Hôn nhân đồng tính
Tâm Diệu
Đa số tiểu bang của Hoa Kỳ, hôn nhân vẫn được định nghĩa theo hiến pháp qui định là sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ. Tính cho đến tháng 5 năm 2012, chỉ có sáu tiểu bang (Connecticut, Iowa, Massachusetts, Vermont, New York và New Hampshire), và thủ đô Washington DC, đã chấp thuận hôn nhân đồng tính (giữa một người nam với một người nam hoặc giữa một người nữ với một người nữ).
Bao nhiêu năm nay, hôn nhân giữa hai người đồng tính vẫn là một trong những vấn đề chính trị nhạy cảm ở Hoa Kỳ, nhưng nay Tổng Thống Barack Obama đã công khai ủng hộ việc hai người nữ hay hai người nam có thể kết hôn với nhau. Ông là vị Tổng Thống Hoa Kỳ đầu tiên ủng hộ việc hôn nhân đồng tính. Để giải thích việc này, ông cho rằng tư duy của ông đã “tiến hóa” và quan điểm (của ông) đã mở rộng theo thời gian.
Trước sự kiện quan trọng này, Đức Hồng y Timothy Dolan, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, đã ra tuyên bố chỉ trích lập trường của Tổng thống Barack Obama về hôn nhân đồng tính.
Tuy nhiên, theo Catholic World News, ba nhà thần học hàng đầu của nước Mỹ, Paul Lakeland của trường đại học Fairfield University, Daniel Maguire của trường đại học Marquette University tại, và Frank Parella của Đại học Santa Clara - đã lên án quan điểm về “hôn nhân đồng tính” của Đức Hồng Y Dolan và Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ (tức đồng thuận với quan điểm của Tổng Thống Obama). [1]
Daniel Maguire, một cựu linh mục Dòng Tên, đã xuất tu để lập gia đình nói: "Hầu hết các nhà thần học Công giáo chấp nhận hôn nhân đồng tính và người Công giáo nói chung không có quan điểm khác biệt với những người khác về vấn đề này". Trong khi đó, nhà thần học Parella cho biết ông thấy "không tìm thấy gì trong các sách Tin Mừng" là cơ sở hướng dẫn Giáo Hội phản đối “hôn nhân đồng tính”. Và nhà thần học Lakeland nói rằng “chẳng có cơ sở thần học nào biện minh cho lập trường của các giám mục Hoa Kỳ phản đối hôn nhân đồng tính”.
Tưởng cũng nên biết, theo các tài liệu chính thức của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ thì hôn nhân không xuất phát từ Giáo Hội hay nhà nước, nhưng từ Thiên Chúa. Do đó, cả Giáo Hội lẫn nhà nước đều không có quyền thay đổi ý nghĩa và cấu trúc cơ bản của hôn nhân, “Hôn nhân đã được thiết lập bởi Thiên Chúa, là một sự kết hiệp trung tín, độc quyền và suốt đời giữa một người nam và một người nữ được kết hiệp trong một cộng đoàn mật thiết của đời sống và tình yêu.” [2] Trong Cựu ước, Thượng đế nhấn mạnh đến một ước muốn sáng tạo của Ngài rằng: “Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều…” [3] Theo Thánh kinh Cựu ước, việc truyền giống tạo ra kẻ nối dõi là việc làm có giá trị, cần được đề cao. Duy trì tình trạng không vợ chồng là điều đáng xấu hổ.
Như thế, đối với đạo Thiên Chúa giáo La Mã, giới thẩm quyền giáo hội Hoa Kỳ đã chính thức lên án hôn nhân đồng tính. Riêng ba nhà thần học nổi tiếng đều cho rằng, “chẳng có cơ sở thần học nào biện minh cho lập trường của các giám mục Hoa Kỳ phản đối ‘hôn nhân đồng tính”.
Vậy còn Phật giáo đối với vấn đề này như thế nào? Phật giáo lên án hôn nhân đồng tính? Hoàn toàn không. Đối với Phật Giáo, đạo Phật là đạo từ bi cứu khổ, bình đẳng và không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, mầu da và giới tính. Với nguyên tắc thương yêu tất cả mọi loài chúng sinh, Phật giáo không chủ trương xét xử, không chống đối hay chỉ trích (lên án) người khác, đơn thuần chỉ dựa trên tính chất của người đó, vì điều này được xem như là một sự phê phán thiên vị và không công bằng. Thật hết sức bất công khi thấy trường hợp những người đồng tính luyến ái bị xã hội loại trừ, hoặc bị trừng phạt, hoặc bị đuổi khỏi sở làm hay bị kỳ thị đối xử. Vì thế, xuyên qua những lời giảng dạy của Đức Phật, chúng ta không thấy Ngài phê phán hay lên án những người đồng tính về phương diện đạo đức.
