Hôm nay,  

Ngô Thì Nhậm: Phật Dạy Hãy Giết Ba Mẹ

08/02/202505:30:00(Xem: 1971)
blank
 
Ngô Thì Nhậm: Phật Dạy Hãy Giết Ba Mẹ  

Nguyên Giác


Tại sao Ngô Thì Nhậm (1746-1803) đã từng viết rằng Đức Phật dạy phải giết cha, giết mẹ, và giết các nhà sư? Đó là một thắc mắc của viên quan Bùi Dương Lịch, cũng là một người bạn học đồng thời, nêu lên trong một lá thư gửi Ngô Thì Nhậm, người và một vài Thiền sư khác đã viết chung một tác phẩm Thiền học nhan đề Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh, xuất bản lần đầu vào năm 1796.

Ngô Thì Nhậm là một vị tướng cầm quân, đồng thời cũng là một học giả uyên bác cả về Nho học và Phật học, cuối đời đã vào chùa, có tên là Hải Lượng Thiền Sư, được tôn xưng là vị Tổ thứ 4 của Dòng Thiền Trúc Lâm.

Có một điểm ghi nhận: Phan Huy Ích là bạn học đồng thời, và là người được Ngô Thì Nhậm mời viết Lời đề tựa của Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh. Nhưng câu hỏi của Bùi Dương Lịch trong lá thư gửi Ngô Thì Nhậm được ghi trong Lời Giới Thiệu viết năm 2005 của nhóm dịch và giới thiệu sách Ngô Thì Nhậm Toàn Tập - Tập V, ấn hành năm 2006 tại Hà Nội.  

Trước tiên, nơi đây người viết xin gửi lời cảm ơn Luật sư Phan Huy Đạt đã gửi tặng ấn bản PDF của sách Ngô Thì Nhậm Toàn Tập - Tập V, trong đó có Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh. Phan Huy Đạt là hậu duệ nhiều đời, phía nội là Phan Huy Ích và phía ngoại là Ngô Thì Nhậm. Và khi đọc ấn bản này, cũng là cơ duyên để suy nghĩ về lời Phật dạy hãy giết cha, giết mẹ và giết tăng đoàn.
.
Trong Kinh Lăng Già, bản Việt dịch của Thầy Thích Duy Lực, nơi quyển thứ 3 có những lời Đức Phật dạy ngài Đại Huệ như sau:

"- Đại Huệ! Nói GIẾT CHA MẸ ở đây là ám chỉ hai thứ căn bản của sự thọ sanh, do tham ái làm mẹ, vô minh làm cha, đoạn dứt hai thứ căn bản ấy, gọi là giết cha mẹ.

- Thế nào là HẠI LA HÁN? Dụ như con chuột bị độc chết, thì những tai hại do con chuột gây ra đều chẳng sanh khởi nữa, cũng như các pháp phiền não tập khí cứu cánh đoạn dứt, gọi là hại La Hán.

- Thế nào là PHÁ HÒA HỢP TĂNG? Là nói các tướng tập khí phiền não khác nhau của ngũ ấm hòa hợp tích tụ, tất cả đều được đoạn dứt, gọi là phá hòa hợp Tăng."
.
Ngôn ngữ biểu tượng cũng thường được Thiền Tông sử dụng. Điển hình như trong Bá Trượng Ngữ Lục, bản Việt dịch của Thầy Thích Duy Lực, có ghi lại chuyện sau đây:

Có một tăng vừa khóc vừa đi vào pháp đường. Sư Bá Trượng nói: "Làm sao vậy?"
Tăng ấy nói: "Cha mẹ đều mất, xin thầy chọn ngày cho."
Sư Bá Trượng nói: "Ngày mai đến đây, ta chôn cùng một lượt."

Như thế, nhà sư đã trình với Thiền sư Bá Trượng rằng nhà sư đã cắt đứt tất cả những phiền não rồi. Ngài Bá Trượng trả lời cũng có ý rằng nhà sư kia kể như cũng đã đoạn tận hạt giống tái sinh.
.
Trong Thiền Tông cũng dùng hình ảnh một người tập thiền nhiều năm, lên tới đỉnh cây sào dài trăm trượng thì lúc đó cần bước thêm một bước, để thấy tâm không còn vướng bận bất cứ gì nữa. Hình ảnh của người đã thường trực thiền định trong giải thoát còn được gọi là người đã giết tất cả những ngũ uẩn của ba thời quá khứ, hiện tại và vị lai.

