Hôm nay,  

Bầu cử kiểu Mỹ

01/11/202400:00:00(Xem: 976)

bau cu
Ảnh: istockphoto.com
 
Là dân Canada nhưng tôi lại theo dõi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ với tất cả hỷ nộ ái ố.  Vì khi   gia đình người láng giềng to con bất an, chén bát mẻ bay vào sân nhà họ lẫn sân nhà mình.  Có đang xem phim tình lãng mạn cũng chẳng còn lòng dạ.
 
Nơi tôi sống cũng đang xảy ra một cuộc bầu cử khá quan trọng, cấp province (đại khái tương đương với cấp state ở Mỹ) nhưng tôi bỏ phiếu xong là thấy yên lòng. Nếu ứng cử viên tôi chọn thắng thì đó là một tin vui. Nếu ông thua, thì tôi sẽ buồn nhưng không đến nỗi chua chát hay tức giận.
 
Nhưng cuộc bầu cử của Mỹ thực sự làm tôi nóng mặt vì nó bất công. Trước tiên, các công dân không có một lá phiếu "giống nhau".  Tổng thống được chọn qua hệ thống electoral college, cử tri đại biểu.  Hệ thống này thiên vị các tiểu bang ít người.  Ví dụ: Tiểu bang Wyoming, dân số chỉ hơn nửa triệu, có 3 đại biểu.  Trong khi New Mexico, với hai triệu dân, nghĩa là đông dân gấp 4 lần Wyoming, chỉ có 5 đại biểu.  Wyoming, như hầu hết các tiểu bang miền quê, thiên Cộng hoà.  Hệ thống bầu cử này đã nhiều lần đưa đến việc ứng cử viên Dân chủ, được nhiều phiếu nhất, lại không được vào chức vụ tổng thống
 
Có người sống ở đô thị phàn nàn “Tại sao cũng là người dân, mà lá phiếu của tôi lại ít sức mạnh hơn lá phiếu của người sống ở một tiểu bang hẻo lánh?  Có phải vì tôi ít kiến thức hơn, không có phương tiện theo dõi tin tức từ nhiều nguồn tin khác nhau, nên lá phiếu của tôi ‘dỏm' hơn?”  Đừng than thở, người ơi!  Nước Mỹ bước xa hơn ai hết về phương diện kỹ thuật, kinh tế, khoa học, quân sự… nhưng cũng gắn bó với luật lệ cổ xưa hơn ai hết.  Tử năm 1800 đến này đã có 700 đề nghị đổi mới hay huỷ bỏ chế độ tranh cử này nhưng các cố gắng thay đổi đều thất bại.
 
Ngoài việc thể thức bầu cử qua đại biểu bất công, bầu cử kiểu Mỹ còn có gút mắt khác:  Một số nhỏ tiểu bang nắm kết quả cuộc bầu cử trong tay.  Bao nhiêu nỗ lực tranh cử đều đổ dồn vào các tiểu bang trước sau bất nhất như Philadelphia, Michigan, Wisconsin, Georgia, North Carolina, Arizona và Nevada.  Nếu người dân ở quý tiểu bang này có hệ thống niềm tin sắt đá thì đã tiết kiệm hơi sức cho các ứng cử viên rất nhiều!  Tại các tiểu bang khác, đa số người dân biết mình muốn ai.  Dân chủ với lợi ích thiết thực cho giai cấp trung lưu và chính sách nhân đạo đối với di dân.  Diễn dịch là ban phát tiền bạc rời rộng ngay cả cho những người sợ chân lấm tay bùn.  Và mở cửa biên giới cho tới khi bị dân la hò phản đối.  Cộng hoà với chủ trương chính quyền thu gọn, thuế ít, mọi người có trách nhiệm cho cuộc sống mình.  Nói nôm na là mạnh ai nấy sống.
 
