Hôm nay,  
DAVEMIN.COM

Kỷ niệm 45 năm Phó Tế Nguyễn Mạnh San tại Oklahoma City, USA

19/09/202413:57:00(Xem: 1139)

Kỷ niệm 45 năm Phó Tế Nguyễn Mạnh San tại Oklahoma City, USA

blank
 
Trước năm 1975 tại Saigon, thầy San là lead guitar trong ban nhạc Nha Quân Y Việt Nam Cộng Hòa và trong thời bấy giờ Nha Tâm Lý Chiến VNCH vẫn chưa được thành lập, nên vào mỗi cuối tuần lễ, thầy San tình nguyện đánh đàn trong ban nhạc Nha Quân Y, để giúp vui chương trình văn nghệ cho các thương bệnh binh tại Tổng Y Viện VNCH; đồng thời cũng trong thời gian này, thân mẫu của thầy San làm Quản Lý Cô Nhi Viện Dục Anh đường Nguyễn Tri Phương, thầy San cùng 3 cô em gái, cũng sống chung với các em nam mồ côi trong cô nhi viện này rất nhiều năm.
  
Trong những năm sống trong cô nhi viện mồ côi này và để gây quỹ thêm tài chánh cho cô nhi viện, thầy San thành lập ban nhạc Ngọc Quỳnh, Ngọc Quế, Ngọc Hải, cộng tác với 3 cô em gái Tuyết Lê, Tuyết Lan, Kim Phụng thành lập ban vũ Tuyết Lê, để cùng một số các em mồ côi nữ thuộc Cô Nhi Viện Dục Anh Nữ tại chợ Thái Bình, Saigon, trình diễn văn nghệ tại Rạp Thống Nhất Saigon và đi trình diễn văn nghệ tại một số lục tỉnh Miền Nam như Cần Thơ, Long Xuyên, Rạch Giá, Vĩnh Long, Châu Đốc, Mỹ Tho trong nhiều năm.
  

blank
blank
  

Ngày 15 Tháng 5, 1975 thầy San được cơ quan thiện nguyện Công Giáo Hoa Kỳ, gọi tắt là USCC (United States Catholic Conference) tuyển dụng làm Phối Trí Viên đặc trách Chương Trình Tái Định Cư Tỵ Nạn Đông Nam Á (Coordinator for Resettlement Program for Southeast Asia Refugees) tại thủ đô Oklahoma City của tiểu bang Oklahoma. Trong 5 năm liên tục đặc trách chương trình tỵ nạn này, từ tháng 5 1975 cho đến tháng 5, 1980, thầy San đã hoàn tất các thủ tục hành chánh pháp lý cho gần 8 ngàn gia đình, rời khỏi các trại tạm cư (Refugees Camps) ở quốc nội cũng như ở quốc ngoại, để đến tái định cư với các vị ân nhân bảo trợ đều là người Hoa Kỳ, tại Oklahoma City và các vùng phụ cận.


blank

Trong hơn 32 năm liên tục từ tháng 5, 1980 cho đến cuối tháng 1, 2012, thầy San được Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ tuyển dụng vào phục vụ trong ngành Tư Pháp Hoa Kỳ, tại Tòa Án Liên Bang Hoa Kỳ, Oklahoma City thuộc tiểu bang Oklahoma, với chức vụ là Phụ Tá Trưởng Phòng Tố Tụng Liên Bang Hoa Kỳ, đặc trách Luật Sư Đoàn Liên Bang và Nhập Tịch (US Deputy Court Clerk in charge of Attorney Admission and Naturalization). Trong thời gian hơn 32 năm phục vụ trong Ngành Tư Pháp Hoa Kỳ tại Tòa Án Liên Bang, thầy San đã tiến hành các thủ tục hành chánh pháp lý cho hơn 16 ngàn luật sư tuyên thệ trước Tòa Án Liên Bang, để được nhận lãnh bằng hành nghề luật sư liên bang Hoa Kỳ và đồng thời hoàn tất các thủ tục pháp lý cho hơn 26 ngàn ứng viên thường trú, đến từ 50 quốc gia trên thế giới được tuyên thệ nhập tịch, để trở thành công dân Hoa Kỳ (US Citizens).


