụp người xuống không cho họ thấy, lỡ họ bắn tên lửa đốt nhà và xông vào giết sạch mọi người.

images3069663_1
Hình minh họa

Đó là lần duy nhất tôi thấy người Thượng trong dịp nghỉ mát ở Đà Lạt. Tôi quanh quẩn không dám đi đâu xa trong những ngày sau đó cho đến khi về Sài Gòn. Hôm hai mẹ con tôi ra phi trường Liên Khàng thì có một ông chú họ lái xe đến nhà đón. Ông là sĩ quan trong quân đội và đeo một cây súng ngắn khiến tôi an tâm và hết sợ mọi da đỏ vì đã có cao bồi bảo vệ cho tôi. Tuy lên ba tuổi, tôi đã biết là cung đấu không lại súng.

Lúc đó, 1958, ở Việt nam chưa có truyền hình. Các rạp hát cấm trẻ con dưới năm tuổi, tôi còn nhớ rất rõ vì một bận người cô đưa tôi đến rạp Việt Long thì cả hai phải đi về vì tôi mới lên bốn nên không được vào. Như vậy tôi không coi TV và không coi hát, sách truyện hình, báo tranh lại rất hạn chế và bằng tiếng Pháp bán ở nhà sách Liên Châu. Nhờ đâu mà ba tuổi tôi đã biết cao bồi và mọi da đỏ, cao bồi Mỹ trắng là tốt và mọi da đỏ là xấu? Nhờ đâu một đứa bé ở mãi tận Việt nam và chưa cầm được sách đã biết phân biệt đâu chánh đâu tà? Da trắng đeo súng là tốt. Da đỏ đeo cung là xấu, và anh người Thượng ngày đó tuy anh tay không tôi cũng đã tưởng tượng ra là anh có vũ trang. Tôi chỉ mong là hôm ra phi trường, anh vác cung ra chặn đường và ông chú họ tôi lấy súng bắn anh chết tốt! Tại sao tôi lại cho chú tôi là cao bồi phe thiện và biến một người Thượng đi ngang nhà với cô em gái hay là vợ mới cưới thành kẻ ác man rợ giết người?

Tôi là một em bé Việt thăm Đà Lạt năm 1958, không phải là di dân sang châu Mỹ và đến California năm 1849 tìm vàng. Nhưng mới lên ba, bằng cách nào tôi đã ăn phải bả là Da đỏ ta đuổi đi tảy tộc, dồn nó vào các trại tạp trung trong sa mạc và diệt chủng chúng mày. Bọn này khủng bố người da trắng hiền lành và văn minh nhân ái đến khai hoang lập ấp nuôi bò trồng hoa. Họ giết cả đàn bà con nít, nhưng hèn nhát thấy kỵ binh thổi kèn tò te tí te là bỏ chạy mất hút. Tất cả những chuyện này, nó vào đầu tôi hồi nào?

Phản ứng của tôi, một đứa bé người Kinh, không phải là tò mò người dân tộc thiểu số ở nước mình để làm thân hay tìm hiểu họ mà tôi mới thấy đã sợ và từ cái sợ thì mong họ bị cao bồi giết! Tôi tự biến tôi thành một đứa bé da trắng văn minh và biến họ thành da đỏ man rợ. Cái nghèo chân đất, cái lạnh áo rách của họ tôi không thấy thương mà tôi thấy ghét. Lúc con tôi cũng vào hai ba tuổi và về Việt nam khi bị trẻ con Việt chọc, nó mắng lại là “Chúng mày bẩn thỉu! Chúng mày không đi giày!” Nhưng con tôi coi truyền hình từ lúc biết lãy và nó sanh tại Mỹ nên ảnh hưởng Mỹ là đương nhiên, đối với nó bọn trẻ con Việt nhếch nhác này có khi là Hồi giáo đánh tháp Song sinh không chừng! “Chúng mày bẩn thỉu! Chúng mày không đi giày! Chúng mày là… Saudi!” Trường hợp của con tôi còn hiểu được, nhưng còn trường hợp tôi?

Đó là bí mật của ý thức hệ cai trị.

Nhân đây, tôi thành thực xin lỗi hai người Thượng ngày hôm đó. Họ có làm gì đâu, đi ngang nhà một bọn trẻ con người Kinh, nó núp sau cửa kính chỉ chỏ và phê bình!

