Hôm nay,  

Chuyện bên lề: "chữ tình ngày lại thêm xuân"

12/09/202314:03:00(Xem: 1560)

nhã duy

Tính cả cuộc viếng thăm Việt Nam của Tổng Thống Joe Biden vào cuối tuần qua thì kể từ năm 2000, cả năm đời tổng thống Mỹ liên tiếp đều đến Việt Nam, một ngoại lệ tại khu vực Đông Nam Á.

Mỗi chuyến công du đánh dấu một thời điểm lịch sử trong mối quan hệ giữa hai quốc gia và mang ảnh hưởng khác nhau tùy theo chính sách mỗi đời tổng thống Mỹ về mặt chính trị và đối ngoại. Nhưng có một điều thú vị bên lề là, cả ba tổng thống thuộc đảng Dân Chủ là Bill Clinton, Barack Obama và Joe Biden đều trích dẫn những câu thơ trong truyện Kiều của Nguyễn Du trong các phát biểu của mình tại Việt Nam.

Những người am hiểu hay nghiên cứu về truyện Kiều có thể bình giải chính xác ngữ nghĩa các câu Kiều này về mặt thi ca, dựa theo nhân vật cùng bối cảnh trong truyện. Còn ở đây, đọc những câu thơ này trong ý nghĩa tương ứng với sự phát triển về mối quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia để thấy rằng, phía Mỹ đã có một sự chuẩn bị cẩn thận và tinh tế về mặt văn hóa và ý nghĩa khi chọn lọc trong hơn ba ngàn câu thơ của truyện Kiều.

Năm 2000, Tổng Thống Bill Clinton trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên ghé thăm Việt Nam kể từ sau chiến tranh, những nhân viên cố vấn của ông đã chọn câu Kiều đánh dấu một giai đoạn mới giữa hai quốc gia, ví như một quy luật tuần hoàn của tự nhiên:

"Sen tàn cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn Đông đà sang Xuân”

Đến năm 2016, Tổng Thống Obama cũng lại lẩy Kiều bên cạnh những câu thơ khác của Lý Thường Kiệt, Văn Cao..., mang ý nghĩa của một sự cam kết, hứa hẹn:

"Rằng trăm năm cũng từ đây
Của tin gọi một chút này làm ghi"


Và rồi đến cuối tuần qua, năm 2023, Tổng Thống Joe Biden lại lẩy Kiều bằng câu thơ diễn đạt mối quan hệ hai quốc gia đã tiến thêm một bước tin tưởng, gắn bó hơn, theo như thoả thuận hợp tác chiến lựợc toàn diện vừa tuyên bố:

"Vinh hoa bõ lúc phong trần
Chữ tình ngày lại thêm xuân một ngày"

Câu Kiều này cũng là sự tiếp nối về tương lai, triển vọng cho Việt Nam khi khép lại màn sương quá khứ cùng cơ hội phía Mỹ đã mở ra cho Việt Nam mà Tổng Thống Joe Biden đã sử dụng, lúc ông còn là phó Tổng Thống tiếp TBT Nguyễn Phú Trọng sang Mỹ vào năm 2015:

"Trời còn để có hôm nay
Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời"

Không riêng việc lẩy Kiều tại Việt Nam mà việc trích dẫn thi ca, điển tích lịch sử trên chính trường ngoại giao, trong các diễn từ quốc dân hay các dịp lễ quan trọng cũng chẳng là điều xa lạ với các tổng thống Mỹ nói trên. Cùng với Tổng Thống Kennedy, các lễ nhậm chức của các tổng thống Bill Clinton, Barack Obama và Joe Biden đều có chương trình đọc thơ. Họ là những tổng thống Mỹ thuộc đảng Dân Chủ và duy nhất đã thực hiện nghi thức này.

Bên cạnh khả năng lãnh đạo và điều hành quốc gia, điều này còn thể hiện một phong cách trí thức, tinh tế và nghệ sĩ tính của những tổng thống được xem là tài ba của nước Mỹ.

Còn với người dân trong nước, "trời còn để có hôm nay", nhìn ở quan điểm chính trị nào thì cũng khó phủ nhận là chính sách ngoại giao của những tổng thống Mỹ kể trên đã giúp cho người dân Việt Nam có được những sự phát triển của ngày hôm nay kể từ sau chiến tranh.

