Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet
“Đây là quan điểm của người viết, không nhất thiết là quan điểm của Việt Báo.”

Phật Tử Nga trong Cuộc Chiến ở Ukraine

30/08/202408:44:00(Xem: 951)

Phật Tử Nga trong Cuộc Chiến ở Ukraine

Tác giả: Alexey Voloshinov

Dịch giả: Phan Tấn Hải

  

(Lời giới thiệu: Bài viết này có nhan đề rất dài “‘Đức Phật ở cùng chúng ta!’ Cuộc chiến ở Ukraine đã thay đổi Phật giáo Nga như thế nào. Lệnh động viên và nỗi kinh hoàng của chiến tranh đã gây ra rạn nứt.” Tác giả là Alexey Voloshinov, đăng trên mạng Nga 7 x 7. Ban biên tập Global Voices dịch sang tiếng Anh, hiệu đính cho dễ hiểu và được tác giả cho phổ biến tự do. Bản tiếng Việt dịch theo bản tiếng Anh đăng ngày 29/8/2024 trên trang “The Good Men Project.”  Phật tử Nga --- phần lớn họ cư ngụ ở ba khu vực tại Nga: Buryatia, Tuva và Kalmykia --- cũng bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến của Nga với Ukraine. Lệnh động viên tàn bạo và nỗi kinh hoàng của chiến tranh đã gây ra rạn nứt trong cộng đồng Phật giáo. Nhiều người đang đưa ra những tuyên bố phản chiến và di cư ra nước ngoài. Những người khác đang ra tuyến đầu, bất kể các giá trị Phật giáo. Bản Việt dịch như sau.)
 

.... o ….

 

 blank

Lính Phật tử Nga cầu nguyện với vị lạt ma tại chiến trường Ukraine. (Photo: Telegram)

   

Tôn giáo phản chiến nhất trong thời chiến
 

Chính quyền Buryatia và Kalmykia, hai trong ba vùng của Nga có nhiều người theo đạo Phật, đã tiến hành lệnh động viên nhập ngũ khẩn cấp hồi năm 2022 một cách đặc biệt khắc nghiệt. Theo các nhà hoạt động Buryat, trong ba ngày kể từ ngày 21/9/2022, khoảng 7.000 người đàn ông đã bị đưa tới các văn phòng tuyển quân ở Buryatia, với kế hoạch động viên của Bộ Quốc phòng là 300.000 người trên toàn bộ nước Nga.
 

Kalmykia trở thành một trong số ít khu vực của Nga nơi vượt quá chỉ tiêu huy động. Thay vì 1 phần trăm theo yêu cầu, họ đã triệu tập được từ 2 đến 3 phần trăm quân dự bị, theo nhiều báo cáo khác nhau.
 

Đồng thời, theo một phân tích chung của Mediazona và BBC, ít nhất khoảng 1.500 cư dân Buryatia — với dân số khu vực là 972.000 người — đã tử trận trong cuộc chiến ở Ukraine. Ở Tuva, với dân số 338.000 người, có ít nhất 618 chiến binh đã chết.
 

Vào ngày 22/9/2022, một ngày sau khi lệnh nhập ngũ khẩn cấp bắt đầu, nhiều nhân chứng đã ​​bắt đầu đăng tải video về cảnh xếp hàng dài [để rời lãnh thổ Nga] ở biên giới Nga-Mông Cổ.
 

Những người đầu tiên đến là cư dân của các khu định cư biên giới ở Buryatia và Tuva, các khu vực giáp ranh với Mông Cổ. Sau đó, thủ đô Ulaanbaatar của Mông Cổ cũng trở thành điểm đến ưa chuộng của người Kalmyk. Bên cạnh vị trí địa lý, lý do nằm ở thực tế là người Kalmyk, Buryat, Tuva và những người khác là một phần của sắc dân Mông Cổ đang sống ở Nga. Ở Mông Cổ, họ được coi là 'riêng của chúng ta' và được chào đón như ở nhà, theo lời người dân địa phương giải thích.
 

