Hôm nay,  

Eastern Stories And Legends - Phóng Tác Truyện Bản Sanh - Phần 4

20/02/202511:05:00(Xem: 1053)
blank 
Eastern Stories And Legends - Phóng Tác Truyện Bản Sanh - Phần 4

Tác giả: Marie L. Shedlock
Dịch giả: Nguyên Giác
 
16. The Hawk and the Osprey / Diều hâu và Chim ưng biển
17. Grandmother’s golden Dish / Đĩa vàng của bà
18. The Elephant that spared Life / Con voi tha mạng
19. How the Antelope was caught / Con linh dương bị bắt ra sao
20. The Banyan Deer / Con nai Banyan
 
.... o ....

Truyện 16:
DIỀU HÂU VÀ CHIM ƯNG BIỂN
 
Ngày xưa, trên bờ một hồ nước tự nhiên, có một con Diều hâu ở bờ nam, một con Diều hâu cái ở bờ tây, ở phía bắc có một con Sư tử, vua của các loài thú, ở phía đông có một con Chim ưng , vua của các loài chim, ở giữa có một con Rùa trên một hòn đảo nhỏ.

Bấy giờ, con Diều hâu đã cầu hôn con Diều hâu cái. Cô nàng Diêu hâu hỏi: "Anh có bạn bè nào không?"
"Không, thưa nàng," Diều hâu trả lời.
"Nhưng," nàng Diêu hâu nói, "chúng ta phải có một số người bạn có thể bảo vệ chúng ta khỏi mọi nguy hiểm hoặc rắc rối có thể xảy ra. Vì vậy, em cầu xin anh hãy tìm một số người bạn."

"Nhưng," con Diều hâu nói, "tôi sẽ kết bạn với ai?"
"Tại sao, với Vua Chim ưng biển , người sống ở bờ đông, với Vua Sư tử ở phía bắc, và với Rùa sống giữa hồ."
 
Và Diều hâu đã nghe theo lời khuyên của cô nàng Diều hâu. Và tất cả những sinh vật này đã hình thành nên mối quan hệ bạn bè, và hứa sẽ bảo vệ lẫn nhau trong lúc nguy hiểm.

Bấy giờ, tới lúc cô nàng Diều hâu có hai người con trai. Một ngày nọ, khi đôi cánh của những chú chim non vẫn chưa đủ lông đủ cánh, một số người dân quê đã đi kiếm ăn trong rừng cả ngày và không tìm thấy gì.
 
Họ xuống hồ để bắt cá hoặc rùa, và để xua đuổi ruồi muỗi, họ nhóm lửa bằng cách cọ xát các thanh gỗ vào nhau. Khói làm phiền những chú chim non, và chúng kêu lên. Những người đàn ông nói: "Đó là tiếng kêu của chim - chúng ta sẽ nhóm lửa và ăn thịt chúng." Họ nhóm lửa và đốt lửa.

Nhưng chim Diều hâu mẹ nghe thấy tiếng động, và nghĩ: "Những người đàn ông này sẽ ăn thịt những đứa con của mình. Tôi sẽ nói chàng Diều hâu đến chỗ Chim ưng biển Vĩ Đại để xin giúp." Cô đã làm vậy, và con Chim ưng biển hứa sẽ giúp. Nó đậu trên ngọn cây gần nơi mà những con diều hâu đã xây tổ, và ngay khi những người đàn ông bắt đầu trèo lên cây thì Chim ưng biển đã lao xuống hồ, và từ cánh và lưng, nó rảy nước lên các thanh củi và dập tắt lửa. Những người đàn ông đi xuống và đốt một ngọn lửa khác, nhưng một lần nữa Chim ưng biển đã dập tắt nó, và điều này kéo dài đến nửa đêm.
 
Và con chim ưng đã mệt mỏi và mắt nó đỏ ngầu. Và nàng Diều hâu thì thầm với bạn đời của mình: "Chàng ơi, Chim ưng đã kiệt sức rồi! Chàng hãy đi và nói với Rùa, để Chim ưng mệt mỏi này có thể nghỉ ngơi."
 
Nhưng chim ưng biển nói lớn rằng nó sẽ vui vẻ hy sinh mạng sống của mình để canh  cây. Và Diều  biết ơn nói: "Tôi cầu xin bạn, bạn Chim ưng biển ơi, hãy nghỉ ngơi một lúc." Sau đó, nó đi cầu cứu Rùa, Rùa nói rằng nó sẽ vui vẻ giúp, nhưng con trai của Rùa nói: "Tôi không muốn cha già của tôi phải bận tâm, nhưng tôi sẽ vui vẻ đi thay ông ấy."
 
Và Rùa đã gom bùn lại và dập tắt ngọn lửa. Sau đó, những người đàn ông nói: "Chúng ta hãy giết Rùa: nó sẽ đủ cho tất cả mọi người." Nhưng khi họ nhổ những cây leo để trói anh ta và cố lật ngược anh ta lại, Rùa đã kéo họ xuống nước.

Và họ nói: "Những điều kỳ lạ đã xảy ra với chúng ta! Nửa đêm, con Chim ưng đã dập tắt ngọn lửa của chúng ta, và bây giờ con rùa đã kéo chúng ta vào theo nó và nươc sông tràn vào miệng  chúng ta. Chúng ta hãy đốt một ngọn lửa khác, và khi mặt trời mọc, chúng ta sẽ ăn những con diều hâu non này."
 
Chim mái nghe thấy tiếng động và nói: "Chồng ơi, sớm muộn gì những người này cũng sẽ ăn thịt con của chúng ta và bỏ đi. Chàng hãy đi và nói với người bạn của chúng ta là Sư tử." Ngay lập tức, Diều hâu đến gặp Sư tử, được hỏi tại sao anh lại đến vào giờ vô lý như vậy. Nhưng khi toàn bộ vấn đề được trình bày thì Sư tử nói: "Hãy đi và an ủi những đứa con của anh, vì tôi sẽ cứu chúng." Và rồi Sư tử bước ra với bước chân mạnh mẽ, và những người đàn ông kinh hãi.
 
“Than ôi!” họ kêu lên. “Chim ưng đã dập tắt ngọn lửa của chúng ta. Con rùa kéo chúng ta xuống nước. Nhưng giờ thì chúng ta xong rồi: Sư tử sẽ tiêu diệt chúng ta ngay lập tức.” Họ chạy khắp nơi, và khi con thú cao quý đứng dưới gốc cây, không thể tìm thấy dấu vết nào của những người đàn ông sợ hãi.

Sau đó, con chim ưng, con diều hâu, con diều hâu mái và con rùa tiến đến chào nó, và họ đã nói chuyện rất lâu về giá trị của tình bạn. Và nhóm bạn này đã sống cả cuộc đời mà không phá vỡ tình bạn của họ. Và họ đã ra đi theo những thiện nghiệp của mỗi người.