blank 

Là một Phó Tế Tuyên Úy Trại Tù có bằng hành nghề tuyên úy công chứng (Certified Prison Chaplain) và đã tốt nghiệp khóa huấn luyện đặc biệt dành cho các Tân Tuyên Úy trại tù liên bang toàn quốc (New Federal Prison Chaplains Training Program in the nation), do Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ tổ chức 1999 tại Aurora, Colorado , mà trong tổng số 20 khóa sinh tân tuyên úy liên bang được tuyển chọn cho khoá huấn luyện này, thì chỉ có 2 người Việt Nam duy nhất trên toàn quốc Hoa Kỳ, là Linh Mục Bùi Phong thuộc Giáo Phận New Orleans, Louisiana và Phó Tế Nguyễn Manh San thuộc Tổng Giao Phận Oklahoma City, Oklahoma.


blank 

Ngay sau khi tốt nghiệp khóa huấn luyện tân tuyên úy này, thầy San tiếp tục phục vụ cho các anh chi em tù nhân, không phân biệt tôn giáo, chủng tộc, mầu da và giới tính, vào những ngày nghỉ lễ cuối tuần, hoàn toàn trong tinh thần thiện nguyện, không lãnh lương, do Đức Tổng Giám Mục Eusebius J. Beltran của Tổng Giáo Phận Công Giáo Oklahoma City chỉ định. Đặc biệt nhất trong suốt hơn 21 năm liên tục phục vụ tù nhân trong các trại tù liên bang và tiểu bang của tiểu bang Oklahoma, thầy San cho biết có 2 biến cố trọng đại nhất xẩy ra trong trại tù, mà trong những ngày còn lại của cuộc đời thầy San, thầy sẽ không bao giờ có thể quên được.


blank 

Biến cố thứ nhất: Cách đây khoảng 20 năm, trại tù Jefferson County Jail tại tỉnh Waurika, thuộc tiểu bang Oklahoma, tạm giam giữ hơn 200 tù nhân nam và 90% các tù nhân này là người Việt Nam. Tất cả những anh em tù nhân này đã thi hành xong các bản án từ 5 năm cho đến 15 năm. Mặc dầu họ đã thi hành xong bản án, nhưng vì tất cả các anh em tù nhân này đều là thường trú nhân, chưa có quốc tịch Hoa Kỳ nên phải bị tạm giam bởi Sở Di Trú Hoa Kỳ, để chờ ngày bị trục xuất trả về nguyên quán của mình. Rồi một hôm, anh em tù nhân đồng loạt nổi loạn, lấy mấy tấm nệm giường đốt lên và dùng những chiếc giường sắt ngăn chặn 2 cửa chính ra vào phòng trại tù, ngăn cản các nhân viên trong Ban Quản Đốc không thể vào trong trại, để bắt trói những ai chủ mưu cầm đầu cuộc nổi loạn này.


blank 

Được biết lý do anh em nổi loạn để phản đối một số nhân viên trong Ban Quản Đốc đã đối xử tệ với anh em, coi anh em như là một tù nhân mới phạm tội, trong khi anh em không còn là một tội nhân nữa vì anh em đã thi hành xong bản án rồi. Ngay tức khắc ông Quản Đốc trại tù mời thầy San đến đóng vai trò trung gian hòa giải đôi bên (Mediator) tại hiện trường, với những điều kiện đòi hỏi của đôi bên đưa ra. Nếu cuộc hoà giải của thầy San không thành công, thì ông Quản Đốc trại tù sẽ ra lệnh cho Vệ Binh Quốc Gia (National Guards), hiện đang túc trực sẵn chung quanh trại tù, sẽ ném lựu đạn cay vào trong trại để dẹp tan cuộc nổi loạn này. Phải xác tín mạnh mẽ rằng nhờ ơn Thượng Đế hay nhờ ơn Chúa thương, cuộc hòa giải này đã được thành công một cách mỹ mãn cho cả đôi bên, bên Ban Quản Đốc trại tù và bên anh em tù nhân. Nếu không, sẽ có một cuộc nổ súng từ các Vệ Binh Quốc Gia, làm đổ máu, chết người hoặc bị thương vì một số anh em tù nhân sẽ chống trả lại Vệ Binh Quốc Gia bằng mọi cách và đồng thời một số anh em tù nhân khác thừa dịp hỗn loạn này, tìm cách bỏ trốn khỏi trại giam.