Thật khó để đánh giá quy mô của cuộc di cư Phật giáo ra khỏi Nga trong bối cảnh chiến tranh. Theo dữ liệu rời rạc do nhà nước cung cấp, chúng ta đang nói về hàng nghìn người. Theo chính quyền Mông Cổ, trong 10 ngày sau thông báo động viên, 6.200 người Nga đã nhập cảnh vào Mông Cổ. Đồng thời, phía Nga báo cáo rằng vào năm 2022, người Nga đã phá vỡ kỷ lục trong năm năm về số lượng người nhập cảnh vào Mông Cổ và một số quốc gia láng giềng khác.

  

Các lạt-ma chiến đấu: Các nhà sư hỗ trợ cuộc chiến ở Ukraine như thế nào
 

Trong vùng chiến sự ở Ukraine, Phật giáo không chỉ được đại diện bởi các Phật tử bị động viên từ Buryatia, Tuva, Kalmykia và các khu vực khác. Ví dụ, trong mùa hè năm 2023, truyền thông nhà nước Nga bắt đầu tích cực đưa tin về 'lạt-ma quân nhân' duy nhất ở Nga, người đã đến mặt trận để hỗ trợ binh lính. Điều này chỉ tới một thành viên của hội đồng công chúng thuộc Bộ Quốc phòng Nga, Lạt-ma Bair Batomunkuev đến từ Buryatia.
 

Bộ Quốc phòng mô tả công việc của Batomunkuev ở tiền tuyến trong thông cáo báo chí như sau: “Ông giúp quân nhân củng cố tín ngưỡng, trả lời những câu hỏi tâm linh phức tạp và động viên tinh thần khi nói về các nhiệm vụ bảo vệ quê hương”.
 

Trong mùa đông năm 2023, truyền thông đã đưa tin về việc mở 2 nơi thờ phượng dã chiến trong 'khu vực hoạt động quân sự đặc biệt' [đây là cách chính phủ Nga cho phép tham chiếu đến cuộc chiến ở Ukraine]: một nhà thờ Chính thống giáo và một ngôi chùa Phật giáo. "Người Buryat không chạy trốn khỏi chiến trường nếu vẫn còn một chiếc lều được biến thành dugan [ngôi chùa]", theo lời vị Pháp Chủ của Tăng đoàn Phật giáo Truyền thống Nga, Pandito Khambo Lama Damba Ayusheev cho biết.
 

Chủ tịch của Ban Quản lý Tâm linh Trung ương của Phật tử, Geshe Yonten (Sergey Kirishov), đã chúc mừng Tổng Thống Vladimir Putin sau cuộc bầu cử tháng 3/2024. Pháp Chủ không trực tiếp ủng hộ cuộc chiến ở Ukraine nhưng rất vui mừng vì nhà nước Nga trong những năm gần đây đã “đặc biệt chú ý đến việc bảo tồn và củng cố các giá trị tinh thần và đạo đức truyền thống của chúng ta”. [Ý thức hệ nhà nước Nga về “bảo tồn các giá trị truyền thống” đóng vai trò chính trong việc chính phủ biện minh cho cuộc chiến ở Ukraine và các cuộc đàn áp nội bộ].


 

Trong cuộc nói chuyện với ấn phẩm People of Baikal, một người lính gốc từ Buryatia đã nhớ lại cảnh các linh mục Chính thống giáo và lạt ma Phật giáo đến thăm trại dã chiến của anh ở vùng chiến sự trước các trận đánh.

.

"Đầu tiên tôi đến gặp các linh mục, rồi đến gặp các lạt ma. Bởi vì ở tiền tuyến, bạn tin vào mọi thứ, thành thật mà nói như thế. Các lạt ma của chúng tôi đọc kinh và bảo chúng tôi đi đến kẻ thù mà đừng sân hận và hung hăng. Vâng, kiểu như bạn bắn vào một người lính Ukraine và không vui mừng nếu bạn bắn trúng anh ta, nhưng hãy cảm thấy từ bi, thương xót cho anh ta. Bởi vì đó là cách của Phật giáo."
 

Trong cùng bài viết, báo People of Baikal trích dẫn Lama Oleg Namzhilov từ Buryatia: “Bây giờ chúng ta, những Phật tử bình thường, thấy mình trong tình huống không quyết định được điều gì cả. Những người của chúng ta đã ra trận vì cần thiết. Nhiệm vụ của chúng ta là hỗ trợ họ. Nếu chúng ta quay lưng lại với họ, nói rằng họ là bọn phản bội và cặn bã, thì sau đó chúng ta là ai?”
 

