Hôm nay,  

Phản Chiến Hay Không Phản Chiến?

6/21/202414:31:00(View: 1028)
Refugees Ann PhongRefugees - Tranh Ann Phong

 

Tôi không thích xem phim chiến tranh thời hậu hiện đại.  Đặc biệt là các phim về cuộc chiến Việt Nam.  Những phim này làm tôi bất mãn và buồn.  Tôi tin giới làm phim và truyền thông đã thiên vị và vẫn còn mù mờ trong việc mô tả cuộc chiến.  Nó vẫn là cuộc chiến của người Mỹ trong đó người lính miền Nam chỉ là một vai phụ, một chấm mờ.

 

Tôi biết miền Bắc tất nhiên phải thắng cuộc chiến quân sự này.  Giới lãnh đạo của họ kiên trì.  Quân đội của họ có kỷ luật hơn, có niềm tin vững vàng dù niềm tin đó dựa trên tuyên truyền dối trá và ảo tưởng.  Sự ủng hộ của các đồng minh của họ tương đối nhất quán.  (Môi hở răng lạnh hay quan hệ nhợt nhạt là một chọn lựa khô khan từ trung ương, không bị dao động bởi sự ủng hộ hay chống đối đầy cảm xúc của ‘ngu dân'.)  Họ được sự trợ giúp ‘không công' của nhiều thành phần.  Màn ảnh truyền hình và trang nhất của các nhật báo Mỹ đưa ra những hình ảnh bi quan, ghê sợ của chiến tranh.  Các sinh viên dẫn đầu phong trào phản chiến.  Những hoạt động này góp phần rất lớn vào cuộc rút lui thiếu chuẩn bị của quân đội Mỹ, sự cắt giảm viện trợ, và cuối cùng sự sụp đổ, cái chết đứng của miền Nam.

 

Chết đứng như Từ Hải.  Chết nhanh đến nỗi miền Bắc và những nhà bình luận cũng không ngờ.  Dọc ngang nào biết trên đầu có ai, Từ Hải đương nhiên biết cái chết là một trong những kết thúc có thể xảy đến với mình.  Dù là quân, dù là tướng, cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi.  Quân phản loạn và triều đình?  Tỷ số thắng thua dễ đoán.  Nhưng chết vì quyết định sai lầm của chính mình?  Đau quá!  Đứng tim!  Miền Nam cũng vậy.  Với viện trợ Mỹ cắt giảm, đạn đếm từng viên, làm sao chống lại quân đội miền Bắc với Nga và Trung Cộng vẫn đứng phía sau?  Nhưng các quyết định sai lầm của giới lãnh đạo, từ việc phòng thủ Kontum và Pleiku thay vì Ban Mê Thuôc, đến quyết định bỏ Tây Nguyên không có kế hoạch, đã làm cho sự sụp đổ đó quá bất ngờ, chua xót.

 

Sự chua xót này theo tôi cho đến nay.  Chỉ biết ăn học trong những năm tháng chiến tranh, tôi muốn tìm hiểu về cuộc chiến Việt Nam khi ván đã đóng thuyền.  Tìm hiểu để biết điều gỉ đã thực sự xảy ra.  Tìm hiểu để biết nguyên cớ sự đổi đời của hàng triệu dân chúng miền Nam.  Và sâu thẳm hơn, tìm hiểu để xoa dịu sự chua xót chưa tan và xác định vai trò nhỏ bé của chính mình trong cuộc chiến.

 

Cuộc chiến đó là gì?  Một cuộc nội chiến như Trịnh Công Sơn đã tin và vì niềm tin này được theo ông vào trại cải tạo dù ông nhạc sĩ đã lên đài phát thanh Saigon chào mừng giải phóng.  Hay đó là cuộc chiến tranh chủ nghĩa giữa thể chế dân chủ và cộng sản?  Hay, càng chua xót thêm, nó chỉ là một phần của cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Nga?

