Hôm nay,  
“Đây là quan điểm của người viết, không nhất thiết là quan điểm của Việt Báo.”

Thẩm Định Kinh Tế Hoa Kỳ, 2020-2023

16/02/202314:18:00(Xem: 7732)
Không có suy thoái kinh tế và lạm phát tiếp tục giảm.
Tổng Thống Joe Biden vừa kết thúc hai năm đầu của nhiệm kỳ bốn năm. Đây là thời điểm thích hợp để thẩm định nền kinh tế Hoa Kỳ. Kinh tế gia thường dựa vào sáu chỉ số sau đây để thẩm định một nền kinh tế: (1) Tổng sản phẩm nội địa, (2) Tỉ lệ thất nghiệp, (3) Lạm phát, (4) Lãi suất (5) Thị trường trứng khoán, và (6) Ngân sách quốc gia.

TỔNG SẢN PHẨM NỘI ĐỊA
chart 1

Tổng sản phẩm nội địa (gross domestic product – GDP) là tổng số giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được mỗi quốc gia sản xuất và bán trong một khoảng thời gian cụ thể. Sau khi suy giảm ở mức -2.8% vào năm 2020 vì đại dịch COVID 19, GDP của Hoa Kỳ đã phục hồi đáng kể với tỉ lệ 5.9 % vào năm 2021 nhờ đại dịch đã giảm bớt với thuốc chủng ngừa và những biện pháp cứu nguy kinh tế của chính quyền Biden được Quốc Hội thông qua gồm American Rescue Plan Act of 2021, Covid-19 Bankruptcy Relief Extension of 2021, Infrastructure Investment and Job Act (2021), và Infration Reduction Act of 2022. Bước qua 2022, GDP đã tăng trưởng bình thường trở lại ở mức 2.1%. Khi GDP tăng trưởng trong khoảng 2% - 3%, nền kinh tế được xem như lành mạnh. Khi mức tăng trưởng trên 3% nền kinh tế phát triển quá nhanh. Khi chỉ số này xuống dưới 2%, kinh tế Hoa Kỳ có nguy cơ suy thoái.

Theo sự tiên liệu vào ba tháng trước đây của một số nhà nghiên cứu, kinh tế Hoa Kỳ có thể có 70% nguy cơ suy thoái vào năm 2023. Điều này có nghĩa là mức tăng trưởng GDP xuống dưới 0%. Một số các kinh tế gia nghĩ rằng sự suy thoái sẽ không đáng kể. Goldman Sachs và JPMorgan Chase, hai công ty tài chánh và ngân hàng đầu tư Hoa Kỳ, có cùng một dự đoán. Wells Fargo Investment Institute và Barclays Capital nói rằng kinh tế Hoa Kỳ sẽ phải đối phó với một tình trạng suy thoái nghiêm trọng.

Tuy nhiên, triển vọng của nền kinh tế Hoa Kỳ vào năm 2023 hiện tại có vẻ tốt hơn một chút so với tiên đoán ba tháng trước theo 37 nhà dự báo được Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang Philadelphia khảo sát. Theo dự đoán này, nền kinh tế sẽ mở rộng với tốc độ hàng năm là 0.6% trong quý một, 1.0% trong quý hai năm 2023 và 1.3% cho cả năm 2023. Như vậy có nghĩa là suy thoái kinh tế sẽ không xẩy ra vào 2023 dù Quỹ Dự Trữ Liên Bang tang lãi suất để giảm lạm phát.