Baldan Bazarov, cựu trụ trì của Chùa Kuren Datsan ở Buryatia, người đã rời Nga để đến Hoa Kỳ vào mùa hè năm 2022 vì niềm tin phản chiến của mình, tin rằng quan điểm của các lạt ma Phật giáo ảnh hưởng đến thái độ của Phật tử Nga đối với chiến tranh. Theo quan điểm của vị này, những người ủng hộ hành động quân sự được hưởng lợi theo một cách nào đó. Trong một cuộc trò chuyện với Tạp Chí 7×7, Bazarov cho biết:
 

Giả sử Khambo Lama không thể yêu cầu bất cứ điều gì cá nhân [các nhà sư Phật giáo bị cấm sử dụng tiền], nhưng, ví dụ, ông đã yêu cầu Putin ở Điện Kremlin xây dựng một tu viện ở Moscow, điều mà bản thân những người theo đạo Phật không thể làm được kể từ thiên niên kỷ trước. Một số lạt ma đã đến chiến tranh ở Ukraine để hỗ trợ đồng bào của họ. Họ [các lạt ma] được cấp tiền cho chuyến đi, vì vậy họ có thể đi đến đó và quay lại, ở trong một khách sạn ở Moscow — đây cũng là 'quyền lợi' dành cho họ. Họ cho thấy rằng họ quan tâm đến nhà nước, và sau đó, họ có thể yêu cầu một cái gì đó cho tu viện của họ.

 

Phật tử phản chiến nhận định: 'Giúp các chiến binh là nghiệp bất thiện’
 

Bản thân Bazarov, như ông nói, đã lên kế hoạch chuyển đến không phải Hoa Kỳ, mà là Ukraine, để "giúp người Ukraine bảo vệ quê hương, con cái và những người thân yêu của họ". Vị lạt ma này nói, "Tôi muốn đến Ukraine để nói sự thật với những người đồng hương của tôi — người Buryat và người Mông Cổ — những người tin vào tuyên truyền của Putin."
 

Ông tin rằng không có mâu thuẫn nào giữa tinh thần phản chiến của Phật giáo và ước muốn đến một trong những quốc gia đang có chiến tranh:

Chiến tranh là hiển lộ của luân hồi [thế giới của đau khổ, đam mê và thiếu tự do, gắn liền không thể tách rời với chu kỳ sinh tử lặp đi lặp lại trong Phật giáo]. Đức Phật giải thích rằng người ta phải tránh xa mọi biểu hiện của luân hồi. Nhưng đồng thời, nếu có ai đó đến giết bạn trong nhà bạn, bạn phải bảo vệ gia đình, những người thân yêu của mình… Nhưng trong trường hợp của chúng ta, những người thân của chúng ta đã ra trận để tìm giết, và chúng ta phải ủng hộ điều này vì lợi ích của một trạng thái phù du nào đó. Điều này là sai.”
 

Tuy nhiên, Bazarov khẳng định rằng việc giúp đỡ chiến binh Nga không phù hợp với các nguyên tắc của Phật giáo: "Người ta đến Ukraine để giết người, và bất kỳ sự giúp đỡ nào cho họ đều là nghiệp bất thiện."
 

Có lẽ tuyên bố phản chiến nổi bật nhất trong Phật giáo Nga được đưa ra bởi chủ tịch Hiệp hội Phật tử Kalmykia (Association of Buddhists of Kalmykia), ngài Telo Tulku Rinpoche (Erdeni-Basan Ombadykov). Vị này đã nói vào tháng 9/2022 trong một cuộc phỏng vấn với kênh YouTube “Alchemy of the Soul”.
 

Phía Ukraine, tất nhiên, có chính nghĩa. Họ đang bảo vệ quốc gia họ, đất của họ, sự thật của họ, Hiến pháp của họ, người dân của họ.”
 