Trong đạo Phật, có hai giới Phật Tử, Phật tử tại gia và Phật tử xuất gia.
Đối với hàng Phật Tử tại gia, hôn nhân và sinh con được xem là tích cực, nhằm xây dựng một đời sống hạnh phúc gia đình của đời này và đời sau, nhưng không có nghĩa là bắt buộc. Trong giới luật áp dụng cho hàng cư sĩ tại gia, không có điều luật hay lời khuyên nhủ nào về vấn đề kết hôn giữa những người cùng giới tính.
Đối với hàng Phật tử xuất gia, những người đã từ bỏ nếp sống gia đình, phát nguyện sống đời sống độc thân, quyết chí tu hành giải thoát khỏi sinh tử luân hồi, nên bị ràng buộc trong tổ chức Tăng đoàn qua bộ luật Tỳ Kheo. Theo bộ luật này, Dâm Dục là giới cấm đầu tiên trong bốn giới “Ba La Di” mà bất cứ vị Tỳ kheo hay Tỳ kheo ni nào phạm phải giới này đều bị trục xuất hay bị khai trừ vĩnh viễn ra khỏi cộng đồng Tăng đoàn. Dâm Dục được định nghĩa là bất cứ loại hoạt động tình dục nào, cho dù đó là cùng giới tính hay khác giới tính, kể cả với loài vật.
Có thể do nguy cơ gây xáo trộn đời sống thanh tịnh của Tăng đoàn, làm cản trở tiến trình tu tập của các thành viên, nên những người đồng tính luyến ái, trong đó bao gồm cả người ái nam ái nữ và cả loại người mà kinh điển Pali gọi là Pandakas, không được thọ giới Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni, tức là không cho vào hàng ngũ Tăng đoàn.
Tuy nhiên, Đức Dalai Lama chỉ ra rằng, những giới cấm của Phật ứng dụng tùy vào thời gian, nền văn hóa và xã hội mà con người ở đó tuân hành. Chẳng hạn, các vị Tỳ kheo mặc áo hoại sắc bởi vì vào thời điểm đó, nó phù hợp với người nghèo Ấn Độ.
Về vấn đề này Ngài kiến nghị: “Nếu đồng tính luyến ái là một phần trong các tiêu chuẩn được cộng đồng thừa nhận, thì điều đó cũng có thể được chấp nhận. Thế nhưng, không một cá nhân hay vị thầy nào có thể tự thay đổi giới luật. Tôi cũng không đủ thẩm quyền tái định nghĩa những giới điều đó bởi vì không ai có thể quyết định hay ban hành sắc lệnh”.
Ngài kết luận: “Việc xác định lại như thế chỉ được quyết định trong một hội nghị Tăng già với sự có mặt của tất cả các trường phái Phật giáo. Điều này không phải chưa từng có trong lịch sử Phật giáo khi muốn xác định lại một vấn đề, nhưng nó phải được thực hiện ở cấp độ tập thể”. Ngài nói thêm, điều đó thật hữu ích để nghiên cứu sâu hơn nguồn gốc của giới luật về đề tài tính dục. [4]
LỜI GHI THÊM
Đối với quần chúng Hoa Kỳ, lần đầu tiên trong các cuộc thăm dò dư luận của viện Gallup [5] về vấn đề hôn nhân đồng tính cho biết đa số người Mỹ (53%) vào tháng 5 năm 2011 tin rằng hôn nhân đồng tính được luật pháp công nhận là hợp lệ, với các quyền giống như cuộc hôn nhân truyền thống. Hai phần ba người Mỹ đã phản đối hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính vào năm 1996, với 27% ủng hộ. Điều này cho thấy quan điểm của người dân Hoa Kỳ đã mở rộng theo thời gian.