TỈ LỆ THẤT NGHIỆP

Thị trường lao động phát triển phát triển mạnh mẽ trong hai năm qua gây ngạc nhiên cho mọi người. Nạn thất nghiệp tiếp tục giảm từ tháng 4/2020 với tỉ lệ cao nhất là 14.7% vì đại dịch COVID 19. Vào tháng 1/2021 tỉ lệ thất nghiệp giảm xuống còn 6.3% nhờ đại dịch bớt dần đã giúp kinh tế hoạt động trở lại. Đúng một năm sau, tỉ lệ thất nghiệp hạ xuống còn 4% vào tháng 1/2022. Con số của tháng 1/2023 là 3.4%, một tỉ lệ thấp nhất kể từ 1969, nghĩa là hơn nửa thế kỷ trước. Kinh tế đã tạo thêm tổng cộng 6.5 triệu việc làm trong năm 2021, 4.8 triệu trong năm 2022 và 517,000 việc làm riêng trong tháng 1, 2023. Đối với mỗi công nhân thất nghiệp, có 1.9 việc làm chờ họ.

Khi tỉ lệ thất nghiệp thấp như hiện nay, guồng máy kinh tế có nhiều công nhân làm việc để sản xuất hàng hóa và dịch vụ, giúp tăng tổng sản phẩm nội địa. Sự kiện này chứng tỏ rằng kinh tế còn đang trong giai đoạn bành trướng của chu kỳ kinh doanh. Do đó tình trạng trì trệ chưa thể xẩy ra.
Theo các nhà dự báo được Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang Philadelphia khảo sát, tỉ lệ thất nghiệp sẽ gia tăng đôi chút trong 2023 từ 3.5% vào quý một lên đến 4.1% vào quý bốn hay là 3.8% cho cả năm 2023. Đây là kết quả gián tiếp của việc Quỹ Dự Trữ Liên Bang (Federal Reserves) tăng lãi suất để giảm lạm phát. Một số công ty đã phải điều chỉnh để thích ứng với thay đổi môi trường kinh doanh và phải giảm bớt đầu tư vì chi phí tài trợ cao.

Sa thải hàng loạt (mass layoff) nhân viên đã xẩy ra trong 2022 tại 26 công ty bao gồm Cisco, Amazon, Meta, và Twitter. Riêng trong hai tháng đầu của 2023, sa thải hàng loạt đã áp dụng tại 21 công ty bao gồm cả Disney, Zoom, Dell, Paypal, IBM, 3M, Google, Microsoft, Amazon, DirecTV, Vimeo, và Goldman Sachs.

Sa thải hàng hoạt xẩy ra khi ít nhất 50 nhân viên bị cho nghỉ việc trong vòng 30 ngày, tương đương với 1/3 tổng số nhân viên của công ty hoặc là 500 nhân viên bị sa thải trong vòng 30 ngày bất kể công ty lớn hay nhỏ.

LẠM PHÁT
Lạm phát là tỉ lệ giá tăng hay giảm giữa hai thời điểm. Chỉ số giá tiêu thụ (consumer price index – CPI) thường được dùng để đo mức lạm phát. Vào cuối năm 2020, tỉ lệ lạm phát rất thấp là 1.4% vì kinh tế đang co cụm (14.7% toàn năm), nạn thất nghiệp cao, và mức cầu kinh tế giảm. Ngược lại vào cuối năm 2021, lạm phát tăng vọt lên đến 7% do kinh tế tăng trưởng mạnh (5.9% toàn năm) nhờ đạo luật Kế Hoạch Giải Cứu Hoa Kỳ 2021 (American Rescue Plan Act of 2021).
Mức lạm pháp tiếp tục tăng sáu tháng đầu của 2022 cho tới đỉnh điểm 9.1% vào tháng 6/2022. Sau đó may mắn tỉ lệ lạm pháp hạ liên tục sáu lần xuống còn 6.5% vào tháng 12/2022. Tuy nhiên con số này còn quá cao so với mức lạm phát lành mạnh là 2%. Đây là một dấu hiệu cho thấy kinh tế chưa ở trong giai đoạn suy thoái của chu kỳ kinh doanh.