... ... ...

Story 16:
THE HAWK AND THE OSPREY
 
There lived once, on the shores of a natural lake, a Hawk on the south shore, a She-Hawk on the west shore, on the north a Lion, the king of beasts, on the east the Osprey, the king of birds, in the middle a Tortoise on a small island.

Now the Hawk asked the She-Hawk to become his wife. She asked him: “Have you any friends?” “No, madam,” he replied. “But,” she said, “we must have some friends who can defend us against any danger or trouble that may arise. Therefore I beg of you to find some friends.” “But,” said the Hawk, “with whom shall I make friends?” “Why, with King Osprey, who lives on the eastern shore, with King Lion on the north, and with the Tortoise who lives in the middle of the lake.”

And he took her advice. And all these creatures formed a bond of friendship, and promised to protect each other in time of danger.

Now in time the Mother-Hawk had two sons. One day when the wings of the young birds were not yet callow, some of the country-folk went foraging through the woods all day and found nothing.

They went down to the lake to catch fish or a tortoise, and, in order to drive away the gnats, they made a fire by rubbing sticks together. The smoke annoyed the young birds, and they uttered a cry. The men said: “’Tis the cry of birds—we will make a fire and eat their flesh.” They made the fire blaze and built it up.

But the Mother-Bird heard the sound, and thought: “These men will eat our young ones. I will send my mate to the Great Osprey.” This she did, and the bird promised to help. He sat upon a tree-top near that in which the Hawks had built their nests, and no sooner did the men begin to climb up the tree than the Osprey dived into the lake, and from wings and back sprinkled water upon the brands and put the fire out. Down came the men and made another fire, but again the Osprey put it out, and this went on until midnight.

And the bird was tired out and his eyes were bloodshot. And the Mother-Bird whispered to her mate: “My Lord, the Osprey is worn out! Go and tell the Tortoise, that this weary bird may have a rest.”

But the Osprey in a loud voice said he would gladly give his life to guard the tree. And the grateful Hawk said: “I pray thee, friend Osprey, rest awhile.” Then he went for help to the Tortoise, who said he would gladly help, but his son said: “I would not have my old father troubled, but I will gladly go in his stead.”

And the Tortoise collected mud and quenched the flame. Then said the men: “Let us kill the Tortoise: he will be enough for all.” But when they plucked creepers to bind him and tried to turn him over, he dragged them into the water. And they said: “What strange things have happened to us! Half the night the Osprey has put out our fire, and now the Tortoise has dragged us in after him and made us swallow water. Let us light another fire, and at sunrise we will eat these young Hawks.”

The Hen-Bird heard the noise and said: “My husband—sooner or later these men will devour our young and depart. You go and tell our friend the Lion.” At once the Hawk went to the Lion, who asked him why he came at such an unreasonable hour. But when the whole matter was put before him, he said: “Go and comfort your young ones, for I will save them.” And then he came forth with a mighty tread, and the men were terrified.

“Alas!” they cried. “The Osprey hath put out our fire. The Tortoise dragged us into the water. But now we are done for: the Lion will destroy us at once.” They ran this way and that, and when the noble beast stood at the foot of the tree, no trace could be found of the frightened men.

Then the Osprey, the Hawk, the She-Hawk, and the Tortoise came up to greet him, and they discoursed for a long time on the value of friendship. And this company of friends lived all their lives without breaking their bond. And they passed away according to their deeds.

.... o ....

Truyện 17:
ĐĨA VÀNG CỦA BÀ
 
Ngày xưa, Bồ Tát là một người buôn bán đồ thiếc và đồ đồng thau, tên là Seriva, ở đất nước có tên đó. Chàng Seriva này, cùng với một người buôn bán đồ thiếc và đồ đồng thau khác, người kia là một người tham lam, đã vượt sông Tēlavāha, và vào thị trấn có tên là Andhapura. Và, hai người chia các con phố của thành phố để đi, Bồ Tát đi vòng quanh bán hàng hóa của mình trên con phố được chia để đi cho anh, trong khi người kia đi trên những con phố được chia để đi cho anh ta.
 
Bấy giờ, trong thành phố đó có một gia đình giàu có đã rơi vào cảnh nghèo đói cùng cực. Tất cả các con trai và anh em trong gia đình đã chết, và tất cả tài sản của gia đình đã mất. Chỉ còn lại một cô gái và người bà của cô này; và hai người đó kiếm sống bằng nghề làm thuê cho người khác.

Trong nhà có một chiếc bình bằng vàng mà người chủ gia đình thường dùng để ăn trong những ngày thịnh vượng; nhưng nó đã bị phủ đầy đất, và đã lâu không được sử dụng và bỏ bê giữa các nồi và chảo. Và họ thậm chí không biết rằng nó bằng vàng.
 
Vào lúc đó, người bán hàng rong tham lam kia, vừa đi vừa rao, “Hãy mua bình đựng nước của tôi! Hãy mua bình đựng nước của tôi!” đã đến cửa nhà họ. Khi cô gái nhìn thấy anh ta, cô nói với bà của mình: “Bà ơi! Hãy mua cho con một vật trang trí.”

“Nhưng chúng ta nghèo lắm, con yêu. Chúng ta sẽ lấy gì để đổi lấy nó?”

“Cái đĩa này của chúng ta vô dụng với chúng ta; con có thể cho nó đi và mua một cái khác.”
 
Bà lão gọi người bán hàng rong, và sau khi mời anh ta ngồi xuống, bà cụ đưa cho anh ta cái đĩa và nói: "Anh có thể lấy cái này, thưa ông, và trả lại cho em gái của ông một thứ gì đó không?"

Người bán hàng rong cầm lấy cái đĩa và nghĩ: "Đây hẳn là vàng!" Và lật ngược nó lại, anh ta vạch một đường trên mặt sau bằng một cây kim, và thấy rằng nó đúng như vậy. Sau đó, hy vọng sẽ lấy được cái đĩa mà không phải trả cho họ bất cứ thứ gì, anh ta nói: "Cái này đáng giá bao nhiêu? Nó thậm chí không đáng giá một nửa xu!" Và ném nó xuống đất, anh ta đứng dậy khỏi chỗ ngồi và bỏ đi.
 
Bây giờ, mỗi người bán hàng rong được phép vào con phố mà người kia đã rời đi. Và Bồ Tát bước vào con phố đó, và gọi lớn, "Hãy mua bình nước của tôi", đi đến tận cửa ngôi nhà đó.
 
