Hôm nay,  

Cuốn Tiểu Thuyết ‘Tây Du Ký’ và Chú Khỉ Tinh Nghịch Đã Truyền Cảm Hứng Cho Nhân Loại Ra Sao

29/09/202300:00:00(Xem: 907)
 
Tay Du Ky 01
Thầy trò Đường Huyền Trang đi thỉnh Kinh ở Tây Trúc.(Photo: www.pixabay.com)


Vào một buổi xế trưa mùa hè trong cuối thập niên 1980s, mẹ tôi và tôi đi ngang qua một quán trà trên chuyến đi ra ngoài thành phố của chúng tôi. Tòa nhà đông người thường là nơi náo nhiệt tràn ngập tiếng nói, tiếng cười, và niềm vui, tiếng đánh bài mạt chược lạch cạch. Tuy nhiên, ngay lúc chúng tôi đi qua, sự im lặng bao trùm quán trà: Mọi người say mê bởi ánh sáng trắng-đen của chiếc máy truyền hình nhỏ ở một góc phòng, đang chiếu một tập của loạt phim “Tây Du Ký.”

Loạt truyền hình được phỏng theo cuốn tiểu thuyết Trung Hoa cùng tên hồi thế kỷ thứ 16 mà đã trải qua nhiều lần chuyển thể và đã chiếm được trí tưởng tượng của người Trung Hoa cho đến nay. Giống như nhiều trẻ em tại Trung Hoa, tôi bị mê hoặc bởi Hầu Vương, siêu anh hùng rất yêu thích trong cuốn tiểu thuyết, người đã trải qua những cuộc mạo hiểm kỳ diệu với các nhà hành hương hác trong hành trình thỉnh Kinh Phật. Trong khi tôi phải đi nhanh qua quá trà để kịp chuyến xe buýt ngày hôm đó, khoảnh khắc này thỉnh thoảng đã xẹt lên trở lại trong tôi, làm tôi tự hỏi điều gì làm cho “Tây Du Ký” quá hấp dẫn đối với mọi người ở mọi lứa tuổi và hoàn cảnh.

Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi đã bắt đầu một chương mới trên cuộc hành trình học tập của tôi tại Hoa Kỳ và đã nối kết với “Tây Du Ký” từ một cái nhìn khác. Bây giờ, là một học giả với chuyên môn trong lãnh vực văn học Trung Hoa truyền thống, tôi thích thú vào sự phát triển của các truyền thống văn học và văn hóa chung quanh câu chuyện này, gồm cách nó đã được chuyển ngữ và tưởng tượng lại bởi nhiều nghệ sĩ.

Trong khi thấm sâu trong các truyền thống Trung Hoa, câu chuyện cũng được các độc giả từ nhiều nền văn hóa khác nhau thích thú. “Tây Du Ký” tạo ra mảnh đất chung bằng việc nêu bật sự tìm kiếm một nhân tính chung, đóng bởi một vai đáng yêu nhất, Hầu Vương – một biểu tượng của tâm thức con người
 
Một hành trình, nhiều câu chuyện
 
Các học giả thường truy tìm sự bắt đầu của truyền thống văn học này bắt nguồn từ một Tăng sĩ Phật Giáo, Huyền Trang, người đã thực hiện cuộc hành hương lịch sử tới Ấn Độ vào năm 627 Tây lịch. Ngài đã quyết định xem xét và mang về nhiều bản sao Kinh Phật bằng tiếng Phạn, hơn là dựa vào các bản dịch sang chữ Hán trước đó. Ngài đã làm như thế sau gần 17 năm và đã dành cả đời còn lại để dịch các kinh Phật.

Cuộc hành trình (của Huyền Trang) đã tạo cảm hứng cho nhiều biểu hiện khác nhau trong văn học, nghệ thuật và tôn giáo, tạo ảnh hưởng lâu dài lên nền văn hóa và xã hội Trung Hoa. Truyền thuyết bắt đầu khởi sinh trong thời của ngài Huyền Trang. Trải qua nhiều thế kỷ, chúng dần dần phát triển thành một truyền thống đặc thù của lối kể chuyện, thường tập trung vào việc bằng cách nào ngài Huyền Trang vượt qua được các chướng ngài với sự trợ giúp của những siêu nhân đồng hành.
 