Hiện nay chưa có con số lạm phát chính thức cho 2023 cho đến khi Bureau of Labor Statistics công bố thống kê mới vào 14-2-2023. Với việc tăng lãi suất của Quỹ Dự Trữ Liên Bang bốn lần liên tiếp để đánh bại lạm phát, mỗi lần là 3/4 điểm bách phân trong năm 2022. Quỹ Dự Trữ Liên Bang với chủ đích hạ mức lạm phát xuống tới mức 2% và với tỉ lệ thấp nghiệp thấp hiện nay, sẽ còn tăng lãi suất đôi chút nữa trong năm 2023. Trong kịch bản này, các nhà phân tách kinh tế tiên đoán lạm phát sẽ tiếp tục đi xuống.

Theo các nhà dự báo được Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang Philadelphia khảo sát, mức lạm phát trung bình dựa trên CPI sẽ là 3.3% và 3.4% vào quý một và hai của 2023 và 3.1% cho cả năm.

Không những thế sau khi đại dịch COVID-19 đã yên ổn, những chuỗi cung ứng toàn cầu được cải thiện cũng giúp cho giảm lạm phát. Thị trường xăng dầu cũng đã ổn định. Theo cuộc thăm dò thị trường xăng dầu hàng năm của Reuters, giá dầu Brent sẽ ở mức $90 / thùng trong năm năm tới. Một cuộc tiên đoán cũng của Reuters cho thấy giá dầu trung bình trong năm 2023 sẽ ở trong khoảng $70 - $105 / thùng.
Nói đến lạm phát phải nói đến giá xăng dầu. Giá xăng trung bình trên toàn nước Mỹ trong sáu năm nay từ 1-1-2018 đến 9-2-2023 là $2.91 / gallon. Khi ảnh hưởng của đợt COVID-19 đầu tiên bớt đi và mức tiêu thụ xăng tăng dần vào đầu tháng 5, 2020, giá xăng tăng trong gần 14 tháng và lên đỉnh điểm $4.99 vào ngày 16-6-2022. Giá xăng tăng nhanh nhất trong khoảng thời gian từ 30-12-2021 đến 16-6-2022. Một lý do quan trọng là tổ chức OPEC không đạt được thỏa thuận tăng mức sản xuất dầu. Thứ hai, kinh tế đang phục hồi nhờ các biện pháp cứu nguy của chính quyền Biden. Thêm vào đó là tác động tiêu cực của chiến tranh tại Ukraine vào thị trường thế giới. Nhà Trắng quyết định cấm mua năng lượng của Nga vào ngày 8-3-2022. Đồng thời Nga cắt giảm mức sản xuất dầu để trả đũa.

Trong nửa phần sau của 2022, giá xăng hạ dần xuống nhờ chính quyền tung ra thị trường một số lượng lớn dầu thô dự trữ chiến lược, 180 triệu thùng trong vòng sáu tháng, Các thành viên của International Energy Administration cũng giải tỏa 60 triệu thùng dầu thô. Theo báo cáo của AAA, nhu cầu tiêu thụ xăng thông thường giảm bớt vào mùa lạnh và giá xăng trung bình tăng khoảng giữa 35 – 85 xu / gallon từ tháng 3 cho đến Memorial Day khi thời tiết ấm lại.

chart 2

Đầu năm 2023 chứng kiến giá xăng tăng bất ngờ. Giá xăng trung bình từ $3.25 / gallon vào ngày 15-12-2022 vọt lên đến $3.49 / gallon vào 26-1-2023. Lý do không phải vì mức cầu mà vì mức cung có vấn đề. Thời tiết vào mùa đông năm nay đã làm tê liệt một số xưởng lọc dầu ở Hoa Kỳ như nhà máy Suncor ở ngoại ô thành phố Denver. Các nhà máy lọc dầu ở Mỹ hiện nay chỉ hoạt động ở 86% công suất so với mức thông thường là khoảng 95%. Ngoài ra, cách đây vài ngày Nga tuyên bố sẽ cắt giảm sản xuất 500.000 thùng dầu mỗi ngày bắt đầu vào tháng Ba để trả đũa cấm vận của Liên Hiệp Âu Châu. Nếu chiến tranh Ukraine còn tiếp diễn, thị trường xăng dầu thế giới còn giao động.

