Hôm nay,  

Có nên giới hạn tuổi tối đa đối với các chính trị gia?

01/09/202300:00:00(Xem: 433)

DF
WASHINGTON, DC - 11 THÁNG 5: Thượng nghị sĩ Dianne Feinstein (D-CA) tham dự phiên điều trần kinh doanh của Ủy ban Tư pháp Thượng viện tại Capitol Hill ngày 11 tháng 5 năm 2023, Washington, DC. Đây là phiên điều trần đầu tiên của Feinstein sau khi bà dành thời gian điều trị bệnh zona và vắng mặt tại Thượng viện gần ba tháng. Ảnh của Drew Angerer/Getty Images.

Cuộc thăm dò do Associated Press-Trung tâm NORC Center for Public Affairs Research thực hiện hôm đầu tuần cho thấy đa số cử tri Mỹ tin rằng ông Joe Biden, 80 tuổi, đã quá già để làm tổng thống thêm một nhiệm kỳ nữa. Trả lời câu hỏi liệu Biden có quá già để phục vụ thêm nhiệm kỳ 4 năm nữa hay không, 77% số người được hỏi cho biết là già, trong khi 22% nói không. Khi được hỏi câu hỏi tương tự về cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, người trẻ hơn Biden 5 tuổi và đang có ý định tái tranh cử tổng thống 2024, tổng cộng 51% người tham gia thăm dò cho biết Trump đã quá già cho một nhiệm kỳ nữa.
 
Biden, sắp tròn 81 tuổi vào tháng 11 năm 2023, là tổng thống Hoa Kỳ cao niên nhất khi tại nhiệm. Không chỉ Biden, ngày càng nhiều chính trị gia thuộc hàng ‘lão,’ trong đó có TNS Dianne Feinstein, 90 tuổi, là người cao niên nhất tại Thượng Viện và giữ chức TNS từ năm 1992.
 
Nhiều người tự hỏi liệu bà Feinstein có thể hoàn thành tốt công việc của mình hay không, vì đã có nhiều lần bà phát biểu bị vấp. Ngày 27 tháng 7 năm 2023, TNS Feinstein bắt đầu đọc những bình luận được soạn sẵn trong cuộc bỏ phiếu điều trần về vấn đề phân bổ ngân sách của Thượng Viện, cho đến khi đồng nghiệp thuộc Đảng Dân Chủ, TNS Patty Murray, thì thầm với bà, “Bà nói ừ thôi là được rồi.”
 
TNS Feinstein cũng vắng mặt trong thời gian dài vì đủ thứ bịnh tật, bao gồm cả bịnh zona và viêm não, từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2023. Sau đó, bà nói với các nhà báo rằng bà “vẫn còn” và chỉ làm việc tại nhà trong thời gian bị bịnh.
 
Vào tháng 7 năm 2023, TNS Mitch McConnell, 81 tuổi, im bặt và đứng hình khi phát biểu trước giới báo chí. Các phụ tá che ông khỏi camera. Sau đó, khi các nhà báo hỏi thăm, McConnell chỉ đáp là “Tôi ổn.”
 
Những sự việc như vậy đặt ra câu hỏi: Liệu các chính trị gia có quá lớn tuổi để tiếp tục làm chính trị gia? Liệu có nên định ra tuổi nghỉ hưu bắt buộc đối với các viên chức điều hành đất nước, chẳng hạn như tổng thống và TNS, hay không?
 
Dù người ta có quan điểm thế nào về đạo đức trong giới hạn độ tuổi đối với các chính trị gia, biểu quyết vẫn là cách chính để đưa quan điểm trở thành thực tế.
 
Các yêu cầu về độ tuổi tối thiểu
 
Yêu cầu đối với các ứng cử viên tổng thống Hoa Kỳ không thay đổi kể từ năm 1789, khi Hiến Pháp ra đời. Vào thời đó, mức tuổi thọ trung bình là khoảng 34 tuổi – nhưng có sự khác biệt rất lớn giữa nô lệ và người tự do.
 
