Hôm nay,  

Thấy Gì Qua Việc Hoa Kỳ Thắt Chặt Hợp Tác Với Ấn Độ Và Việt Nam?

22/09/202300:00:00(Xem: 848)
An do Viet nam

Trong bối cảnh căng thẳng giữa hai cường quốc kinh tế ngày càng gia tăng, Hoa Kỳ vừa phải nỗ lực cải thiện quan hệ ngoại giao Mỹ-Trung, vừa phải tìm cách để hạn chế các ảnh hưởng của Bắc Kinh. (Nguồn: Chụp lại từ YouTube)

 
Mùa thu này, Lãnh Đạo Đảng Dân Chủ Thượng Viện Chuck Schumer dự kiến sẽ dẫn đầu một nhóm TNS lưỡng đảng của Hoa Kỳ công du đến Trung Quốc. Theo kế hoạch, chuyến công du này cũng sẽ giống như những chuyến thăm Trung Quốc gần đây của các viên chức cấp cao của Hoa Kỳ: nhằm mục đích cải thiện mối quan hệ Mỹ-Trung.
 
Những nỗ lực cải thiện quan hệ ngoại giao Mỹ-Trung diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa hai cường quốc kinh tế ngày càng gia tăng. Song song với đó là những nỗ lực nhằm tăng cường mối quan hệ của Hoa Kỳ với các nước Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương để hạn chế ảnh hưởng của Bắc Kinh.
 
Vừa qua, tổng thống Joe Biden đã có chuyến công du tới Ấn Độ dự Hội Nghị Thượng Đỉnh G20 và tới Việt Nam vào tháng 9 năm 2023, và trọng tâm thảo luận chủ yếu xoay quanh sự cạnh tranh của Hoa Kỳ với Trung Quốc. Trong chuyến công du tới Châu Á, Biden đã ký một số thỏa thuận về khoa học, công nghệ và vấn đề an ninh của chuỗi cung ứng, củng cố mối quan hệ của Hoa Kỳ với Ấn Độ và Việt Nam.
 
Biden nói với các phóng viên tại Hà Nội vào ngày 10 tháng 9 năm 2023, ngay sau cuộc gặp với các nhà lãnh đạo Việt Nam: “Tôi không muốn kiềm chế Trung Quốc.”
Một ngày sau đó, các DB Hoa Kỳ Mike Gallagher và Raja Krishnamoorthi cũng lặp lại những quan điểm tương tự trong một sự kiện do Council on Foreign Relations tổ chức tại Thành phố New York.
 
Nhưng ngay cả khi Hoa Kỳ không đặt mục tiêu hạn chế ảnh hưởng toàn cầu của Trung Quốc, thì các thỏa thuận gần đây với Ấn Độ, Việt Nam và các nước khác vẫn có thể sẽ thực hiện điều đó.
 
Các thỏa thuận G20 có ý nghĩa gì đối với Trung Quốc?
 
Hoa Kỳ đang tích cực tìm cách mài mòn một trong những công cụ gây tầm ảnh hưởng sắc bén nhất của Trung Quốc: các khoản vay quốc tế.
 
Trong Hội Nghị Thượng Đỉnh G20 từ ngày 9-10 tháng 9 tại New Delhi, Hoa Kỳ đã cam kết sẽ hỗ trợ cải cách World Bank và International Monetary Fund để giúp các cơ quan này linh hoạt hơn trong việc cho các nước đang phát triển vay tiền đầu tư các dự án năng lượng tái tạo, giảm thiểu biến đổi khí hậu và phát triển các cơ sở hạ tầng quan trọng. Biden cam kết khoản chi đầu tiên là 25 tỷ MK để thực hiện những cải cách đó và các khoản bổ sung từ các quốc gia khác với tổng trị giá 200 tỷ MK tài trợ cho các nước đang phát triển trong thập niên tới.
 
Hoa Kỳ cũng đã ký một thỏa thuận với Liên Minh Châu Âu, Saudi Arabia và Ấn Độ nhằm giúp kết nối Trung Đông, Châu Âu và Châu Á thông qua các tuyến đường sắt và bến cảng. Gọi đây là một “thỏa thuận thực sự lớn,” Biden cho biết thỏa thuận phát triển đường sắt và đường thủy sẽ giúp ổn định và hội nhập Trung Đông.
 
