Trump Dùng Chiến Tranh Ukraine Để Tấn Công Đối Thủ

06/03/202314:12:00(Xem: 1514)
Trump cpac
Donald Trump tại hội nghị CPAC

 

Một buổi sáng năm 1984, Ronald Reagen trong bài phát biểu cho chiến dịch tái tranh cử của mình đã thắp lên niềm tin cho tương lai.

 

Và buổi tối tháng 3 năm 2023 Donald Trump tại hội nghị CPAC ở National Harbor ngay bên ngoài Washington cũng đã có bài phát biểu cho chiến dịch tranh cử của mình.

 

Ông ta đã nói chuyện trong một giờ 42 phút.

 

Ông vẫn đứng trên sân khấu chờ đón nhận sự cổ vũ của khán giả trong lúc đám đông đổ xô ra cửa để thoát ra ngoài. Họ là những người yêu mến Donald Trump nhưng đã không thể không mệt mỏi trước những lời hùng biện dối trá của ông ấy.

 

Tuy vậy, cả thế giới có lý do để lắng nghe kỹ cựu tổng thống và ứng cử viên tổng thống khi ông nói về các chiến lược của mình đối với nước Nga và Tổng thống Nga Vladimir Putin.

 

Rõ ràng là Trump muốn biến cuộc chiến ở châu Âu thành vấn đề tranh cử. Trong những ngày gần đây tại hội nghị bảo thủ Cpac ở Washington, những lời chỉ trích Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden không còn chỉ bao quanh việc chi phí cao cho viện trợ Ukraine. Những người theo chủ nghĩa dân tộc cánh hữu như Dân biểu Marjorie Taylor Greene và cựu chiến lược gia của Trump Steve Bannon đã cảnh báo rằng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy muốn "những người con trai và con gái" Mỹ chết trên chiến trường. Donald Trump nói rằng ông là ứng cử viên duy nhất có thể ngăn chặn Thế chiến III.

 

Những tuyên bố như vậy quả là phóng đại một cách thô thiển. Joe Biden đã nói rõ rằng ông rất coi trọng mối đe dọa hạt nhân và không có chuyện gửi quân đội Mỹ đến Ukraine.

 

Đồng thời, khó có thể phủ nhận thực tế rằng Mỹ đã dẫn đầu một cuộc tấn công nhằm hỗ trợ Kiev. Trước Giáng sinh, Mỹ gửi hệ thống phòng không tiên tiến Patriot tới Ukraine. Vào tháng 1, Biden hứa sẽ giao 31 xe tăng M1 Abrams.

 

Donald Trump tuyên bố rằng người kế nhiệm đang làm cạn kiệt kho dự trữ vũ khí của Mỹ và lãng phí các nguồn lực mà ông ta đã tích lũy được. Ông ta dự định tranh cử với tư cách là tổng thống chưa bao giờ lôi kéo Hoa Kỳ vào bất kỳ cuộc chiến nào.

 

Ông nói như thể chỉ bằng sự hiện diện của mình, ông có thể buộc Tổng thống Nga Vladimir Putin phải rút lui. Ông cũng không sẵn sàng chi tiền để đảm bảo nền dân chủ và độc lập ở các quốc gia xa xôi.

 

Cái chủ nghĩa biệt lập của Donald Trump có thể gây ra những hậu quả đáng kể nếu cuộc chiến ở Ukraine tiếp diễn sau năm 2024.

 

Nhưng trong lúc nói về hòa bình, Trump cũng thật mâu thuẫn khi nói về cuộc chiến phân cách ngay tại nước Mỹ. Với các cuộc bầu cử sơ bộ sắp diễn ra, và khi nói về ai sẽ là ứng cử viên của Đảng Cộng hòa vào năm 2024, Trump hứa sẽ đối phó với chính đảng của mình, loại bỏ những gì ông gọi là “những người theo chủ nghĩa toàn cầu hóa và những kẻ hiếu chiến” một lần và mãi mãi.