Ngày nay, tuổi thọ trung bình của người dân Hoa Kỳ là 79 tuổi, nhưng nó có khuynh hướng cao hơn nhiều đối với các chính trị gia, thường là những người tương đối giàu có và được chăm sóc sức khỏe tốt.
 
Ở Hoa Kỳ, một người cần phải từ 35 tuổi trở lên mới có thể trở thành Tổng thống, phải ít nhất 25 tuổi mới được vào Hạ Viện, còn độ tuổi tối thiểu để vào Thượng Viện đã tăng nhẹ lên 30.
 
Vậy còn độ tuổi tối đa?
 
Năm 1967, Hoa Kỳ ra luật cấm phân biệt tuổi tác ở nơi làm việc.
 
Các chính trị gia lãnh đạo đất nước có nên là một ngoại lệ?
 
Theo một cuộc thăm dò của YouGov năm 2022, 58% người dân Hoa Kỳ muốn có độ tuổi tối đa cho các chính trị gia. Những người ủng hộ giới hạn độ tuổi thường cho rằng các chính trị gia không nên nắm giữ chức vụ tới hơn 70 tuổi. Chưa rõ làm thế nào để mức giới hạn độ tuổi có thể trở thành hiện thực. Nếu điều đó xảy ra, 71% TNS Hoa Kỳ hiện tại sẽ phải ‘rời ghế.’
 
Càng ngày càng xuất hiện nhiều câu hỏi về việc liệu một người có thể quá già để giữ chức vụ công hay không, bởi vì người ta ngày càng sống thọ hơn, không chỉ ở Hoa Kỳ mà trên khắp thế giới.
 
Những lập luận đạo đức về giới hạn độ tuổi
 
Việc xem xét giới hạn độ tuổi đối với các chính trị gia cấp cao đặt ra một số câu hỏi về vấn đề đạo đức khó mà có câu trả lời rõ ràng.
 
Giữ chức vụ mà bất chấp vấn đề sức khỏe có thể đe dọa an toàn công cộng. Một tổng thống Hoa Kỳ nắm giữ quyền lực to lớn – bao gồm cả khả năng khai hỏa vũ khí hạt nhân. Các thành viên Quốc Hội thì chịu trách nhiệm đưa ra luật, tuyên chiến và kiểm soát thuế và chi tiêu.
 
Những người ủng hộ việc cho nghỉ hưu bắt buộc lập luật rằng người cao niên cũng đã từng có khoảng thời gian ‘vẫy vùng’ rồi.
 
Nhưng nếu mục tiêu là mang lại sự công bằng cho mọi người, thì tại sao không giới hạn số năm làm việc? Tuy nhiên, giống như giới hạn độ tuổi, giới hạn số năm làm việc sẽ ảnh hưởng đến những người lao động cao niên – và một số người cho rằng đó là sự phân biệt đối xử bất công.
 
Ngay cả khi không có giới hạn về độ tuổi, tuổi tác vẫn có thể cảnh báo các yếu tố liên quan khác, như sức khỏe.
 
Khi mọi người già đi, họ phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh mãn tính cao hơn và mắc nhiều bệnh hơn. Các vấn đề về sức khỏe có thể cản trở hoạt động hàng ngày và khiến các chính trị gia cao niên có khả năng thực hiện công việc kém hơn – thí dụ như bị vấp ngã.
 
Kiểm tra sức khỏe – hoặc thậm chí tốt hơn là kiểm tra hiệu suất công việc – là một lựa chọn khác. Các cuộc kiểm tra đều đặn ở mọi lứa tuổi sẽ tránh được định kiến phân biệt tuổi tác.
 
Biden trải qua cuộc kiểm tra sức khỏe thường niên và được coi là “đạt chuẩn để thực hiện nhiệm vụ” (fit for duty”). Vậy thì hai TNS Feinstein và McConnell có nên tuân theo cùng tiêu chuẩn không? Điều đó lại đặt ra một câu hỏi hóc búa, điều gì sẽ xảy ra nếu các bác sĩ nhận định một chính trị gia không đủ sức khỏe và khả năng tại vị?
 