blank 

Biến cố thứ hai: Sau 2 tuần lễ cuộc hòa giải thành công, ông Quản Đốc trại tù điện thoại báo cho thầy San biết, ông cùng với Ban Tham Mưu đồng ý cho phép thầy San tổ chức một buổi tiệc văn nghệ mừng Tết Nguyên Đán Việt Nam và cử hành Thánh Lễ Tạ Ơn cho các anh em tù nhân ngay trong trại tù. Đây là cả một phép mầu nhiệm chưa từng thấy xẩy ra trong các trại tù trên toàn quốc Hoa Kỳ, vì nếu có, vào những dịp Năm Mới hay Lễ lớn, chỉ có một vài nhóm thiện nguyện làm công tác xã hội của người Hoa Kỳ, tổ chức vào thăm hỏi tù nhân, đôi khi có đem theo kẹo bánh đến phân phát cho tù nhân tập họp lại thành từng nhóm nhỏ, nhưng không cho phép tập họp tất cả tù nhân thành một nhóm lớn vì vấn đề anh ninh chung của trại tù và cũng không cho tổ chức văn nghệ như trường hơp nêu trên đây.


blank 

Bữa tiệc văn nghệ Mừng Tết Nguyên Đán này có đầy đủ các món ăn cổ truyền VN, cho anh em ăn 3 ngày Tết mới hết đồ ăn. Đăc biệt phần Thánh Lễ Tạ Ơn do Linh Mục Anthony Nguyễn Ngọc Bảo cử hành và thầy San thuyết giảng. Ông Nguyễn Văn Cường, Chủ Tịch Hội Ái Hữu Việt Mỹ tại Oklahoma City giới thiệu tên tuổi các mạnh thường quân, đã cung cấp các món ăn cho bữa tiệc, nhưng hoàn toàn không nhận hiện kim và sau cùng ông Cường thay mặt cho ban tổ chức ngỏ lời cảm tạ ông Quản Đốc trại tù, các nhân viên tham mưu trong Ban Quản Đốc trại tù, các vị ân nhân và các thiện nguyện viên trong Cộng Đồng Người Việt Oklahoma City, đã tích cực hỗ trợ cho bữa tiệc văn nghệ Mừng Tết Nguyên Đán hôm nay.


blank 

Phần văn nghệ giúp vui cho bữa tiệc, gồm các anh em tù nhân hợp cùng với một số anh chị em ca sĩ địa phương Oklahoma City trình bầy những bản tình ca quê hương, do ca sĩ Xuân Phương làm MC và nhạc sĩ Ngọc Lợi đệm đàn keyboard. Bữa tiệc văn nghệ kết thúc bằng một màn múa lân rất độc đáo, do các anh em tù nhân trình diễn. Nói tóm lại, bữa tiệc Mừng Xuân Nguyên Đán cho anh em tù nhân trong trại tù Jefferson County Jail được thành công tốt đẹp ngoài sự mong ước của mọi người.


