Hôm nay,  

Về Bài Thơ Hai Mùa Thu Của Masaoka Shiki

20/11/202407:01:00(Xem: 935)

Trần Việt Long

 

VỀ BÀI THƠ HAI MÙA THU CỦA MASAOKA SHIKI

 

 

blank

  

Sau khi tham dự Tang lễ của một người bạn đồng môn vừa qua đời ở tuổi còn tương đối trẻ, về nhà tôi lại nhớ đến bài thơ hài cú Hai Mùa Thu của Nhà thơ người Nhật Shiki diễn tả bối cảnh cùng một thời gian và cùng một nơi chốn mà có hai mùa thu khác nhau, một mùa thu của người đang nằm dưỡng bệnh ở trong nhà và một mùa thu ở thế giới bên ngoài.  

 

Nhà thơ Yosa Buson (1716-1784) là tác giả sáng tác thơ hài cú nhiều nhất nên người ta thường gán cho ông là tác giả bài thơ Hai Mùa Thu nhưng thật ra tác giả bài thơ hài cú tuyệt tác này là Nhà thơ Masaoka Shiki (1867-1902).  Văn đàn Âu Mỹ ngưỡng mộ lời thơ và ý thơ của bài thơ Hai Mùa Thu này nên có rất nhiều người đã dịch ra tiếng Anh, tiếng Pháp và nhiều ngôn ngữ khác.  Vì thế đôi khi nhiều người tưởng lầm dịch giả là tác giả; chẳng hạn như Nhà thơ người Anh Reginald H. Blyth [i] là một nhà thơ dịch thơ nhưng nhiều người tưởng lầm là tác giả vì có lẽ Blyth là người dịch sát nhất và hay nhất với hình thức hài cú cổ điển.

 

Nói đến Mùa Thu, nhất là Mùa Thu Nhật Bản với sắc thu, hương thu, vị thu, gió thu và sương thu qua hình ảnh lá Phong đỏ, hoa Cúc vàng,[ii] hoa Triêu nhan tím [iii] của đất nước ngàn hoa, nơi ngàn hoa đã mở tung cánh cửa cho ngàn thơ tung bay vào thi đàn và bầu trời văn học sử Nhật cũng như thế giới.

 

Hai Mùa Thu ( 二つの秋 ) của Masaoka Shiki là một bài thơ hài cú sâu sắc phản ánh góc nhìn đặc sắc của ông về thiên nhiên và những kinh nghiệm của ông với bệnh tật. Shiki là một trong những người hiện đại hóa thơ hài cú và đoản ca (tanka) nổi tiếng nhất ở Nhật Bản; tác phẩm của ông thường mang tính trung thực và gần gũi, biểu tả được bản chất tinh tế của cuộc sống và thiên nhiên.  Bài thơ Hai Mùa Thu được sáng tác theo tinh thần thơ hài cú chứ không theo hình thức cổ điển của thơ hài cú.

 

行く我にとゞまる汝に秋二つ [iv]

 

Nếu dịch sát thì nghĩa bị lệch nên chỉ có thể dịch thoát là (khi ly biệt) "Tôi ra đi, em ở lại, và chúng ta có hai mùa thu khác nhau," một mùa thu ở trong nhà và một mùa thu ở thế giới bên ngoài hay cùng một trời thu mà mùa thu trong lòng em và mùa thu trong lòng anh khác nhau; anh lưu luyến thiết tha, em ngậm ngùi sầu khổ.  Bài thơ hài cú này được viết trong những năm cuối đời của Shiki khi ông nằm liệt giường vì bệnh lao, và nó truyền tải cảm giác tách biệt của ông với thế giới sôi động bên ngoài, trái ngược với kinh nghiệm yên tĩnh, hạn hẹp của riêng ông về mùa thu.

 

Về mặt phong cách, hài cú của Shiki thường tránh sự ủy mị lộ liễu và thay vào đó tập trung vào việc mô tả trực tiếp môi trường và cảm xúc của ông.  Cách sáng tác của ông tập trung vào việc sử dụng ngôn ngữ đơn giản và hình ảnh rõ nét để diễn đạt những cảm xúc sâu sắc, thường để lại nhiều điều để người đọc diễn giải. Hai Mùa Thu đặc biệt ghi lại kinh nghiệm kép của ông về vẻ đẹp và sự cô lập — một là thế giới mùa thu ngoài tầm tay với của ông và một là "mùa thu" trầm lắng hơn trong thế giới của riêng ông.  Sự tương phản sâu sắc này bao hàm cả phong cách của Shiki và chiều sâu chiêm nghiệm mà ông được ca ngợi.