Và cũng chỉ vì các tiểu bang trước sau bất nhất này mà các vận động tranh cử cần một ngân quý không bao giờ cạn.  Cử tri làm sao biết về các chính sách nếu không có… TV?  Thế là bên cạnh hơi sức của các ứng cử viên, tiền bạc được đổ vào các truyền thông quảng cáo, vào các tiểu bang khó tính, như gió vào nhà trống.  Nhưng thực sự, cử tri ở các tiểu bang này có khó tính không?  Các chính sách quảng cáo trên TV không khác McDonald's hamburger bao nhiêu.  Nhìn đẹp mắt, nghe êm tai, trúng ý mình là mua hết, không cần tìm hiểu chúng lợi hại lâu dài thế nào.  Nghe nói đánh thuế tariff trên hàng nhập cảng từ China, ủng hộ liền.  Không hề biết ai sẽ phải trả tiền tariff đó.  Chính người chủ trương đánh thuế tariff còn không biết thì dân quèn cần gì biết!  Rồi khi ngân quỹ cạn thì đây là lúc các triệu phú và tỷ phú bước vào.  Hãy để họ dùng tiền rừng bạc bể của mình, gây ảnh hưởng trên cuộc bầu cử, và đưa quốc gia tới một tương lai mà họ ưa thích.  Sau lưng hậu trường.  Hay trước ánh đèn sáng trưng như Elon Musk!
 
Tuy nhiên, trách móc cử tri bất nhất là chuyện tầm phào.  Vì hình như trong nhiều năm gần đây, chính trị gia đã được mặc khải từ đấng sáng tạo một chân lý rất sâu:  Làm theo ý dân, không cần có nền tảng chủ trương gì tất!  Cử tri muốn gì, chính trị gia hứa sẽ làm theo.  Còn gì tốt hơn cho cử tri nữa chứ! 
 
Một điều khác, không liên quan gì đến chính sách cho lắm, cũng làm tôi khó chịu:  Các nhân vật nổi tiếng gây ảnh hưởng trên các cuộc bầu cử dù sự thành công của họ không liên quan đến mặt chính trị.  Vì họ là ca sĩ, tài tử, doanh nhân thành công nên quyết định chính trị của họ đáng được noi theo?  Đương nhiên những nhân vật này có những tính cách đáng học hỏi, những tích cách đã giúp họ thành công.  Nhưng quan điểm chính trị của họ có thể dựa trên những yếu tố, hoàn cảnh không có chút gì tương tự với cá nhân cử tri cả.  Đặt nặng sự ủng hộ của những người này có thể làm lạc hướng cử tri:  Tôn sùng cá nhân thay vì chú trọng vào chính sách, đường lối lãnh đạo.  Không phải sự tôn sùng cá nhân này đã đưa tỷ phú Trump tới thành công chính trị hay sao?
 
Thực tình mà nói, nghe Bruce Springsteen, Beyonce trình bày trước hàng ngàn người vì sao họ sẽ bầu cho bà Harris thì tôi chắc những người ủng hộ Harris sẽ ấm lòng.  Nhưng nhìn Hulk Hogan xé áo và khoe bắp thịt khi xuất hiện trước hàng ngàn cử tri ủng hộ cựu tổng thống Trump thì không lẽ không ai tự hỏi có phải ông trùm đô vật này, như Elon Musk, đã được Trump hứa hẹn một chức vụ nào đó trong chính phủ tương lai.  Bộ trưởng bộ phát triển văn hoá dân gian, có lẽ?
 
Ai sẽ là vị tổng thống thứ 47 của nước Mỹ?  Chính sách của tổng thống mới này sẽ ảnh hưởng Canada và thế giới như thế nào?  Nếu cựu tổng thống Trump thất cử, một cuộc nổi loạn lớn có xảy ra không?  Nếu Trump thắng, những người chống đối ông có bị trừng phạt?  Sự chia rẽ nội bộ trong nước Mỹ sẽ được xoa dịu hay trầm trọng hơn?  Trong thế giới tranh tối tranh sáng này, nền dân chủ của nước Mỹ sẽ đi về đâu?  Tương lai quốc gia này thuộc về những người giàu có nhất và trơ tráo nhất?
 
Tôi có người thân là công dân Mỹ.  Kết quả cuộc bầu cử sẽ ảnh hưởng tới đời sống tôi nhiều hay ít, trực tiếp hay gián tiếp.  Nhưng ngoài những lý do cụ thể này, còn có một lý do khá thơ ngây:  Tôi muốn nhìn thấy thiện thắng ác dù thời buổi này không còn định nghĩa rõ ràng cho thiện lẫn ác.
 