Và cô gái nói với bà của mình như trước. Nhưng bà nói: "Con của tôi, người bán hàng vừa mới đến đã ném cái đĩa xuống sàn và bỏ đi; bây giờ bà có gì để đổi lại anh ta?"
 
"Người bán hàng đó, mẹ yêu quý, là một người đàn ông khó tính; nhưng người này trông dễ chịu và có giọng nói tốt bụng: có lẽ anh ta có thể lấy nó."
 
“Vậy thì gọi anh ta đi,” bà cụ nói.
 
Thế là bà gọi anh ta. Và khi anh ta bước vào và ngồi xuống, họ đưa cho anh ta chiếc đĩa. Anh ta thấy rằng đó là vàng, và nói: “Mẹ ơi! Chiếc đĩa này đáng giá một trăm ngàn. Tất cả hàng hóa trong tay con không bằng nó về giá trị!”
 
“Nhưng, thưa Ngài, một người bán hàng rong vừa mới đến đã ném nó xuống đất, rồi bỏ đi, nói rằng nó không đáng giá một xu. Nó hẳn đã biến thành vàng nhờ sức mạnh của đức hạnh của Ngài, vì vậy chúng con tặng Ngài làm một món quà.”
 
Bồ Tát đưa cho họ toàn bộ số tiền mặt ông có trong tay (năm trăm đồng), và toàn bộ hàng hóa đang nắm giữ, trị giá hơn năm trăm đồng. Ông chỉ yêu cầu họ cho ông giữ lại tám xu, cùng với cái túi và cái ách mà ông dùng để đựng đồ đạc. Ông lấy những thứ này và rời đi.
 
Và nhanh chóng đi đến bờ sông, ông đưa tám xu đó cho một người lái đò, rồi lên thuyền.
 
Lúc đó người bán hàng rong tham lam quay lại nhà và nói: "Hãy mang cái đĩa đó ra, tôi sẽ trả cho bà một thứ gì đó."
 
Thế rồi, bà cụ mắng người lái buôn này và nói: "Anh nói rằng chiếc đĩa vàng của chúng ta, trị giá một trăm ngàn, không đáng giá một nửa xu. Nhưng một người bán hàng công bằng, có vẻ là chủ của anh, đã trả cho chúng ta một ngàn để đổi lấy nó, và đã lấy nó đi".

Khi nghe điều này, anh kia kêu lên: "Vì gã này mà tôi đã mất một chiếc bình vàng trị giá—Ồ, đáng giá một trăm ngàn! Anh ta đã hủy hoại tôi hoàn toàn!" Và nỗi buồn cay đắng đã chế ngự anh ta, và anh ta không thể giữ được sự tỉnh táo của mình, và anh ta mất hết khả năng tự chủ.

Và ném tung tóe tiền bạc mà anh ta có, và tất cả hàng hóa, ở cửa nhà bà cụ, anh này nắm lấy một chiếc gậy như là cái ách mà anh ta đã dùng để mang chúng, và xé quần áo của mình, và đuổi theo Bồ Tát.
 
Khi đến bờ sông, ông thấy Bồ Tát đang đi xa, và ông kêu lên: “Kia kìa, hỡi người lái đò! Dừng thuyền lại!”
 
Nhưng Bồ Tát nói: “Đừng dừng lại!” và ngăn cản điều đó. Và khi người kia nhìn chằm chằm vào Bồ Tát đang rời đi, ông ta đau đớn tột cùng; tim ông ta nóng lên, và máu chảy ra từ miệng ông ta cho đến khi tim ông ta vỡ ra—giống như bùn bể chứa dưới sức nóng của mặt trời.

Vì vậy, ông ta đã tự chuốc lấy sự hủy diệt của chính mình ngay tại nơi đó. Đây là lần đầu tiên Devadatta nuôi dưỡng lòng căm thù đối với Bồ Tát.

Trong khi đó, Bồ Tát đã tặng quà, và làm những việc thiện khác, và qua đời theo những thiện nghiệp của mình.


... ... ...

Story 17:
GRANDMOTHER’S GOLDEN DISH
 
Long ago the Bodisat was a dealer in tin and brass ware, named Seriva, in the country of that name. This Seriva, together with another dealer in tin and brass ware, who was an avaricious man, crossed the river Tēlavāha, and entered the town called Andhapura. And, dividing the streets of the city between them, the Bodisat went round selling his goods in the street allotted to him, while the other took the street that fell to him.

Now in that city there was a wealthy family reduced to abject poverty. All the sons and brothers in the family had died, and all its property had been lost. Only one girl and her grandmother were left; and those two gained their living by serving others for hire. There was indeed in the house the vessel of gold out of which the head of the house used to eat in the days of its prosperity; but it was covered with dirt, and had long lain neglected and unused among the pots and pans. And they did not even know that it was of gold.

At that time the avaricious hawker, as he was going along, calling out, “Buy my water-pots! Buy my water-pots!” came to the door of their house. When the girl saw him, she said to her grandmother: “Mother! do buy me an ornament.”

“But we are poor, dear. What shall we give in exchange for it?”

“This dish of ours is no use to us; you can give that away and get one.”

The old woman called the hawker, and, after asking him to take a seat, gave him the dish, and said: “Will you take this, Sir, and give something to your little sister for it?”

The hawker took the dish, and thought: “This must be gold!” And turning it round, he scratched a line on its back with a needle, and found that it was so. Then, hoping to get the dish without giving them anything, he said: “What is this worth? It is not even worth a halfpenny!” And throwing it on the ground, he got up from his seat and went away.

Now, it was allowed to either hawker to enter the street which the other had left. And the Bodisat came into that street, and calling out, “Buy my water-pots,” came up to the door of that very house. And the girl spoke to her grandmother as before. But the grandmother said: “My child, the dealer who came just now threw the dish on the floor, and went away; what have I now got to give him in exchange?”

“That merchant, mother dear, was a surly man; but this one looks pleasant, and has a kind voice: perchance he may take it.”

“Call him, then,” said she.

So she called him. And when he had come in and sat down, they gave him the dish. He saw that it was gold, and said: “Mother! this dish is worth a hundred thousand. All the goods in my possession are not equal to it in value!”

“But, Sir, a hawker who came just now threw it on the ground, and went away, saying it was not worth a halfpenny. It must have been changed into gold by the power of your virtue, so we make you a present of it.”

The Bodisat gave them all the cash he had in hand (five hundred pieces), and all his stock-in-trade, worth five hundred more. He asked of them only to let him keep eight pennies, and the bag and the yoke that he used to carry his things with. And these he took and departed.

And going quickly to the river-side, he gave those eight pennies to a boatman, and got into the boat.

But the covetous hawker came back to the house, and said: “Bring out that dish, I’ll give you something for it.”