 

Nhiều nhà thơ đã dịch thơ bài hài cú này của Shiki dưới cùng một tiêu đề là Two Autumns.

 

Two Autumns

 

for me going

for you staying

two autumns.

[R. H. Blyth]

 

for me who go                                                            

for you who stay                                            

two autumns.                                                        

[Harold G. Henderson]      

 

I go

You stay

Two autumns.

[Robert Hass]

 

Ở đâu cũng thế, người ra đi và người ở lại bao giờ cũng có cảm quan khác nhau cho dầu trong cùng một thời điểm.

 

Trần Việt Long

San Jose, September 27, 2024

 



[i] Reginald Horace Blyth (1898-1964).

[ii] Hoa Cúc vàng được gọi là Cúc đại đóa (chrysanthemum), và hoa Cúc dại được gọi là hoa Xuyến chi (daisy).

[iii] Hoa Triêu nhan tím (purple morning glory).

[iv] Graceguts. Buson or Shiki: The True Authorship of the “Two Autumns” Poem.

   https://www.graceguts.com/essays/buson-or-shiki-two-autumns.

 

…. o ….

 

 

ENGLISH VERSON:

 

 

TWO AUTUMNS

 

 

After attending the funeral of a fellow alumnus who passed away at a young age, I was reminded of Masaoka Shiki’s poignant haiku, "Two Autumns." This poem beautifully contrasts two distinct autumns occurring simultaneously -- one experienced in solitude at home and the other unfolding in the vibrant world outside.

 

While many attribute this haiku to Yosa Buson, the renowned poet of the Edo period, it is Shiki (1867-1902) who crafted this masterpiece. The literary circles in Europe and America have long admired the depth and imagery of "Two Autumns," leading to numerous translations in English, French, and other languages. This sometimes causes confusion, with translators like Reginald H. Blyth[iv] being mistaken for Shiki himself, given his skillful renditions of classical haiku.

 

Reflecting on autumn, particularly in Japan, evokes a rich tapestry of colors, scents, and experiences. The imagery of red maple leaves, yellow chrysanthemums[iv], and purple morning glories paints a landscape where the beauty of nature inspires countless poems, enriched by the essence of Japanese literature.

 

Masaoka Shiki's "Two Autumns" (二つの秋) encapsulates a profound meditation on nature and the personal struggle of illness. As one of the modernizers of haiku and tanka, his work is characterized by an honest intimacy that reveals life's subtle intricacies. The poem, beyond the limits of its classical form, conveys a deep sense of parting and solitude:

 

行く我にとゞまる汝に秋二つ [iv]

 

While translating this haiku risks losing its depth, it can be loosely interpreted as, "I leave, you stay, and we have two different autumns." This reflects the separation not only of physical spaces but also of emotional landscapes -- the contrasting autumns of one's heart. Written during the final years of Shiki's life as he battled tuberculosis, the poem vividly captures his feeling of detachment from the lively world around him, juxtaposed with his quiet experience of the season.

 

Shiki’s style avoids overt sentimentality, instead relying on clear imagery and straightforward language to evoke deep emotions, leaving much to the reader’s interpretation.  "Two Autumns" poignantly encapsulates his dual experience of beauty and isolation -- one autumn extending just beyond his reach, while the other embodies the quieter reality of his immediate surroundings. This juxtaposition is a hallmark of Shiki’s contemplative style, earning him lasting recognition.

 

Numerous poets have translated this haiku poem by Shiki, all under the title "Two Autumns":

 

Two Autumns

 

For me going  

for you staying  

two autumns.  

[R. H. Blyth]

 

For me who goes  

for you who stays  

two autumns.  

[Harold G. Henderson]

 

I go  

You stay  

Two autumns.  

[Robert Hass]

 

Wherever one goes, the feelings of those who leave and those who stay are always distinct, even in the same moment.

 

Tran Viet Long

San Jose, September 2024

 

 