Lập luận về đạo đức đối với giới hạn độ tuổi
 
Kiểm tra sức khỏe khác với nghỉ hưu bắt buộc.
 
Ở các nước phương Tây, người ta không nghỉ hưu vì không làm việc được nữa - việc nghỉ hưu không tương quan với sự suy giảm thực tế về năng lực thể chất hoặc trí tuệ.
 
Thay vào đó, sức khỏe có khuynh hướng suy giảm sau khi người ta nghỉ hưu.
 
Những người phản đối việc nghỉ hưu bắt buộc cho rằng việc bắt buộc nghỉ hưu sẽ tạo ra chủ nghĩa phân biệt tuổi tác hoặc những định kiến tiêu cực về tuổi tác.
 
Các chuyên gia đã chỉ ra rằng không phải ai già cũng giống nhau, và sự lão hóa sinh học– như sự hao mòn về thể chất – khác hoàn toàn với lão hóa theo thời gian (chronological aging).
 
Ngoài việc ‘quơ đũa cả nắm’ đối với những người cao niên, việc bắt buộc nghỉ hưu còn vi phạm nguyên tắc bình đẳng. Những người có khả năng thực hiện công việc như nhau đều xứng đáng có cơ hội tiếp tục làm việc như nhau, không phụ thuộc vào các yếu tố không liên quan đến hiệu suất công việc, chẳng hạn như tuổi tác, chủng tộc hoặc bản dạng giới.
 
Trong khi đó, những người ủng hộ chế độ nghỉ hưu theo độ tuổi cho rằng chính sách này đối xử bình đẳng với mọi người theo thời gian, vì ai rồi cũng phải già. Tuy nhiên, những người khác không đồng ý, nhấn mạnh rằng quan điểm về bình đẳng là tạo ra một cộng đồng bình đẳng giữa người và người, không phân biệt đối xử kể cả với người cao niên.
 
Quyết định thuộc về người dân
 
Những người ủng hộ giới hạn độ tuổi tối đa cho tổng thống và các thành viên Quốc Hội đã phát động các chiến dịch lấy chữ ký trực tuyến trên Change.org. Nhưng những nỗ lực này sẽ đòi hỏi phải sửa đổi hiến pháp, và chưa tạo ra sự thu hút đặc biệt.
 
Hai TNS Đảng Cộng Hòa cũng đề nghị sửa đổi Hiến pháp Hoa Kỳ vào năm 2023, cho phép các TNS chỉ được tại vị hai nhiệm kỳ 6 năm và các thành viên Quốc Hội tại vị 3 nhiệm kỳ hai năm. Các đề xuất trước đây nhằm đặt ra giới hạn nhiệm kỳ đã bị Quốc Hội bỏ phiếu bác bỏ.
 
Ở cấp tiểu bang, có 16 tiểu bang giới hạn số lượng nhiệm kỳ đối với các nhà lập pháp – nhưng không nhất thiết là do vấn đề tuổi tác. Giới hạn độ tuổi đang được xem xét ở South Dakota. Trong năm 2024, tiểu bang này sẽ bỏ phiếu biểu quyết một biện pháp để sửa đổi hiến pháp của bang và đặt ra giới hạn 80 tuổi đối với các ứng cử viên Quốc Hội.
 
Bởi vì chính phủ đặt ra độ tuổi tối thiểu để được vào Quốc Hội và giữ chức vụ Tổng thống, vậy có nên có độ tuổi tối đa không? Đây vẫn là một câu hỏi mở. Trong một nền dân chủ, người dân chúng ta quyết định bằng cách bỏ phiếu.
 
