Hôm nay,  

Trật Tự Thế Giới Mới Qua Cuộc Chiến Ngàn Ngày Giữa Ukraine và Nga

24/02/202511:05:00(Xem: 2169)
iStock-1430577238
Hôm nay, thứ Hai, 24 tháng 2, Hoa Kỳ đã bỏ phiếu chống lại nghị quyết của Liên Hiệp Quốc lên án cuộc xâm lược Ukraine của Nga, đứng về phía Putin/Moscow và các quốc gia phi dân chủ khác như Bắc Triều Tiên, Belarus và Sudan. Ảnh istockphoto.


Trả lời trong cuộc họp báo tại Kyiv hôm qua, một ngày trước cột mốc Ukraine bị Nga xâm lược tròn ba năm trước, Tổng thống Zenlensky bày tỏ ý định rằng ông sẳn sàng từ chức để mang lại hòa bình cho Ukraine và nếu Ukraine được gia nhập NATO. Ông cũng nói thêm rằng, "chúng tôi cần mối quan hệ đối tác, cần sự giúp đỡ nhưng chúng tôi không thể đánh mất độc lập, không thể đánh mất phẩm giá của mình".

Zenlensky, người đang chịu những áp lực nặng nề từ một tân nội các của một quốc đồng minh quan trọng là Hoa Kỳ trong cuộc chiến bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và nền độc lập trong suốt ba năm qua, không phải là một "gã độc tài" chỉ được "4% người dân Ukraine ủng hộ" mà đang tiếp tục chứng tỏ ông là một nhà lãnh đạo quốc gia yêu nước và đặt vận mệnh dân tộc lên trên tất cả. Bằng không, Zenlensky đã chấp nhận lời hứa hẹn về cả một cuộc đời giàu có được Washington đưa ra: cả gia đình Zenlensky sẽ được bảo đảm một cuộc sống lưu vong an toàn và sung túc tại Paris nếu đồng ý thực hiện theo các yêu cầu từ Hoa Kỳ và Nga.

Rõ ràng cuộc chiến hơn ngàn ngày giữa Ukraine và Nga trong thời gian qua đã làm các quốc gia dự phần mỏi mệt, không chỉ với các tổn thất về sinh mạng và kinh tế của Ukraine lẫn Nga mà còn tạo sự bất ổn tại Châu Âu và kéo theo những hệ lụy to lớn cho cả thế giới. Giải pháp hòa bình là điều được mong đợi và cần có giải pháp thích hợp.

Nhưng diễn ra như thế nào và với điều kiện gì là điều quan trọng. Bởi nếu đồng ý mất tất cả các phần lãnh thổ đã bị Nga xâm chiếm lẫn việc không được gia nhập khối NATO, xem như cuộc kháng cự ngoan cường bảo vệ lãnh thổ của một dân tộc kiêu hùng như Ukraine đã trở thành vô nghĩa và không cần bất cứ quốc gia hay kẻ nào thay mặt họ để dàn xếp và thương lượng.

Washington và Moscow đang dàn xếp vận mệnh một quốc gia có chủ quyền như Ukraine mà không có mặt quốc gia đó lẫn khối đồng minh NATO, dựa trên sự ưu tiên và quyền lợi của chính Hoa Kỳ và Nga, trong đó có sự nhượng bộ khá lớn từ Hoa Kỳ. Thứ trưởng ngoại giao Nga Sergey Ryabkov trả lời cùng Thông tấn xã (TTX) Nga Tass là "không cần tốn nhiều thời gian để đồng ý với họ (Hoa Kỳ)".

Tổng thống Donald Trump cho là Nga không có lỗi trong cuộc chiến này mà do chính Ukraine và tổng thống tiền nhiệm Joe Biden chịu trách nhiệm. Trump không giấu giếm ý định của ông ta là kết thúc cuộc chiến Ukraine là điều ông cần nhất bây giờ để được xem là người có công đã mang lại hòa bình cho Ukraine lẫn thực hiện được cam kết sẽ nhanh chóng kết thúc chiến tranh trong chiến dịch tranh cử của ông ta. Bên cạnh đó, Trump còn đòi được nhượng quyền sở hữu nguồn đất hiếm của Ukraine đến 500 tỉ đô la như cách bồi thường tổn phí chiến tranh, dù mức viện trợ của Hoa Kỳ cho Ukraine thấp hơn con số này khá nhiều.


