Hôm nay,  

“Tị nạn” là kị huý?

17/03/202300:00:00(Xem: 1291)
 
Tị-nạn-là-kỵ-húy
Tài tử Quan Kế Huy (người vừa đoạt giải Oscar 2023 Nam Diễn Viên Phụ Xuất Sắc); tài tử Hồng Châu (đề cử Oscar 2023, Nữ Diễn Viên Phụ Xuất Sắc), ca sĩ Teresa Mai (đoạt giải Grammy Album giọng ca đơn cổ điển xuất sắc nhất.)
 
Chẳng rõ tại sao báo chí Việt Nam trong nước khi viết về hai diễn viên Quan Kế Huy và Hồng Châu đều không hề đề cập đến nguồn gốc 'tị nạn' của họ. Có báo sửa tài tử Quan Kế Huy từ 'gốc Việt' thành 'gốc Á' hay 'gốc Hoa'. 
 
Ít ai chú ý rằng trong danh sách được đề cử giải Oscar năm nay còn có tên của một minh tinh khác cũng gốc Việt: Hồng Châu. Cô ấy cũng là một người tị nạn. Hồng Châu (hình), theo các trang điện ảnh Mỹ, sanh ra ở trại tị nạn Thái Lan vào năm 1979. Trang wiki mô tả chuyến vượt biên đầy nguy hiểm: "Năm 1979, gia đình cô là một trong số những thuyền nhân rời bỏ đất nước, xuyên suốt chặng đường vượt biên, bố cô bị bắn đến suýt chết trong khi mẹ đã mang thai cô được sáu tháng." 
 
Gia đình Hồng Châu được một nhà thờ Công giáo bảo trợ và định cư ở New Orleans. Cô ấy theo học điện ảnh ở ĐH Boston, và theo đuổi sự nghiệp màn bạc cho đến nay. Ngoài những giải thưởng lớn trước đây, được đề cử giải Oscar là một vinh dự và một thành tựu đối với Hồng Châu. 
 
Báo chí Việt Nam có những bài viết về Hồng Châu và Quan Kế Huy, nhưng điều đáng chú ý là họ tránh đề cập đến nguồn gốc tị nạn. Những bài viết nhân dịp họ được đề cử hay nhận giải thưởng chỉ viết chung chung như 'sang Mỹ định cư'. Chẳng hạn như đối với Quan Kế Huy, có báo viết như sau: "Quan Kế Huy là diễn viên gốc Việt, còn được biết đến với nghệ danh Jonathan Ke Quan. Nam diễn viên sinh ra tại Sài Gòn vào năm 1971 nhưng sớm cùng gia đình di cư sang Mỹ từ năm 1975." (Thật ra, anh ta cùng thân phụ vượt biên vào năm 1978). 
 
Một số báo thoạt đầu đề cập đến Quan Kế Huy là 'diễn viên gốc Việt', nhưng một ngày sau thì đổi thành 'gốc Á' hay 'gốc Hoa'. 
 
Diễn biến tường thuật của báo chí Việt Nam liên quan đến Quan Kế Huy và Hồng Châu rất khác với trường hợp ca sĩ Sangeeta Kaur (Mai Xuân Loan), người mới được trao giải thưởng âm nhạc Grammy danh giá. Báo chí Việt Nam có vẻ rất tự hào về cô ấy như là một 'người gốc Việt'. Cha mẹ cô ấy là người Việt tị nạn, và cô ấy sanh ra và lớn lên ở Mĩ. 
 
Có lẽ điều khác nhau giữa hai người là Quan Kế Huy nhắc đến thân phận tị nạn của mình trước thế giới. Câu chuyện thuyền nhân tị nạn vào thập niên 1970 và 1980 là một chương sử lớn và tan thương của dân tộc. Gần đây, chánh phủ Việt Nam kêu gọi mấy người làm phim ở Nam Hàn là hãy tôn trọng lịch sử. Thiết nghĩ nếu mình kêu gọi người ngoài tôn trọng lịch sử thì mình trước tiên hãy tôn trọng lịch sử của nước mình. 
 