Và hơn hết là cho các thế hệ tương lai nếu có những quyết định khôn ngoan từ các cấp lãnh đạo Việt Nam hôm nay. 

Nhã Duy

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
29/09/202300:00:00
Đàn ông chết sớm hơn đàn bà. Đương nhiên không phải tất cả đàn ông. Cứ nhìn vào hai nhà đầu tư nổi tiếng này: Warren Buffett, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Berkshire Hathaway, biệt danh “Nhà tiên tri xứ Omaha”, và cánh tay phải của ông, Phó chủ tịch Charlie Munger. Buffet đã chín mươi hai tuổi. Ông già ấn tượng há! Nhưng đâu đã ăn thua gì, Munger chín mươi chín tuổi kìa. Cả hai ông vẫn đang làm việc và kiếm rất nhiều tiền cho khách hàng của họ, năm này qua năm khác. Đáng lẽ họ phải ngủ gà ngủ gật trước TV nhưng nào họ có chịu đâu!
29/09/202300:00:00
Vào một buổi xế trưa mùa hè trong cuối thập niên 1980s, mẹ tôi và tôi đi ngang qua một quán trà trên chuyến đi ra ngoài thành phố của chúng tôi. Tòa nhà đông người thường là nơi náo nhiệt tràn ngập tiếng nói, tiếng cười, và niềm vui, tiếng đánh bài mạt chược lạch cạch. Tuy nhiên, ngay lúc chúng tôi đi qua, sự im lặng bao trùm quán trà: Mọi người say mê bởi ánh sáng trắng-đen của chiếc máy truyền hình nhỏ ở một góc phòng, đang chiếu một tập của loạt phim “Tây Du Ký.”
22/09/202316:49:00
Sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975 Đại sứ Graham Martin được sơ tán bằng trực thăng khỏi Toà Đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn. Lúc 7h53, chiếc trực thăng cuối cùng của Thủy quân lục chiến cũng cất cánh, đánh dấu sự kết thúc hiện diện của Mỹ tại Việt Nam...
22/09/202300:00:00
Mùa thu này, Lãnh Đạo Đảng Dân Chủ Thượng Viện Chuck Schumer dự kiến sẽ dẫn đầu một nhóm TNS lưỡng đảng của Hoa Kỳ công du đến Trung Quốc. Theo kế hoạch, chuyến công du này cũng sẽ giống như những chuyến thăm Trung Quốc gần đây của các viên chức cấp cao của Hoa Kỳ: nhằm mục đích cải thiện mối quan hệ Mỹ-Trung.
20/09/202320:44:00
Việc nâng cấp quan hệ Việt-Mỹ lên “Đối tác chiến lược toàn diện” (ĐTCLTD) giữa hai cựu thù, một bên đã từng thề “uống máu” bên kia hay “tiêu diệt đến tên đế quốc xâm lược cuối cùng” từ 50 năm trước, đây quả là một bước tiến lớn, tuy hơi chậm nhưng còn hơn không và cho thấy Việt Nam đã “tương đối tin tưởng Mỹ”, hai nước “ngày càng sát cánh chiến lược với nhau”.
10/09/202322:06:00
Chúng ta chờ đợi gì ở chuyến đi Hà Nội của tổng thống Joe Biden? Đây là chuyến viếng thăm Việt Nam đầu tiên của TT Biden. Báo chí tường thuật rất nhiều về chuyến đi này và đánh giá rằng Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ bước vào một vận hội mới nhờ chuyến viếng thăm Hà Nội vào ngày mai. Cho tới nay, chưa có tuyên bố chính thức nào từ hai chính phủ, nhưng nguồn tin Reuters cho biết Việt Mỹ sẽ nâng cấp quan hệ từ "Toàn Diện" (1993) lên mức cao nhất là "Chiến Lược Toàn Diện," tức là bỏ mức "Chiến Lược" nhẩy hai bậc một lúc, để ngang hàng với quan hệ của Việt Nam và bốn nước khác là Trung Quốc (2008), Hàn Quốc (2009), Nga (2012) và Ấn Độ (2016). Cam kết hợp tác chính thức sẽ giúp hai nước hỗ trợ lẫn nhau sâu đậm hơn về kinh tế, kỹ thuật, môi trường và quân sự.
08/09/202300:00:00
