Hôm nay,  

Kinh Nghĩa Túc: Cái Biết Qua Bờ

07/04/202508:48:00(Xem: 1159)
blank
 

Kinh Nghĩa Túc: Cái Biết Qua Bờ
 

Nguyên Giác
 

Tôi là một Phật tử, thuộc thế hệ khi mới lớn đã có nhiều cơ duyên đọc một số tác phẩm của Thầy Nhất Hạnh. Tôi cũng có vài hạnh ngộ riêng, đặc biệt cơ duyên là giao tình thân thiết từ thời 1980s với nhà sư quá cố Giác Thanh ở Virginia, người về sau trở thành trụ trì đầu tiên của Tu Viện Lộc Uyển, San Diego. Trong bài viết này, nhân dịp nửa thế kỷ sau năm 1975, xin trình bày để tạ ơn về một bản dịch của Thầy Nhất Hạnh ít người chú tâm tới.
 

Cuốn sách đó nhan đề là “Đạo Bụt Nguyên Chất - Kinh Nghĩa Túc” trong đó người ghi dịch và giảng giải là Thầy Thích Nhất Hạnh, nhà xuất bản Đạo Tràng Mai Thôn 2011. Đây không phải là một Kinh riêng lẻ. Đây là một nhóm 16 Kinh. Tương đương trong Tạng Pali là nhóm 16 Kinh trong "The Chapter of Eights" (Phẩm Tám) của nhóm Kinh Suttanipāta, trong Kinh Tiểu Bộ. Nhóm 16 Kinh này trong nhóm 32 Kinh được Đức Phật yêu cầu các học trò tụng hàng ngày, khi Đức Phật còn sinh tiền. Nhóm 16 Kinh còn lại là Phẩm Qua Bờ Bên Kia.
 

Điểm đặc biệt, rất nhiều câu trong các Kinh này đều có sức mạnh giải thoát. Kinh văn cô đọng, từng câu có thể là cẩm nang giải thoát của người xưa. Nơi đây,  xin trích vài dòng của Thầy Nhất Hạnh trong Kinh Đạo Lý Duyên Khởi (Dị Học Giác Phi Kinh) để suy nghĩ, vì đây hẳn là một trong những cội nguồn của Thiền Tông Trung Hoa và Việt Nam. Trong khi suy nghĩ, người viết đã đối chiếu với 4 bản Anh dịch Kinh Snp 4.11 của Bhikkhu Sujato, Laurence Khantipalo Mills, John D. Ireland, Thanissaro Bhikkhu.
 

Trong bản Kinh Đạo Lý Duyên Khởi (Dị Học Giác Phi Kinh), trích từ 2 bài kệ kế tiếp như sau (cuối 4 dòng phiên âm Hán-Việt, chúng ta ghi lời Thầy Nhất Hạnh giải thích kế tiếp, dưới mỗi bài kệ).
 

(Trích:)

Bài kệ 12

Tùng hà đắc xả hảo sắc

Tùng chúng ái tùng hà khởi

Sở trước tâm ninh tất tận

Đế hành tri như giải thoát

 

12. Làm thế nào để buông bỏ được sự ham muốn về danh và sắc? Vì lý do gì mà phát sinh các loại tham ái? Làm sao cho tâm đắm trước tham ái được tiêu diệt tận cùng? Phải biết và hành trì theo giáo lý (bốn) sự thật như thế nào mới có thể đạt tới giải thoát?

Bài kệ 13

Bất tưởng tưởng bất sắc tưởng

Phi vô tưởng bất hành tưởng

Nhất thiết đoạn bất trước giả

Nhân tưởng bổn hí tùy khổ

.

13. Phải lìa bỏ ý niệm về tưởng, về sắc, về cái vô tưởng và về cái bất hành tưởng. Phải đoạn trừ tất cả và không vướng mắc vào ý niệm nào. Bởi tưởng là gốc rễ của mọi hý luận đem tới nhiều đau khổ. (Hết trích)

.

Bài Kệ 12 dễ hiểu, vì là câu hỏi trình lên Đức Phật rằng: Làm thế nào để giải thoát? Làm thế nào ngừng mọi ham muốn danh-sắc, thân-tâm, tức là để không phải sinh từ luân hồi nữa? Làm thế nào xả ái dục? Làm thế nào dựa vào Tứ Thánh Đế (trong bài kệ, viết tắt là “đế” để tu giải thoát?
 

Nhưng bài Kệ 13 mới là khó hiểu, khó hành trì. Ngay cả các câu Thầy Nhất Hạnh giải thích Bài Kệ 13 cũng khó hiểu. Sau khi đối chiếu với các bản Anh dịch, có thể tóm tắt lời Thầy Nhất Hạnh giải thích lời Đức Phật cho dễ hiểu rằng người tu phải tỉnh thức trong cái Biết vô niệm thì sẽ giải thoát.