Sự thật là báo chí phương Tây vẫn ghi anh ấy là một diễn viên Mỹ gốc Việt (“Vietnamese-born American actor”) có cha mẹ gốc Hoa. Anh ấy sanh ở Sài Gòn vào năm 1971, và chắc từng mang quốc tịch Việt Nam trước khi vượt biên tìm tự do. Anh ấy mang một cái tên rất Việt: Huy. Anh ấy nói tiếng Việt. Khi sang Mỹ, gia đình anh ấy sống trong khu đông người tị nạn gốc Việt. Do đó, cách báo chí Mĩ và phương Tây đề cập đến anh ấy như là một diễn viên Mỹ gốc Việt (theo tôi) là bình thường. 
 
Những tranh cãi về ‘Người Mỹ gốc Việt’ và ‘Người Mỹ gốc Hoa’ không thể làm lu mờ sự thật: anh ấy là người tị nạn từ Việt Nam.  
 
Tôi nghĩ thế giới chú ý đến anh ấy vì thân phận tị nạn, chứ không vì anh là người gốc Việt hay gốc Hoa. Tôi nghiệm ra là đối với người phương Tây, những chữ như 'tị nạn' và 'tìm tự do' có thể gây cảm xúc mạnh. Có lẽ từ trong tiềm thức, những người sanh ra và lớn lên trong những nước có lịch sử tương đối 'trẻ' như Mỹ và Úc, họ nhìn người tị nạn đi tìm tự do như là tấm gương phản chiếu của những thế hệ ông cha đầu tiên cũng đi tìm tự do và vươn lên từ nghịch cảnh. 
 
Cuộc đời và sự nghiệp của Quan Kế Huy là khá tiêu biểu của những người đi tìm 'Giấc mơ Mỹ'. Đó là giấc mơ được sống trong một xã hội tôn trọng các giá trị như dân chủ, nhân quyền, tự do và bình đẳng; là môi trường mà trong đó mọi người -- bất kể xuất thân từ thành phần nào -- đều có thể thành công, có cuộc sống tốt đẹp hơn, đầy đủ hơn, thịnh vượng hơn qua làm việc chăm chỉ. 
 
Tuyệt đại đa số người tị nạn Việt Nam, bất kể là người gốc Hoa hay 'Việt thuần tuý',  đến Mỹ thời thập niên 1970 và 1980 đều nghèo hay rất nghèo. Có rất nhiều người đến Mỹ với hai bàn tay trắng sau một cơn biến động lịch sử. Họ không biết tiếng Anh. Ấy vậy mà họ đã sống sót, ổn định, và vươn lên. Theo tôi biết, có nhiều văn nghệ sĩ gốc Việt tị nạn đã thành danh ở Mỹ, dù họ ít khi nào nhắc đến quá khứ tị nạn của mình. Không nhắc đến không có nghĩa là quên.  
 
Những người từ Việt Nam đến Mỹ sau này không thể nào cảm nhận được những khó khăn của người tị nạn thời đó -- và điều này cũng dễ hiểu vì họ không được dạy về chương sử đau buồn thời đó. Nhưng họ nên biết rằng người ta có câu "Những kẻ nào quên lịch sử sẽ bị buộc lặp lại lịch sử" (Those who forget their history are condemned to repeat it.)
 
Ngày nay, có khá nhiều người Việt Nam xin đi định cư ở các nước như Mỹ, Úc, Canada bằng tiền. Những người có nhiều tiền có thể thành đạt ở nước ngoài nhưng họ không bao giờ nhận được sự ngưỡng phục như những thuyền nhân thành đạt như Quan Kế Huy. Điều này đặc biệt đúng ở các xã hội như Mỹ và Úc, có lẽ họ (những người vươn lên từ nghịch cảnh) là hiện thân của Giấc mơ Mỹ, còn những người giàu có thường bị công chúng nhìn với sự nghi ngờ của Honore de Balzac ("Đằng sau mỗi tài sản kết xù đều là một tội ác").
 