Vài tháng sau, chính quyền Nga đã ghi thêm tên vị Rinpoche này vào danh sách các điệp viên nước ngoài (vị này là công dân Hoa Kỳ), và ông đã từ chức Lạt ma tối cao của Kalmykia. Ombadykov, bình luận về việc từ chức của ông, cho biết:
 

Đối với người dân Kalmykia và tất cả những người theo đạo Phật trong thời điểm khó khăn này, tôi cầu chúc họ có lòng can đảm, khả năng phục hồi và quyết tâm tu học lý tưởng từ bi, tình yêu thương và bất bạo động, những nền tảng mà lời Đức Phật đã dạy.”

Bộ Nội vụ Kalmykia đã thu hồi giấy phép cư trú của Lạt ma tối cao tại Nga.
 

Vào tháng 2/2023, Tenzin Choedak, trụ trì của ngôi chùa Phật giáo chính của nước cộng hòa, đã được bổ nhiệm làm Lạt ma tối cao mới của Kalmykia. Không có thông tin gì về quan điểm chính trị của ông.
 

Nguồn: https://goodmenproject.com/featured-content/buddha-is-with-us-how-the-war-in-ukraine-has-changed-russian-buddhism/

 

 

 

 



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
13/09/202400:00:00
Thật là lạ khi chẳng tổ chức truyền thông Mỹ nào buồn so sánh tần suất nháy mắt của ông Donald Trump và bà Kamala Harris trong cuộc tranh luận ngày 10/9/2024 trong khi sự chênh lệch này có thể cho biết ai sẽ trở thành tổng thống. Tôi cũng theo dõi cuộc tranh luận nhưng, do quá chú ý đến những gì hai ứng cử viên nói nên không thể bao quát hết những gì hai con mắt của họ... làm. Tất cả chỉ là mấy cảm nhận chung chung, như những “biến động” khác thường ở hai con mắt của Trump, có lúc chúng nhắm nghiền lại, có lúc chúng mở to ra rồi, có khi, như lúc bà Harris đang trả lời cho câu hỏi đầu tiên, cứ đảo qua đảo lại con ngươi, trông rất là… dealer, nghề cũ.
09/09/202408:18:00
Bài này sẽ viết về một chủ đề: cách tu nào đơn giản nhất cho những người có tâm hồn rất mực đơn sơ. Thí dụ, người chưa biết chữ, hoặc những người mới học buổi sáng và quên liền vào buổi chiều, hoặc những người đã từng học thiên kinh vạn quyển nhưng bây giờ bắt đầu lãng trí, thậm chí không còn nhớ tới nửa bài Tâm Kinh. Câu hỏi là, pháp giải thoát có thể truyền dạy như thế nào cho những người không hiểu, hoặc không nhớ tận tường những khái niệm như định, như huệ, như bát nhã, và vân vân.
08/09/202407:40:00
Đối với những tín đồ Thiên Chúa Giáo, Mùa Chay Thánh là thời gian để cho mọi người Kitô hữu Cầu Nguyện, Hãm Mình, tự ăn năn sám hối những lỗi phạm của mình trong 10 điều răn của Chúa và tất cả 10 điều răn được tóm gọn lại chỉ trong 2 điều là: Trước kính mến Chúa trên hết mọi sự, sau yêu người như mình ta vậy. Trong tinh thần mỗi người Kitô hữu tự xét lại lương tâm của mình đã xúc phạm đến Ngài, qua tư tưởng, lời nói hay việc làm, đã làm tổn thương về tinh thần lẫn vật chất đến những anh chị em khác, có cùng một Cha chung với nhau là Đức Kitô đang ngự ở trên trời.
06/09/202417:47:00
Khi Donald Trump liên tục tấn công liên danh Kamala Harris và Tim Walz là "cộng sản", nhóm MAGA ủng hộ ông ta cũng đồng loạt lặp lại điều này. Kể cả Elon Musk cũng đăng lên mạng xã hội tấm ảnh AI chế hình chân dung bà Kamala mang áo hồng vệ binh, đội mũ búa liềm. Vậy bà Kamala hay nước Mỹ dưới thời đảng Dân Chủ đã và sẽ trở thành cộng sản như thế nào?