Then she scolded him, and said: “You said our gold dish, worth a hundred thousand, was not worth a halfpenny. But a just dealer, who seems to be your master, gave us a thousand for it, and has taken it away.”

When he heard this he called out: “Through this fellow I have lost a golden pot worth—Oh, worth a hundred thousand! He has ruined me altogether!” And bitter sorrow overcame him, and he was unable to retain his presence of mind, and he lost all self command. And scattering the money he had, and all the goods, at the door of the house, he seized as a club the yoke by which he had carried them, and tore off his clothes, and pursued after the Bodisat.

When he reached the river-side, he saw the Bodisat going away, and he cried out: “Hallo, Boatman! stop the boat!”

But the Bodisat said: “Don’t stop!” and so prevented that. And as the other gazed and gazed at the departing Bodisat, he was torn with violent grief; his heart grew hot, and blood flowed from his mouth until his heart broke—like tank-mud in the heat of the sun.

Thus harboring hatred against the Bodisat, he brought about on that very spot his own destruction. This was the first time that Devadatta harbored hatred against the Bodisat.

But the Bodisat gave gifts, and did other good acts, and passed away according to his deeds.
 
.... o ....

Truyện 18:
CON VOI THA MẠNG

Vào một thời rất xưa, Bồ Tát sinh ra là con trai của một nhà quý tộc. Vào ngày đặt tên, họ đặt cho cậu cái tên là Hoàng tử Magha, và khi lớn lên, cậu được gọi là "Magha, một Bà la môn trẻ tuổi".
 
Cha mẹ cậu đã tìm cho cậu một người vợ từ một gia đình có địa vị ngang hàng; và, khi có thêm con trai và con gái, cậu trở thành một người tặng quà bố thí rất nhiều và sống theo Năm Giới.
 
Trong ngôi làng đó có tới ba mươi gia đình; và một ngày nọ, những người đàn ông của những gia đình đó dừng lại giữa làng để giải quyết một số công việc của làng. Bồ Tát dùng chân gạt bỏ những cục đất trên nơi ông đứng và tạo ra một nơi thuận tiện để đứng; nhưng một người khác đến và đứng ở đó.

Sau đó, ông san phẳng một chỗ khác và đứng ở đó; nhưng một người đàn ông khác đến và đứng lên đó. Bồ Tát vẫn thử đi thử lại, với kết quả tương tự, cho đến khi ông tạo ra một chỗ đứng thuận tiện cho cả ba mươi người.

Lần tiếp theo, ông dựng một cái nhà kho có mái hở ở đó; rồi phá dỡ nó, xây một hội trường, trải ghế dài và đặt một bình nước ở đó. Vào một lần khác, ba mươi người đàn ông đó đã được Bồ Tát hòa giải, người đã xác nhận họ sống theo Năm Giới; và từ đó trở đi, ông tiếp tục cùng họ thực hiện các công việc đạo đức.

Khi họ còn sống, họ thường dậy sớm, cầm rìu và xà beng trên tay, dùng xà beng đào những hòn đá trên bốn con đường lớn và đường làng, lăn chúng đi, đốn bỏ những cái cây cản đường xe cộ, san phẳng những nơi gồ ghề, đắp đê, đào ao, xây dựng hội trường công cộng, tặng quà bố thí và sống theo Năm Giới—do đó, theo nhiều cách, tất cả cư dân trong làng đều lắng nghe lời khuyên bảo của Bồ Tát và giữ gìn Năm Giới.
 
Bấy giờ, người đứng đầu làng tự nhủ: “Ta từng kiếm được rất nhiều tiền phạt, tiền thuế và tiền tiêu vặt khi những kẻ này uống rượu mạnh, hoặc giết người, hoặc vi phạm các Giới luật khác. Nhưng giờ đây, Magha, một thanh niên Bà la môn đã quyết tâm phải giữ gìn các Giới luật, và không cho phép bất kỳ ai giết người, hoặc làm bất kỳ điều gì sai trái khác. Ta sẽ bắt chúng phải giữ các Giới luật một cách nghiêm khắc!”

Và ông trưởng làng giận dữ đến gặp Nhà vua và nói: “Thưa Nhà vua! Có một số tên cướp đang đi cướp bóc các ngôi làng!”
“Hãy đi và bắt chúng lên đây!” Nhà vua đáp lại.

Và ông ta đi, mang tất cả những người đàn ông trong làng làm tù nhân, và báo cho Nhà vua biết rằng bọn cướp đã được đưa lên. Và Nhà vua, không hỏi họ đã làm gì, đã ra lệnh cho voi sẽ phải giẫm chết tất cả bọn họ!
 
Sau đó, họ buộc tất cả dân làng nằm xuống trong sân và dẫn con voi ra. Và Bồ Tát đã khuyên nhủ họ, nói rằng: “Hãy ghi nhớ các Giới luật. Hãy đối xử với tất cả bọn họ—kẻ vu khống, Nhà vua và con voi—với tình cảm tử tế như các bạn dành cho chính các bạn!”
 
Và họ đã làm như vậy.

Sau đó, những người đàn ông dẫn con voi lên; nhưng mặc dù họ đã đưa voi đến nơi, voi vẫn không bắt đầu công việc của mình, mà chỉ kêu lên một tiếng rất to và bỏ chạy. Và họ mang thêm một con voi nữa lên, nhưng tất cả đều bỏ chạy.

"Chắc chắn phải có một loại thuốc nào đó trong tay chúng," Nhà vua nói; và ra lệnh cho khám xét nhóm dân làng. Vì vậy, người ta đã tìm kiếm, nhưng không tìm thấy gì cả, và nói với Nhà vua như vậy.

"Vậy thì họ hẳn là đang tụng lại một câu thần chú nào đó. Hãy hỏi họ xem họ có câu thần chú nào để tụng đọc không."
 
Các viên chức hỏi họ, và Bồ Tát nói là có. Và họ kể lại với nhà vua, và nhà vua triệu tập tất cả họ lại trước mặt mình, và nói: "Hãy nói cho ta biết câu thần chú mà các người biết!"

Sau đó Bồ Tát lên tiếng và nói: "Thưa nhà vua! Chúng tôi không có câu thần chú nào khác ngoài câu này—chúng tôi không giết bất kỳ sinh vật nào, ngay cả lá cỏ; chúng tôi không lấy bất kỳ thứ gì không được ban cho chúng tôi; chúng tôi không bao giờ phạm tội tà hạnh, không nói dối, không uống chất gây say; chúng tôi rèn luyện bản thân trong từ bi và tặng quà bố thí; chúng tôi san phẳng những nơi gồ ghề, đào ao và dựng nhà nghỉ—đây là câu thần chú của chúng tôi, đây là sự bảo vệ của chúng tôi, đây là sức mạnh của chúng tôi!"
 
