Hôm nay,  
“Đây là quan điểm của người viết, không nhất thiết là quan điểm của Việt Báo.”

Vài ý nghĩ nhân sự ra đi của nhà văn Đặng Tiến

24/04/202319:49:00(Xem: 2957)
Chia biệt...

dtien
Nhà phê bình văn học Đặng Tiến [1940-2023].

Mấy tháng nay người quen biết với tôi ra đi nhiều tới chóng mặt. Con người ta khi tuổi đời càng cao thì thấy người quen biết của mình “xuống hoàng tuyền” càng nhiều. Lý do là những người không may kia cũng thuộc tuổi cao của tôi (U90) cho nên ‘ra đi’ nhiều thôi.
     Vài tháng trước là GS Nguyễn Văn Trung, rồi gần đây là BS Phạm Gia Cổn, GS Nguyễn Thế Anh, Thi sĩ Thi Vũ, Đốc sự Phùng Minh Tiến, GS Nguyễn Ngọc Kỳ. Mới nhứt là nhà báo Trương Gia Vy, nhà văn phê bình Đặng Tiến (DT). Mỗi người ra đi để lại tiếng khen chê tùy theo quan điểm cá nhơn của người phát biểu. Khen nhiều, chê ít hay ngược lại đều có đối với người nổi tiếng hay đã trở thành gương mặt của quần chúng. Khen chê thường dựa trên sự nghiệp cũng như thái độ chánh trị của người qua vãng.
     Tôi nghĩ là mình nên nói về trường hợp Đặng Tiến, ông và tôi có vài kỷ niệm nho nhỏ với nhau mà ít người biết. Từ đó tôi suy ra con người nhân cách của ông.
     Tôi với DT không phải là bạn, dầu học cùng thời ở cùng trường – khác Ban ngành dĩ nhiên. Năm 1964, trường Đại học Văn Khoa Saigon, sinh viên (s/v) ghi danh làm Cao Học nói chung mà tôi được biết hình như là con số 9 người. Năm sau, 1965, không biết mấy vị kia thế nào, nhưng tôi, NVS, nhận được giấy gọi trình diện nhập ngũ vì thời gian hoãn dịch “đã hết đối với s/v Cao Học.”
     Dựa trên đại ý mấy chữ “việc hoãn dịch đã hết” tôi làm đơn khiếu nại với Nha Động Viên của Bộ Quốc Phòng giải thích rằng qui chế Cao Học của trường ĐHVK khác với qui chế Cao Học của Trường Luật. Ở trường Luật có kỳ thi Cao Học mỗi năm và chương trình Cao Học ở đây là 2 năm. Ở trường ĐHVK không có chuyện thi như vậy mà s/v làm việc từng người riêng rẽ với GS hướng dẫn, chừng nào GS thấy rằng s/v đó hoàn tất Luận văn thì cho trình Luận văn của người đó, nghĩa là không có kỳ thi chung. Thời gian hoàn tất Luận Văn Cao học, thì coi như thời gian của học trình và sẽ được hoãn dịch. Thời gian nầy tùy thuộtc vào s/v và vào GS hướng dẫn Luận Văn.
     Khó lòng cho s/v viết luận văn trong một năm vì GS hướng dẫn không nhiều thời giờ tiếp xúc với sinh viên để chỉ dẫn. Vậy thì xin đề nghị Nha Động Viên cho các s/v Cao học trường Văn Khoa được hoãn dịch hai năm để hoàn tất tất Luận văn, tương đương với thời gian học Ban Cao học của trường Luật khoa.
     Đơn khiếu nại được viết và tôi đi tìm 8 vị anh em cùng trường kia để xin chữ ký. Còn nhớ năm đó tôi gặp s/v Cao Học Pháp Văn Đặng Tiến lần đầu, anh vui vẻ ký vô đơn và nói vui: Ký thì tôi ký, nhưng mấy cha nhà binh trên chóp bu nầy chả nghe gì đâu, họ còn đương bận bịu đánh đấm... tôi thì chưa nhận giấy kêu trình diện nhập ngũ như ông nhưng rồi chắc cũng sẽ có thôi.
     Tôi vui mừng thấy sự xin chữ ký tưởng là khó khăn mà coi bộ trơn tru nên không chú ý tới mấy chữ đánh đấm mà Đặng Tiến đưa ra. Lúc đó là sau thời gian đảo chánh Tổng Thống Ngô Đình Diệm không bao lâu, chuyện chỉnh lý, chuyện hiến ước, ước pháp hình như sôi nổi thường trực.
     Rồi thôi, chúng tôi không có dịp giao tình gì thêm, ai đi con đường nấy, học hành, làm việc và viết lách theo kiểu của mình.
     Hình như năm 1966, bộ Ngoại Giao VNCH mở kỳ thi lấy chừng chục nhân viên với chức danh Tham Vụ Ngoại giao và anh Đặng Tiến được đậu, anh được bổ đi làm việc ở vài nước bên Âu châu cho tới tháng 04/75 thì nhiệm sở không còn nữa. Chuyện nhà văn Đặng Tiến phát biểu nầy nọ về chánh trị sau 1975 thì nhiều người biết, tôi nghĩ là không cần nêu ở đây.
     Nhiều lần qua Paris rồi sang Thụy Sĩ ghé thăm cháu Vy Dân bịnh tật đương được chăm sóc ở Yverdon, tôi may mắn quen biết với anh Thạch, anh em đồng hao với nhà văn Đặng Tiến, đương ngụ tại Lausanne, anh Thạch có nhắc tôi là qua Pháp nên tới Orléans kết bạn với nhà văn Đặng Tiến, khi Thạch biết tôi cũng có viết lách chút đỉnh gọi là cho có người để nói chuyện văn chương khi ở Pháp cho đỡ buồn.
     Rồi thì do thời gian Tây du không nhiều của mỗi lần, tôi chưa ghé Orléans lần nào cho tới năm trước đại dịch, 2019, đi với người bạn trẻ Hoàng Minh người chơi sách có tiếng ở Saigon, ghé nhà anh và được hai vợ chồng anh tiếp đãi thiệt là nồng hậu.
     Hoàng Minh bàn chuyện mua sách gì đó nhiều ít tôi không biết khi hai người rủ nhau lên kho sách, lúc xuống khi anh Đặng Tiến thấy tôi rút ra trên kệ sách trước mặt cuốn Climats của André Maurois mà nhà văn Mặc Đỗ có bản dịch Tâm Cảnh rất hay, DT không đợi tôi hỏi đã hào phóng rút ra thêm bản dịch nói là tặng khách cả hai cuốn – nguyên bản và bản dịch. Tôi ấn tượng với người đối diện không phải vì được hai cuốn sách mà vì cử chỉ thiệt mau mắn của ông khi rút sách ra tặng. Hình ảnh DT với tôi trở về trong trí bằng những bài ông viết cho bán nguyệt san Văn thời Trần Phong Giao coi sóc: bài sâu sắc, nhận định tương đối mới, những tác giả Âu Châu ông đưa ra thời đó đối với những người theo học chương trình Việt nói chung thiệt là cần thiết và hấp dẫn.