 

Cũng trong quá trình tìm hiểu và chữa lành này, tôi nghĩ ngợi nhiều về những gì đang xảy ra ở Palestine, về phong trào chống đối Israel, đặc biệt của các sinh viên Mỹ.  Hamas tàn ác, đốt cháy trẻ em, cắt xẻ thân thể phụ nữ, nhưng sự trả đũa của Israel còn tàn nhẫn hơn nhiều.  Ném bom phá huỷ cả một thành phố.  Cắt đứt mọi tiếp tế, làm què quặt ý chí của dân Palestine bằng cái khát cái đói.  Mắt không đền mắt, răng không đền răng, nhưng là một sự đổi chác hung tàn.  Hàng trăm sinh mạng Palestine đổi lấy một sinh mạng Israel.

 

Tôi ủng hộ phong trào phản chiến của các sinh viên. Tôi tức tối khi tỷ phú Bill Ackman đòi phổ biến tên họ để họ không tìm được việc làm khi ra trường.  Gốc Israel, ông này trung thành với Israel thì cũng dễ hiểu.  Nhưng có thể nào không nhìn thấy cuộc chiến không cân xứng này cần được kết thúc?  Nước mạnh không thể đàn áp nước yếu.  Mỹ và các quốc gia khác không thể giúp kẻ gây tội ác chiến tranh tiếp tục cuộc tàn sát của mình.

 

Phản chiến?  Hai từ quen thuộc này khiến tôi dừng lại và giật mình.  Ủng hộ sinh viên?  Điều gì đã xảy ra?  Tôi nhận thức được những đấu tranh cho hòa bình, cho nhân đạo bao giờ cũng đúng?  Hay qua thời gian sự hờn trách của tôi đã phôi pha?  Hay tệ hơn nữa, những niềm tin cũ của tôi đầy những lỗ hổng và mâu thuẫn?

 

Không đâu.  Mối giận hờn trong tôi vẫn chưa tan.  Niềm tin của tôi vẫn chưa thay đổi.  Tôi vẫn muốn những sinh viên phản đối cuộc chiến Việt Nam nhìn lại vai trò của mình trong cái chết của mấy trăm ngàn thuyền dân trên biển.  Như tôi đang mở to mắt và nhìn thấy vai trò của chính mình trước cái chết của hàng chục ngàn thường dân vô tội phía bên kia.

 

Tôi có thể biện minh là không hề biết bao nhiêu nhà cửa đổ nát, bao nhiêu phụ nữ trẻ em chết vì bom đạn Mỹ dội trên Hà Nội, Hải Phòng.  Nhưng sự thực là dù biết lúc đó, tôi cũng chẳng quan tâm, chẳng chống đối làm gì.  Miền Bắc chọn chế độ cộng sản.  Chúng tôi muốn có tự do.  Miền Bắc sẽ bình yên nếu không vượt Trường Sơn, không gởi đặc công vào Nam, không gài bom trong rạp hát, không bắn đạn pháo vào dân nghèo.  Như Đông Đức không vượt tường Bá Linh.  Như Bắc Hàn không vượt khu phi quân sự. 

 

Suy nghĩ của tôi ngày đó có lẽ không khác suy nghĩ của dân Israel bây giờ.  Chúng ta luôn có một hệ thống ưu tiên và đặt lên bàn cân những quả cân già hay non tùy lúc.  Dân Israel đang bịt mắt mình và liệng lên bàn cân những khối đá khổng lồ.  Sinh viên phản đối cuộc chiến Việt nam chắc chắn, không nhiều thì ít, đã có ưu tư về tương lai cá nhân bên cạnh sự khao khát hoà bình và nhân đạo.

 

Những người trẻ tuổi thích chống đối, thay đổi.  Nhờ sự chống đối của họ mà xã hội đi tới trước.  Tôi ủng hộ phong trào chống chiến tranh Palestine của các sinh viên Mỹ.  Nhưng tôi đã biết những trang sử đôi khi cần lật chậm và hy vọng những người trẻ tuổi này đã học được một điều gì đó từ cuộc chiến Việt Nam.  Tôi hy vọng mình đứng về phía những người lãnh chịu quả cân non.  Vì hôm nay, tôi không còn có thể dùng tuổi trẻ để biện minh cho những vô tình và nghĩ suy nông cạn.