05/09/202418:18:00
Hôm qua súng lại nổ ở học đường, trong lớp học. Hung thủ 14 tuổi dùng một khẩu AR-15. Bốn người vong mạng gồm hai giáo viên và hai học sinh ở tuổi 14, cộng thêm chín kẻ bị thương. Máy đếm xoay bốn nấc. Đây là vụ thứ bao nhiêu của năm nay tại trường học???
30/08/202400:00:00
Lại một lần nữa, nền dân chủ tự do đang bị đe dọa trên toàn thế giới. Theo nhiều cách, chúng ta đã từng chứng kiến những thách thức như vậy trước đây và nền dân chủ cuối cùng đã nổi lên giành chiến thắng. Liệu lần này có nên có sự tự tin tương tự như vậy không? Những mối đe dọa phản dân chủ chắc chắn không có nghĩa là sự kết thúc của hệ thống. Nhưng thay vì bám víu vào niềm tin lạc quan trong chiến thắng trên toàn cầu tất yếu của nền dân chủ, hiện nay những người bảo vệ nền dân chủ phải áp dụng tư duy thực tế dựa trên bằng chứng thực nghiệm - đặc biệt là khi dữ liệu thách thức các giả định đã tồn tại từ lâu và đặt ra những vấn đề khó giải quyết.
27/08/202422:37:00
TNS Tim Kaine (Dân Chủ), 66 tuổi, được bầu vào Thượng Viện Hoa Kỳ lần đầu tiên vào năm 2012 sau khi đánh bại cựu TNS George Allen (Cộng Hòa) với 6 điểm và đã thắng Correy Stewart (Cộng Hòa) trong nhiệm kỳ 2 vào 2018 sau khi đánh bại đối thủ với 16 điểm. Ông hiện đang tranh cử nhiệm kỳ thứ 3 chống lại đối thủ Cộng Hòa là ông Hùng Cao, 52 tuổi, một người Mỹ gốc Việt và là cựu đại tá Hải Quân Hoa Kỳ.
23/08/202400:00:00
“Quốc tang” với roi vọt “Hồng vệ binh” để kiếm thêm nước mắt trang trí khiến tôi hình dung đất nước dị thường của chúng ta như một… tang quốc, với những tang chế rất cao nhưng lại rất thấp trong ý nghĩa nhân bản phải có là hướng về sự sống, như là một phần của đời sống. Ý tưởng này đã nhem nhúm khi tôi, gần như cùng một lúc, thọ tang rồi lại mãn tang mẹ. Mẹ qua đời giữa đỉnh điểm của đại dịch nên tôi cùng hai người chị sống ở nước ngoài phải đợi mất hai năm mới có thể trở về quàng lên đầu vành khăn thương khó. Đứng trước di ảnh mẹ sau làn khói nhang nghi ngút, chúng tôi tuần tự tiến hành những nghi thức theo tín ngưỡng thờ cúng ông bà. Chúng tôi quàng khăn tang lên đầu rồi lại tháo ra ôm vào ngực. Chúng tôi hòa bàn thờ riêng của mẹ vào bàn thờ chung của tổ tiên. Rồi chúng tôi mang những vành khăn ấy ra vườn để hóa thân bằng lửa.
23/08/202400:00:00
Cảm giác đầu tiên khi bước chân vào tiệm Coffee Factory tại Quận Cam, tiểu bang California, Hoa Kỳ, đến từ hình ảnh tờ báo giấy trên chiếc bàn nhỏ phía dưới quầy nước, một vị trí dễ thấy. Cảm giác ấy thân thuộc như thuở còn nằm nôi, được nghe lời mẹ ru êm theo tiếng võng đưa kẽo kẹt giữa trưa hè nóng bức.
22/08/202408:49:00
Nói sơ tâm, là nói về tâm của người mới học, tâm đơn sơ, tâm như hài nhi trẻ nhỏ, tâm rất mực hồn nhiên, chưa có chút gì là chữ nghĩa dày đặc, không chút gì là kiến thức uyên bác. Ngắn gọn, tận cùng của người sống với “sơ tâm” là sống với “tâm không biết,” bởi vì, hễ “có biết” là có quá khứ, có mài giũa, có lộ trình nhân quả, không còn là tâm nguyên sơ, tâm bản nhiên. Cốt tủy Thiền Tông là sống với sơ tâm.