sam 2
Không còn nhớ hết những gì chúng tôi nói chuyện hôm ấy, chỉ còn nhớ đại ý chủ nhà nói rằng mình sưu tập tranh VN để giữ cũng có mà còn cốt để các tranh đó khỏi bị phát tán vào tay những kẻ không biết chơi tranh, chỉ mua để thỏa mãn lòng tự cao của mình khi có chút tiền, chút quyền. Với những người chơi tranh kiểu nầy thì... DT nói tiếp sau cái cười nhẹ như lời than: Tranh thường sẽ có số phận nằm trong tay các sưu tập gia ngoại quốc không biết bao giờ mới chường mặt ra để người đời biết tài của họa sĩ Việt Nam. Trong số tên họa sĩ được nhắc tới tôi nghe và còn nhớ là Nguyên Khai, Thái Tuấn, Duy Thanh, Lê Phổ, Trương thị Thịnh... Trong số các tên tuổi vừa được kể tôi chú ý tới tên Nguyên Khai vì chúng tôi có quen biết nhau.
     Không biết về tranh cũng như thị trường tranh quí ở VN, tôi chỉ âm ừ ghi nhận cho đến lúc về vẫn không có gì góp ý về đề tài nầy...
     Chuyện đã 6 năm qua, sáu năm hai bờ Mỹ Pháp không có dịp gặp lại, chỉ thỉnh thỏang thấy nhau trên FB, thường là DT viết hai chữ mừng vui gọi là góp lời và như là đánh dấu mình đã đọc.
     Tháng 10/2022, nhân đi Paris, tôi có email nói với DT là mình sẽ ghé thăm ông, được trả lời là đang nằm viện. Tháng 11, email lần nữa bạn nói rằng chưa đỡ. Vậy là không gặp nhau trong khi Gare du Nord - Orléans quá gần.
     Giờ thì nghe tin anh ra đi mãi mãi. Những lời khen chê anh không còn nghe được nữa rồi. Với tôi DT thời trẻ đã đóng góp nhiều cho văn học Việt Nam. DT, người với tôi và Nguyên Khai là tằng nỉ (đồng tuế), dễ mến, anh hanh thông trong cuộc đời, khôn ngoan trong đời sống xã hội, có thể nói là có lúc gây vạ miệng, nhưng chắc chắn mọi phán xét nầy nọ không còn làm anh bận tâm.