LÃI SUẤT

Lãi suất là một trong những công cụ của Quỹ Dự Trữ Liên Bang để gián tiếp kiềm chế lạm phát và nạn thất nghiệp. Khi lãi suất cao, chi phí vay nợ sẽ cao hơn nên các công ty và người tiêu thụ bớt chi tiêu, giảm mức cầu và như vậy là giảm sức ép lạm phát. Đó là chiến thuật Quỹ Dự Trữ Liên Bang đang áp dụng. Lãi suất của Quỹ Dự Trữ Liên Bang hướng dẫn hầu hết những lãi suất khác trên thị trường.

Quỹ Dự Trữ Liên Bang đã bẩy lần liên tiếp tăng lãi suất trong năm 2022 để đối phó với lạm phát cao, từ 0% vào đầu năm 2022 khi còn COVID-19, lên đến 4.25% - 4.50% vào 14-12-2022. Vào đầu năm 2023, Quỹ Dự Trữ Liên Bang một lần nữa đã tăng lãi suất lên 4.50% - 4.75%. Tỉ lệ tăng lãi suất lần đầu của 2023 là 0.25%, tương đối nhỏ hơn sáu lần trước (0.50% – 0.75%). Điều này cho thấy là Quỹ Dự Trữ Liên Bang thận trọng, không muốn quá tay với lạm phát, để tránh đẩy kinh tế vào vòng suy thoái. Tuy nhiên, Jerome Powell, chủ tịch của Quỹ Dự Trữ Liên Bang tuyên bố rất có thể sẽ còn phải tăng lãi suất vài lần nữa. Quỹ Dự Trữ Liên Bang sẽ chưa hài lòng khi lạm phát ở trên mức 2% như hiện nay.

Lãi suất thế chấp mua bất động sản (mortgage rate) được xác định bởi nhiều yếu tố bao gồm nền kinh tế, nhu cầu mua bán nhà, lợi suất ngân khố phiếu Hoa Kỳ, và đặc biệt là chính sách tiền tệ của Quỹ Dự Trữ Liên Bang. Lãi suất thế chấp 30 năm cố định ở Hoa Kỳ trung bình ở dưới mức 4% trong suốt hai năm 2020 và 2021 nhưng bắt đầu tăng lên trên 4% kể từ 17/3/2022 khi Quỹ Dự Trữ Liên Bang cùng trong ngày tăng lãi suất lần đầu lên đến 0.25% - 0.50% để đối phó với lạm phát.

Lãi suất thế chấp tiếp tục tăng dần lên đến đỉnh điểm 7.08% vào ngày 10-11-2022 và sau đó hạ thấp dần theo lãi suất của Quỹ Dự Trữ Liên Bang. Hiện nay lãi suất thế chấp giảm xuống còn 6.12% vào ngày 9/2/2023 theo Freddie Mac. Nếu Quỹ Dự Trữ Liên Bang tiếp tục chính sách tiền tệ hạn chế hiện nay, lãi suất thế chấp sẽ tiếp tục bớt xuống. Có nhiều tiên đoán bi quan khác nhau về lãi suất thế chấp trong 2023, nhưng theo Mortgage Bankers Association, lãi suất thế chấp 30 năm cố định sẽ thuyên giảm xuống còn 5.2%.

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Thị trường chứng khoán phản ảnh lợi nhuận của công ty và như vậy cho biết công ty có hoạt động hữu hiệu hay không và sức mạnh của nền kinh tế như thế nào. Thị trường chứng khoán cũng cho biết những gì các nhà đầu tư nghĩ về tương lai của nền kinh tế. Ba chỉ số thị trường chứng khoán quan trọng nhất ở Hoa Kỳ là Dow Jones Industrial Average, S&P 500, và Nasdaq Composite.