 
Tay Du Ky 02
Nhân vật Hầu Vương (Tôn Ngộ Không) trong tiểu thuyết Tây Du Ký. (Photo: www.pixabay.com)
 
Điều này đã đạt tới đỉnh điểm trong cuốn tiểu thuyết chữ Hán vào thế kỷ thứ 16, “Tây Du Ký.” Vào thời điểm này, vị anh hùng của câu chuyễn đã được chuyển từ ngài Huyền Trang sang một trong những đệ tử của ngài: Hầu Vương của Núi Hoa-Quả, người bảo vệ của ngài Huyền Trang. Hầu Vương sở hữu nhiều năng lực kỳ diệu – chuyển hóa thân, biến mình thành người khác và ngay cả nhào lộn để bay hơn 30,000 dặm trong tức tốc.
Dù sự thống trị của cuốn tiểu thuyết này, truyền thống rộng lớn hơn xoay quanh “Tây Du Ký” bao gồm nhiều câu chuyện khác nhau trong nhiều hình thức đa dạng. Chính cuốn tiểu thuyết kinh điển này đã làm tăng trưởng nỗ lực tập thể, và tác giả của nó vẫn còn được tranh cãi – ngay dù nó tiếp tục tạo cảm hứng cho những mô phỏng mới. 
 
Cuộc hành trình sâu hơn
 
Trung tâm đối với tất cả các câu chuyện Tây Du Ký là chủ đề về hành hương, mà ngay tức khắc nêu ra nghi vấn liên quan đến bản chất của cuốn tiểu thuyết: Thực sự cuộc hành trình là vì cái gì?


Những tranh luận kéo dài nhiều thế kỷ về thông điệp sâu xa của cuộc hành trình tập trung vào cuốn tiểu thuyết ở thế kỷ thứ 16. Các nhà bình luận truyền thống trong cuối thời đại quân chủ ở Trung Hoa đã mô phỏng nhiều phương pháp đối với cuốn tiểu thuyết và nhấn mạnh đến mối liên kết của nó với các giáo thuyết tôn giáo và triết học: Khổng Giáo, Lão Giáo, Phật Giáo và tổng hợp các giáo thuyết đó.

Thí dụ, tất cả những giáo thuyết này đều nêu bật vai trò của “tâm” – chữ Hán chỉ cho tâm và trái tim – trong việc tự tu luyện. Trong khi các độc giả Khổng Giáo có thể xem cốt truyện “Tây Du Ký” như là cuộc tìm cầu một cuộc đời đạo đức hơn, các Phật tử có thể giải mã nó như là cuộc hành trình hướng nội tới sự giác ngộ.

Vào đầu thế kỷ 20, học giả và cũng là nhà ngoại giao Trung Quốc Hồ Thích đã phê phán những giải thích có tính cách ngụ ngôn truyền thống, mà ông sợ là sẽ làm cho cuốn tiểu thuyết khó tiếp cận hơn đối với công chúng.

Quan điểm của Hồ Thích đã ảnh hưởng đến Arthur Waley qua bản dịch tiếng Anh rút gọn của “Tây Du Ký” có tên là “Monkey,” được xuất bản vào năm 1942, mà đã góp phần phong thánh cho cuốn tiểu thuyết ở ngoại quốc. Với một mức độ đáng kể, “Monkey” đã biến cuộc hành trình của những người hành hương thành cuộc hành trình tự hoàn thiện và phát triển cá nhân của chính Con Khỉ.

Giới học thuật gần đây đã nhấn mạnh thêm ý nghĩa tôn giáo và nghi lễ của cuốn tiểu thuyết từ các quan điểm khác nhau, và những tranh luận về vấn đề này vẫn còn tiếp tục. Nhưng vài người sẽ bác bỏ rằng một ý tưởng đóng vai trò quan trọng: Hầu Vương như là một biểu tượng của tâm.
 
Tâm viên
 
Có một truyền thống từ lâu trong nền văn hóa Trung Hoa kết nối hình ảnh của con khỉ với tâm thức con người. Mặt khác, con khỉ thường biểu trưng cho tâm thức vọng động, cần kỷ luật và tu dưỡng. Ngược lại, tâm thức năng động cũng mở ra cơ hội để thách thức hiện trạng và ngay cả siêu việt nó, tiến tới trạng thái cao hơn.

Hầu Vương trong tiểu thuyết mô tả cả hai mặt này của tâm. Nó biểu lộ một cách sinh động sự thích nghi trong việc khám phá những lãnh vực chưa được khám phá và thích ứng với sự thay đổi các hoàn cảnh – và học cách dựa vào đồng đội và tự kiềm chế, không phải chỉ dựa vào năng lực siêu nhiên của nó.
Trước khi được cử đi hành hương, sự săn đuổi của Hầu Vương để tự thỏa thích đã quậy phá thiên đường và đưa tới việc nó bị Đức Phật giam cầm. Bồ Tát Quan Âm đã đồng ý cho nó cơ hội thứ hai với điều kiện nó phải theo những nhà hành hương khác và hỗ trợ cho họ. Cuộc hành trình của nó đầy dẫy căng thẳng giữa tự chế và tự tin, khi nó học cách vận dụng sức mạnh thể chất và tinh thần cho việc thiện.

