Hôm nay,  

Những Tấm Bảng Đen Tội Nghiệp!

05/03/202509:27:00(Xem: 3436)
tam bang

WASHINGTON, DC - NGÀY 04 THÁNG 03: Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump phát biểu trước phiên họp chung của Quốc hội khi Dân biểu Melanie Stansbury (D-NM) cầm tấm biển phản đối có dòng chữ "Đây không phải là điều bình thường" tại Điện Capitol Hoa Kỳ vào ngày 04 tháng 03 năm 2025 tại Washington, DC. (Ảnh của Win McNamee/Getty Images)



AP luận rằng đêm đọc diễn văn Thông điệp Liên bang đầu tiên của Donald Trump trong nhiệm kỳ mới cho thấy sự chia rẽ đảng phái rõ rệt của quốc gia. Dù là đúng, nhưng đây không phải là điểm ghi nhận nổi bật trong khán phòng Hạ viện House Chamber đêm qua. Chính phủ Hoa Kỳ từ nhiều năm nay vốn đã không còn lằn ranh của xanh và đỏ, mà chỉ còn lại một bộ tộc da trắng thượng đẳng tìm cách đưa nước Mỹ đi ngược lại bánh xe lịch sử, và một nhóm người đang cố gắng bám víu vào những chuẩn mực hàn lâm xưa cũ để duy trì nền dân chủ.

Hơn nữa, chia rẽ đảng phái cũng không phải điều Donald Trump mong muốn mang lại trong đêm qua. Ông ta đã “khẩn khoản” nài xin đảng Dân Chủ ít nhất một lần vỗ tay sau những gì ông ta nói, đứng cùng phía với chính quyền hiện tại. Thật ra, đảng Dân Chủ có thể làm nhiều hơn như thế. Họ có thể làm nhiều hơn là im lặng, bất lực ngồi nghe, giơ cao những tấm bảng đen với những lời phản đối nhẹ nhàng, lịch sự trên đó: 'Musk Steals, Save Medicaid, False, That’s A Lie.,

GettyImages-2203486571
WASHINGTON, DC - NGÀY 04 THÁNG 03: Dân biểu Rashida Tlaib (D-MI) (trái) cùng các đảng viên Dân chủ khác giơ cao biểu ngữ phản đối Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump khi ông phát biểu tại phiên họp chung của Quốc hội tại Điện Capitol Hoa Kỳ vào ngày 04 tháng 03 năm 2025 tại Washington, DC. Trong bài phát biểu đầu tiên trước Quốc hội kể từ khi trở lại Nhà Trắng cho nhiệm kỳ thứ hai, Trump đã phác thảo chương trình nghị sự hành pháp của mình, bao gồm 4 nghìn tỷ đô la cắt giảm thuế, thu hẹp quy mô chính phủ và bảo vệ biên giới phía nam. (Ảnh của Chip Somodevilla/Getty Images)



Tấm bảng nhắc nhớ đến những đứa trẻ mới bước vào lớp học đầu đời, vụng về viết những ký tự đầu tiên về ước mơ của mình khi trưởng thành.

Những gì diễn ra trong đêm qua không phải là sự chia rẽ như AP mô tả, mà là sự chia nhỏ sức mạnh từ chính những thành viên đảng Dân Chủ. Thượng Nghị Sĩ Chris Murphy của Connecticut, Dân biểu AOC và vài dân biểu khác phản đối bằng cách không tham dự buổi diễn văn thông điệp liên bang của đương kim tổng thống. Trước đêm qua, các đảng viên Dân chủ tại Quốc hội đã bị giằng xé về cách bày tỏ phản ứng hoặc cách truyền thông điệp của họ. Họ có nên tham dự bài phát biểu không? Liệu thời gian của họ có nên dành để nói chuyện với các cử tri và sử dụng phương tiện truyền thông mạng xã hội để lên tiếng không? Và nếu họ xuất hiện, họ có nên phản đối, có hành động nào đó hoặc la ó tổng thống, hay ngồi và lắng nghe?

Thật sự không biết các thành viên đảng Cộng Hòa có sự “ray rức” đó hay không? Chỉ biết rằng họ rất đồng lòng để chứng minh họ là những con thú cưng luôn vui mừng trước những gì chủ nhân đưa ra. Họ sẵn sàng trở thành những tiểu hổ, gầm lên những tiếng thét giữa rừng xanh để dập tắt tiếng chim non.