Đế quốc nào cũng có ngày sa sụp. Nhưng xin đừng để ‘China’, nơi người dân đổi quyền tự do cá nhân cho một viễn ảnh thống trị thế giới, trở thành một đế quốc quá nhanh.
 
KC Nguyễn 
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
02/12/202415:43:00
Xã hội có ngàn lý do để chỉ trích tổng thống Joe Biden một khi họ cảm thấy thất vọng vì những mong muốn không được hồi đáp. Người ta dễ dàng quên mất vị tổng thống đương nhiệm Joe Biden là một người cha đã cố gắng hết sức tránh xa vụ truy tố con trai của ông, một cuộc truy tố mà sẽ không có trên đời này nếu ông không phải là Joe Biden. Người ta quên mất tổng thống Biden đã không bãi nhiệm hoặc thay đổi nhiệm vụ của công tố viên do Trump chỉ định xử lý vụ án, ngay cả khi cuộc điều tra của công tố viên đó đã được cấp quy chế cố vấn đặc biệt vào năm ngoái. Người ta cũng quên mất Joe Biden vốn là một người của gia đình, một “Amtrack Joe” – người đã đi, về bằng tàu điện hàng chục năm trời từ Delaware sau mỗi ngày làm việc ở Capitol Hill, Washington DC. Lý do, để ông có thể gặp vợ và những người con của mình vào mỗi buổi sáng và chiều tối.
29/11/202400:00:00
Nó ra đời là một trái chuối, giá thấp nhất 25 cent. Số phận của nó là một thứ hoa quả dùng làm thức ăn cho các loài động vật, trong đó có con người. Thế rồi một ngày của năm 2019, cùng với một miếng keo dán màu xám, nó xuất hiện trên tường cuộc triển lãm Art Basel ở Galerie Perrotin, Miami, với cái tên “Nghệ Sĩ Hài” (Comedian). Ba phiên bản được bán với giá từ $120.000 đến $150.000 cho mỗi phiên bản. Phiên bản thứ tư được tặng cho một viện bảo tàng.
25/11/202421:49:00
Vậy là cuộc tranh cử chức tonton Mỹ đã ngã ngũ. Ông Donald Trump sẽ trở lại tòa Bạch Ốc. Nhiều người ngỡ ngàng. Bà Kamala Harris khí thế như vậy, cuộc vận động nào cũng đông nghẹt người, tiền thu được cho quỹ tranh cử lên tới một tỷ đô, số tiền kỷ lục chưa có ứng cử viên nào vận động được từ trước tới nay. Vậy sao lại thua ông Trump vừa ăn nói bỗ bã, vừa là một tội phạm, vừa có cuộc đời tư thiếu đạo đức. Một trong những lý giải được nhiều người đồng ý: vì bà là… thị mẹt!
24/11/202414:26:00
Tình trạng nước Mỹ hiện nay hoàn toàn là sản phẩm của Tổng trưởng Tư pháp Merrick Garland. Bởi vì trong tâm trí ngài Garland có một món, ngôn ngữ dân gian kêu là đần độn – nhưng, để tránh tội bất kính – xin tạm gọi là “ngây thơ”.
21/11/202413:38:00
Kể từ khi Donald Trump tái đắc cử vào ngày 5.11, những suy đoán về việc nhiệm kỳ tổng thống của ông ta sẽ có ý nghĩa gì đối với cuộc chiến ở Ukraine đã trở thành những cơn sốt nóng bỏng, trong khi cuộc chiến này hiện đã bước sang ngày thứ 1.000. Chúng ta có thể hoài nghi lời khẳng định trong chiến dịch tranh cử của Trump rằng ông ta sẽ chấm dứt chiến tranh trong vòng 24 giờ ngay cả trước khi nhậm chức vào tháng 1 năm 2025. Nhưng mọi dấu hiệu đều chỉ rõ hướng đi của một nỗ lực ngoại giao nghiêm túc của ông ta nhằm buộc Moscow và Kyiv phải đồng ý ngừng bắn với một hiệp ước bao quát. Bất kể kết quả thỏa thuận của Trump là gì, nó sẽ có những hậu quả cần được xem xét nghiêm túc và chuẩn bị. Theo quan điểm của Ukraine, quốc gia này sẽ mất các vùng lãnh thổ hiện đang bị Nga chiếm đóng, ít nhất là trong thời điểm hiện tại, và sẽ phải từ bỏ khát vọng trở thành thành viên NATO. Điều này rất khó chấp nhận đối với Ukraine.