Riêng đối với Phật Giáo, những người tu theo đạo Phật tin rằng, mọi sự mọi vật trên thế gian là vô thường, cuộc sống nhân sinh cũng chuyển dịch biến hoá không ngừng và tuỳ theo nghiệp của mỗi chúng sinh, giới tính có thể thay đổi từ giới này sang giới khác như người nam trở thành người nữ hay ngược lại và chuyển dịch từ đời này sang đời khác.[6] Ngay cả hiện tại cũng đã có nhiều người hoặc tự mình thay đổi với sự trợ giúp của y khoa hay tự nhiên thay đổi giới tính. Dù thế nào cũng không ra ngoài nhân quả. Mỗi người đều mang trong mình cái nghiệp, nghiệp lành nghiệp dữ mình làm mình chịu, có gieo nhân tất có quả. Theo lý này, nếu một người thương yêu một người nào đó, dù cùng giới tính hay khác giới tính đều là có nhân duyên nợ nần với người đó ở quá khứ. Chính nhân duyên và nợ nần quá khứ thúc đẩy người ta tìm đến nhau và thương yêu trong hiện tại. Đó là quan hệ nhân quả bình thường. Nếu chúng ta tin tưởng vào nhân quả nghiệp báo thì chúng ta có thể chuyển đổi được nghiệp quả của mình từ xấu thành tốt, kể cả từ giới tính này sang giới tính khác bằng cách tu tập những điều mà giáo lý nhà Phật chỉ bảo, như “Làm tất cả việc lành, không làm các điều ác và tự thanh tịnh hoá tâm”.
.
Chú Thích:
[1] http://www.catholicculture.org/news/headlines/index.cfm?storyid=14278
[2] Sách Giáo Lý Công Giáo – số 1602-1605
[3] Sáng thế ký 1.22
[4] Damien Keown - Gia Quốc dịch
[5] http://www.gallup.com/poll/147662/first-time-majority-americans-favor-legal-gay-marriage.aspx
[6] Trong kinh Phật có kể lại mẫu chuyện ông Soreyya từ nam biến thành nữ và từ nữ biến thành nam, mỗi lần như vậy đều có gia đình và có con, sau đó xuất gia chứng đắc đạo quả. http://old.thuvienhoasen.org/u-noitam-04.htm hay http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-119_4-16158_5-50_6-1_17-27_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark
.
(Trích từ sách Phật Pháp Trong Đời Sống, NXB Hồng Đức, 2014)
Nguồn:
https://thuvienhoasen.org/p22a21705/11-hon-nhan-dong-tinh
.... o ....
Same-sex marriage
Author: Tâm Diệu
Translated by Nguyên Giác
In most US states, the Constitution still defines marriage as a union between a man and a woman. As of May 2012, only six states (Connecticut, Iowa, Massachusetts, Vermont, New York, and New Hampshire) and Washington, DC, had approved same-sex marriage (between two men or between two women).
For many years, gay marriage has remained one of the most contentious political issues in the United States. Currently, President Barack Obama has publicly supported the possibility of same-sex marriage. He is the first U.S. president to support same-sex marriage. To explain this, he argued that his thinking had "evolved" and that his views had broadened over time.
Regarding this important event, Cardinal Timothy Dolan, President of the United States Conference of Catholic Bishops, issued a statement criticizing President Barack Obama's stance on gay marriage.
According to Catholic World News, three prominent American theologians - Paul Lakeland of Fairfield University, Daniel Maguire of Marquette University, and Frank Parella of Santa Clara University - have criticized Cardinal Dolan and the United States Conference of Catholic Bishops for their stance on "gay marriage." That means that these three theologians agreed with President Obama's views.
Daniel Maguire, a former Jesuit priest who left the order to get married, stated, "The majority of Catholic theologians support same-sex marriage, and Catholics, in general, hold similar views to those who accept same-sex marriage."
Meanwhile, theologian Parella said he sees "nothing in the Gospels" that provides a basis for guiding the Church's opposition to same-sex marriage.
The theologian Lakeland stated that "there is no theological basis that justifies the opposition of the U.S. bishops to same-sex marriage."
It should also be known that, according to official documents of the United States Conference of Catholic Bishops, marriage is not derived from the church or the state, but from God. Therefore, neither the Church nor the state has the right to change the meaning and basic structure of marriage because "marriage has been established by God as a faithful, exclusive, and lifelong relationship between a man and a woman united in an intimate community of life and love."
In the Old Testament, God emphasized His desire for creation: "Be fruitful and multiply." According to the Old Testament, propagating and creating descendants is considered a valuable endeavor that should be emphasized. Maintaining a state of being unmarried is shameful.