Sau đó, nhà vua tin tưởng họ, và trao cho họ tất cả tài sản trong ngôi nhà của kẻ vu khống, và biến hắn thành nô lệ của họ; và cũng ban tặng cho họ con voi, và ban cho họ quyền sở hữu ngôi làng.
 
... ... ...

Story 18:
THE ELEPHANT THAT SPARED LIFE

At that time the Bodisat was born as a nobleman’s son. On the naming-day they gave him the name of Prince Magha, and when he grew up he was known as “Magha the young Brahmin.”

His parents procured him a wife from a family of equal rank; and, increasing in sons and daughters, he became a great giver of gifts, and kept the Five Commandments.

In that village there were as many as thirty families; and one day the men of those families stopped in the middle of the village to transact some village business. The Bodisat removed with his feet the lumps of soil on the place where he stood, and made the spot convenient to stand on; but another came up and stood there. Then he smoothed out another spot, and took his stand there; but another man came and stood upon it. Still the Bodisat tried again and again, with the same result, until he had made convenient standing-room for all the thirty.

The next time he had an open-roofed shed put up there; and then pulled that down, and built a hall, and had benches spread in it, and a water-pot placed there. On another occasion those thirty men were reconciled by the Bodisat, who confirmed them in the Five Commandments; and thenceforward he continued with them in works of piety.

Whilst they were so living they used to rise up early, go out with bill-hooks and crowbars in their hands, tear up with the crowbars the stones in the four high roads and village paths, and roll them away, take away the trees which would be in the way of vehicles, make the rough places plain, form causeways, dig ponds, build public halls, give gifts, and keep the Commandments—thus, in many ways, all the dwellers in the village listened to the exhortations of the Bodisat, and kept the Commandments.

Now the village headman said to himself: “I used to have great gain from fines, and taxes, and pot-money, when these fellows drank strong drink, or took life, or broke the other Commandments. But now Magha the young Brahmin has determined to have the Commandments kept, and permits none to take life, or to do anything else that is wrong. I’ll make them keep the Commandments with a vengeance!”

And he went in a rage to the King, and said: “O King! there are a number of robbers going about sacking the villages!”

“Go and bring them up!” said the King in reply.

And he went, and brought back all those men as prisoners, and had it announced to the King that the robbers were brought up. And the King, without inquiring what they had done, gave orders to have them all trampled to death by elephants!

Then they made them all lie down in the courtyard, and fetched the elephant. And the Bodisat exhorted them, saying: “Keep the Commandments in mind. Regard them all—the slanderer, and the King, and the elephant—with feelings as kind as you harbor towards yourselves!”

And they did so.

Then men led up the elephant; but though they brought him to the spot, he would not begin his work, but trumpeted forth a mighty cry, and took to flight. And they brought up another and another, but they all ran away.

“There must be some drug in their possession,” said the King; and gave orders to have them searched. So they searched, but found nothing, and told the King so.

“Then they must be repeating some spell. Ask them if they have any spell to utter.”

The officials asked them, and the Bodisat said there was. And they told the King, and he had them all called before him, and said: “Tell me that spell you know!”

Then the Bodisat spoke, and said: “O King! we have no other spell but this—that we destroy no life, not even of grass; that we take nothing which is not given to us; that we are never guilty of unfaithfulness, nor speak falsehood, nor drink intoxicants; that we exercise ourselves in love, and give gifts; that we make rough places plain, dig ponds, and put up rest-houses—this is our spell, this is our defense, this is our strength!”

Then the King had confidence in them, and gave them all the property in the house of the slanderer, and made him their slave; and bestowed, too, the elephant upon them, and made them a grant of the village.

.... o ....

Truyện 19:
CON LINH DƯƠNG BỊ BẮT RA SAO

Vào một thời rất xưa, Vua xứ Benares có một người làm vườn tên là Sanjaya. Bấy giờ, một con linh dương nhanh nhẹn đã đến khu vườn và phóng đi ngay khi nhìn thấy Sanjaya. Nhưng Sanjaya không làm nó sợ; và khi nó đến nhiều lần, nó bắt đầu đi lại trong vườn. Và ngày qua ngày, người làm vườn thường hái nhiều loại trái cây và hoa khác nhau trong vườn và mang chúng đến cho Nhà vua.

Bấy giờ, một ngày nọ, Nhà vua hỏi anh ta: "Này, người làm vườn, có điều gì lạ trong khu vườn mà anh để ý không?"

"Thưa Nhà vua, tôi không để ý thấy điều gì khác, ngoại trừ một con linh dương có thói quen đến và đi lang thang ở đó. Tôi thường thấy điều đó."
 
“Nhưng ngươi có thể bắt được nó không?”
“Nếu tôi có một ít mật ong, tôi có thể mang nó vào ngay trong cung điện này!”
 
Nhà vua đưa cho anh ta mật ong; anh ta cầm lấy, đi đến khu vườn, bôi mật ong lên bãi cỏ ở nơi con linh dương thường lui tới, rồi ẩn núp. Khi con nai đến và ăn hết đám cỏ dính mật ong, nó bị tham muốn vị giác trói buộc; và từ đó không đi đâu khác mà chỉ đến khu vườn. Và khi người làm vườn thấy nó bị quyến rũ bởi đám cỏ dính mật ong, anh ta đã xuất hiện đúng lúc.
 
Trong vài ngày, con linh dương chạy đi khi nhìn thấy anh ta. Nhưng sau khi nhìn thấy anh ta nhiều lần, nó đã tự tin hơn và dần dần ăn cỏ từ tay người làm vườn. Và khi người làm vườn thấy con linh dương đã tự tin hơn, anh ta rải cành cây dày đặc trên con đường dẫn đến cung điện như thể anh ta đang phủ thảm, treo một bầu mật ong trên vai, mang một bó cỏ ở thắt lưng, rồi tiếp tục rắc cỏ dính mật ong trước mặt con linh dương cho đến khi anh ta dẫn nó vào trong cung điện.
 
Ngay khi con linh dương vào trong, họ đóng cửa lại. Con linh dương, nhìn thấy nhiều người, bắt đầu run rẩy vì sợ chết, và chạy khắp nơi trong đại sảnh.
 
Nhà vua bước xuống từ phòng trên của mình, và nhìn thấy sinh vật đang run rẩy, nói: "Bản chất của một con linh dương là như vậy, rằng nó sẽ không đi đến một nơi mà nó đã nhìn thấy người trong một tuần sau đó, cũng như không sống lâu ở một nơi mà nó đã sợ hãi. Tuy nhiên, con này, với tính cách như vậy, và chỉ quen với rừng rậm, giờ đây, bị ràng buộc bởi tham muốn vị giác, đã đến đúng nơi như vậy. Thật vậy, không có gì tồi tệ hơn tham muốn vị giác này trên thế giới!"