 

Hội nghị Cpac đã không còn là nơi hoạt động như nơi tập hợp của cánh hữu Mỹ. Sự kiện ở Washington đúng hơn là "Tpac", nơi những người tham gia thề trung thành với cựu tổng thống 76 tuổi và ứng cử viên tổng thống Donald Trump.

 

Những người đội mũ Trump và mặc áo sơ mi Trump có thể được nhìn thấy ở khắp mọi nơi trong khuôn viên hội nghị.

 

Sự rạn nứt trong Đảng Cộng Hòa được nhìn thấy thật rõ ràng trong những ngày qua tại CPAC. Ứng cử viên Nikki Haley bị những người ủng hộ Trump chỉ trích nặng nề.

 

Mối đe dọa chiến tranh hạt nhân thật phù hợp với lối suy nghĩ đen tối của cựu tổng thống. Những kẻ sợ hãi sẽ bỏ phiếu cho một nhà lãnh đạo độc tài. Nước Mỹ của Trump không phải là ánh bình minh với niềm tin cho tương lai, mà là đêm đen như mực.

 

 Nguyên Hòa

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
22/03/202305:24:00
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông, như một số vị thầy hiện nay đã ngộ nhận, khi nói rằng pháp môn này xuất phát từ Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết – một bản kinh tuyệt tác về pháp môn bất nhị -- chỉ xuất hiện vài thế kỷ sau khi Đức Phật nhập Niết bàn. Bài này sẽ giải thích rằng pháp môn bất nhị là những lời dạy cốt tủy của Đức Phật (và là của Thiền Tông Việt Nam) và ai cũng có thể nhận ra được, trải nghiệm được.
21/03/202322:48:00
Chẳng thể cứ tự hào Việt Nam nay là đất nước phát triển nếu như dân cư của cả nước vẫn phải sống với nguồn nước bẩn và một môi trường đầy ô nhiễm. “Không có kỹ nghệ không gian các quốc gia vẫn sống được, nhưng không thể sống nếu không có nước.” Oded Distel [chuyên gia về nước của Do Thái] Đề nghị chọn Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 là Ngày Nước Việt Nam / Vietnam Water Day. [Nhóm Bạn Cửu Long]
18/03/202312:51:00
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) mênh mông vẫn có rất nhiều nước với rất nhiều công trình thủy lợi, nhưng dân vẫn khao khát nước sạch, chìm ngập trong nước bẩn, đói phù sa, dư phèn, thừa muối và khổ sở với ô nhiễm.
17/03/202300:00:00
Chẳng rõ tại sao báo chí Việt Nam trong nước khi viết về hai diễn viên Quan Kế Huy và Hồng Châu đều không hề đề cập đến nguồn gốc 'tị nạn' của họ. Có báo sửa tài tử Quan Kế Huy từ 'gốc Việt' thành 'gốc Á' hay 'gốc Hoa'. Ít ai chú ý rằng trong danh sách được đề cử giải Oscar năm nay còn có tên của một minh tinh khác cũng gốc Việt: Hồng Châu. Cô ấy cũng là một người tị nạn. Hồng Châu (hình), theo các trang điện ảnh Mỹ, sanh ra ở trại tị nạn Thái Lan vào năm 1979. Trang wiki mô tả chuyến vượt biên đầy nguy hiểm: "Năm 1979, gia đình cô là một trong số những thuyền nhân rời bỏ đất nước, xuyên suốt chặng đường vượt biên, bố cô bị bắn đến suýt chết trong khi mẹ đã mang thai cô được sáu tháng."
27/02/202312:46:00