Vào đầu tháng 2, 2020 một số nhà phân tích vẫn lạc quan rằng đợt bùng phát đại dịch COVID-19 sẽ giảm bớt. Tuy nhiên, sự lây lan ngày càng tăng của virus bắt đầu ảnh hưởng đến niềm tin của nhà đầu tư, khiến thị trường chứng khoán lao dốc kỷ lục. Đại dịch COVID-19 đã gây ra một giai đoạn hỗn loạn cho thị trường chứng khoán, nhưng đã phục hồi một cách tốt đẹp hơn là mong đợi từ sau đại dịch.

Chỉ số Trung bình Dow Jones Industrial Average (DJIA) giảm khoảng 8,000 điểm trong bốn tuần từ ngày 12 tháng 2 đến ngày 11 tháng 3 năm 2020, nhưng sau đó đã phục hồi lên 33,973.01 điểm vào ngày 11 tháng 1 năm 2023. Vào tháng 2 năm 2020 - ngay trước đại dịch toàn cầu COVID-19, chỉ số DJIA đứng ở mức hơn 29,000 điểm một chút.

S&P 500 và Nasdaq Composite cũng bị sụt giảm nghiêm trọng. Từ ngày 4/3 đến ngày 11/3 năm 2020, chỉ số S&P 500 giảm 12%, rơi vào thị trường giá xuống lâu dài. Vào ngày 12/3 năm 2020, S&P 500 lao dốc 9.5%, mức giảm mạnh nhất trong một ngày kể từ năm 1987. Chỉ số này bắt đầu phục hồi vào đầu tháng 4 và tính đến ngày 20/1 năm 2021 đã đạt kỷ lục mới là 3,849.62.68. Kể từ ngày 11/1 năm 2023, giá trị hàng tuần của S&P 500 là 3,969.61 điểm.

Chỉ số Nasdaq Composite đã giảm khoảng 2,400 điểm trong bốn tuần từ ngày 12/2 đến ngày 11/3 năm 2020, nhưng sau đó đã phục hồi lên 10,931.67 điểm vào ngày 11/1 năm 2023. Vào tháng 2/2020 - ngay trước khi xảy ra đại dịch toàn cầu do vi-rút corona (COVID-19) ) xảy ra đại dịch, chỉ số Nasdaq Composite đứng ở mức hơn 9,700 điểm một chút.

Ngoài COVID-19, trong thời gian gần đây thị trường chứng khoán còn phải chịu ảnh hưởng tăng lãi suất của Quỹ Dự Trữ Liên Bang trong 2022. Nguyên tắc là khi lãi suất tăng, giá trị của cổ phiếu có xu hướng giảm vì thu nhập trong tương lai thấp hơn. Khi lãi suất giảm, ảnh hưởng sẽ ngược lại. Vào ngày 4/12/2022, vì lo ngại Quỹ Dự Trữ Liên Bang tăng lãi suất đáng kể, các nhà đầu tư đã làm chỉ số Dow Jones Industrial Average giảm 482.78 điểm, tương đương 1.4%. Nasdaq nặng về công nghệ giảm 221.56 điểm, tương đương 1.9%, trong khi S&P 500 giảm 72.86 điểm, tương đương 1.8%.

chart 3
Chứng khoán tăng vào 23/1/2023 khi các nhà đầu tư dự đoán Quỹ Dự Trữ Liên Bang sẽ tăng lãi suất chậm lại. Nasdaq Composite tăng 2.01%, kết thúc ở mức 11,364.41, trong khi chỉ số Dow Jones tăng 0.76%, kết thúc ở mức 33,629.56. S&P 500 tăng 1.19% lên 4,019.81.
NGÂN SÁCH QUỐC GIA THIẾU HỤT

Kể từ cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới đến nay, hầu như trong tài khóa nào ngân sách quốc gia Hoa Kỳ cũng thiếu hụt. Tuy nhiên trong những năm gần đây ngân sách thiếu hụt tăng vọt lên đến $3,132 tỉ, tương đương với 15% GDP vào tài khóa 2020 dưới thời Tổng Thống Donald Trump so với $585 tỉ tương đương với 3.1% GDP vào tài khóa cuối cùng của tổng thống Barack Obama. Vào 2019 trước khi có đại dịch COVID-19, ngân sách quốc gia cũng đã thiếu hụt $984 tỉ tương đương với 4.6% GDP.