Và rồi nhà vua đã chỉ ra mối nguy hiểm của lòng tham, ngài để con linh dương quay trở lại khu rừng.

... ... ...

Story 19:
HOW THE ANTELOPE WAS CAUGHT
 
Once upon a time the King of Benares had a gardener named Sanjaya. Now, a swift antelope who had come to the garden took to flight as soon as it saw Sanjaya. But Sanjaya did not frighten it away; and when it had come again and again it began to walk about in the garden. And day by day the gardener used to pluck the various fruits and flowers in the garden and take them away to the King.

Now, one day the King asked him: “I say, friend gardener, is there anything strange in the garden so far as you’ve noticed?”

“I’ve noticed nothing, O King, save that an antelope is in the habit of coming and wandering about there. That I often see.”

“But could you catch it?”

“If I had a little honey I could bring it right inside the palace here!”

The King gave him the honey; and he took it, went to the garden, smeared it on the grass at the spot the antelope frequented, and hid himself. When the deer came and had eaten the honey-smeared grass, it was bound with the lust of taste; and from that time went nowhere else, but came exclusively to the garden. And as the gardener saw that it was allured by the honey-smeared grass, he in due course showed himself. For a few days the antelope took to flight on seeing him. But after seeing him again and again it acquired confidence, and gradually came to eat grass from the gardener’s hand. And when the gardener saw that its confidence was gained, he strewed the path right up to the palace as thick with branches as if he were covering it with mats, hung a gourdful of honey over his shoulder, carried a bundle of grass at his waist, and then kept sprinkling honey-smeared grass in front of the antelope till he led him within the palace.

As soon as the deer had got inside, they shut the door. The antelope, seeing men, began to tremble and quake with the fear of death, and ran hither and thither about the hall. The King came down from his upper chamber, and, seeing the trembling creature, said: “Such is the nature of an antelope, that it will not go for a week afterwards to a place where it has seen men, nor its life long to a place where it has been frightened. Yet this one, with just such a disposition, and accustomed only to the jungle, has now, bound by the lust of taste, come to just such a place. Verily, there is nothing worse in the world than this lust of taste!”

And when in other words he had shown the danger of greed, he let the antelope go back to the forest.

.... o ....

Truyện 20:
CON NAI BANYAN
 
Vào một thời rất xưa, Bồ Tát đã tái sinh làm một con nai. Khi mới sinh ra, ngài có màu vàng; đôi mắt như những viên ngọc tròn; sừng trắng như bạc; miệng đỏ như một chùm hoa kamala; móng  sáng và cứng như đồ sơn mài; đuôi thanh mảnh như đuôi bò Tây Tạng; và thân hình to lớn như ngựa con.

Ngài sống trong rừng với một đàn nai gồm năm trăm con, dưới cái tên Vua của loài Nai Banyan; và không xa ngài có một con nai khác, vàng như ngài, dưới cái tên Nai Khỉ, với một đàn nai cũng vậy.
 
Vua của đất nước đó rất thích săn bắn, không bao giờ ăn mà không có thịt, và thường triệu tập tất cả người dân thị trấn đi săn mỗi ngày, như thế làm hỏng công việc thường ngày của họ. Người dân nghĩ rằng, "Vị vua này sẽ chấm dứt mọi công việc của chúng ta. Giả sử chúng ta xây một công viên, cung cấp thức ăn và nước uống cho hươu nai. Sau đó, chúng ta sẽ lùa chúng vào công viên, đóng cửa và giao chúng cho nhà vua."
 
Họ đã làm như vậy, bao quanh chính nơi mà Nai Banyan và Nai Khỉ đang sống. Khi nhà vua nghe thấy điều này, ông đã đến công viên, và nhìn thấy hai con nai màu vàng ở đó, ông đã tha mạng sống hai nai vàng. Nhưng kể từ đó, vua sẽ tự mình đi bắn con nai và mang nó về nhà. Đôi khi, người đầu bếp của  sẽ đi và bắn một con. Con nai, ngay khi nhìn thấy mũi tên, sẽ run rẩy vì sợ Chết và bỏ chạy; nhưng khi chúng bị bắn một hoặc hai mũi tên, chúng trở nên mệt mỏi hoặc bị thương và rồi bị giết.
 
Và đàn nai đã nói với Nai Banyan, vị này đã tìm Nai Khỉ và nói: "Bạn ơi, hầu hết các con nai đang bị tiêu diệt. Bây giờ, mặc dù chúng chắc chắn phải chết, nhưng từ nay trở đi, đừng để chúng bị thương bởi những mũi tên. Hãy để những con nai thay phiên nhau đến nơi bị hành quyết. Và luân phiên, một ngày để số phận rơi vào đàn của tôi, và ngày hôm sau rơi vào đàn của bạn."
 
Vị này đồng ý, và từ đó các con nai khi đến lượt mình sẽ đi xuống và nằm xuống sau khi đặt cổ mình lên thớt hành quyết. Và người đầu bếp thường đến và mang con nai mà ông thấy nằm ở đó đi.

Nhưng một ngày nọ, tới phiên một con nai đực trong đàn của Nai Khỉ đang mang thai. Nai này đến gặp Nai Khỉ và nói: “Thưa Ngài! Tôi đang mang thai. Xin cho tôi sinh con đã, rồi cả hai chúng tôi sẽ đến lượt mình. Xin hãy ra lệnh cho lượt này  qua tôi.”

Nai Khỉ nói, “Ta không thể để số phận của ngươi chuyển vào nai khác. Ngươi biết rõ số phận đã rơi vào tay ngươi. Hãy đi đi!” Không nhận được sự giúp đỡ nào từ Nai Khỉ, cô nai mang bầu đến gặp Bồ Tát và kể lại sự việc. Nai Banyan lặng lẽ lắng nghe và nói: “Thôi được! Ngươi hãy quay lại đi. Ta sẽ thay ngươi làm phần việc của mình.” Và Nai Banyan tự mình đi đến và đặt đầu mình lên thớt hành quyết.

Người đầu bếp, nhìn thấy Nai Banyan, kêu lên: “Vua Nai, người đã được hứa sẽ được tha mạng, sao lại nằm ở nơi hành quyết. Điều đó có nghĩa là gì?” Và đầu bếp vội vã đi đến và kể lại cho nhà vua.
 
Nhà vua vừa nghe thấy thế liền lên xe ngựa và cùng đoàn tùy tùng đông đảo tiến đến nơi. Nhìn thấy Bồ Tát, Vua nói: “Hỡi bạn của ta, Vua Nai Banyan! Ta đã ban mạng sống cho ngươi. Tại sao ngươi lại nằm đây?”