Các phẩm tính người của Hầu Vương, từ kiêu ngạo tới sợ hãi, giúp cho nó có sức thu hút toàn cầu. Các độc giả dần dần chứng kiến sự cải thiện tự thân của nó, bộc lộ sự tìm kiếm của con người bình thường. Họ có thể cau mày với cách Hầu Vương mắc kẹt trong chính cái tôi của nó, tuy nhiên tôn trọng sự can đảm của nó trong  việc thách thức thẩm quyền và chiến đấu với nghịch cảnh. Trong khi nhiều trò tinh nghịch của hắn làm người ta cười khoái chí, lòng trung thành của nó với Thầy Huyền Trang và ý thức về lẽ phải tạo ấn tượng lâu dài.

Trong giới thiệu tác phẩm “Monkey” của Waley vào năm 1943, nhà văn người Mỹ gốc Hoa Helena Kuo bình luận về những nhà hành hương rằng, “Nhân loại sẽ bỏ lỡ rất nhiều nếu họ là những nhân vật (trong tiểu thuyết) gương mẫu.” Thực tế, mỗi câu chuyện miêu tả sự tìm kiếm bản thân tốt đẹp hơn của con người, đặc biệt là nhân vật chính. Loanh quanh trên đường đời, người bạn đồng hành khỉ này đã quyến rũ độc giả -- và làm cho họ cảm thấy như đó chính là cuộc hành trình của họ.
 