Đỗ Kh.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thứ nhất "Bá nhân bá tánh",/ Trời sinh ta cá tánh khác nhau / Người thích ở chốn rừng sâu, / Kẻ tìm đến chốn đâu đâu cũng người. / Chấp nhận người khác ta thôi, / Mỗi người một kiểu đừng chơi... "độc tài".
Nhật bản ngoài các kỹ nghệ này kia như ta biết, còn có kỹ nghệ “kyabakura” chiếm 1 tỷ lệ đáng kể của tổng sản lượng quốc gia. Đó là 1 dạng “bia ôm” nhưng chính xác hơn là “bia tâm sự vui buồn” vì khách vào đó không hẳn là để ôm ai mà là nhu cầu tinh thần muốn chia sẻ của đủ hạng đàn ông các cỡ. Tại các quán này bạn uống bia và có người ngồi nghe bạn kể chuyện về mình. Nhân viên phục vụ tại đây vì vậy là chuyên gia nghe chuyện. Theo 1 thăm dò thì họ sếp hạng những thứ đàn ông đáng chán và vô duyên nhất họ phải chịu đựng như sau.
Tôi đến Pháp non ba mươi năm trước do lời mời của một người bạn. Anh ta cũng là họa sĩ. Như hầu hết các đồng nghiệp cùng chủng tộc, không mấy người sống bằng nghề cầm cọ, họ phải có một việc làm nào đó, tuy phụ nhưng lại là chính, nuôi thân, lo cho gia đình, vợ con. Ngày mới vào Đại học Mỹ thuật, như tất cả những người chọn hội họa làm hướng tiến thân, bạn tôi nuôi nhiều tham vọng. Ra trường sẽ sáng tác, sẽ triển lãm, sẽ bán được tranh, báo chí sẽ ngợi khen, vừa có tiếng vừa được miếng. Thế nhưng ba năm miệt mài vẽ, triển lãm, chả ma nào thèm để ý, tranh bán không ai mua, đã đành, truyền thông cũng ngoảnh mặt, có chăng chỉ vài ba dòng thông tin. Chấm hết!
Rượu có chi cay mà uống rượu phải đưa cay. Tôi phân vân về chữ “đưa cay” này. Gọi quách một cách trực tiếp như dân miền Nam: nhậu là phải có mồi. Như đi câu cá. Cá đớp mồi cá sẽ lên bàn nhậu. Nhậu một hồi sẽ “quắc cần câu”. Quắc cần câu là… xỉn, thân hình đi đứng liêu xiêu cong như cái cần câu cá. Xỉn quắc cần câu có biệt tài tự về tới nhà, lăn ra ngủ, khi tỉnh dậy chẳng nhớ cái chi chi. Tại sao người quắc cần câu lại có biệt tài như người mộng du vậy? Mỗi khi con người trải nghiệm được một thứ mới, thùy trước trán sẽ lưu giữ những thông tin này theo dạng trí nhớ ngắn hạn. Sau đó hồi hải mã nằm ở não trước sẽ ghi những thông tin ngắn hạn này để tạo thành ký ức dài hạn. Đường truyền từ thùy trước trán tới hồi hải mã cần có những neuron thần kinh đặc biệt dẫn lối. Say xỉn khiến những neuron này không còn hoạt động. Vậy là xỉn xong ngủ dậy chẳng còn nhớ mô tê gì hết!
Tôi quen biết khá nhiều văn nghệ sĩ, đủ thứ hạng: vang danh năm châu bốn biển, khiêm nhường quận lỵ làng xã, làng nhàng phường khóm, tổ dân phố. Đa phần không như tôi tưởng hồi còn trẻ, họ chả phải là những á thánh mà chỉ là những con người với đầy đủ cung bật tốt xấu. Có anh đóng rất tròn vai trò người chồng, người cha mẫu mực trong gia đình, có chú chân chỉ hạt bột, cơm nhà quà vợ và … sòng phẳng đến độ, trong mắt nhìn bạn bè, là những gã keo kiệt, xem cắc bạc như bánh xe bò, tính toán chi li từng tách cà phê, từng điếu thuốc.