Washington đang gấp rút thiết lập mối liên lạc với Nga và tái thiết lập hoạt động cấp đại sứ cho vấn đề Ukraine và quan hệ lâu dài giữa hai quốc gia. Không chỉ đề nghị mời Nga vào nhóm G7 mà các tin tức còn cho thấy Hoa Kỳ cũng bày tỏ ý định rút ra khỏi Liên Hiệp Quốc và khối NATO, như lời Trump và các đồng minh của ông tại Washington từng vài lần hăm dọa. Điều này đã bị Quốc Hội Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Joe Biden thấy trước, khi lưỡng đảng thông qua đạo luật ngăn cấm tổng thống Mỹ rút ra khỏi NATO nếu không được hai phần ba Thượng Viện HK chuẩn thuận vào năm 2023. Tuy nhiên giới quan sát cũng lo ngại rằng Trump có thể qua mặt cả Quốc Hội Hoa Kỳ khi sử dụng quyền hành pháp và viện dẫn chính sách ngoại giao để, nếu không rút ra khỏi NATO do ràng buộc đạo luật nêu trên, thì cũng có thể thay đổi các mối quan hệ đồng minh chiến lược, rút quân đội Hoa Kỳ ra khỏi những khu vực đang đồn trú tại Châu Âu và từ chối đóng góp tài chánh vào NATO.

Còn các yêu sách phía Nga đưa ra cho Ukraine là gì? Đó là Ukraine từ bỏ các lãnh thổ chủ quyền của mình đã bị Nga xâm chiếm, không được gia nhập NATO và quan trọng hơn, người lãnh đạo mới thay thế Tổng Thống Zenlensky nếu có cuộc bầu cử hay một khi ông từ nhiệm thì người đó phải được Nga chấp thuận thì các thoả thuận về Ukraine mới hợp pháp. Có nghĩa là một tân chính phủ bù nhìn thân Nga phải được thành lập trước khi các thỏa thuận được ký kết. Điều này tương tự áp đặt của Bắc Kinh như trong cuộc bầu cử tại Hồng Kông vào năm 2021, với kết quả cuối cùng là hầu hết cấp lãnh đạo Hội Đồng Lập Pháp Hồng Kông đều thân Trung Quốc.

Đồng thời, trả lời trên TTX Tass, Putin bảo ông "rất vui khi gặp lại Donald" nhưng phía Mỹ cần chuẩn bị "các giải pháp có thể chấp nhận được" trước khi cuộc hội đàm giữa ông ta với Donald Trump được diễn ra. Đó là thái độ kẻ cả của Putin không chỉ với Ukraine mà cả với Hoa Kỳ.

Nếu mọi điều diễn ra như đang thấy, trật tự thế giới và vai trò lãnh đạo thế giới đang thay đổi. Trung Quốc thì hùng cứ vùng Châu Á-Thái Bình Dương và mở rộng ảnh hưởng sang Châu Phi. Nga sẽ mở rộng quyền lực của mình khắp Châu Âu khi cuộc xâm lược Ukraine bỗng nhiên trở thành "chính đáng" và các đòi hỏi của mình được thực hiện. Vùng Trung Đông tất nhiên vẫn tiếp tục âm ỉ lò lửa căm hờn, chờ dịp bùng nổ trước sự lấn áp của Do Thái được sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ. Còn tại khu vực Bắc Mỹ và Mỹ La Tinh, mối quan hệ giữa Hoa Kỳ với các quốc gia láng giềng và đồng minh lâu đời đang bị rạn nứt trầm trọng qua các hăm dọa thuế suất lẫn những khiêu khích về lãnh thổ và vấn đề di dân.