KC Nguyễn

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
6/20/202500:00:00
Tôi không viết bài này với tư cách một người Dân chủ hay một người Độc lập. Tôi viết với tư cách một người phụ nữ đã từng tự hào đứng trong hàng ngũ của đảng Cộng hoà gần suốt đời mình. Tôi đã bỏ phiếu cho ông Ronald Reagan và ngưỡng mộ tín niệm của ông rằng “phẩm hạnh là điều thiết yếu”. Tôi từng tin vào trách nhiệm cá nhân, vào đức tin và tình yêu quê hương – và đảng Cộng hoà thuở ấy là hiện thân của những giá trị ấy. Tôi thậm chí đã ủng hộ ông George W. Bush trong cuộc kiểm phiếu hỗn loạn với những “lá phiếu đục lỗ” năm 2000 – không vì tôi cho rằng ông hoàn hảo, mà vì tôi tin ông sẽ lãnh đạo với sự tử tế và chính trực.
6/18/202509:53:00
Từ Tehran rực cháy đến Washington ồn ào, trong vòng chưa đầy một tuần, câu hỏi đơn giản cho Washington đã thay đổi: không còn là dính líu bao nhiêu, mà là: tham chiến hay không?
6/18/202508:42:00
Đạo Phật là đạo của từ bi và trí tuệ. Hai phẩm chất này không liên hệ chút gì tới màu da, sắc tộc. Con đường giải thoát là Bát Chánh Đạo, cũng hoàn toàn không phân biệt gì tới sắc tộc, màu da. Tu tập hàng ngày là phải viễn ly, buông bỏ, xa lìa tham sân si -- và như thế, cũng hoàn toàn không dính chút gì tới những bức tường biên giới hay các bãi mìn giữa các quốc gia tranh chấp.
6/16/202508:36:00
Hạnh phúc là những người cha biết tìm ra Phật pháp, tài sản quý nhất trong cõi này, để trao lại cho con mình. Cũng y hệt như ông trưởng giả trong Kinh Pháp Hoa, giấu viên ngọc trong góc áo của cậu con trai bụi đời. Và cũng hạnh phúc là những người con nhận ra rằng cha mình đã dạy cho con từ những ngày thơ ấu về niềm tin Tam Bảo, đã dạy cho con biết tin sâu vào nhân quả để không bao giờ dám làm ác, đã dạy cho con biết từ bi với người và yêu thương với đời, và đã dạy chữ cho con bằng cách đánh vần theo những dòng kinh để không bao giờ trôi lạc trong cõi này.
6/14/202511:57:00
Bài viết này sẽ phân tích lời dạy của sách Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh về ý chỉ Thiền Tông: Đạo giấu kín ở chỗ có nói gì đâu, Đạo thánh nhân giấu kín trong chữ Vô vi, không thấy dấu vết nhưng người người đều chịu ơn. Trong sách này, ý chỉ đó được gọi là Tiếng Ấn Giấu – viết theo âm Hán-Việt là Tàng Thanh. Sách Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh là một tác phẩm về Thiền Tông Việt Nam xuất bản lần đầu vào năm 1796. Tác phẩm này được in trong Ngô Thì Nhậm Toàn Tập - Tập V, ấn hành năm 2006 tại Hà Nội, do nhiều tác giả trong Viện Nghiên Cứu Hán Nôm biên dịch.
6/13/202511:44:00
Vào Thứ Bảy này, thủ đô Washington D.C. sẽ tổ chức một cuộc duyệt binh lớn để mừng 250 năm ngày thành lập Lục Quân Hoa Kỳ – trùng đúng ngày sinh nhật lần thứ 79 của tổng thống Donald Trump. Nhưng không chỉ có xe tăng, quân nhạc và pháo hoa, cùng lúc đó sẽ có hàng ngàn cuộc biểu tình nổ ra khắp nước Mỹ, với một thông điệp rất rõ ràng: "Chúng tôi không muốn một vị vua." Nếu có ý định tham dự cuộc biểu tình No Kings một cách hiệu quả và an toàn, bạn đọc nên ghi danh tham gia tại trang chính thức của chiến dịch biểu tình hoặc qua các tổ chức vận động tại địa phương. Trang chính của No Kings: truy cập NoKings.org, vào mục Attend (tham dự) hoặc Find an event near you (tìm một cuộc biểu tình gần bạn) để xem danh sách sự kiện theo từng khu vực. Trang này cung cấp bản đồ tương tác giúp bạn chọn và ghi danh rõ địa điểm mình muốn tham gia. Và nhớ rằng biểu tình ôn hoà ở nơi công cộng (đường phố, vỉa hè, công viên) là quyền được Tu Chính án thứ nhất bảo vệ.