blank 

Chỉ trong vòng 4 tháng sau bữa tiệc văn nghệ Mừng Tết Nguyên Đán VN này, thầy San có trình thỉnh nguyện thư lên ông Chánh Án của Toà Án Liên Bang Hoa Kỳ, để xin cứu xét các tội phạm, để xin duyệt xét hồ sơ cá nhân xem anh em nào không có hành vi nguy hiểm cho xã hội, sẽ được tòa án cho phép tạm trở về nhà sống với gia đình, chờ đợi cho tới khi nào chính phủ Cộng Sản VN bằng lòng chấp nhận họ trở về nguyên quán, thì lúc đó họ sẽ tuân thủ lệnh trục xuất của Sở Di Trú ban hành. Sở Di trú cũng cho biết chỉ tạm giam giữ những ai mà họ xét thấy tội nhân nào nguy hiểm cho xã hội nếu được tạm thả về nhà. Tuy nhiên Sở Dí Trú cũng không được quyền căn cứ vào những tôi phạm trước kia cho là nguy hiểm, mà tội nhân đã được tòa án xét xử và tội nhân đã thi hành xong bản án ngồi tù, mà phải căn cứ vào những hành động bạo hành của tội nhân trong lúc đang thi hành bản án trong tù hoặc những tội phạm mới khám phá ra, mà đương sự chưa được Tòa Án xét xử về những tội danh này. Do đó, sau khi thầy San trình thỉnh nguyện thư lên ông Chánh Án Tòa Án Liên Bang Hoa Kỳ, ông Chánh Án ra lệnh cho một luật sư (Lawyer) của tòa án, một điều tra viên (Investigator) của tòa án cùng đi với thầy San, mỗi tuần đến trại tù một ngày, để phỏng vấn và duyệt xét hồ sơ cá nhân của từng anh em tù nhân, để xem tù nhân nào đáng được tạm tha trở về nhà, trong khi chờ nhận được lệnh trục xuất của Sở Di Trú hay cần phải tạm giam giữ ở trong tù vì tội nhân nguy hiểm cho xã hội, nếu được tạm thả về nhà.


blank 

Thế là trong vòng 4 tháng sau, cuộc phỏng vấn cá nhân các tù nhân và sự duyệt xét tất cả các hồ sơ cá nhân của anh em tù nhân được hoàn tất, thì có tới 95 phần trăm anh em tù nhân được hưởng tình trạng tạm tại ngoại, để trở về chung sống với gia đình. Thực sự mà nói, nếu thầy San không phục vụ trong ngành tư pháp Hoa Kỳ ở Toà Án Liên Bang và không phải là tuyên úy trại tù, cho dù thầy San có muốn giúp đỡ tù nhân cách mấy đi chăng nữa, thì cùng không thể làm gì được vì không có phương tiện và thì giờ để làm.


blank 

Vào ngày 27 tháng 4 vừa qua, thầy Phó Tế Nguyễn Mạnh San được mời phụ tế Lễ Tuyên Hứa (Convocation Mass) do Đức Tổng Giam Mục Paul Coakley cử hành, dành cho tất cả các Phó Tế Vĩnh Viễn (Permanent Deacons) Mỹ - Việt thuộc Tổng Giáo Phận Oklahoma City, tại Thánh Đường Tòa Tổng Giám Mục. Nhân dịp này ĐTGM Coakley đã trao tặng kỷ vật cho Thầy Phó Tế San, đánh dấu 21 năm phục vụ tù nhân (Prison Ministry) và 25 năm phụ trách giảng dậy môn Mục Vụ Gia Đình cho các lớp Dự Bị Hôn Nhân (Preparation for Mariage Classes), được tổ chức mỗi năm 2 khóa học tại 2 giáo xứ VN thuộc Tổng Giáo Phận Oklahoma City, đồng thời tuyên dương 40 năm Thầy Phó Tế San được chịu chức Phó Tế Vĩnh Viễn và thầy San cũng là người chịu chức Phó Tế lâu năm nhất trong hàng ngũ Phó Tế, kể cả Mỹ lẫn Việt của Tổng Giáo Phận Công Giáo Oklahoma City này.