Ai hoặc liên minh nào sẽ lên ngôi bá chủ?

Một nửa dân Mỹ xem Donald Trump là người hùng đang làm "nước Mỹ vĩ đại trở lại" và một nửa còn lại xem ông ta là kẻ bất xứng, người đang huỷ hoại nền dân chủ lâu đời của Hoa Kỳ. Đó là nội bộ chính trường nước Mỹ hiện nay. Còn với thế giới tự do, qua vấn đề Ukraine và với chủ nghĩa biệt lập, Hoa Kỳ đang bị xem là phản bội dồng minh và  trao quyền lại cho Nga và Trung Quốc sau nhiều thập niên nắm giữ vai trò lãnh đạo thế giới. Hay chính xác hơn, Hoa Kỳ dưới thời Donald Trump đã không chỉ tự nguyện từ bỏ vai trò lãnh đạo của mình mà đã không còn xứng đáng ở cương vị này.

Muốn hay không, một trật tự thế giới mới đã ra đời.

Nhã Duy

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
21/03/202523:07:00
Gần đây tôi nhận thấy trên Facebook nhiều người Việt nêu câu hỏi trên đây. $5,000 làm được rất nhiều việc như tổ chức một chuyến đi Âu Châu, thay mái nhà mới, mua một máy truyền hình tối tân, hay một chiếc xe cũ. Do đó, mong đợi có tiền là lý do chính đáng, nhất là một khoản tiền không nhỏ trên trời rơi xuống.
21/03/202505:16:00
Chúng tôi nhận các báo cáo về những vụ bắt giữ trong quá trình trình diện thường kỳ với cảnh sát di trú từ các thành viên trong cộng đồng nói tiếng Việt, Lào và Cambodia. Sự việc này xảy ra với những người di cư đến Hoa Kỳ trước năm 1995 đã nhận lệnh trục xuất và bắt buộc phải trình diện với cảnh sát quản lý di trú theo thường kỳ.
19/03/202513:46:00
Cốt tủy của liệu pháp nhận thức là bạn không cần phải tin vào suy nghĩ của bạn. Liệu pháp nhận thức hoạt động bằng cách giúp mọi người nhận ra những suy nghĩ phản tác dụng, phi logic, để tháo gỡ những bóp méo nhận thức và để làm việc với các sự kiện trong cuộc sống hoặc với các suy nghĩ của chính họ để phát triển các chiến lược dẫn đến một góc nhìn cân bằng và thực tiễn hơn.
13/03/202519:17:00
Bắt bớ vào những giờ thất thường từ nhà ở của người dân đã là một chiến lược phổ biến được các chính quyền độc tài áp dụng, nhằm áp đảo và gây hoảng hốt, khiến người bị bắt cũng như những người khác hoang mang, sợ hãi, lo lắng bất thường và vì vậy không kịp trở tay suy nghĩ hay ứng xử bình tĩnh theo những lý lẽ thông thường.
11/03/202519:11:00
Robert Reich, Giáo Sư tại University of California-Berkeley, cựu Bộ Trưởng Lao Động dưới thời Bill Clinton, hôm nay tuyên bố "Tẩy chay Tesla không phải là 'bất hợp pháp', như Trump tuyên bố. Mục đích của việc tẩy chay là để gửi một thông điệp rõ ràng: Chúng ta, những người dân, có quyền lực. Chúng ta có quyền lựa chọn không đưa số tiền khó kiếm được của mình cho những nhà tài phiệt tỷ phú."
10/03/202519:27:00
Chứng khoán của công ty Tesla đã giảm hơn 35 % kể từ khi Trump nhậm chức, và năm ngoái, công ty đã phải chịu mức giảm doanh số hàng năm đầu tiên sau hơn một thập kỷ. Tại Đức, doanh số bán xe Tesla đã giảm mạnh 76 % vào tháng 2 so với cùng thời gian vào năm trước, theo số liệu được công bố hôm thứ Tư. Một số người sở hữu xe Tesla đã bày tỏ sự hối hận khi mua một chiếc xe hơi mà một số người coi là biểu tượng của chính trị cực hữu phát xít, một sự thay đổi hoàn toàn so với ý thức bảo vệ môi trường.