Nguyễn Tuấn
 
Link bài gốc: https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=pfbid02apRJnjc9tfJH1HFYf1sZNVumvrAkw6sEqcnuLPvTj6GZ1YcsdnnCKWTCBzpaN2Arl&id=100013119784675&mibextid=Nif5oz

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
05/08/202309:15:00
Theo Reuters ngày 3/8/2023, bảy đảng đối lập tại Đan Mạch biểu tình phản đối chính quyền dự định tuyên bố sẽ là bất hợp pháp nếu đốt Kinh Koran, vì như thế là vi phạm quyền tự do ngôn luận. Quyền tự do của công dân phải ở vị trí cao hơn giáo điều của tôn giáo...
04/08/202300:00:00
Trong những năm gần đây - đặc biệt là kể từ năm 2016 - một số tiểu bang Hoa Kỳ đã tiến tới việc hợp pháp hóa “Giúp Bệnh Nhân Kết Liễu Sự Sống”. Cho đến nay, chín tiểu bang gồm một tiểu bang mới bổ sung là Montana và khu vực District of Columbia đã hợp pháp hóa việc này. Tuy vậy, hiện vẫn chưa đến một phần tư (21,6%) dân số Hoa Kỳ sống trong các tiểu bang được nhận sự trợ giúp này, và đây vẫn là đề tài gây nhiều tranh cãi trong khía cạnh đạo đức, tôn giáo, đảng phái, v.v. Bài viết này không bàn luận quan điểm đúng sai, mà là một ý tưởng riêng, một ý nghĩ mở ra nhiều lối suy nghĩ, bởi thế giới muôn màu của chúng ta sẽ ngưng nở hoa nếu không được liên tục vun xới bằng những suy nghĩ tiến bộ.
28/07/202300:00:00
Hầu hết chúng ta lên mạng (online) rất nhiều lần trong ngày. Trong một cuộc khảo sát Pew Research Study năm 2021, khoảng 50% số thanh niên 18-29 tuổi khi được hỏi đều cho biết họ trực tuyến “gần như liên tục.” Vậy chúng ta hiểu gì về chiều hướng quan trọng này của cuộc sống hiện đại? Đã có nhiều nghi vấn về những hậu quả nghiêm trọng về mặt kinh tế và xã hội mà điều này có thể tạo ra. Và cũng còn một câu hỏi đơn giản hơn: điều gì đã khiến mọi người ở nhiều độ tuổi, nghề nghiệp, và nền văn hóa khác nhau, say mê kết nối trực tuyến như vậy? Và mỗi chúng ta cũng có thể tự hỏi chính mình: tại sao tôi online?
26/07/202316:40:00
“Này các Tỷ-kheo, với người có giới, có giới đầy đủ, không cần phải làm với dụng ý rằng: “Mong rằng không hối tiếc sẽ sanh khởi nơi ta”. Pháp nhĩ là vậy, này Tỷ-kheo, với người có giới, có giới đầy đủ, không hối tiếc sanh khởi. Này các Tỷ-kheo, với người không hối tiếc, không cần phải làm với dụng ý rằng: “Mong rằng hân hoan sẽ sanh khởi nơi ta”. Pháp nhĩ là vậy, này các Tỷ-kheo, với người có không hối tiếc, hân hoan sanh khởi. Này các Tỷ-kheo, với người có hân hoan, không cần phải làm với dụng ý rằng: “Mong rằng hoan hỷ sẽ sanh khởi nơi ta”. Pháp nhĩ là vậy, này các Tỷ kheo, với người có hoan
21/07/202300:00:00
Khái niệm “các giá trị Châu Á” từng được các nhà lãnh đạo trong khu vực đề cao giờ đã không còn thịnh hành kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chánh Châu Á năm 1997. Ý tưởng cho rằng khu vực Đông Nam Á thịnh vượng có lợi thế kinh tế đặc biệt so với phương Tây từ nền tảng kinh tế gia đình đang suy tàn và đã không còn thuyết phục. Ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan, người ta không còn trói buộc mình với các giá trị cuộc sống gia đình bảo thủ. Hàng triệu thanh niên đang lựa chọn cuộc sống thoải mái hơn, cũng thường cô đơn hơn, trong bối cảnh Đông Á đã bớt bị thống trị bởi nam giới. Đông Á là khu vực chiếm 1/5 dân số thế giới, những hậu quả thay đổi kinh tế xã hội và nhân khẩu học sẽ rất nghiêm trọng, có khả năng gây bất ổn và sẽ tái định hình cuộc sống của hàng triệu người.