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
02/12/202408:13:00
Suy nghĩ từ góc độ đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh như vậy sẽ làm thay đổi cái nhìn của người thầy thuốc về bệnh nhân trong quá trình điều trị. Cả người bệnh khi hiểu rõ chất lượng cuộc sống là do mình quyết định cũng sẽ không chỉ biết lệ thuộc vào thầy, vào thuốc, vào xét nghiệm mà còn biết tăng cường sức khỏe, nâng cao sức khỏe của chính mình
28/11/202411:23:00
Khi đứa trẻ chào đời, tất cả vũ khí trong thành phố Savatthi đột nhiên lấp lánh. Vào buổi sáng, vị Bà-la-môn đến cung điện như thường lệ. Nhà vua nói đêm qua vua mất ngủ, vì thấy vũ khí lấp lánh sáng. Vị Bà La Môn nói có lẽ đứa con mới sinh của ông đã ảnh hưởng, làm vũ khí lấp lánh, nhưng tử vi cho thấy đứa trẻ sẽ sống đơn độc. Vua nói, hãy nuôi giáo dục đứa trẻ đúng cách để thiện hóa đứa trẻ.
27/11/202407:44:00
Thế rồi khi dấn bước vào đời ta đã quên bài học ngày xưa đó, mãi mê tìm kiếm một búp sen vàng sen bạc rực rỡ hào quang ở tận chân trời góc biển giữa muôn hồng ngàn tía... Cho đến một hôm giật mình ngó lại: thì ra cái “Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng” của đoá sen kia rốt cuộc cũng chỉ là « Nhị vàng bông trắng lá xanh » đó thôi. Chẳng thêm chẳng bớt! Trong đầm sen thoảng mùi bùn đất quê hương đó, đóa sen vẫn xòe ra rồi khép lại. Khép lại rồi xòe ra. Từ nghìn xưa cũ. Chẳng sinh chẳng diệt! Đóa sen của thiên thu vẫn lung linh giữa gió và nước, như tủm tỉm cười, tỏa ngát hương thơm…
15/11/202408:00:00
Đức Phật nói với ngài Rādha như sau. Hãy quán sát rằng chính Ma đã tạo ra những gì được gọi là sắc -- nghĩa là sắc, thanh, hương, vị, xúc, và pháp -- cho dù là trong quá khứ, vị lai hay hiện tại; cho dù là trong, hoặc ngoài; cho dù là thô, hoặc tế; cho dù là tốt, hoặc xấu; cho dù là xa, hoặc gần.
13/11/202408:16:00
Lý Lạp Ông, một triết gia Trung quốc thế kỷ thứ 16 viết trong Nhàn tình ngẫu ký: “Xét cơ thể con người, chỉ có hai cơ quan không cần thiết chút nào cả mà Trời phú cho là cái miệng và cái bao tử, nguồn gốc tất cả những cái lụy của con người từ xưa tới nay. Có cái miệng với cái bao tử nên sinh kế mới hóa ra phiền phức, sinh kế phiền phức mới sinh ra những mưu mô gian trá; mưu mô gian trá mới phải đặt ra hình pháp…”
09/11/202403:10:00
Kinh Từ Bi, xuất phát từ Tạng Pali có tên là Kinh Metta Sutta, còn được gọi là Kinh Karaniya Metta, nội dung dạy tu thiền Tâm Từ, tức là lòng yêu thương vô lượng. Theo bản chú giải, duyên khởi cho Kinh Từ Bi là tích truyện một nhóm 500 vị sư sau khi nhận lời dạy từ Đức Phật đã tới một khu rừng để thiền định.
08/11/202409:17:00
Kinh sách khuyên học Phật dù một câu một chữ cũng… quý! Lục tổ Huệ Năng lúc còn gánh cũi trên rừng chỉ nghe người ta tụng câu “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” mà hoát nhiên đại ngộ. Lại nhớ chuyện một thiền sư cho đệ tử mỗi một chữ “Vô” để làm “thoại đầu” mà thiền tập…
31/10/202411:53:00
Khi Phật thành đạo, có dịp về thăm Vua cha thì La-Hầu-La đã lên bảy tuổi. Và ngay dịp đó, La Hầu La cũng xin theo Phật, xuất gia. Coi Phật đã dạy La Hầu La những gì và cách nào nhe!
28/10/202409:20:00
Phần lớn các chùa hiện nay thường thấy nơi chánh điện có tượng Phật Thích-ca đặt ở giữa, bên trái có Bồ Tát Văn-thù-sư-lợi, cưỡi sư tử, tay cầm kiếm; bên phải có Bồ Tát Phổ Hiền, cưỡi voi sáu ngà, tay cầm đóa hoa sen.
24/10/202411:46:00
Tôi học Kim Cang không ngờ cũng thấy “ghiền” như khi học Tâm Kinh Bát Nhã ngày trước. Đôi khi giật mình, đôi khi sửng sốt, đôi khi bỡ ngỡ, đôi khi chưng hửng. Các kinh sách dù có nhiều truyền bản, nhưng rõ ràng là có một sự nhất quán, xuyên suốt, chỉ khác cách tiếp cận tùy “đối tượng đích” mà cách truyền đạt khác nhau chớ nguyên lý vẫn là một. Nắm được cái cốt lõi có thể bớt hoang mang, thấy được “chỗ vào” chăng?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.