1 GettyImages-2203342854
Dân biểu Marjorie Taylor Greene (R-GA) đội nón "Tổng Thống Luôn Luôn Đúng" vỗ tay hoan hô Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tại Quốc hội tại Điện Capitol Hoa Kỳ vào ngày 04 tháng 3 năm 2025 tại Washington, DC. (Ảnh của Kayla Bartkowski/Getty Images)



Gần 100 phút với bài diễn văn dài nhất lịch sử, phá vỡ kỷ lục của cựu Tổng Thống Bill Clinton năm 2000, Donald Trump thỏa sức tuyên bố ông ta đã làm được nhiều việc hơn trong những tuần đầu tiên trở lại nắm quyền, bằng “hành động thần tốc và không ngừng nghỉ” hơn bất kỳ tổng thống nào trước đây, kể cả Tổng Thống George Washington. Nghị trường Hạ Viện vỗ tay không ngớt. Thành viên đảng Cộng Hòa đứng bật dậy với nụ cười toe toét trên môi. Dù Trump đưa ra những lời nói vô căn cứ về số người trên 100, 150 tuổi trong hệ thống của Sở An sinh xã hội đang nhận phúc lợi, mà truyền thông đã vạch trần và chính Musk cũng tuyên bố đó sai lầm của điện toán, họ vẫn vỗ tay, và Dân Chủ lặng lẽ “biểu tình” bằng cách giơ bảng đen có dòng chữ That’s A Lie.



Chỉ sau 5 phút Trump bắt đầu đọc bài diễn văn, Dân biểu Texas Al Green, đứng lên, giơ thẳng đầu gậy về phía Trump, nói lớn: “Ngài tổng thống, ông không có quyền cắt Medicaid.” Khi nhận được “hiệu lệnh lắc đầu” không đồng ý của Trump, chủ tịch Hạ Viện Mike Johnson gọi an ninh Quốc Hội đuổi ông ra khỏi phòng họp. Chung quanh Dân biểu Green, các thành viên Dân Chủ khác ngồi im lặng, nhìn thẳng về phía trước. Bên hàng ghế Cộng Hòa hét rất to: “Tống cổ ông ta đi.” Một nữ dân biểu nào đó khều nhẹ vào tay của cảnh sát Quốc hội: “Đừng làm tổn thương ông ấy” và tất cả ngồi lại tiếp tục lắng nghe Trump nói.

Bị “tống cổ” ra khỏi House Chamber, người đàn ông đơn độc Al Green với cây gậy của ông trả lời truyền thông: “Tôi chấp nhận hình phạt. Nó xứng đáng để người dân biết có những người trong chúng ta sẵn sàng đứng lên chống lại tham vọng của tổng thống muốn cắt Medicare, Medicaid và Social Security.”

Rồi họ quyết định bỏ cuộc, theo cách riêng của từng người. Dân biểu Florida Maxwell Alejandro Frost quay lưng đi cho thấy dòng chữ trên lưng áo: “Nơi này không có hoàng đế.” Dân biểu Pramila Jayapal bỏ đi. Dân biểu Ayanna Pressley bỏ đi. Thượng nghị sĩ Bernie Sender bỏ về với câu nói: “Diễn văn của tôi hay hơn nhiều.”

Họ bước ra khỏi House Chamber trong thời gian khác nhau, từng người một. Như những cái cây lẻ loi tự tìm nơi nào có nhiều ánh nắng để vươn lên. Như những tiếng nói chung nhưng đi khác hướng. 

Những gì đang diễn ra ở nước Mỹ không còn ở mức độ BÌNH THƯỜNG nữa. Người dân Mỹ đang sống trong một giai đoạn chưa từng xảy ra trong lịch sử. Người dân đang chống chọi với một chế độ phát xít, độc tài, phản dân chủ do quyền lực của đồng tiền điều khiển. Một nhà báo tự do ở Washington DC viết trên danh khoản Bluesky của bà:

“Đảng Dân Chủ chưa bao giờ trông thảm hại hơn đêm qua. Họ đã vứt bỏ cơ hội để tổ chức một cuộc biểu tình lớn tại National Mall để phản công và giải thích bằng ngôn ngữ rõ ràng về việc Trump đang phá hủy đất nước chúng ta như thế nào. Đảng Dân Chủ đã chọn cách trông giống như những kẻ ngốc lố bịch. Họ đã giúp bình thường hóa chủ nghĩa phát xít.”

Những lời nói của thành viên đảng Dân Chủ bên ngoài cánh cửa của House Chamber không giúp cho bài diễn văn của Trump ngắn hơn, hoặc ít dối trá hơn. Càng không giúp cho đảng Dân Chủ có thể phục hồi chút nào đó sức mạnh trong tình trạng bị tê liệt hoàn toàn.