Việt Báo
 
(Việt Báo dịch từ bài “‘Journey to the West’: Why the classic Chinese novel’s mischievous monkey – and his very human quest – has inspired centuries of adaptations” của Ji Hao từ trang web www.theconversation.com)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
20/11/202309:20:00
Ôn cố tri tân tức ôn lại chuyện cũ để hiểu chuyện mới. Chuyện cũ là kho tàng kinh nghiệm cho đời sau. Tất cả mọi hưng – phế của đất nước đều do người chứ không phải do Trời hoặc do Thần Linh...
17/11/202300:00:00
Oksana nói cô ấy đã tạm dừng cuộc sống của mình. Covid-19 đã cướp đi mẹ cô và chồng cô vào hai năm trước. Đạn pháo của quân Nga đã cướp đi cha cô và con trai lớn của cô vào mùa xuân năm nay. “Bây giờ tôi đắm mình vào công việc,” cô nói, ở độ sâu 480 mét dưới vùng ngoại ô Ternivka, một thị trấn ở miền đông Ukraine. Lòng trắng của mắt cô phát sáng trong bóng tối xung quanh. Trở lại Bakhmut, nơi diễn ra một trong những trận chiến tàn khốc nhất của chiến tranh, Oksana, một phụ nữ 49 tuổi, là giáo viên dạy múa tại một trường nội trú dành cho trẻ em nghèo khó. Ngày nay, khi ngôi nhà cũ và quê hương của cô đã bị phá hủy, trường học nơi cô dạy đã đóng cửa và những người thân nhất của cô đã chết, Oksana trở thành một thợ mỏ than.
15/11/202309:17:00
Con đường giải thoát, tức là Bát Chánh Đạo. Có thể gói trọn vào một câu, hay hai câu, hay vài câu được không? Thực tế thường không đơn giản, vì luôn luôn là có một lộ trình Giới, Định, Huệ. Tuy nhiên, trong Kinh Phật cho thấy có những cơ duyên lớn, trong nhiều trường hợp, Đức Phật trả lời khi được hỏi đạo, và người hỏi ngay sau đó là trở thành bậc A la hán.
14/11/202320:44:00
Hamas không thể là tiếng nói đại diện cho người dân Palestine. Hamas cố tình đặt các cơ sở quân sự trong và bên dưới các bệnh viện và trại tị nạn vì họ đang cố gắng tối đa hóa chứ không phải giảm thiểu tác động đối với thường dân Palestine vì mục đích tuyên truyền của chính họ. Cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Gaza thật đau lòng - và mỗi cái chết đồng nghĩa với việc tay Hamas vấy thêm máu. Vì vậy, chính quyền Biden đã đúng khi không tìm kiếm một lệnh ngưng bắn toàn diện vào thời điểm này, điều này sẽ tạo cơ hội cho Hamas tái vũ trang và kéo dài chu kỳ bạo lực.
10/11/202300:00:00
Gần đây, thỉnh thoảng tôi thức giấc nửa đêm. Nằm trong giường ấm êm chờ giấc ngủ trở lại cũng được thôi nhưng tôi cứ phải tung chăn mền, mở laptop xem chuyện đó đây trên internet. Từ tin tức chiến tranh Israel-Palestine đến hình ảnh quần áo hóa trang Halloween. Nhưng có tin nhỏ này làm tôi chú ý: Một cuộc thăm dò*, trong đó 1,000 người Mỹ trưởng thành tham dự, cho thấy 92% thích hẹn hò với những người đã hay đang được điều trị tâm lý.
03/11/202300:00:00
Số lượng người nhập cư trái phép vào Hoa Kỳ cao kỷ lục đang khiến cho hệ thống nhập cư vốn đã quá tải càng thêm phần căng thẳng. Dữ liệu mới đây của chính phủ cho thấy các viên chức biên phòng đã thực hiện 2.05 triệu vụ bắt giữ trong năm tài chánh kết thúc vào tháng 9. Đây là năm thứ hai liên tiếp mà số vụ bắt giữ như vậy cao hơn 2 triệu. Trong quá khứ, các con số tăng và giảm dựa trên những thay đổi quan trọng về kinh tế và chính sách, như các đợt suy thoái kinh tế và siết chặt biên giới trong thời kỳ đại dịch. Nhưng chưa bao giờ số vụ bắt giữ vượt quá 1.7 triệu, và cũng chưa bao giờ duy trì ở mức cao như vậy trong mấy năm liên tục.
02/11/202312:11:00
Trong cuộc xung đột hiện tại này, một lần nữa chúng ta có thể nghe âm vọng thét gào của quá khứ. Chúng ta bắt đầu từ đâu? Đó là một câu mơ hồ dễ hỏi, nhưng sự lựa chọn của mỗi người sẽ định hình mọi điều tiếp theo. Chúng ta có bắt đầu từ hàng thế kỷ trước không? Hoặc gần đây hơn? Chúng ta có nhắc đến diệt chủng Holocaust không? Phân vùng lãnh thổ? Nhà nước Palestine? Những thỏa thuận hòa bình bị thất bại? Các vùng định cư? Những vụ ám sát? Vai trò của các quốc gia Ả Rập? Iran? Hezbollah? Những thất bại của chính phủ Do Thái? Chủ nghĩa bài Do Thái? Tiêu chuẩn kép? Và cứ tiếp tục như vậy.
30/10/202317:23:00
Phật Tánh? Xin nói rằng, tôi không biết. Tôi không thể trả lời câu hỏi có Phật Tánh hay không, và nếu có, thì là như thế nào. Bài viết này không nhằm trả lời những câu hỏi tương tự, mà chỉ là một khảo sát từ cương vị một người học Phật, chưa học tới đâu và cũng chưa tu tới đâu. Bài viết này là một lời thú nhận, rằng không biết chắc có bao nhiêu phần đúng, nhưng hy vọng sẽ phần nào giúp được một số độc giả để dùng làm viên gạch dò đường qua sông. Xin mời độc giả khảo sát, nghi vấn từng câu, từng chữ trong bài này, và rồi nên dựa vào Kinh Phật để đối chiếu.
20/10/202300:00:00
Nếu những người Mỹ như Enrique Tarrio hay Vivek Ramaswamy gồng sức lên để, nói theo Đỗ Hữu Vị, khẳng định mình như một thứ công dân đang gánh vác gấp hai thì, ngược lại, cũng có những Việt mà nhẹ tênh, lợt lạt như thể là thứ Việt một nửa, Việt một phần năm, Việt một phần mười và, thậm chí, là “vô Việt”, “bất Việt”. Mà từ tố “bất/vô” này cũng có những căn cơ quốc tế nữa đấy. Nếu người Mỹ hay Úc gọi những hành vi không phù hợp với tính cách quốc gia là un-American hay un-Australian thì chúng ta sẽ gọi thứ hạng tương tự của mình là gì nếu không là “bất Việt” theo cách nói “bất nhã”, “bất bình thường”; hay “vô Việt”, theo cách nói “vô văn hóa”, “vô giáo dục”, “vô luân”, “vô hậu”, “vô đạo” hay “vô tổ quốc”?
14/10/202311:47:00
Ai cũng biết chính trị gia hay nói dối, nhất là những lời họ nói trong thời gian vận động bầu cử. Những lời tuyên bố của họ, không có non và biển làm chứng, rất dễ theo bèo giạt hoa trôi. Đôi khi đó là những lời hứa lèo, đôi khi là những lời hứa sảng. Hứa lèo là khi không có thực tâm. Hứa sảng là khi không nắm được mọi dữ kiện liên quan, tới chừng được sự cố vấn (chỉ dạy?) của cấp dưới, mới nhận ra lời hứa đó không thể nào thực hiện vì không có lợi cho quốc gia hay… chính mình...