Tự do và dân chủ luôn luôn là khát vọng muôn thuở của con người.Nhưng lịch sử nhân loại cũng đã, đang và có lẽ sẽ còn chứng kiến những nhà lãnh đạo đầy tham vọng quyền lực, những chế độ độc tài toàn trị, những chủ nghĩa Dân Túy, Dân tộc Cực hữu, v.v… luôn luôn tìm mọi cách để duy trì quyền lực bằng nhiều thủ đoạn mà trong đó bao gồm việc tướt bỏ các quyền cơ bản của người dân. Tuy nhiên, các quyền cơ bản của con người, gồm quyền sống, tự do và mưu cầu hạnh phúc là những quyền ắt có của con người khi sinh ra đời, như bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoa Kỳ được công bố vào ngày 4 tháng 7 năm 1776 đã viết:“Chúng ta giữ lấy những sự thật này làm bằng chứng, rằng tất cả con người được sinh ra bình đẳng, rằng họ đã được đấng Tạo Hóa ban cho một số quyền bất khả tương nhượng, mà trong số những quyền này là quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. – Rằng để bảo đảm những quyền này, các chính quyền được con người tạo dựng, nhận được quyền lực chính đáng của họ từ sự đồng ý của người dân.
01/09/202300:00:00
Cuộc thăm dò do Associated Press-Trung tâm NORC Center for Public Affairs Research thực hiện hôm đầu tuần cho thấy đa số cử tri Mỹ tin rằng ông Joe Biden, 80 tuổi, đã quá già để làm tổng thống thêm một nhiệm kỳ nữa. Trả lời câu hỏi liệu Biden có quá già để phục vụ thêm nhiệm kỳ 4 năm nữa hay không, 77% số người được hỏi cho biết là già, trong khi 22% nói không. Khi được hỏi câu hỏi tương tự về cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, người trẻ hơn Biden 5 tuổi và đang có ý định tái tranh cử tổng thống 2024, tổng cộng 51% người tham gia thăm dò cho biết Trump đã quá già cho một nhiệm kỳ nữa.
28/08/202319:29:00
Bài báo này lần đầu tiên được phổ biến vào cuối năm vừa qua ngay sau khi cựu Tổng Thống Trump tuyên bố tranh cử lần thứ ba vào năm 2024. Tác giả tin rằng Tu Chánh Án 14 có đầy đủ căn bản pháp lý để cấm Trump tái tranh cử. Trong vòng năm tháng từ tháng 4 - tháng 8, báo chí đã tập trung vào bốn vụ truy tố nghiêm trọng xẩy ra liên tục đối với cựu Tổng Thống Trump. Sau vụ truy tố ở Georgia vừa chấm dứt vào tuần qua, vấn đề Tu Chánh Án 14 đang được làm sống lại. Do đó tác giả cập nhật hóa bài báo này với những chi tiết mới. Sau khi Trump bị truy tố về vụ phản loạn 6/1 và âm mưu lật ngược cuộc bầu cử 2020 ở Georgia, càng có những lý do vững chắc để áp dụng Tu Chánh Án 14.
25/08/202321:04:00
Cuối cùng rồi, nước Mỹ và cả thế giới đã thấy được những khuôn mặt của một thời quyền lực trong thế giới MAGA là những phạm nhân. Những tấm ảnh được chụp từ nhà tù quận hạt Fulton thuộc tiểu bang Georgia đã đánh dấu một cột mốc lịch sử trong cuộc chiến bảo vệ nền dân chủ và hiến pháp của nước Mỹ cùng hệ thống tư pháp Hoa Kỳ nói riêng, về một giai đoạn đầy thử thách của quốc gia kể từ ngày lập quốc. Donald Trump cùng các tòng phạm đã bị Georgia truy tố như một nhóm tội phạm có tổ chức âm mưu thực hiện việc đảo ngược kết quả cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ đã được hàng trăm triệu cử tri Mỹ bỏ phiếu trong một cuộc bầu cử minh bạch, hợp pháp và hợp hiến như vốn dĩ.
CTA BACK TO SCHOOL BANNER
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.