6/13/202500:00:00
Vào ngày 2 tháng 6 năm 2025, thành phố Istanbul một lần nữa trở thành sân khấu cho các nỗ lực ngoại giao khi phái đoàn Ukraine và Nga có cuộc gặp thứ hai trong vòng một tháng. Tuy nhiên, trên bàn đàm phán cấp cao, hai chiếc ghế quan trọng nhất vẫn bị bỏ trống. Cả Putin và Zelenskyy lại một lần nữa vắng mặt. Trước đó, vào giữa tháng 5, một tia hy vọng mong manh đã lóe lên về viễn cảnh hai nhà lãnh đạo sẽ cùng xuất hiện tại Istanbul, ngồi lại trong cùng một phòng để đối thoại trực tiếp. Nhưng rồi hy vọng đó nhanh chóng vụt tắt. Putin đã thẳng thừng từ chối lời đề nghị của Zelenskyy; và với nhiều nhà quan sát, điều này không có gì đáng ngạc nhiên.
6/10/202510:11:00
Có một lời Đức Phật nói thường được nhắc tới. Đó là câu, “Ai thấy Pháp, là thấy Ta.” Nghĩa là, thấy Pháp, là thấy Phật. Câu nói này không có nghĩa là, thấy thân xác ngũ uẩn của Đức Phật. Pháp nơi đây có thể hiểu theo nhiều nghĩa, có thể là lời Đức Phật dạy, là con đường giải thoát, là nhận diện ra vạn pháp vô ngã trong lý nhân duyên, nguyên tắc vận hành của vạn pháp, và cả của thân tâm ta. Như thế, có thể hiểu là pháp vô vi nằm sẵn trong các pháp hữu vi, tức là Niết bàn đã có sẵn trong pháp ấn vô thường của sinh và tử.
6/8/202514:03:00
Rạng sáng chủ nhật, một người đàn ông, 36 tuổi, theo đoàn người đói khác đến địa điểm phân phát lương thực nơi họ được chính quyền thông báo sẽ mở cửa sớm với hy vọng có chút thực phẩm đem về nhà cho vợ con đang thoi thóp chờ chết vì đói. Một viên đạn xuyên trán. Người đàn ông chết tươi ngay tại chỗ. Bên cạnh anh, một người thanh niên 30 tuổi, cũng đang hướng về khu vực cứu đói, một viên đạn xuyên qua cằm, anh ta sống sót chỉ vừa kịp để nhận ra rằng một chiếc xe tăng đang quay nòng bắn vào họ. Đoàn người chạy tán loạn. Những phát súng tiếp tục bắn xối xả vào đám đông. Cảnh trên không phải xảy ra trong trò chơi video Squid Game hay trong phim. Mà chính là những gì đã và đang diễn ra tuần qua, hay mới hôm qua, hôm nay. Các nhân chứng Palestine cho biết, vào sáng Chủ nhật hôm nay, lực lượng Israel đã nổ súng khi người dân đến nhận hàng cứu trợ tại một điểm phân phát ở Rafah do Tổ chức Gaza Humanitarian Foundation (GHF) — một tổ chức được Israel và Hoa Kỳ hậu thuẫn — điều hành.
6/6/202506:01:00
Bài viết này sẽ phân tích lời dạy của sách Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh về ý chỉ Thiền Tông: thấy được cái không được thấy, nghe được cái không được nghe. Trong sách này, gọi ý chỉ đó là Tiếng Không Thành – viết theo âm Hán-Việt là Bất Quả Thanh. Sách Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh là một tác phẩm về Thiền Tông Việt Nam xuất bản lần đầu vào năm 1796. Tác phẩm này được in trong Ngô Thì Nhậm Toàn Tập - Tập V, ấn hành năm 2006 tại Hà Nội, do nhiều tác giả trong Viện Nghiên Cứu Hán Nôm biên dịch.
“Đây là quan điểm của người viết, không nhất thiết là quan điểm của Việt Báo.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.