Trung tâm lọc máu, nơi tôi đến “làm việc”, khá qui mô, gồm nhiều nhân viên: văn phòng, tiếp tân, kỹ thuật, lao công dọn dẹp vệ sinh, bác sĩ, trợ lý, y tá… Riêng đội ngũ y tá gồm 6 người, trong số này có hai người cho tôi nhiều ấn tượng nhất: Một anh Mỹ đen cao to như con gấu, chí ít cũng 250 ký, khó đăm đăm, ít khi cười, phát ngôn cộc cằn. Nói chung, thoạt nhìn tôi không ưa nổi, và sợ, tay này lụi kim (mỗi lần 2 mũi, kim to như cây tăm xỉa răng, cách nhau khoảng 2cm, một mũi hút máu ra đưa vào máy lọc chất dơ rồi trả lại cơ thể qua mũi thứ hai. Cứ thế luân lưu hơn ba tiếng)
Hồi học đệ tứ (lớp 9 bây giờ) tôi có một thằng bạn tên Thái Hải, con trai bác sĩ kiêm thi sĩ Thái Can, nó giống tôi ở cái tính “ba nhe” (phương ngữ miền Trung chỉ những bọn trẻ rắn mắt, cứng đầu, nghịch phá), nhưng khác tôi 180 độ: hắn học cực giỏi, tôi cực dốt! Hơn sáu mươi năm, tôi lang bạt kỳ hồ, thỉnh thoảng về quê nhưng chỉ như khách trọ, chỉ lưng bữa nửa tháng lại ra đi, nên không có cơ hội gặp bạn bè xưa, cũng có nghĩa kể từ ngày còn oắt con cho đến bây giờ tôi chưa gặp lại người bạn thời niên thiếu. Nghe nói sau này hắn cũng là bác sĩ như ông thân sinh. Phải thôi, học giỏi như nó, không nối nghiệp cha mới lạ.
Có thể khẳng quyết, trong dòng văn học Việt Nam viết bằng chữ quốc ngữ, chắn chắn Song Thao là nhà văn viết Phiếm uyên bác và mạnh mẽ. Ông đi nhiều, đọc nhiều, viết chuyên cần. Chỉ trên mười năm ông đã trình làng 31 tập Phiếm, mỗi tập trên 300 trang. Đề tài của ông đa dạng, bao quát, từ cây kim sợi chỉ đến vũ trụ bao la với lỗ đen, mặt trăng, sao hỏa, phi thuyền…, đến chuyện đời thường, những địa danh ông từng đặt chân đến. Chúng ta sẽ còn được đọc nữa những tập Phiếm sẽ ra trong tương lai.
Những năm trên dưới hai mươi, tôi xem văn chương là một thứ đạo, những cuốn sách, những thi phẩm không khác kinh thánh, các nhà văn, nhà thơ ngang bằng các giáo chủ. Tôi mê văn chương, tôn sùng những người tạo ra nó. Bước vào tuổi trung niên, say mê vẫn còn, nhưng bình tĩnh hơn, chừng mực hơn. Cho đến khi phần lớn đời mình gắn liền với sách vở như nghiệp dĩ, văn chương, ban đầu tôi viết vì nhu cầu nội tâm, muốn tỏ lộ những buồn vui đau đớn hài mãn… qua chữ nghĩa, trước tiên cho mình, thứ đến cho người, với mong muốn xẻ chia.
Tuần này tôi trân trọng giới thiệu Đỗ Kh. Nhà văn Đỗ Kh., hẳn không xa lạ gì với người yêu văn chương tiếng Việt, ở hải ngoại nói riêng, trong nước nó chung. Ba mươi bốn năm trước, Đỗ Kh. (lúc bấy giờ ông còn ký bút hiệu Đỗ Khiêm) là tác giả đầu tiên tôi chọn để trình làng nhà xuất bản Tân Thư do tôi chủ trương. CÂY GẬY LÀM MƯA cũng là tác phẩm đầu tiên tác giả này đến với thế giới văn chương tiếng việt. Ngoài CGLM, Tân Thư còn in của ông một tập truyện nữa, KHÔNG KHÍ THỜI CHƯA CHIẾN. Với bút pháp rất riêng cộng kiến thức và trải nghiệm sâu rộng qua những chuyến đi khắp mọi nơi trên hành tinh này, Đỗ Kh. cho chúng ta những bài viết lý thú.