14/07/202300:00:00
Một trong số nhiều câu hỏi chưa được trả lời thỏa đáng về cuộc nổi dậy của thủ lĩnh Wagner, Yevgeny Prigozhin là tại sao guồng máy an ninh rộng lớn của Nga lại chuẩn bị quá kém cỏi để đối phó với cuộc nổi dậy đó. FSB, cơ quan an ninh chính của Điện Kremlin, từ lâu đã đặt nặng vấn đề “phòng ngừa” và thực hiện các bước tích cực để ngăn chặn bất kỳ mối đe dọa nào đối với nhà nước Nga. Thậm chí cơ quan này còn gài mật báo viên trong tổ chức Wagner. Tuy nhiên, hình như họ đã không có hành động nào để ngăn chặn cuộc binh biến trước khi nó bắt đầu, hoặc để cảnh báo Điện Kremlin về kế hoạch của Prigozhin.
14/07/202300:00:00
Những ai quan tâm đến chính trị tại Hoa Kỳ đều dễ dàng đồng ý rằng chỉ trong vài năm gần đây, quốc gia dẫn đầu thế giới tự do dân chủ đang trải qua những biến động chính trị “bể dâu” chưa từng có từ cả thế kỷ. Từ một nền dân chủ được xem là mẫu mực của thế giới, người dân Hoa Kỳ đang tranh cãi với nhau về sự liêm chính của Tối Cao Pháp Viện, về độ tin cậy của các cuộc bầu cử, về sự cần thiết của cơ chế tam quyền phân lập… Nhân vật đã tạo nên được sự chia rẽ chính trị sâu sắc tại nước Mỹ như vậy, chỉ trong vòng trên sáu năm qua, có lẽ không ai khác hơn là cựu tổng thống Donald Trump.
11/07/202320:08:00
Nhà văn Andrew Lâm với những hoài niệm về người mẹ luôn tận tuỵ, yêu thương, bảo bọc của anh và những năm tháng thăng trầm của lịch sử Việt.
07/07/202300:00:00
Trong nhiệm kỳ tổng thống của mình, Donald Trump từng nói, “Chúng ta sẽ đặt Nước Mỹ lên trên hết... chúng ta sẽ quan tâm đến chính mình trước để tạo ra sự thay đổi,” và sau đó tuyên bố, “Tôi là một người theo chủ nghĩa dân tộc.” Rồi trong một bài phát biểu khác, ông tuyên bố rằng dưới thời ông, Hoa Kỳ đã “thấm nhuần học thuyết của chủ nghĩa ái quốc.”
01/07/202318:21:00
Thứ Sáu vừa qua, 28 tháng Sáu, 2023, một lần nữa, sáu vị thẩm phán bảo thủ đã vung gươm chặt đứt sự bảo vệ quyền được đối xử bình đẳng dành cho người đồng tính ở Hoa Kỳ, cho phép một nhà thiết kế web người cơ đốc giáo là bà Lorie Smith tại Colorado sử dụng niềm tin tôn giáo để từ chối không làm trang web đám cưới vào tháng 9/2016 cho một cặp đồng tính có tên là Stewart và Mike. Văn bản hồ sơ vụ kiện 303 Creative v Elenis ghi rằng: “Lorie Smith, muốn mở rộng kinh doanh thiết kế website của mình, 303 Creative LLC, bao gồm các dịch vụ dành cho các cặp tình nhân đang tìm kiếm công ty thiết kế trang web đám cưới cho họ. Nhưng bà Smith lo lắng rằng Colorado sẽ sử dụng Đạo Luật Chống Phân Biệt Đối Xử của Colorado để buộc bà ấy phải làm trang web cho các cuộc hôn nhân mà bà không tán thành, vì vậy vi phạm quyền tự do của bà ấy theo Tu Chính An Thứ Nhất—. Để nêu rõ quyền của mình, bà Smith đã đệ đơn kiện yêu cầu lệnh ngăn chặn tiểu bang buộc bà phải tạo