Nơi đây, chúng ta trích bản Anh dịch bài Kệ 13 của Bhikkhu Sujato, rằng Đức Phật dạy:
 

“Without normal perception

or distorted perception;

not lacking perception,

nor perceiving what has disappeared.”

.

Viết lại cho thành văn xuôi thì dễ hiểu hơn:  “Without normal perception or distorted perception; not lacking perception, nor perceiving what has disappeared.” (Việt dịch: Không phải là niệm tưởng bình thường, cũng không phải là niệm tưởng bị méo mó, cũng không phải là không có niệm tưởng, cũng không phải niệm tưởng cái đã biến mất.)
 

Chúng ta có thể viết lại Bài Kệ 13 như thế này: "Hãy lấy bất tưởng mà tưởng, hãy lấy bất sắc mà tưởng; Không phải là không có tưởng, cũng đừng khởi tâm mà tưởng."
 

Nếu viết như thế mà còn khó hiểu, thì chúng ta hãy phân biệt giữa niệm và tưởng để sẽ viết cách khác. Tưởng là perception. Niệm là think, là thought. Chữ tưởng là "nhận biết" nhưng chưa dẫn tới "hành" (lựa chọn). Thí dụ, chúng ta thấy màu xanh, màu vàng, thì biết màu xanh, màu vàng (đó là tưởng, nhận biết). Nếu sinh khởi ghét cái xấu, ưa cái đẹp, thì là trải qua hành để thành nghĩ ngợi, lựa chọn, phân biệt. Chánh niệm (mindful, mindfulness) là ý thức nhận biết nhưng không rơi vào ghét xấu, ưa đẹp; tức là, chỉ thấy như nó là nó.
 

Như thế, dùng chữ cách khác, chúng ta có thể viết lại Bài Kệ 13 là: “Đức Phật dạy pháp giải thoát là hãy lấy vô niệm mà niệm, không phải là niệm bình thường (như nghĩ chuyện thế gian), cũng không phải niệm méo mó (vì bị sắc, thanh, hương... lôi kéo), cũng không phải là không có niệm (như tượng đá, cục đất), cũng không phải là niệm những gì đã biến mất (hí luận, niệm quá khứ...).”
 

Như thế, chỉ 4 dòng trong Bài Kệ 13 là tóm tắt ý chỉ Thiền Huệ Năng. Với ý chỉ này, chúng ta hiểu vì sao, nhiều Thiền sư khi dạy cho đệ tử ngộ đạo đã có khi dùng phương tiện là xé kinh, đốt tượng. Không phải vì kinh với tượng là cái gì sai. Nhưng Thầy muốn cho học trò thấy rằng kinh là ký ức, là “sắc thọ tưởng hành thức của quá khứ” và tượng là “cái được thấy” và là tượng trưng của “sắc thọ tưởng hành thức của hiện tại” và bất kỳ ai lìa được hai thời quá khứ và hiện tại thì sẽ vắng bặt tất cả những gì gọi là thời tương lai. Đó là giải thoát.
 

Làm thế nào vô niệm mà niệm? Làm thế nào niệm mà không phải là niệm bất cứ gì của ba thời quá, hiện, vị lai?

Đó là cái Biết trực tiếp. Hãy đi, đứng, nằm, ngồi trong cái tỉnh thức của cái Biết này. Từ nơi cái Biết này, chúng ta thấy, chúng ta nghe, chúng ta nếm, ngửi... Không nhận ra cái Biết này để sống tỉnh thức thường trực với cái Biết này, chính là si mê. Ngộ, chính là nhận ra cái Biết này. Bài Kệ 13 dẫn trên là nói về cái Biết, cái tỉnh thức của vô niệm mà niệm.
 

Y hệt như khi chúng ta nghe tiếng chim kêu, tiếng mưa rơi, tiếng nhạc vẳng tới, hễ nghĩ ngợi bất cứ gì khác trong khi nghe, là sẽ mất dòng âm thanh, là sinh tử luân hồi. Khi bạn biết cái Biết thức dậy, hãy sống với cái Biết này trọn vẹn, hãy thấy và nghe trân trọng từng khoảnh khắc. Đó là Biết trực tiếp, không trải qua nghĩ ngợi, không trải qua suy lường. Nơi đó, tham sân si biến mất.
 