Những kế hoạch này nhằm cung cấp một giải pháp thay thế cho Sáng Kiến Vành Đai và Con Đường của Trung Quốc. Sáng kiến này là chương trình cho vay phát triển cơ sở hạ tầng quốc tế của Trung Quốc. Trong thập niên qua, các cơ quan chính phủ, ngân hàng và doanh nghiệp Trung Quốc đã cho vay ở nước ngoài hơn 1 ngàn tỷ MK, và hiện nay có 60% các quốc gia nhận khoản vay đang mắc nợ các thực thể Trung Quốc này. Hoa Kỳ và các nước khác từ lâu đã chỉ trích BRI là “ngoại giao bẫy nợ” (debt trap diplomacy). Theo một nghiên cứu, chính phủ và các cơ quan bán chính phủ của Trung Quốc đã cho nhiều nước vay các khoản vay vốn cơ sở hạ tầng trị giá hàng ngàn tỷ MK, và thường trở thành những núi nợ mà các nước đi vay không thể trả nổi.
 
Khi Trung Quốc đang đau đầu vì nền kinh tế trong nước đang chững lại, các công ty Trung Quốc sẽ khó có thể tiếp tục rót vốn cho các dự án lớn ở nước ngoài. Các thỏa thuận mới do Hoa Kỳ dẫn đầu được đưa ra từ G20 sẽ lấp đầy khoảng trống sắp tới.
 
Các kế hoạch của G20 bổ sung cho các sáng kiến kinh tế hiện có của phương Tây nhằm cạnh tranh với BRI, bao gồm các hiệp định thương mại của Hoa Kỳ dành cho khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và Châu Mỹ, Global Gateway của EU và Partnership for Global Infrastructure and Investment của G7.
 
Thỏa thuận của Hoa Kỳ với Ấn Độ có ý nghĩa gì đối với Trung Quốc?
 
Trong cuộc gặp bên lề G20, Biden và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã đồng ý tăng cường hợp tác để phát triển lĩnh vực công nghệ quan trọng và mới nổi, như điện toán lượng tử và thám hiểm không gian, cũng như mạng lưới viễn thông 5G và 6G. Điều này sẽ giúp Ấn Độ cạnh tranh với Trung Quốc trên lĩnh vực công nghệ ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
 
Phần viễn thông có đề cập cụ thể đến chương trình ‘Rip and Replace’ của Hoa Kỳ, nhằm giúp các công ty viễn thông nhỏ hơn loại bỏ sản phẩm công nghệ từ các công ty Trung Quốc như Huawei hay ZTE và thay thế chúng bằng thiết bị mạng từ phương Tây.
 
Hoa Kỳ đã cấm sử dụng các thiết bị của Huawei và ZTE trong mạng viễn thông của chính phủ vì lo ngại về rủi ro an ninh quốc gia. Cam kết hỗ trợ chương trình ‘Rip and Replace’ của Hoa Kỳ dành cho Ấn Độ là một đòn phản công trực tiếp đối với mộng bành trướng công nghệ viễn thông của Trung Quốc.
 
Thỏa thuận của Hoa Kỳ với Việt Nam có ý nghĩa gì đối với Trung Quốc?
 
Tại Việt Nam, Biden đã nâng tầm quan hệ song phương lên đối tác chiến lược toàn diện, mở rộng mối quan hệ trên mọi lĩnh vực từ kinh tế, giáo dục đến công nghệ tại một quốc gia vẫn luôn coi Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu.
 
Hoa Kỳ sẽ cung cấp 2 triệu MK để tài trợ cho các phòng thí nghiệm, công việc giảng dạy và các khóa đào tạo về lắp ráp, thử nghiệm và đóng gói chất bán dẫn.
 
Một công ty ở Arizona và hai công ty ở California đã cam kết thành lập các nhà máy bán dẫn và trung tâm thiết kế tại Việt Nam. Công ty trí tuệ nhân tạo Nvidia cũng sẽ giúp Việt Nam đưa kỹ thuật AI vào các hệ thống xe cộ và chăm sóc sức khỏe.
 
Với những khoản đầu tư này, Việt Nam sẽ trở nên hấp dẫn hơn nữa đối với các công ty Hoa Kỳ và phương Tây, vốn đang muốn tìm những nguồn cung ứng khác ngoài Trung Quốc. Khi Việt Nam trở thành quốc gia chủ chốt trong thị trường bán dẫn, thị phần cũng như lợi thế công nghệ của Trung Quốc trong khu vực sẽ bị thu hẹp.
 
Hoa Kỳ cũng đồng ý cung cấp gần 9 triệu MK để giúp Việt Nam tuần tra các vùng biển xung quanh biên giới và tăng cường an ninh bến cảng, cũng như tăng cường nỗ lực chống lại các hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp (illegal, unregulated and unreported fishing – còn gọi tắt là IUUF). Dù không nêu đích danh nhưng có thể thấy Trung Quốc là mục tiêu của sáng kiến này; Trung Quốc và Việt Nam thường phát sinh các tranh chấp đối với quần đảo Trường Sa ở Biển Đông, và các tàu đánh cá công nghiệp Trung Quốc thường là thủ phạm lớn nhất của IUUF trên toàn thế giới.
 