Nguyên Hòa tổng hợp
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
29/09/202300:00:00
Đàn ông chết sớm hơn đàn bà. Đương nhiên không phải tất cả đàn ông. Cứ nhìn vào hai nhà đầu tư nổi tiếng này: Warren Buffett, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Berkshire Hathaway, biệt danh “Nhà tiên tri xứ Omaha”, và cánh tay phải của ông, Phó chủ tịch Charlie Munger. Buffet đã chín mươi hai tuổi. Ông già ấn tượng há! Nhưng đâu đã ăn thua gì, Munger chín mươi chín tuổi kìa. Cả hai ông vẫn đang làm việc và kiếm rất nhiều tiền cho khách hàng của họ, năm này qua năm khác. Đáng lẽ họ phải ngủ gà ngủ gật trước TV nhưng nào họ có chịu đâu!
29/09/202300:00:00
Vào một buổi xế trưa mùa hè trong cuối thập niên 1980s, mẹ tôi và tôi đi ngang qua một quán trà trên chuyến đi ra ngoài thành phố của chúng tôi. Tòa nhà đông người thường là nơi náo nhiệt tràn ngập tiếng nói, tiếng cười, và niềm vui, tiếng đánh bài mạt chược lạch cạch. Tuy nhiên, ngay lúc chúng tôi đi qua, sự im lặng bao trùm quán trà: Mọi người say mê bởi ánh sáng trắng-đen của chiếc máy truyền hình nhỏ ở một góc phòng, đang chiếu một tập của loạt phim “Tây Du Ký.”
22/09/202316:49:00
Sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975 Đại sứ Graham Martin được sơ tán bằng trực thăng khỏi Toà Đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn. Lúc 7h53, chiếc trực thăng cuối cùng của Thủy quân lục chiến cũng cất cánh, đánh dấu sự kết thúc hiện diện của Mỹ tại Việt Nam...
22/09/202300:00:00
Mùa thu này, Lãnh Đạo Đảng Dân Chủ Thượng Viện Chuck Schumer dự kiến sẽ dẫn đầu một nhóm TNS lưỡng đảng của Hoa Kỳ công du đến Trung Quốc. Theo kế hoạch, chuyến công du này cũng sẽ giống như những chuyến thăm Trung Quốc gần đây của các viên chức cấp cao của Hoa Kỳ: nhằm mục đích cải thiện mối quan hệ Mỹ-Trung.
20/09/202320:44:00
Việc nâng cấp quan hệ Việt-Mỹ lên “Đối tác chiến lược toàn diện” (ĐTCLTD) giữa hai cựu thù, một bên đã từng thề “uống máu” bên kia hay “tiêu diệt đến tên đế quốc xâm lược cuối cùng” từ 50 năm trước, đây quả là một bước tiến lớn, tuy hơi chậm nhưng còn hơn không và cho thấy Việt Nam đã “tương đối tin tưởng Mỹ”, hai nước “ngày càng sát cánh chiến lược với nhau”.
12/09/202314:03:00
Tính cả cuộc viếng thăm Việt Nam của Tổng Thống Joe Biden vào cuối tuần qua thì kể từ năm 2000, cả năm đời tổng thống Mỹ liên tiếp đều đến Việt Nam, một ngoại lệ tại khu vực Đông Nam Á. Mỗi chuyến công du đánh dấu một thời điểm lịch sử trong mối quan hệ giữa hai quốc gia và mang ảnh hưởng khác nhau tùy theo chính sách mỗi đời tổng thống Mỹ về mặt chính trị và đối ngoại. Nhưng có một điều thú vị bên lề là, cả ba tổng thống thuộc đảng Dân Chủ là Bill Clinton, Barack Obama và Joe Biden đều trích dẫn những câu thơ trong truyện Kiều của Nguyễn Du trong các phát biểu của mình tại Việt Nam.
10/09/202322:06:00