THAM KHẢO:

. Nhóm Kinh Nghĩa Túc: Kinh Đạo Lý Duyên Khởi, bản dịchThích Nhất Hạnh:

https://thuvienhoasen.org/p16a9940/kinh-dao-ly-duyen-khoi

. Kinh Snp 4.11, bản Anh dịch của Bhikkhu Sujato: “Without normal perception or distorted perception; not lacking perception, nor perceiving what has disappeared.”

https://suttacentral.net/snp4.11/en/sujato

. . Kinh Sn 4.11, bản Anh dịch của Laurence Khantipalo Mills:

https://suttacentral.net/snp4.11/en/mills

.



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
25/04/202509:59:00
Đôi khi bạn rơi vào một diễn đàn Phật pháp trên Internet, bất ngờ lại thấy tranh cãi bộ phái, rằng chuyện Nam Tông thế này và Bắc Tông thế kia , rằng chuyện Thiền Tông bên ni và Tịnh Độ bên nớ, và những chuyện tương tự... khi người này nói rằng chỉ có họ đúng và người khác hẳn phải là sai. Ngay cả đôi khi bạn mở truyền hình ra xem, cũng bất ngờ khi thấy một vị sư hay một cư sĩ Phật tử nói những chuyện tương tự. Những tranh cãi hiện ra bất kể rằng họ cùng thờ Đức Phật, cùng công nhận các pháp ấn, cùng tu pháp Bát Chánh Đạo, nhưng một khác biệt nào đó đã được xem là lệch nghĩa. Dò lại kinh điển, chúng ta thấy rằng Đức Phật nói rằng người trí sẽ không thấy gì để tranh cãi nữa, vì tâm họ đã xa lìa cõi này.
24/04/202507:00:00
Tôi mong ước một ngày nào đó, đảng CSVN tuyên bố lập đàn cầu nguyện cho hương linh bao nạn nhân cả 2 bên chiến tuyến trong chiến tranh VN, cầu nguyện cho hương hồn những nạn nhân trong Tết Mậu Thân và những nạn nhân vượt biên vượt biển. Tôi cũng mong một ngày nào đó, đảng CSVN tỏ thiện ý, ăn năn sám hối về những tai họa giáng xuống cho dân tộc VN trong suốt chiều dài lịch sử từ khi có đảng. Tôi cũng mong ước một ngày nào đó đảng CSVN chấm dứt chính sách ác với dân hèn với giặc, và trả lại lịch sử thật của bốn nghìn năm văn hiến xây dựng nước của tiền nhân chúng ta.
22/04/202517:32:00
Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (International Monetary Fund - IMF) hôm nay cảnh báo rằng chính sách thuế quan khó lường của Tổng Thống Donald Trump và các biện pháp đối phó của các đối tác thương mại của Hoa Kỳ sẽ có thể giáng một đòn nặng nề vào các nền kinh tế trên toàn thế giới, trong đó Hoa Kỳ sẽ bị ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng. Quỹ Tiền tệ Quốc tế là một tổ chức quốc tế gồm 191 quốc gia hoạt động nhằm thúc đẩy hợp tác tiền tệ toàn cầu, đảm bảo ổn định tài chính, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế, thúc đẩy việc làm cao và tăng trưởng kinh tế bền vững, và giảm nghèo trên toàn thế giới. Về bản chất, đây là cơ quan quản lý chính của hệ thống tiền tệ toàn cầu. IMF đặt trụ sở tại Washington, DC.
21/04/202510:00:00
Năm nay, tin nhắn chúc mừng Easter của tổng thống Donald Trump có 186 từ, có lẽ là dài nhất so với những người tiền nhiệm. Hãy cùng đọc qua tâm tư của ông ta viết trên Truth Social để gửi đến người dân Mỹ vào buổi sáng ngày 20/4/2025.
17/04/202515:50:00
Khi Donald Trump nói với Tổng thống Nayib Bukele của El Salvador tại Phòng Bầu Dục ngày 14/4/2025 rằng “kế tiếp sẽ là ‘người nhà’ nhé. Ông phải xây thêm khoảng năm (nhà tù) nữa. Nó chưa đủ lớn” thì tất cả chúng ta, ai cũng có thể trở thành một Kilmar Abrego Garcia. Việc bắt và trục xuất Kilmar Abrego Garcia không còn là phép thử của chính quyền Donald Trump nữa. Nó là sản phẩm của một chế độ độc tài đang nỗ lực chứng minh chiến dịch trục xuất hàng loạt của họ nhằm để “Make America Great Again”, thực hiện đúng lời hứa của Trump khi vận động tranh cử. Và đó là tất cả những gì Trump có thể làm sau khi đắc cử tổng thống lần hai.