Trong Kinh AN 11.9 Sutta, bản dịch của Thầy Thích Minh Châu cũng ghi lời Đức Phật dạy về người tu siêu xuất như sau:

"Thiền tư như vậy, này Sandha là người đã hiền thiện thuần thục, vị ấy Thiền tư không y chỉ vào đất, Thiền tư không y chỉ vào nước, Thiền tư không y chỉ vào lửa, Thiền tư không y chỉ vào gió, Thiền tư không y chỉ vào Không vô biên xứ, Thiền tư không y chỉ vào Thức vô biên xứ, Thiền tư không y chỉ vào Vô sở hữu xứ, Thiền tư không y chỉ vào Phi tưởng phi phi tưởng xứ, Thiền tư không y chỉ vào thế giới này, Thiền tư không y chỉ vào thế giới sau. Phàm cái gì được thấy, được nghe, được cảm giác, được thức tri, được đạt đến, được tầm cầu, được ý suy tư, Thiền tư không y chỉ vào cái ấy. Tuy vậy vẫn có Thiền tư."

Không y chỉ vào bất cứ gì nữa. Còn có nghĩa là, theo ngôn ngữ Thiền là Vô Vị Chân Nhân.

.... o ....

blank
 
Ngô Thì Nhậm: Buddha stated that you should kill your mother and father

Written and translated by Nguyên Giác


Why did Ngô Thì Nhậm (1746-1803) once assert that the Buddha taught a good practitioner to kill one's father, mother, and monastics? This question was posed by the mandarin Bùi Dương Lịch, a concurrent scholar, in a letter to Ngô Thì Nhậm. Along with several other Zen masters, Ngô Thì Nhậm co-wrote a Zen text titled Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh, which was first published in 1796.
 

Ngô Thì Nhậm was a military general and a scholar of both Confucianism and Buddhism. Near the end of his life, he entered a temple and was given the title Hải Lượng Zen Master. He was honored as the fourth Patriarch of the Trúc Lâm Zen Sect.
 
There is an important point to note: Phan Huy Ích was a concurrent scholar who was invited by Ngô Thì Nhậm to write the preface for Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh. Bùi Dương Lịch's question, which was sent to Ngô Thì Nhậm in a letter, is recorded in the introduction written in 2005 by the translation and introduction team for the book Ngô Thì Nhậm Toàn Tập - Tập V (Ngô Thì Nhậm Complete Works - Volume V), published in 2006 in Hanoi.
 
First and foremost, the author would like to express gratitude to Lawyer Phan Huy Đạt for providing the PDF edition of the book Ngô Thì Nhậm Toàn Tập - Tập V, which includes Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh. Phan Huy Đạt is a descendant of a long lineage, with Phan Huy Ích on the paternal side and Ngô Thì Nhậm on the maternal side. Reading this edition has also prompted me to reflect on the Buddha's teachings regarding the concepts of killing one's father, mother, and the Sangha.
 
In the Lankavatara Sutra, volume 3 contains the following teachings of the Buddha to Bodhisattva Đại Huệ:
 
"-- Đại Huệ! The phrase KILLING MOTHER AND FATHER refers to killing the two fundamental causes of birth: desire, represented as the mother, and ignorance, represented as the father. We refer to the severing of these two fundamental causes as "killing the mother and father."

"-- What does the phrase HARMING AN ARHAT mean? For instance, if a mouse is poisoned to death, the suffering caused by the mouse ceases, and the afflictions and habits of the mind are ultimately severed. We refer to this action as harming an Arhat.

"-- What does it mean to BREAK THE HARMONY OF THE SANGHA? It refers to the severing of the various afflictive habits associated with the five aggregates that have accumulated together. This process is known as breaking the harmony of the Sangha." (Translated into English by Nguyên Giác from the Vietnamese version of Zen Master Thích Duy Lực.)
 
Zen frequently uses symbolic language. For instance, in the Bá Trượng Ngữ Lục (Extensive Record of Pai-Chang), the Vietnamese translation by Master Thích Duy Lực, the following story is documented:
 
There was a monk who entered the Dharma hall in tears. Zen Master Bá Trượng asked, "What's going on?"
The monk said, "Both parents have passed away; please choose a day."
Zen Master Bá Trượng said, "Come here tomorrow; I will bury them together."
 
Thus, the monk reported to Zen Master Bá Trượng that he had severed all afflictions. Master Bá Trượng's response indicated that the monk had also eliminated the seed of rebirth.
 
In Zen Buddhism, there is an image of a person who has practiced meditation for many years, reaching the top of a hundred-foot pole. This individual must take one more step to realize that the mind is no longer entangled with anything. A person who has consistently meditated in liberation is also referred to as someone who has transcended the five aggregates across the three times: past, present, and future.
 
The AN 11.9 Sutta records the Buddha's teachings regarding the transcendent practitioner as follows:

"That’s how that fine thoroughbred person doesn’t meditate dependent on earth, water, fire, and air. They don’t meditate dependent on the dimension of infinite space, infinite consciousness, nothingness, or neither perception nor non-perception. They don’t meditate dependent on this world or the other world. They don’t meditate dependent on what is seen, heard, thought, known, attained, sought, or explored by the mind. Yet they do meditate." (Translated by Bhikkhu Sujato)

One who no longer clings to anything is often referred to, in Zen terminology, as the True Person of No Position.
..
THAM KHẢO / REFERENCE
-- Ngô Thì Nhậm: https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C3%B4_Th%C3%AC_Nh%E1%BA%ADm
-- Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh:
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C3%BAc_L%C3%A2m_t%C3%B4ng_ch%E1%BB%89_nguy%C3%AAn_thanh
-- Kinh Lăng Già, Thích Duy Lực: https://thuvienhoasen.org/p16a997/quyen-thu-ba
-- Bá Trượng Ngữ Lục, Thích Duy Lực: https://thuvienhoasen.org/a7557/ba-truong-ngu-luc
-- Kinh AN 11.9 Sutta:
https://suttacentral.net/an11.9/vi/minh_chau
https://suttacentral.net/an11.9/en/sujato
.... o .....