Thus, in Roman Catholicism, the authorities of the US church have officially condemned same-sex marriage. Separately, three prominent theologians all stated, "There is no theological basis for the US bishops to oppose same-sex marriage."
So, how does Buddhism approach this problem? Does Buddhism condemn same-sex marriage? Absolutely not. Buddhism is a religion that promotes compassion, seeks to alleviate suffering, and advocates for equality. It does not discriminate based on race, religion, skin color, or gender. With the principle of loving all living beings, Buddhism does not advocate judging, opposing, or criticizing others simply based on their nature, as this is considered biased and unfair judgment. It is extremely unfair to witness exclusion, punishment, workplace termination, or discrimination against homosexual individuals by society. Therefore, according to Buddhist teachings, we do not see the Buddha criticizing or condemning homosexuals in terms of morality.
In Buddhism, there are two types of practitioners: lay Buddhists and monastic Buddhists.
For lay Buddhists, marriage and having children are considered positive, as they aim to establish a joyful family life in both this life and the afterlife. However, it is important to note that marriage is not mandatory. In the precepts applicable to lay people, there are no rules or advice regarding same-sex marriage.
Monastic Buddhists, who have renounced family life, take a vow of celibacy, and are committed to practicing and attaining liberation from the cycle of birth and death, it is essential to be affiliated with the Sangha organization through the Pāṭimokkha code of conduct. According to this code, sexual intercourse is the first of the four parajikas precepts. Any Bhikkhu or Bhikkhuni who violates this precept will be expelled from the Sangha community. Sexual violation is defined as any form of sexual activity, regardless of the gender or species involved.
Perhaps due to concerns about disrupting the pure lifestyle of the Sangha and impeding the progress of its members' practice, individuals who identify as homosexuals, including both androgynous individuals and those referred to as Pandakas in the Pali scriptures, are not eligible for ordination as Bhikkhu or Bhikkhuni. Consequently, they are not permitted to join the Sangha.
However, His Holiness the Dalai Lama has pointed out that the application of the Buddha's precepts depends on the time, culture, and society in which people adhere to them. For example, Bhikkhus wore colorless robes because, at that time, they were suitable for impoverished Indians.
Regarding this new issue, the Dalai Lama suggested, "If homosexuality is part of the accepted norms of the community, then it can also be accepted. However, no individual or teacher can change the precepts on their own. I also do not have the authority to redefine those precepts because no one can decide or issue decrees."
He concluded, "The redefinition of that issue can only be decided in a Sangha conference with the presence of all schools of Buddhism. This is not unprecedented in the history of Buddhism when it comes to redefining an issue, but it must be done at a collective level." It is useful, he added, to delve deeper into the origins of the precepts regarding sexuality.
ADDITIONAL NOTES
As for the American public, a majority of Americans (53%) believed, for the first time in Gallup polls on same-sex marriage in May 2011, that same-sex marriage should be allowed and recognized by law as valid, with the same rights as a traditional marriage. Two-thirds of Americans opposed the legalization of same-sex marriage in 1996, while only 27% were in favor. This demonstrates that the perspectives of the American people have progressively become more liberal over time.
As for Buddhism, practitioners believe that everything in the world is impermanent. Therefore, human life is constantly being transformed. Because gender is a component of each sentient being's karma, it is possible for gender to undergo changes, such as a man becoming a woman or vice versa, and for it to transition from one lifetime to another. Even today, there are many people who either undergo medical procedures to change their gender or experience a natural transition.
No matter how things change, everything follows the law of cause and effect. Each person carries karma within themselves. The good karma and bad karma that you have accumulated will be experienced by you, as the actions you sow will determine the outcomes you reap. According to this theory, if a person loves someone, regardless of their gender, they are believed to have a predestined relationship and a debt to that person from the past. It is circumstances and previous obligations that motivate people to connect and find love in the present. That is a normal cause-and-effect relationship. If we believe in the law of cause and effect, we can transform our karma from bad to good, and even change our circumstances, by following the teachings of Buddhism. One such teaching is to "Do all good deeds, refrain from doing evil deeds, and purify your mind."
(Excerpted from the book Live The Buddhist Teachings, Hồng Đức Publishing House, 2014)
---- The end notes in the Vietnamese version have been removed in the English version for simplicity.
.... o ....