blankblank


Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
03/10/202410:07:00
Nó mắng tôi, đánh tôi. Nó đã thắng tôi, đã cướp của tôi. Ai ôm hiềm hận ấy, thì hận thù sẽ không thể nguôi. Nó mắng tôi, đánh tôi. Nó đã thắng tôi, đã cướp của tôi. Không ôm hiềm hận ấy, thì hận thù sẽ được tự nguôi.
01/10/202410:28:00
Thật khó để tưởng tượng được một ứng cử viên không xứng đáng hơn Donald Trump để giữ chức tổng thống Hoa Kỳ. Ông ta đã chứng tỏ mình không phù hợp về mặt đạo đức cho một chức vụ đòi hỏi người nắm giữ nó đặt lợi ích của quốc gia lên trên lợi ích cá nhân. Ông ta đã chứng tỏ tính khí thất thường của mình không phù hợp với vai trò đòi hỏi những phẩm chất — sự khôn ngoan, trung thực, đồng cảm, can đảm, kiềm chế, khiêm tốn, kỷ luật — ông ấy thiếu nhất. Ngoài những đặc điểm không đủ tiêu chuẩn đó còn có nhiều thứ khác làm hạn chế khả năng hoàn thành nhiệm vụ của tổng thống: nhiều cáo buộc hình sự, tuổi cao, sự thiếu quan tâm cơ bản của ông đối với chính sách và toán cộng sự kỳ lạ của ông ta. Sự thật rõ ràng và gây chán nản này - Donald Trump không thích hợp làm tổng thống - là đủ cho bất kỳ cử tri nào quan tâm đến sức mạnh của đất nước và sự ổn định của nền dân chủ của chúng ta để từ chối việc ông tái đắc cử. Vì lý do này, bất chấp những bất đồng chính trị mà cử tri có
27/09/202400:00:00
Việc Donald Trump được gần phân nửa người Mỹ chấp nhận và ủng hộ trong những năm gần đây đã khiến nhiều người trí thức trong xã hội Hoa Kỳ đặt câu hỏi về sự tồn tại của “human decency”, hay dịch nôm na là “sự đàng hoàng, sự tử tế, đạo đức nhân tính của con người”. Liệu xã hội ngày nay đã hạ thấp chuẩn mực “đàng hoàng”, hay có thể nào sự đàng hoàng, tử tế giờ đây không còn là một nhân tính cần thiết trong giá trị nhân bản? Dĩ nhiên trong mỗi xã hội, mỗi người có mỗi “thước đo” riêng về mức độ của “đàng hoàng”, nhưng từ ngữ tự nó phải phần nào nói lên một chuẩn mực nhất định. Theo một số tự điển tiếng Việt, chúng ta có thể đồng ý rằng: 1. Đàng hoàng là một tính từ tiếng Việt mô tả cuộc sống đầy đủ, đáp ứng được các nhu cầu chung của xã hội. Ví dụ: cuộc sống đàng hoàng, công việc đàng hoàng, nhà cửa đàng hoàng. 2. Đàng hoàng còn được dùng để chỉ những biểu hiện về tính cách mẫu mực, hay tư cách con người tử tế đáng được coi trọng.
27/09/202400:00:00
Bốn năm trước tôi đã viết một loạt bài có tựa đề: Tiếng Nói Cử Tri 1.2-3-4... đăng trên Việt Báo. Kẻ bênh người chống, có đến mấy trăm cái còm dài vô cùng tận. Ngày TT Biden nhậm chức mới hết chuyện. Tôi đã định không viết về những đề tài liên quan đến việc bầu cử năm nay. Nhưng sau khi nghe bà "Có Nụ Cười Xấu" (lời của ai đó) nói hay quá, tôi đã "lỡ tay" viết vài dòng khen. Chỉ bấy nhiêu thôi mà đất bằng dậy sóng. Thậm chí bài sau tôi viết về hai nhân vật: ƯCV tổng thống và phó TT đại diện cho đảng DC. Khen họ từ hai gia đình nghèo, chiến đấu vươn lên qua những chặng đường khó khăn, để hôm nay cơ hội đến, được đảng đề cử (và đang có cơ hội 45% trở thành TT thứ 47 Hoa Kỳ). Một bài viết với mục đích giới thiệu với con cháu và các bạn trẻ VN: Hãy có một ước mơ, có ý chí vươn lên... Tất có ngày sẽ thành công ở đất nước nhiều cơ hội này.
22/09/202408:47:00