Qua việc ký kết các thỏa thuận với Ấn Độ và Việt Nam tại G20, Hoa Kỳ đã mở rộng vòng tròn đồng minh và đối tác ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương để có thể đối trọng với Trung Quốc.
 
Cùng với những thành tựu ngoại giao tương tự của Phó Tổng thống Kamala Harris tại Hội Nghị Cấp Cao ASEAN mới đây ở Indonesia; các mối quan hệ đối tác an ninh như AUKUS, giữa Hoa Kỳ, Australia và Anh; và Quad, giữa Hoa Kỳ, Ấn Độ, Australia và Nhật Bản; tăng cường bán và huấn luyện quân sự cho Đài Loan; và cuộc gặp gần đây tại Camp David với Nhật Bản và Hàn Quốc, Hoa Kỳ đang xây dựng quan hệ đối tác trên toàn Châu Á.
 
Những hành động này nhằm mục đích kiềm chế sức mạnh chính trị, kinh tế và quân sự của Trung Quốc, dù các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ không nói rõ ràng đó là ý định của họ. Bởi vì hoa mỹ cỡ nào cũng chỉ là lời nói, mà nói thì dễ hơn làm!
 
Nguồn: “India and Vietnam are partnering with the US to counter China − even as Biden claims that’s not his goal” được đăng trên trang TheConversation.com.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
20/11/202309:20:00
Ôn cố tri tân tức ôn lại chuyện cũ để hiểu chuyện mới. Chuyện cũ là kho tàng kinh nghiệm cho đời sau. Tất cả mọi hưng – phế của đất nước đều do người chứ không phải do Trời hoặc do Thần Linh...
17/11/202300:00:00
Oksana nói cô ấy đã tạm dừng cuộc sống của mình. Covid-19 đã cướp đi mẹ cô và chồng cô vào hai năm trước. Đạn pháo của quân Nga đã cướp đi cha cô và con trai lớn của cô vào mùa xuân năm nay. “Bây giờ tôi đắm mình vào công việc,” cô nói, ở độ sâu 480 mét dưới vùng ngoại ô Ternivka, một thị trấn ở miền đông Ukraine. Lòng trắng của mắt cô phát sáng trong bóng tối xung quanh. Trở lại Bakhmut, nơi diễn ra một trong những trận chiến tàn khốc nhất của chiến tranh, Oksana, một phụ nữ 49 tuổi, là giáo viên dạy múa tại một trường nội trú dành cho trẻ em nghèo khó. Ngày nay, khi ngôi nhà cũ và quê hương của cô đã bị phá hủy, trường học nơi cô dạy đã đóng cửa và những người thân nhất của cô đã chết, Oksana trở thành một thợ mỏ than.
15/11/202309:17:00
Con đường giải thoát, tức là Bát Chánh Đạo. Có thể gói trọn vào một câu, hay hai câu, hay vài câu được không? Thực tế thường không đơn giản, vì luôn luôn là có một lộ trình Giới, Định, Huệ. Tuy nhiên, trong Kinh Phật cho thấy có những cơ duyên lớn, trong nhiều trường hợp, Đức Phật trả lời khi được hỏi đạo, và người hỏi ngay sau đó là trở thành bậc A la hán.
14/11/202320:44:00
Hamas không thể là tiếng nói đại diện cho người dân Palestine. Hamas cố tình đặt các cơ sở quân sự trong và bên dưới các bệnh viện và trại tị nạn vì họ đang cố gắng tối đa hóa chứ không phải giảm thiểu tác động đối với thường dân Palestine vì mục đích tuyên truyền của chính họ. Cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Gaza thật đau lòng - và mỗi cái chết đồng nghĩa với việc tay Hamas vấy thêm máu. Vì vậy, chính quyền Biden đã đúng khi không tìm kiếm một lệnh ngưng bắn toàn diện vào thời điểm này, điều này sẽ tạo cơ hội cho Hamas tái vũ trang và kéo dài chu kỳ bạo lực.
10/11/202300:00:00
Gần đây, thỉnh thoảng tôi thức giấc nửa đêm. Nằm trong giường ấm êm chờ giấc ngủ trở lại cũng được thôi nhưng tôi cứ phải tung chăn mền, mở laptop xem chuyện đó đây trên internet. Từ tin tức chiến tranh Israel-Palestine đến hình ảnh quần áo hóa trang Halloween. Nhưng có tin nhỏ này làm tôi chú ý: Một cuộc thăm dò*, trong đó 1,000 người Mỹ trưởng thành tham dự, cho thấy 92% thích hẹn hò với những người đã hay đang được điều trị tâm lý.