     Chúc anh thanh thản ra đi.


– Nguyễn Văn Sâm

(21-4-2023)

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
16/03/202409:43:00
Ở Liên Bang Nga, hôm nay, toàn dân đi bầu ông Tổng thống của mình. Dĩ nhiên ông Tổng thống đương nghiệm Poutine sẽ tái đắc cử, và sẽ với số phiếu tối đa, phải 80%. Đó là tiêu chuẩn bất hủ của chế độ độc tài. Nhưng năm nay, khác hơn các năm trước, bầu cử vừa mở cửa, có nhiều nơi, phòng phiếu bị đốt, bị nổ bom, bị phá hoại. Poutine chủ quan cho tổ chức bầu cử ở vùng bị chiếm ở Ukraine bị LHQ phản đối vì vi phạm luật pháp quốc tế...
15/03/202400:00:00
Mái tóc “chameleon” của ông Donald Trump mà báo chí Mỹ bàn tán mới đây làm tôi nghĩ đến một sơ suất của nhà văn Võ Phiến, nhỏ thôi, rất nhỏ, liên quan tới tóc. [1] Đó là việc Võ Phiến nhạo báng nền văn học cách mạng và hiện thực xã hội chủ nghĩa là thứ văn học “thương râu nhớ dép” trong khi nó, thực ra, “thương tóc” hơn là “thương râu”.
05/03/202416:23:00
Thật là ngây thơ khi tin rằng Trump sẽ đánh Tầu giúp Việt Nam trong khi Trump từ chối viện trợ cho Ukraine chống Nga xâm lăng. Về chính trị, Trump chủ trương “Nước Mỹ Trước Hết” (America First), “Chủ Nghĩa Dân Tộc Thiên Chúa Giáo Da Trắng” (White Christian Nationalism), lo chuyện nội bộ, rút nước Mỹ ra khỏi Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (North Atlantic Treaty Organization – NATO), mang quân đội trở về Mỹ, không can thiệp vào chuyện thế giới, phục hồi chủ nghĩa không can thiệp (non-intervention) hay còn gọi là chủ nghĩa biệt lập (isolationism) vào thế kỷ XVIII và XIX và thời kỳ tiền Đệ Nhị Thế Chiến.
01/03/202400:00:00
Chuyện chẳng dính dáng gì đến Trump mà lại kết thúc bằng Trump, cái giả định trong hình thức một câu hỏi nhưng cũng kiêm luôn lời đáp, rõ ràng, dứt khoát, và người đối diện chỉ có thể mĩm cười gật đầu, hoàn toàn thuyết phục.Tôi chứng kiến cuộc đối thoại này trong buổi họp mặt tại nhà Nhạc sĩ Hoàng Ngọc-Tuấn. Lan man, câu chuyện chuyển sang vấn đề an ninh mạng và một chuyên viên IT quay sang thổ lộ với tôi lạc thú của nghề: hoàn thiện một chương trình chỉn chu, hoàn hảo cũng sẽ thấy đã, thấy sướng như là hoàn tất một bài thơ, một bài văn đắc ý.
08/02/202407:25:00
Hãy thiền như một kẻ khờ? Vâng, cần phải tế nhị chữ nghĩa, khi nói về chuyện nên thiền như một kẻ khờ. Bởi vì Phật Giáo là con đường trí tuệ, không thể nào có chuyện tu hành theo một kiểu khờ khạo, ngu ngơ. Hẳn nhiên phải là có ý nghĩa ẩn mật, khi nhiều Thiền sư tự nhận là kẻ ngu, kẻ khờ, mặc dù quý ngài rất là uyên bác kinh điển. Và, ngay cả trong thời Đức Phật sinh tiền, vẫn có những kẻ ngu khờ chứng quả A la hán để giải thoát.
03/02/202404:59:00