Mới đây tác giả đã viết lại câu chuyện mối tình đầu tan vỡ của chị nữ tu Theresa mà đã được Nhà Dòng của chị ở VN cho phép chị ra ngoài lập gia đình với một người đàn ông độc thân ngoan đạo. Nhưng ông này thuộc hạng người keo kiệt, bủn xỉn, bần tiện đếm lu nước mắm tính củ dưa hành, chỉ biết yêu tiền trên hết mọi sự không biết thương yêu vợ.
20/09/202400:14:00
Sự trỗi dậy của những nhóm cực hữu đang làm sống lại làn sóng kỳ thị chủng tộc, một căn bệnh trầm kha chưa bao giờ thực sự chấm dứt ở Hoa Kỳ. Để thực hiện những chương trình nghị sự của mình, những người theo chủ nghĩa thượng tôn da trắng đã thực hiện nhiều chiến lược, chiến thuật khác nhau. Trong những năm gần đây, nhiều nhà hoạt động đã cảnh báo các nhóm cực hữu đang cố sử dụng nền tảng giáo dục làm công cụ để bảo vệ chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Một bài viết trên trang mạng lithub.com của tác giả Jason Stanley đã phân tích sâu sắc về đề tài này.
18/09/202409:48:00
Bạo lực chính trị trở thành chuẩn mực mới của nước Mỹ nhưng vẫn gây sốc. Trump là một nhân vật gây tranh cãi, cổ võ bạo lực, reo rắc thù hận, chủ trương độc tài. Gậy ông lại đập lưng ông. Chơi với súng có ngày chết vì đạn. Trump phải chấp nhận luật ân oán giang hồ, không thể đổ thừa cho ai về vụ ám sát. Kể từ hôm nay đến ngày bầu cử còn đúng bẩy tuần hay 49 ngày. Mong đất nước này được bình an, không có bất ngờ trong tháng 10 để toàn dân Mỹ và thế giới được chứng kiến cuộc chạy đua vào Nhà Trắng giữa PTT Kamala Harris và cựu TT Donald Trump.
18/09/202408:08:00
Đã là loài người hay ngay cả loài vật được Thượng Đế hay Thiên Chúa tạo dựng trên trái đất này, đều ban cho loài người hay cho loài vật một trí óc biết yêu thương lẫn nhau, con người với con người, loài vật với loài vật hoặc con người với loài vật hay ngược lại loài vật với con người đều biết thương yêu nhau; ngoại trừ người cộng sản vô thần được tẩy não trí tuệ và được giáo dục từ lúc còn là những trẻ thơ vô tội, để sau này khi các em bé khôn lớn, các em chỉ biết yêu mến đảng trên hết mọi sự
16/09/202408:44:00
Bài thơ Mười Điều Khuyến Tu ghi lại giáo lý cốt tủy của Phật giáo, một con đường thẳng tắt để giải thoát. Bài thơ này làm theo thể thơ song thất lục bát, gồm 10 đoạn, mỗi đoạn gồm 8 câu. Cách dùng chữ của Đức Phật Thầy Tây An thích nghi với ngôn phong người Miền Nam, đơn giản, dễ nhớ, rất ít chữ Hán Việt, nêu lên những lời dạy để tu trong đời thường hàng ngày. Thời thế kỷ 19 lúc đó, đồng bào Miền Nam mình đa số mù chữ, nên giáo lý được gói vào thơ để ngâm nga phải rất cô đọng.
13/09/202400:00:00
Thật là lạ khi chẳng tổ chức truyền thông Mỹ nào buồn so sánh tần suất nháy mắt của ông Donald Trump và bà Kamala Harris trong cuộc tranh luận ngày 10/9/2024 trong khi sự chênh lệch này có thể cho biết ai sẽ trở thành tổng thống. Tôi cũng theo dõi cuộc tranh luận nhưng, do quá chú ý đến những gì hai ứng cử viên nói nên không thể bao quát hết những gì hai con mắt của họ... làm. Tất cả chỉ là mấy cảm nhận chung chung, như những “biến động” khác thường ở hai con mắt của Trump, có lúc chúng nhắm nghiền lại, có lúc chúng mở to ra rồi, có khi, như lúc bà Harris đang trả lời cho câu hỏi đầu tiên, cứ đảo qua đảo lại con ngươi, trông rất là… dealer, nghề cũ.
“Đây là quan điểm của người viết, không nhất thiết là quan điểm của Việt Báo.”
DAVEMIN.COM
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.