03/11/202300:00:00
Số lượng người nhập cư trái phép vào Hoa Kỳ cao kỷ lục đang khiến cho hệ thống nhập cư vốn đã quá tải càng thêm phần căng thẳng. Dữ liệu mới đây của chính phủ cho thấy các viên chức biên phòng đã thực hiện 2.05 triệu vụ bắt giữ trong năm tài chánh kết thúc vào tháng 9. Đây là năm thứ hai liên tiếp mà số vụ bắt giữ như vậy cao hơn 2 triệu. Trong quá khứ, các con số tăng và giảm dựa trên những thay đổi quan trọng về kinh tế và chính sách, như các đợt suy thoái kinh tế và siết chặt biên giới trong thời kỳ đại dịch. Nhưng chưa bao giờ số vụ bắt giữ vượt quá 1.7 triệu, và cũng chưa bao giờ duy trì ở mức cao như vậy trong mấy năm liên tục.
02/11/202312:11:00
Trong cuộc xung đột hiện tại này, một lần nữa chúng ta có thể nghe âm vọng thét gào của quá khứ. Chúng ta bắt đầu từ đâu? Đó là một câu mơ hồ dễ hỏi, nhưng sự lựa chọn của mỗi người sẽ định hình mọi điều tiếp theo. Chúng ta có bắt đầu từ hàng thế kỷ trước không? Hoặc gần đây hơn? Chúng ta có nhắc đến diệt chủng Holocaust không? Phân vùng lãnh thổ? Nhà nước Palestine? Những thỏa thuận hòa bình bị thất bại? Các vùng định cư? Những vụ ám sát? Vai trò của các quốc gia Ả Rập? Iran? Hezbollah? Những thất bại của chính phủ Do Thái? Chủ nghĩa bài Do Thái? Tiêu chuẩn kép? Và cứ tiếp tục như vậy.
30/10/202317:23:00
Phật Tánh? Xin nói rằng, tôi không biết. Tôi không thể trả lời câu hỏi có Phật Tánh hay không, và nếu có, thì là như thế nào. Bài viết này không nhằm trả lời những câu hỏi tương tự, mà chỉ là một khảo sát từ cương vị một người học Phật, chưa học tới đâu và cũng chưa tu tới đâu. Bài viết này là một lời thú nhận, rằng không biết chắc có bao nhiêu phần đúng, nhưng hy vọng sẽ phần nào giúp được một số độc giả để dùng làm viên gạch dò đường qua sông. Xin mời độc giả khảo sát, nghi vấn từng câu, từng chữ trong bài này, và rồi nên dựa vào Kinh Phật để đối chiếu.
20/10/202300:00:00
Nếu những người Mỹ như Enrique Tarrio hay Vivek Ramaswamy gồng sức lên để, nói theo Đỗ Hữu Vị, khẳng định mình như một thứ công dân đang gánh vác gấp hai thì, ngược lại, cũng có những Việt mà nhẹ tênh, lợt lạt như thể là thứ Việt một nửa, Việt một phần năm, Việt một phần mười và, thậm chí, là “vô Việt”, “bất Việt”. Mà từ tố “bất/vô” này cũng có những căn cơ quốc tế nữa đấy. Nếu người Mỹ hay Úc gọi những hành vi không phù hợp với tính cách quốc gia là un-American hay un-Australian thì chúng ta sẽ gọi thứ hạng tương tự của mình là gì nếu không là “bất Việt” theo cách nói “bất nhã”, “bất bình thường”; hay “vô Việt”, theo cách nói “vô văn hóa”, “vô giáo dục”, “vô luân”, “vô hậu”, “vô đạo” hay “vô tổ quốc”?
14/10/202311:47:00
Ai cũng biết chính trị gia hay nói dối, nhất là những lời họ nói trong thời gian vận động bầu cử. Những lời tuyên bố của họ, không có non và biển làm chứng, rất dễ theo bèo giạt hoa trôi. Đôi khi đó là những lời hứa lèo, đôi khi là những lời hứa sảng. Hứa lèo là khi không có thực tâm. Hứa sảng là khi không nắm được mọi dữ kiện liên quan, tới chừng được sự cố vấn (chỉ dạy?) của cấp dưới, mới nhận ra lời hứa đó không thể nào thực hiện vì không có lợi cho quốc gia hay… chính mình...