Tom Nichols viết trên The Atlantic về bài phát biểu của Thượng nghị sĩ Dân chủ Elissa Slotkin về diễn văn của Donald Trump: “Trên thực tế, nội dung đó rất bình thường đến nỗi đó chính xác là bài phát biểu sai.” Thượng nghị sĩ Dân chủ Elissa Slotkin đã thất bại trong khả năng nắm bắt và truyền dẫn cho cả nước thấy được bản chất ảo tưởng của nền chính trị Mỹ hiện tại.

Trước khi diễn ra đêm đọc diễn văn Thông điệp Liên bang đầu tiên của Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, có một câu chia sẻ vui trên mạng xã hội: “Đêm nay bạn sẽ nhớ về ai nhất?” Phần lớn câu trả lời bên dưới đều nhắc đến hình ảnh cựu Chủ Tịch Hạ Viện Nancy Pelosi đã xé toạc làm hai bài diễn văn thông điệp liên bang của Donald Trump năm 2020.

Sau đêm 4/3/2025, người ta sẽ nhớ đến những tấm bảng đen tội nghiệp, bé nhỏ, rụt rè giơ cao giữa một rừng hổ dữ. Người ta sẽ nhớ đến cuộc chiến đơn độc của người đàn ông và cây gậy. Người ta sẽ nhận ra, vì nước Mỹ hiện tại không cần một “cuộc kháng cự” hay những khẩu hiệu hàn lâm cũ rích, hoặc những người đưa những khẩu hiệu đó lên những con thuyền ba lá ra khơi giữa bão tố. Nước Mỹ cần một sự hành động mạnh mẽ, thực tế để bảo vệ danh dự và giá trị của quốc gia, pháp quyền và quyền dân chủ của người dân.