17/04/202510:20:00
Phân tích nơi đây sẽ là lời của Hải Âu Thiền Sư, ghi nơi cuối trang 224 và đầu trang 225, chụp lại từ bản PDF của sách Ngô Thì Nhậm Toàn Tập - Tập V. Cũng cần ghi chú, rằng ngài Hải Lượng Thiền Sư là Ngô Thì Nhậm, xuất gia sau khi rời quan trường và được tôn làm Tổ Thứ 4 của Trúc Lâm Thiền Phái, vì ngài là người hồi phục dòng Thiền Trúc Lâm. Trong khi đó, Hải Âu Thiền Sư là một vị sư chú giải trong các buổi thuyết pháp.
04/04/202520:01:00
Nếu có điều gì cần tỉnh thức, thì không phải là sự thức tỉnh từ bên ngoài, mà là sự tự phản tỉnh từ bên trong. Việt Nam cần cải cách, điều đó là không thể chối cãi. Nhưng cải cách phải đến từ nhận thức chủ động chứ không phải do sức ép bên ngoài. Cải cách để xây dựng một nền kinh tế có giá trị gia tăng cao, để doanh nghiệp bản địa vươn lên, để công nghệ không chỉ là nhập khẩu mà còn là phát minh. Cải cách để người lao động được bảo vệ, để chính sách được thiết kế vì dân chứ không vì nhà đầu tư nước ngoài. Nhưng điều đó không thể đạt được nếu ta tiếp tục nhầm lẫn giữa hiện tượng và bản chất, giữa hành vi của đối phương và mục tiêu của chính mình.
03/04/202512:35:00
Là một quốc gia phụ thuộc vào xuất cảng hàng đứng đầu thế giới, với giá trị khoảng trên 80% GPD của Việt Nam đến từ việc xuất cảng hàng hóa và dịch vụ, trong đó Mỹ là quốc gia xuất cảng hàng đầu với 134 tỉ đô la trong năm qua. Mức áp thuế Trump đưa ra đã không chỉ đẩy Việt Nam mà cả các quốc gia Châu Á khác vào tình thế khó khăn, cả về kỹ nghệ sản xuất lẫn thị trường việc làm. Điều này dường như không còn chọn lựa nào khác hơn nếu họ chuyển hẳn đối tác chiến lược sang Trung Quốc và Châu Âu, theo chân Nhật và Nam Hàn đã tuyên bố.
01/04/202513:54:00
Tòa án ở Paris vừa ra phán quyết rằng bà Marine Le Pen và 24 quan chức đảng Rassemblement National, bị cáo buộc đã sử dụng số tiền dành cho các trợ lý nghị viện Liên minh châu Âu để trả lương cho các nhân viên làm việc cho đảng từ năm 2004 đến năm 2016, vi phạm các quy định của khối 27 quốc gia này. Chánh án cho biết Marine Le Pen là trung tâm của "một hệ thống ngầm" mà đảng của bà sử dụng để bòn rút tiền của quốc hội EU, mặc dù bà nói rằng họ không làm giàu cho bản thân. Phán quyết mô tả hành vi biển thủ là "một sự né tránh dân chủ" đã lừa dối quốc hội và cử tri. Điều này có nghĩa là ngay cả trong trường hợp kháng cáo, lệnh cấm ban đầu vẫn có hiệu lực và Marine Le Pen sẽ không thể tham gia tranh cử tổng thống Pháp vào năm 2027. Đây là một đòn giáng mạnh vào hy vọng trở thành tổng thống của nhà lãnh đạo cực hữu này và là một cơn địa chấn đối với nền chính trị Pháp.
29/03/202511:48:00
Các luật sư về di trú đang kêu gọi tất cả mọi người bất kể tình trạng nên thận trọng khi đi du lịch nước ngoài vào thời điểm này. Ngay cả những người có thẻ xanh hoặc là công dân Mỹ cũng nên hoãn mọi chuyến đi cá nhân ra khỏi Hoa Kỳ. Những thay đổi về yêu cầu nhập cảnh khi họ trở lại Mỹ và đề xuất lệnh cấm đi lại nhắm vào 43 quốc gia có thể được thực hiện sớm nhất là vào tuần này có thể ảnh hưởng đến rất nhiều người kể cả những người sở hữu thẻ xanh và công dân Mỹ đều nên tham khảo ý kiến luật sư trước khi đi du lịch và đó là một cân nhắc hợp lý. Họ cũng nên cân nhắc nhớ lại những lịch sử hoạt động của chính mình và liệu điều đó có khiến họ trở thành mục tiêu khi họ nhập cảnh trở lại Hoa Kỳ hay không. Vấn đề thứ ba là bảo vệ quyền riêng tư của tất cả mọi người trên phương tiện truyền thông xã hội và trên các thiết bị điện tử.
“Đây là quan điểm của người viết, không nhất thiết là quan điểm của Việt Báo.”
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.