Chúng ta chờ đợi gì ở chuyến đi Hà Nội của tổng thống Joe Biden? Đây là chuyến viếng thăm Việt Nam đầu tiên của TT Biden. Báo chí tường thuật rất nhiều về chuyến đi này và đánh giá rằng Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ bước vào một vận hội mới nhờ chuyến viếng thăm Hà Nội vào ngày mai. Cho tới nay, chưa có tuyên bố chính thức nào từ hai chính phủ, nhưng nguồn tin Reuters cho biết Việt Mỹ sẽ nâng cấp quan hệ từ "Toàn Diện" (1993) lên mức cao nhất là "Chiến Lược Toàn Diện," tức là bỏ mức "Chiến Lược" nhẩy hai bậc một lúc, để ngang hàng với quan hệ của Việt Nam và bốn nước khác là Trung Quốc (2008), Hàn Quốc (2009), Nga (2012) và Ấn Độ (2016). Cam kết hợp tác chính thức sẽ giúp hai nước hỗ trợ lẫn nhau sâu đậm hơn về kinh tế, kỹ thuật, môi trường và quân sự.
08/09/202300:00:00
Tự do và dân chủ luôn luôn là khát vọng muôn thuở của con người.Nhưng lịch sử nhân loại cũng đã, đang và có lẽ sẽ còn chứng kiến những nhà lãnh đạo đầy tham vọng quyền lực, những chế độ độc tài toàn trị, những chủ nghĩa Dân Túy, Dân tộc Cực hữu, v.v… luôn luôn tìm mọi cách để duy trì quyền lực bằng nhiều thủ đoạn mà trong đó bao gồm việc tướt bỏ các quyền cơ bản của người dân. Tuy nhiên, các quyền cơ bản của con người, gồm quyền sống, tự do và mưu cầu hạnh phúc là những quyền ắt có của con người khi sinh ra đời, như bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoa Kỳ được công bố vào ngày 4 tháng 7 năm 1776 đã viết:“Chúng ta giữ lấy những sự thật này làm bằng chứng, rằng tất cả con người được sinh ra bình đẳng, rằng họ đã được đấng Tạo Hóa ban cho một số quyền bất khả tương nhượng, mà trong số những quyền này là quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. – Rằng để bảo đảm những quyền này, các chính quyền được con người tạo dựng, nhận được quyền lực chính đáng của họ từ sự đồng ý của người dân.
28/08/202319:29:00
Bài báo này lần đầu tiên được phổ biến vào cuối năm vừa qua ngay sau khi cựu Tổng Thống Trump tuyên bố tranh cử lần thứ ba vào năm 2024. Tác giả tin rằng Tu Chánh Án 14 có đầy đủ căn bản pháp lý để cấm Trump tái tranh cử. Trong vòng năm tháng từ tháng 4 - tháng 8, báo chí đã tập trung vào bốn vụ truy tố nghiêm trọng xẩy ra liên tục đối với cựu Tổng Thống Trump. Sau vụ truy tố ở Georgia vừa chấm dứt vào tuần qua, vấn đề Tu Chánh Án 14 đang được làm sống lại. Do đó tác giả cập nhật hóa bài báo này với những chi tiết mới. Sau khi Trump bị truy tố về vụ phản loạn 6/1 và âm mưu lật ngược cuộc bầu cử 2020 ở Georgia, càng có những lý do vững chắc để áp dụng Tu Chánh Án 14.
25/08/202321:04:00
Cuối cùng rồi, nước Mỹ và cả thế giới đã thấy được những khuôn mặt của một thời quyền lực trong thế giới MAGA là những phạm nhân. Những tấm ảnh được chụp từ nhà tù quận hạt Fulton thuộc tiểu bang Georgia đã đánh dấu một cột mốc lịch sử trong cuộc chiến bảo vệ nền dân chủ và hiến pháp của nước Mỹ cùng hệ thống tư pháp Hoa Kỳ nói riêng, về một giai đoạn đầy thử thách của quốc gia kể từ ngày lập quốc. Donald Trump cùng các tòng phạm đã bị Georgia truy tố như một nhóm tội phạm có tổ chức âm mưu thực hiện việc đảo ngược kết quả cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ đã được hàng trăm triệu cử tri Mỹ bỏ phiếu trong một cuộc bầu cử minh bạch, hợp pháp và hợp hiến như vốn dĩ.
CTA BACK TO SCHOOL BANNER
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.