16/11/202417:27:00
Đầu tháng 11/2024, khi người dân Mỹ chỉnh đồng hồ lùi lại một giờ, thì cũng là lúc họ kéo đất nước lùi lại nhiều thế hệ và ngọn hải đăng dân chủ chìm vào bóng tối. Sau 2020, người Mỹ đã chọn một Donald Trump già hơn, tục tĩu hơn, thù hận hơn. Cho dù Trump sẽ là một trong những người phân biệt chủng tộc, phân biệt giới tính và bài ngoại nhất trong lịch sử hiện đại, nhưng quan trọng là qua hình ảnh của Trump, cử tri đã nhìn thấy chính họ. Dù ánh trăng có sáng vằng vặc trải khắp dòng sông, người chọn Trump vẫn không thể nhìn thấy ánh trăng dưới đáy hồ, vì Donald Trump chỉ muốn họ nhìn thấy quốc gia này là một “thùng rác của thế giới”, đầy bụi và bụi.
14/11/202417:58:00
Tôi rất ngần ngại khi viết bài phiếm luận này. Nhưng vẫn phải giãi bày cùng các bằng hữu cao niên dù quý vị theo đảng Cộng Hòa hay Dân Chủ. Dù chỉ là người Mỹ gốc Việt nhưng đã trải qua hơn nửa đời người tại Hoa Kỳ, xin được ngỏ lời tâm huyết. Người ngoại nhập nhưng thực sự yêu quê hương mới.
13/11/202409:50:00
Liệu chiến thắng của Donald Trump có phải là ngọn roi quất mà Âu châu cần, để tăng cường đáng kể sự đoàn kết và ít phụ thuộc hơn vào người bảo vệ vĩnh cửu bên kia Đại Tây Dương? Chiến thắng II của Donald Trump, cũng là chiến thắng của chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa biệt lập, đã đẩy phần lớn các nhà lãnh đạo Âu châu vào trạng thái tê liệt vì sợ. Trong suốt cuộc tranh cử, chiến thắng của Kamala Harris là điều mà Âu châu đã hy vọng, mong muốn và cổ vũ. Chỉ có các nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa “hoài nghi Âu châu” của Lục địa già, do Viktor Orban đứng đầu, là hoan nghênh việc ứng cử viên Cộng hòa được bầu làm Tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ. Việc Trump trở lại Nhà Trắng, cùng lúc với đảng Cộng hòa giành được Thượng viện và khả năng họ tiếp tục giữ vai trò là đảng dẫn đầu tại Hạ viện, báo trước việc triển khai, trong bốn năm tới, một chương trình chính trị và ngoại giao trái ngược với các chính sách của Âu châu trong mục tiêu khí hậu, hợp tác quốc tế và liên kết xuyên Đại Tây
09/11/202411:09:00
Cựu Tổng thống Trump xứng đáng làm tổng thống một lần nữa, đó là phán quyết của đa số công dân Mỹ. Chẳng những Trump được nhiều phiếu đại biểu hơn đối thủ, Phó tổng thống Harris, tổng số phiếu ông nhận được cũng hơn số phiếu của bà Harris rất nhiều. Kết quả này hoàn toàn ngoài dự đoán của các nhà bình luận.
08/11/202403:28:00
Bước vào thế kỷ 21, chúng ta thấy cơ chế dân chủ trên thế giới nói chung và Mỹ nói riêng đang bị đe doạ trầm trọng. Đặc biệt tại Mỹ với thể chế Liên Bang, cơ chế tam quyền phân lập và sinh hoạt chính trị lưỡng đảng tưởng chừng như khuôn mẫu lý tưởng đã cho thấy những khuyết điểm từ những viện nghiên cứu, tổ chức vô vụ lợi, các khuynh hướng tôn giáo, các thế lực tư bản, đại công ty, kỹ nghệ đã tạo những thế lực vô hình ảnh hưởng đến các hoạt động của chính quyền đã làm rạn nứt các nguyên tắc, nề nếp được sắp đặt bởi những người sáng lập nước Mỹ.
“Đây là quan điểm của người viết, không nhất thiết là quan điểm của Việt Báo.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.