“Ôi Đức Vua vĩ đại! Một con nai cái có thai đến và nói với tôi rằng số phận đã rơi vào tay nó. Bây giờ tôi không thể yêu cầu nai khác thế mạng nó, vì vậy tôi muốn hy sinh mạng sống của mình vì nó, và nằm xuống. Đừng nghi ngờ gì nữa, hỡi Đức Vua vĩ đại!”
 
“Ôi ngài ơi, Vua Nai lông vàng! Ta chưa từng thấy, ngay cả trong loài người, một người nào đầy lòng kham nhẫn, lòng từ bi và lòng trắc ẩn như vậy. Ta hài lòng với ngài trong vấn đề này! Hãy đứng lên. Ta ban mạng sống của các người, cho cả ngài và cho cô nai kia!”

“Nhưng mặc dù chúng tôi được an toàn, những nai còn lại sẽ bị làm gì, hỡi Vua của loài người?”
“Vậy thì ta ban mạng sống cho cả những nai còn lại, thưa Ngài.”
“Vậy thì, thưa Đức Vua vĩ đại, những con nai trong công viên sẽ được an toàn, nhưng các nai  khác sẽ ra sao?”
“Chúng cũng sẽ không bị quấy rối.”

“Thưa Đại vương! Mặc dù loài nai sống an toàn, nhưng những loài bốn chân còn lại sẽ bị làm gì?”
“Chúng cũng sẽ không còn bị sợ hãi.”
“Thưa Đại vương, mặc dù loài bốn chân được an toàn, nhưng đàn chim sẽ bị làm gì?”
“Được thôi, ta cũng ban cho chúng ân huệ an toàn đó.”
 
“Thưa Đại vương! Khi đó, các loài chim sẽ được bình an; nhưng còn các loài cá sống dưới nước thì sao?”
“Chúng cũng sẽ được bình an.”
Sau đó, Bồ Tát đã nói với Đức Vua hãy từ bi cho tất cả các loài sinh vật. Ngài nói: “Hãy bước đi trong sự công chính, hỡi Đại vương! Khi thực hiện công lý với cha mẹ, với người dân thị trấn và nông dân, khi thân xác của ngài tan rã, ngài sẽ bước vào thế giới hạnh phúc của cõi Trời.”

...

Con nai cái sinh ra một đứa con trai đẹp như nụ hoa; và nó đi chơi với đàn của Nai Khỉ. Nhưng khi mẹ nó thấy vậy, nai  nói, "Con trai của ta, từ nay về sau đừng đi cùng nó nữa. Con hãy ở trong đàn của Nai Banyan".

Sau đó, đàn nai, an toàn về tính mạng, bắt đầu ăn mùa màng của người. Và những người đàn ông không dám đánh chúng hay đuổi chúng đi, nhớ lại cách chúng được ban cho mạng sống an toàn. Vì vậy, họ đã gặp nhau trước cung điện của nhà vua và kể lại sự việc với nhà vua.

"Khi ta rất hài lòng, ta đã ban cho thủ lĩnh đàn Nai Banyan một ân huệ", Vua nói. "Ta có thể từ bỏ vương quốc của mình nhưng không được từ bỏ lời thề của mình! Cút đi! Không một người đàn ông nào trong vương quốc của ta được phép làm hại nai".
 
Khi Vua Nai Banyan nghe vậy, mới tập hợp đàn nai lại và nói: “Từ nay trở đi, các người không được phép ăn mùa màng của người khác.” Và cấm họ như vậy, ông đã gửi một thông điệp cho những người đàn ông: “Từ nay trở đi, những người nông dân không được dựng hàng rào để bảo vệ mùa màng của họ: nhưng hãy buộc lá xung quanh mép cánh đồng như một dấu hiệu.”

Từ thời điểm đó, họ nói, dấu hiệu buộc lá đã được nhìn thấy trên các cánh đồng, và từ thời điểm đó không một con nai nào vượt qua nó: vì đó là lời chỉ dẫn mà họ nhận được từ Bồ Tát Vua loài nai.

Và Bồ Tát tiếp tục cuộc sống của mình để chỉ dẫn cho đàn nai, và rồi qua đời cùng với đàn nai của mình, theo những thiện nghiệp của mình.

... ... ...

Story 20:
THE BANYAN DEER
 
Long ago the Bodisat came to life as a deer. When he was born he was of a golden color; his eyes were like round jewels; his horns were white as silver; his mouth was red as a cluster of kamala flowers; his hoofs were as bright and hard as lacquer-work; his tail as fine as the tail of a Thibetan ox; and his body as large in size as a foal’s.

He lived in the forest with an attendant herd of five hundred deer, under the name of the King of the Banyan Deer; and not far from him there dwelt another deer, golden as he, under the name of the Monkey Deer, with a like attendant herd.

The King of that country was devoted to hunting, never ate without meat, and used to summon all the townspeople to go hunting every day to the destruction of their ordinary work. The people thought, “This King puts an end to all our work. Suppose we make a park, provide food and drink for the deer. Then we will drive them into the park, close the entrance and deliver them to the King.”

This they did, surrounding the very place where the Banyan Deer and the Monkey Deer were living. When the King heard this, he went to the park, and seeing there the two golden-colored deer, he granted them their lives. But henceforth he would go himself to shoot the deer and bring it home. Sometimes his cook would go and shoot one. The deer, as soon as they saw the bow, would quake with fear of Death, and run away; but when they had been hit once or twice, they became weary or wounded and were killed. And the herd told their King, who sent for the Monkey Deer and said: “Friend, almost all the Deer are being destroyed. Now, though they certainly must die, yet henceforth let them not be wounded with arrows. Let the deer take it by turns to go to the place of execution. One day let the lot fall on my herd, and the next day on yours.”

He agreed, and thenceforth the deer whose turn it was used to go down and lie down after placing his neck on the block of execution. And the cook used to come and carry off the one he found lying there.

But one day the lot fell upon a roe in the Monkey Deer who was with young. She went to the Monkey Deer and said: “Lord! I am with young. When I have brought forth my son, we will both take our turn. Order the bows to pass me by.”

“I cannot make your lot,” said he, “fall upon the others. You know well enough it has fallen upon you. Go away!” Receiving no help from him, she went to the Bodisat and told him the matter. He listened to her quietly and said: “Be it so! Do you go back. I will relieve you of your turn.” And he went himself and laid his head on the block of execution.

The cook, seeing him, exclaimed: “The King of the Deer whose life was promised to him is lying in the place of execution. What does it mean?” And he went hastily, and told the King.