Bài này được viết để mời gọi Phật tử siêng năng đọc Kinh, đọc Luận, đọc các bài viết về Phật học, kể cả trong tiếng Việt và tiếng Anh, đối chiếu Kinh luận để làm sáng tỏ lời Đức Phật và để tu học. Chúng ta có thể để ý, nhiều bài viết về Phật học hiện nay trên mạng phần lớn dựa vào các sách đã ấn hành nửa thế kỷ trước tại Việt Nam, trong khi đã có nhiều nghiên cứu mới xuất hiện gần đây trên thế giới chiếu rọi thêm nhiều vấn đề mới. Thêm nữa, trong khi đọc, nên tìm nhiều nguồn để đối chiếu, để gạn lọc những thông tin khả vấn, và để tìm những hướng dẫn khả dụng cho đường tu học của mình. Bài viết này sẽ nêu vài đề tài ít được nói tới, chủ yếu chỉ để giúp nhau thông tin trên đường tu học. Nếu trong bài có điểm sai, người viết xin chân thành sám hối và hoan hỷ đón nhận các lời chỉ giáo.
22/02/202309:07:00
Mục tiêu của Kinh Hoa Nghiêm là giúp ta có được cuộc sống an nhiên, tự tại, hạnh phúc ngay ở đây và bây giờ… Một thế giới hoa tạng, rực rỡ xinh đẹp sẽ được thành tựu tùy tâm mình. Cho nên người có khả năng làm chủ chính bản thân mình, người biết sống Tự-tại Vô-ngại là người làm chủ được cả… thế giới (Thế chủ diệu nghiêm) chớ không phải thần thánh từ phương nào!
16/02/202314:18:00
Gia tăng giá năng lượng, chuỗi cung ứng xáo trộn, và mức cầu phục hồi sau đại dịch là những nguyên nhân gây ra lạm phát trong 2021-2022. Chính sách tiền tệ thâu hẹp chừng mực của Quỹ Dự Trữ Liên Bang đã giúp lạm phát tiếp tục giảm và nguy cơ trì trệ kinh tế mờ dần. Cố gắng giảm bớt thiếu hụt ngân sách quốc gia cũng đã góp phần đáng kể vào việc kiềm chế lạm phát.
06/02/202322:30:00
Đầu tháng 2 năm 2023, nghe được một tin buồn về đồi Charlie, nơi đại tá nhẩy dù Nguyễn Đình Bảo đã hy sinh năm 1972. Khi được xem video clip, được nghe lời kể chuyện và được thấy cái miếu nhỏ để nhang khói cho hồn tử sĩ quân đội VNCH đã nằm xuống trên ngọn đồi Charlie nửa thế kỷ trước đây, nay đã bị đập phá tan nát như đống gạch vụn, tôi thấy lòng trùng xuống thật sâu và hụt hẫng như mới biết được có một sự lừa gạt, một điều dối trá và một chuyện không phải của văn hóa tập tục dân tộc Việt Nam hiện nay vào thế kỷ 21, nó ngược lại và giống như những chuyện trong lịch sử VN xa xưa.
27/01/202322:58:00
Andrew Lâm là tác giả của cuốn Birds of Paradise Lost, Perfume Dreams: Reflections on the Vietnamese Diaspora, anh đoạt giải PEN Open Book 2006, và East Eats West: Writing in Two Hemispheres. Anh là một nhà bình luận thường xuyên của NPR, và các bài tiểu luận của anh đã xuất hiện trên New York Times, Los Angeles Times, Mother Jones và nhiều tạp chí khác. Bài “Ghosts in America”
19/01/202308:08:00
Niềm hy vọng đó nay đã trở thành sự thật. Vào ngày Thứ Năm, 19 tháng Giêng, 2023, qua chương trình thử nghiệm mở rộng có tên là Welcome Corps, Bộ Ngoại Giao Mỹ đã chính thức loan báo và dự định sẽ cho phép khoảng 5000 người tị nạn thuộc nhiều chủng tộc được tư nhân bảo lãnh đến Hoa Kỳ trong niên khóa 2023. Cũng tương tự như Canada, chương trình “Bảo Trợ Tư Nhân” của Mỹ cũng đòi hỏi phải có 5 cá nhân ký tên bảo trợ cho một gia đình, bất kể số thành viên, miễn là các nhà bảo trợ phải chứng minh hội đủ số tiền là $2275.00 dollars cho mỗi đầu người tị nạn, đồng thời phải thông qua các cuộc điều tra lý lịch (background checks), cùng tham dự các buổi hướng dẫn về định cư.