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
20/03/202522:53:00
Ngày 11 tháng 4 năm 2025, một sự kiện đặc biệt sẽ diễn ra giữa lòng đô thị New York – một con đường mang tên “Thích Nhất Hạnh Way” chính thức được khánh thành. Từ đây, đoạn đường West 109th Street nối Riverside Drive đến Broadway sẽ mang tên vị Thiền sư hiền hòa từ Việt Nam, người suốt đời hướng dẫn thế giới về hơi thở, bước chân và an lạc giữa cuộc đời này.
16/03/202512:19:00
Thương hại thay đất nước không được biết | Ngôn ngữ nào ngoài ngôn ngữ mình | Văn hoá nào ngoài văn hoá mình | Thương hại thay đất nước mỗi hơi thở là tiền | Ngủ giấc mê của kẻ quá no nê
02/03/202508:15:00
Có rất nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng giữ năm giới là đủ tốt rồi, không cần gì hơn. Thực tế là chưa đủ. Có rất nhiều người nghĩ rằng họ làm thiện, nói lời thiện, suy nghĩ thiện thế là đủ. Thực tế là chưa đủ. / Many of us believe that adhering to the five precepts suffices and requires no further action. In reality, it is not enough. There are many people who think that doing good deeds, speaking good words, and having good thoughts is enough. In reality, it is not enough.
01/03/202520:47:00
Khi chúng ta đọc Kinh Phật, thường gặp những hình ảnh nói về sự chói sáng. Có Kinh nói rằng, nguồn của ánh sáng là Đức Phật, sáng hơn cả mặt trời và mặt trăng/ When we read the Buddhist scriptures, we frequently encounter imagery of radiance. One sutra states that the source of light is the Buddha, who is brighter than both the sun and the moon
28/02/202518:30:00
Las Vegas, NV – Một nhóm tình nguyện viên tận tâm gồm 33 trưởng Hướng đạo và thành viên cộng đồng từ khắp cộng đồng người Mỹ gốc Việt đã triệu tập tại Las Vegas, Nevada để thảo luận về việc tăng cường hỗ trợ giới trẻ qua chương trình Hướng Đạo.
22/02/202508:51:00
GHI CHÚ CỦA NGUYÊN GIÁC: Tác giả Marie L. Shedlock (1854–1935) viết sách này, tuyển tập 30 truyện ngắn, là phóng tác theo các truyện bản sanh của Đức Phật, trừ truyện cuối cùng là truyện của nàng Kisāgotamī ẵm xác con xin Đức Phật Thích Ca cứu mạng con để rồi bà trở thành một Trưởng Lão Ni. Sách này có nhan đề tiếng Anh là "Eastern Stories and Legends" -- "Truyện và Huyền Thoại Phương Đông." Sách này được miễn tác quyền, theo luật pháp Hoa Kỳ.
21/02/202519:41:00
Một thời rất xưa, khi Đức Phật còn là Bồ Tát, đã tái sinh trong một gia đình Bà la môn và được gọi là Dhamapala, nghĩa là Người giữ luật.
20/02/202511:05:00
Ngày xưa, trên bờ một hồ nước tự nhiên, có một con Diều hâu ở bờ nam, một con Diều hâu cái ở bờ tây, ở phía bắc có một con Sư tử, vua của các loài thú, ở phía đông có một con Chim ưng , vua của các loài chim, ở giữa có một con Rùa trên một hòn đảo nhỏ.
19/02/202514:07:00
Một tiền thân của Đức Phật là Vua của loài khỉ. Ngài sống cùng đàn khỉ 80.000 con trong một khu rừng rậm, gần một hồ nước. Trong hồ này có một con quỷ dữ thường ăn thịt tất cả những ai xuống nước. Đức Bồ Tát nói với thần dân của mình: "Các bạn của ta ơi, trong khu rừng này có những cây bị đầu độc và những hồ nước bị quỷ dữ ám ảnh. Đừng ăn trái cây và đừng uống nước mà các bạn chưa nếm thử mà không hỏi ý kiến ta".
18/02/202511:12:00
Vào một thời rất xưa, một tiền thân của Đức Phật là một thương gia tên là Vissaya (và được ban tặng danh hiệu Năm Đức Hạnh), ngài rất rộng rãi và thích bố thí. Ngài cho xây các hội trường bố thí tại bốn cổng thành, ngay trung tâm thành phố
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.