The King no sooner heard it than he mounted his chariot and proceeded with a great retinue to the place, and beholding the Bodisat, said: “My friend, the King of the Deer! Did I not grant you your life? Why are you lying here?”

“O great King! A roe with young came and told me that the lot had fallen upon her. Now I could not ask another to take her place, so I, giving my life for her, have lain down. Harbor no further suspicion, O great King!”

“My Lord, the golden-colored King of the Deer! I never yet saw, even among men, one so full of forbearance, kindness and compassion. I am pleased with thee in this matter! Rise up. I grant your lives, both to you and to her!”

“But though we be safe, what shall the rest do, O King of men?”

“Then I grant their lives to the rest, my Lord.”

“Thus, then, great King, the deer in the park will have gained security, but what will the others do?”

“They also shall not be molested.”

“Great King! even though the deer dwell secure, what shall the rest of the four-footed creatures do?”

“They shall also be free from fear.”

“Great King, even though the quadrupeds are in safety, what shall the flock of birds do?”

“Well, I grant the same boon to them.”

“Great King! the birds then will obtain peace; but what of the fish who dwell in the water?”

“They shall have peace as well.”

Then the Great Being having interceded with the King for all creatures, said:

“Walk in righteousness, O great King! Doing justice to fathers and mothers, to townsmen and landsmen, you shall enter, when your body is dissolved, the happy world of Heaven.”
 
...

The roe gave birth to a son as beautiful as buds of flowers; and he went to playing about with the Monkey Deer’s herd. But when its mother saw that, she said, “My son, henceforth go not in his company. You may keep to the Banyan Deer’s herd.”

Now after that, the deer, secure of their lives, began to eat men’s crops. And the men dared not strike them or drive them away, recollecting how it had been granted to them that they should dwell secure. So they met together in front of the King’s palace, and told the matter to the King.

“When I was well pleased, I granted to the leader of the Banyan herd a boon,” said he. “I may give up my kingdom but not my oaths! Begone with you! Not a man in my kingdom shall be allowed to hurt the deer.”

When the Banyan King heard that, he assembled his herd, and said:

“Henceforth you are not allowed to eat other people’s crops.” And so forbidding them, he sent a message to the men: “Henceforth let the husbandmen put up no fence to guard their crops: but let them tie leaves round the edge of the field as a sign.”

From that time, they say, the sign of the tying of the leaves was seen in the fields, and from that time not a single deer trespassed beyond it: for such was the instruction they received from (their King) the Bodisat.

And the Bodisat continued thus his life long to instruct the deer, and passed away with his herd, according to his deeds.
.
SOURCE: Eastern Stories and Legends, By Marie L. Shedlock
Publisher: E. P. Dutton & Company, 1920
https://www.gutenberg.org/ebooks/57380
.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
16/03/202512:19:00
Thương hại thay đất nước không được biết | Ngôn ngữ nào ngoài ngôn ngữ mình | Văn hoá nào ngoài văn hoá mình | Thương hại thay đất nước mỗi hơi thở là tiền | Ngủ giấc mê của kẻ quá no nê
02/03/202508:15:00
Có rất nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng giữ năm giới là đủ tốt rồi, không cần gì hơn. Thực tế là chưa đủ. Có rất nhiều người nghĩ rằng họ làm thiện, nói lời thiện, suy nghĩ thiện thế là đủ. Thực tế là chưa đủ. / Many of us believe that adhering to the five precepts suffices and requires no further action. In reality, it is not enough. There are many people who think that doing good deeds, speaking good words, and having good thoughts is enough. In reality, it is not enough.
01/03/202520:47:00
Khi chúng ta đọc Kinh Phật, thường gặp những hình ảnh nói về sự chói sáng. Có Kinh nói rằng, nguồn của ánh sáng là Đức Phật, sáng hơn cả mặt trời và mặt trăng/ When we read the Buddhist scriptures, we frequently encounter imagery of radiance. One sutra states that the source of light is the Buddha, who is brighter than both the sun and the moon
28/02/202518:30:00
Las Vegas, NV – Một nhóm tình nguyện viên tận tâm gồm 33 trưởng Hướng đạo và thành viên cộng đồng từ khắp cộng đồng người Mỹ gốc Việt đã triệu tập tại Las Vegas, Nevada để thảo luận về việc tăng cường hỗ trợ giới trẻ qua chương trình Hướng Đạo.
22/02/202508:51:00
GHI CHÚ CỦA NGUYÊN GIÁC: Tác giả Marie L. Shedlock (1854–1935) viết sách này, tuyển tập 30 truyện ngắn, là phóng tác theo các truyện bản sanh của Đức Phật, trừ truyện cuối cùng là truyện của nàng Kisāgotamī ẵm xác con xin Đức Phật Thích Ca cứu mạng con để rồi bà trở thành một Trưởng Lão Ni. Sách này có nhan đề tiếng Anh là "Eastern Stories and Legends" -- "Truyện và Huyền Thoại Phương Đông." Sách này được miễn tác quyền, theo luật pháp Hoa Kỳ.
21/02/202519:41:00
Một thời rất xưa, khi Đức Phật còn là Bồ Tát, đã tái sinh trong một gia đình Bà la môn và được gọi là Dhamapala, nghĩa là Người giữ luật.
19/02/202514:07:00
Một tiền thân của Đức Phật là Vua của loài khỉ. Ngài sống cùng đàn khỉ 80.000 con trong một khu rừng rậm, gần một hồ nước. Trong hồ này có một con quỷ dữ thường ăn thịt tất cả những ai xuống nước. Đức Bồ Tát nói với thần dân của mình: "Các bạn của ta ơi, trong khu rừng này có những cây bị đầu độc và những hồ nước bị quỷ dữ ám ảnh. Đừng ăn trái cây và đừng uống nước mà các bạn chưa nếm thử mà không hỏi ý kiến ta".
18/02/202511:12:00
Vào một thời rất xưa, một tiền thân của Đức Phật là một thương gia tên là Vissaya (và được ban tặng danh hiệu Năm Đức Hạnh), ngài rất rộng rãi và thích bố thí. Ngài cho xây các hội trường bố thí tại bốn cổng thành, ngay trung tâm thành phố
18/02/202511:07:00
Và rồi Bồ Tát (tiền thân Đức Phật Thích Ca) tái sinh thành một con Sư tử. Cũng như ngài đã giúp đỡ đồng loại của mình, giờ đây ngài bắt đầu giúp đỡ đồng loại của mình, và có rất nhiều việc phải làm. Ví dụ, có một cô Thỏ nhỏ bé hay lo lắng, luôn sợ rằng
13/02/202509:44:00
hãy nhìn mà xem họ đề cử nhau, chức bộ trưởng gì đó, bộ gì gì đó...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.