Kalynh Ngô

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
13/03/202519:17:00
Bắt bớ vào những giờ thất thường từ nhà ở của người dân đã là một chiến lược phổ biến được các chính quyền độc tài áp dụng, nhằm áp đảo và gây hoảng hốt, khiến người bị bắt cũng như những người khác hoang mang, sợ hãi, lo lắng bất thường và vì vậy không kịp trở tay suy nghĩ hay ứng xử bình tĩnh theo những lý lẽ thông thường.
11/03/202519:11:00
Robert Reich, Giáo Sư tại University of California-Berkeley, cựu Bộ Trưởng Lao Động dưới thời Bill Clinton, hôm nay tuyên bố "Tẩy chay Tesla không phải là 'bất hợp pháp', như Trump tuyên bố. Mục đích của việc tẩy chay là để gửi một thông điệp rõ ràng: Chúng ta, những người dân, có quyền lực. Chúng ta có quyền lựa chọn không đưa số tiền khó kiếm được của mình cho những nhà tài phiệt tỷ phú."
10/03/202519:27:00
Chứng khoán của công ty Tesla đã giảm hơn 35 % kể từ khi Trump nhậm chức, và năm ngoái, công ty đã phải chịu mức giảm doanh số hàng năm đầu tiên sau hơn một thập kỷ. Tại Đức, doanh số bán xe Tesla đã giảm mạnh 76 % vào tháng 2 so với cùng thời gian vào năm trước, theo số liệu được công bố hôm thứ Tư. Một số người sở hữu xe Tesla đã bày tỏ sự hối hận khi mua một chiếc xe hơi mà một số người coi là biểu tượng của chính trị cực hữu phát xít, một sự thay đổi hoàn toàn so với ý thức bảo vệ môi trường.
07/03/202500:00:00
Chọc giận Canada. Làm Mexico phát khùng. Ghẹo gan các đồng minh trong NATO. Những tuần đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của Donald Trump đã chứng kiến một loạt phát ngôn “giật gân” từ Tổng thống Trump, Phó Tổng thống JD Vance và Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth, gây ra làn sóng bất mãn và căng thẳng trong giới lãnh đạo các nước đồng minh, nhất là sau lối cư xử tệ hại của Trump và Vance với đồng minh của Hoa Kỳ, Zelensky – Ukraine. Trump và Vance dường như không mấy coi trọng các quốc gia đồng minh lâu năm, mà thay vào đó ủng hộ đường lối “Nước Mỹ Trên Hết” (America First). Tờ The New York Times phải mô tả quan hệ giữa Hoa Kỳ và Âu Châu hiện nay là “Một Liên Minh Căng Thẳng.”
05/03/202508:15:00
Bài này [Matthieu Ricard: “Reducing all of Buddhism to mindfulness is far too simplistic”] in trên báo Hindustan Times hôm 4/3/2025, là cuộc phỏng vấn do nhà văn Chintan Girish Modi thực hiện, trong đó nhà sư gốc Pháp Matthieu Ricard, người theo học nhiều năm với Đức Đạt Lai Lạt Ma và một số vị sư Tây Tạng, trả lời những câu hỏi về chánh niệm, ứng dụng chánh niệm, bất toàn của chánh niệm nếu không có giới, nghi lễ Phật giáo, biểu tượng với các vị Bồ Tát như Văn Thù, Quan Âm, chánh niệm thế tục [không có yếu tố giải thoát]...
05/03/202500:03:00
Tôi biết chuyện của một phụ nữ trẻ: Cách đây 20 năm, hồi cô 20 tuổi, ở Việt Nam cô quen với một khách du lịch trẻ người Mỹ, cái mộng sang Mỹ đổi đời như phần đông người Việt lúc đó. Cô kết bạn với anh, và được anh làm giấy bảo lãnh sang Mỹ theo diện Hôn Thê. Sang Mỹ chưa kịp làm hôn thú thì hai người chia tay vì bất hòa trong một đời sống mới mà Cô hoàn toàn lạ lẫm từ ngôn ngữ đến phong tục. Cô chia tay với anh, và Cô bơ vơ không có gia đình, không có giấy tờ chính thức khi passport của Cô hết hạn.
28/02/202520:29:00
Và kịch bản bắt đầu từ khi Trump đón Tổng Thống Volodymyr Zelenskyy ở cổng Bạch Cung. Trump đã tấn công trang phục của vị lãnh đạo đất nước đang đắm chìm trong chiến tranh suốt ba năm qua. “Hãy nhìn trang phục của ông ấy hôm nay,” Trump nói khi bắt tay Tổng Thống Zelenskyy. Vào bên trong Phòng Bầu Dục, Brian Glenn, một người không phải là thành viên nội các hoặc nhân viên chính phủ, nhưng được tham dự trong cuộc gặp của hai nguyên thủ quốc gia, chỉ là bạn trai của dân biểu MAGA Marjorie Taylor Greene, đã chế giễu về trang phục của tổng thống Ukraine. “Vì sao ông không mặc vest? Ông có bộ vest nào không?” Glenn lớn tiếng hỏi giữa vòng vây ống kính báo chí. Zelenskyy bình tĩnh trả lời: “Tôi sẽ mặc lễ phục khi cuộc chiến này kết thúc.” Đây là câu trả lời rất quen thuộc của vị lãnh đạo Ukraine trong ba năm qua.
28/02/202500:00:00
Sau cuộc điện đàm giữa Tổng thống Mỹ Trump và Tổng thống Nga Putin về việc xúc tiến hoà đàm cho Ukraine, tình hình chung thay đổi toàn diện, cụ thể là chính giới Ukraine cũng như châu Âu bắt đầu hoang mang về các nguy cơ trước mắt. Hôm thứ Ba, Ngoại trưởng Mỹ Rubio và Ngoại trưởng Nga Lavrov đã gặp nhau tại Riyadh để thảo luận về các biện pháp chuẩn bị cho một cuộc họp mặt giữa hai Tổng thống Trump và Putin. Cả hai ngoại trưởng cho biết là mọi diễn tiến dự liệu sẽ không cần có sự tham gia của châu Âu, nhưng quyết định này tất nhiên sẽ có nhiều tác động nhất định đối với mối quan hệ lâu đời giữa châu Âu và Mỹ.
25/02/202513:17:00
Richard Gowan, Giám Đốc Của Liên Hiệp Quốc về Khủng Hoảng Quốc Tế, cơ sở nghiên cứu và giám sát các cuộc xung đột vũ trang, cho biết Liên Hiệp Quốc chưa từng chứng kiến ​​sự chia rẽ sâu sắc như vậy giữa Hoa Kỳ và Châu Âu kể từ sau cuộc chiến tranh ở Iraq, và sự chia rẽ hiện tại mang tính rõ ràng hơn vì nó liên quan đến an ninh của Châu Âu.
24/02/202511:05:00
Hôm nay, thứ Hai, 24 tháng 2, Hoa Kỳ đã bỏ phiếu chống lại nghị quyết của Liên Hiệp Quốc lên án cuộc xâm lược Ukraine của Nga, đứng về phía Putin/Moscow và các quốc gia phi dân chủ khác như Bắc Triều Tiên, Belarus và Sudan.
“Đây là quan điểm của người viết, không nhất thiết là quan điểm của Việt Báo.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.