07/03/202500:00:00
Chọc giận Canada. Làm Mexico phát khùng. Ghẹo gan các đồng minh trong NATO. Những tuần đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của Donald Trump đã chứng kiến một loạt phát ngôn “giật gân” từ Tổng thống Trump, Phó Tổng thống JD Vance và Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth, gây ra làn sóng bất mãn và căng thẳng trong giới lãnh đạo các nước đồng minh, nhất là sau lối cư xử tệ hại của Trump và Vance với đồng minh của Hoa Kỳ, Zelensky – Ukraine. Trump và Vance dường như không mấy coi trọng các quốc gia đồng minh lâu năm, mà thay vào đó ủng hộ đường lối “Nước Mỹ Trên Hết” (America First). Tờ The New York Times phải mô tả quan hệ giữa Hoa Kỳ và Âu Châu hiện nay là “Một Liên Minh Căng Thẳng.”
05/03/202509:27:00
Chỉ sau 5 phút Trump bắt đầu đọc bài diễn văn, Dân biểu Texas Al Green, đứng lên, giơ thẳng đầu gậy về phía Trump, nói lớn: “Ngài tổng thống, ông không có quyền cắt MediCaid.” Khi nhận được “hiệu lệnh lắc đầu” không đồng ý của Trump, chủ tịch Hạ Viện Mike Johnson gọi an ninh Quốc Hội đuổi ông ra khỏi phòng họp. Chung quanh Dân biểu Green, các thành viên Dân Chủ khác ngồi im lặng, nhìn thẳng về phía trước. Bên hàng ghế Cộng Hòa hét rất to: “Tống cổ ông ta đi.” Một nữ dân biểu nào đó khều nhẹ vào tay của cảnh sát Quốc hội: “Đừng làm tổn thương ông ấy” và tất cả ngồi lại tiếp tục lắng nghe Trump nói. Bị “tống cổ” ra khỏi House Chamber, người đàn ông đơn độc Al Green với cây gậy của ông trả lời truyền thông: “Tôi chấp nhận hình phạt. Nó xứng đáng để người dân biết có những người trong chúng ta sẵn sàng đứng lên chống lại tham vọng của tổng thống muốn cắt Medicare, Medicaid và Social Security.”
05/03/202508:15:00
Bài này [Matthieu Ricard: “Reducing all of Buddhism to mindfulness is far too simplistic”] in trên báo Hindustan Times hôm 4/3/2025, là cuộc phỏng vấn do nhà văn Chintan Girish Modi thực hiện, trong đó nhà sư gốc Pháp Matthieu Ricard, người theo học nhiều năm với Đức Đạt Lai Lạt Ma và một số vị sư Tây Tạng, trả lời những câu hỏi về chánh niệm, ứng dụng chánh niệm, bất toàn của chánh niệm nếu không có giới, nghi lễ Phật giáo, biểu tượng với các vị Bồ Tát như Văn Thù, Quan Âm, chánh niệm thế tục [không có yếu tố giải thoát]...
05/03/202500:03:00
Tôi biết chuyện của một phụ nữ trẻ: Cách đây 20 năm, hồi cô 20 tuổi, ở Việt Nam cô quen với một khách du lịch trẻ người Mỹ, cái mộng sang Mỹ đổi đời như phần đông người Việt lúc đó. Cô kết bạn với anh, và được anh làm giấy bảo lãnh sang Mỹ theo diện Hôn Thê. Sang Mỹ chưa kịp làm hôn thú thì hai người chia tay vì bất hòa trong một đời sống mới mà Cô hoàn toàn lạ lẫm từ ngôn ngữ đến phong tục. Cô chia tay với anh, và Cô bơ vơ không có gia đình, không có giấy tờ chính thức khi passport của Cô hết hạn.
“Đây là quan điểm của người viết, không nhất thiết là quan điểm của Việt Báo.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.