Chúng ta thường nghe dặn dò rằng, hãy tu đi, đừng nói nhiều, đừng lý luận nhiều, đừng dựa vào chữ nghĩa biện biệt sẽ dễ loạn tâm, hãy ngồi xuống hít thở, hãy ngồi xuống quán sát tâm mình, hãy ngồi thiền, hãy đi bộ thiền, và vân vân. Những lời dặn dò đó không sai. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp, trong kinh ghi rằng, lý luận biện biệt về Chánh pháp sẽ có thể dẫn tới giải thoát, có thể dẫn tới có thể tới thánh quả Bất Lai (A na hàm), chỉ nhờ thuần nghe lý luận và để tâm mình tập theo lý luận đó. Kinh ghi rằng ngay cả khi nằm giường bệnh, đau đớn toàn thân trong giờ cận tử, không thể tập gì được hết, nhưng khi được nghe lý luận biện biệt về Chánh pháp sẽ sinh về cõi trời Đâu suất thiên để học đạo tiếp.
02/02/202400:00:00
Trong cuộc sống, luôn có thiện và ác. Thiện và ác có mặt ở mọi nơi. Kể cả trong mỗi một con người. “Hướng thiện” là cái đích mà con người luôn cố gắng học hỏi, uốn nắn, tập tành cho được hoàn hảo hơn. Thế giới sẽ tốt đẹp hơn nếu người tốt nhiều hơn kẻ ác. Vào khoảng 6 giờ 35 phút sáng sớm ngày thứ Bảy, 07 tháng 10, 2023, quân khủng bố Hamas từ Dải Gaza mở một cuộc tấn công hỗn hợp bất ngờ, sử dụng hàng ngàn hỏa tiễn bắn tới tấp vào các thành phố Do Thái, ngay cả Tel Aviv và Jerusalem, đồng thời mở nhiều cuộc tấn công cùng lúc bằng đường bộ, từ biển và trên không, đa số nhắm vào các vùng kinh tế Kibuutz nằm gần Gaza, phía Nam Do Thái, gồm chừng 20 thị trấn và doanh trại quân đội.
02/02/202400:00:00
Tình trạng phân cực chính trị giữa hai Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa đã tồn tại từ lâu, nhưng chưa bao giờ biểu hiện mâu thuẫn và căng thẳng như hiện nay. Sau cuộc bầu cử năm 2020, bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2022 và trước thềm cuộc tổng tuyển cử đặc biệt ngày 5 tháng 11 năm 2024, mọi người có thể thấy nước Mỹ có sự phân cực chính trị và sự chia rẽ rõ rệt.
31/01/202413:41:00
Trong cuộc sống, luôn có thiện và ác. Thiện và ác có mặt ở mọi nơi. Kể cả trong mỗi một con người. “Hướng thiện” là cái đích mà con người luôn cố gắng học hỏi, uốn nắn, tập tành cho được hoàn hảo hơn. Thế giới sẽ tốt đẹp hơn nếu người tốt nhiều hơn kẻ ác...
30/01/202406:54:00
Đối với những người từng học Thiền Tông Việt Nam, khi đọc bản Anh văn về các lời dạy của nhà sư Thái Lan Ajaan Dune Atulo -- còn được gọi tôn kính là Luang Pu, tức Trưởng Lão Hòa Thượng hay Sư Ông, trong tương đương tiếng Việt -- sẽ giựt mình vì thấy rất là quen thuộc. Đây là văn phong của Huệ Năng, của Tuệ Trung Thượng Sỹ được viết trong phiên bản Thái Lan. Thí dụ, lời dạy về vô niệm của ngài Luang Pu, "Bất kể ngươi suy nghĩ nhiều như thế nào, ngươi sẽ không biết. Chỉ khi ngươi ngưng suy nghĩ, ngươi mới biết. Nhưng dù vậy, ngươi phải nương dựa vào suy nghĩ để biết." Hay là lời ngài dạy ngắn gọn, “Người ta bây giờ đau khổ bởi vì niệm." [People these days suffer because of thoughts.] Hay về Tánh Không: Luang Pu nói rằng khi đọc hết kinh điển (Tạng Nam Truyền), ngài suy nghĩ tìm chỗ tối hậu, điểm tận cùng chân lý Đức Phật dạy, đó là lời của Xá Lợi Phất rằng "An trú của tâm tôi là Tánh Không." [My mind's dwelling place is emptiness.]
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.