Qua tài khóa 2021, Tổng Thống Joe Biden đã giảm thiếu hụt ngân sách xuống còn $2,772 tỉ tương đương với 12.1% GDP. Theo ước tính của Ngân Khố Hoa Kỳ (US Treasury), thiếu hụt ngân sách của tài khóa 2022 chấm dứt vào ngày 30/9 là $1,150 tỉ.

Thiếu hụt ngân sách làm tăng nợ quốc gia và có thể làm đảo lộn nền kinh tế nếu tỉ lệ nợ quốc gia so với khả năng trả nợ tức là GDP lên quá cao. Để bù đắp thiếu hụt ngân sách, nhà nước trong những năm gần đây phải thương lượng với Quốc Hội tăng nợ trần để vay thêm tiền như bán công khố phiếu với lãi suất hấp dẫn. Nhưng lãi suất cao sẽ tạo ra lạm phát và suy thoái kinh tế.

KẾT LUẬN

Nền kinh tế Hoa Kỳ đã phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch COVID-19 nhờ những biện pháp kích thích chưa từng thấy. Chỉ hơn hai năm sau cú sốc COVID-19, tỷ lệ thất nghiệp và tổng sản lượng nội địa đã trở lại các mức trước đại dịch. Chính sách kinh tế đã tạo được hơn 11.8 triệu việc làm trong khoảng thời gian từ tháng 1/2021 đến 1/2023.

Gia tăng giá năng lượng, chuỗi cung ứng xáo trộn, và mức cầu phục hồi sau đại dịch là những nguyên nhân gây ra lạm phát trong 2021-2022. Chính sách tiền tệ thâu hẹp chừng mực của Quỹ Dự Trữ Liên Bang đã giúp lạm phát tiếp tục giảm và nguy cơ trì trệ kinh tế mờ dần. Cố gắng giảm bớt thiếu hụt ngân sách quốc gia cũng đã góp phần đáng kể vào việc kiềm chế lạm phát.

2023 đang chứng một nền kinh tế Hoa Kỳ ổn định ngay trong giai đoạn phức tạp và khó khăn mà cả thế giới đang phải đối phó với những xáo trộn bên ngoài do cuộc xâm lăng Ukraine của Nga gây ra.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
14/04/202417:09:00
Có một bạn trẻ, trí thức, mặt mũi sáng sủa mộ đạo tới hỏi một thiền sư như thế này: Thưa thầy, con đọc kinh điển thấy Đức Phật nói, “Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành” như vậy chúng sinh có thể tu thành Phật. Con rất muốn tu thành Phật. Xin thầy chỉ cho làm thế nào để thành Phật?
12/04/202400:00:00
Còn khoảng bảy tháng nữa sẽ đến ngày thực sự bầu phiếu vào đầu tháng 11. Thời gian không dài lắm nhưng đủ để sóng gió thăng trầm. Nếu bạn đọc tò mò hỏi tôi, ai sẽ là người chiến thắng? Tôi chưa có câu trả lời dứt khoát, nhưng tôi sẽ lý luận với các bạn và dựa lên câu trả lời của câu hỏi then chốt: Đa số người Mỹ hoặc sống ở mỹ đi bầu phiếu, có phải là những kẻ ngây thơ? Ông Biden và ông Trump, cả hai đều có ưu và khuyết điểm, có kẻ khôn theo phò và có kẻ khờ hùa theo. Nhưng điểm then chốt mà bạn đọc muốn biết, hơn cả ai sẽ thắng, đó là, bạn là người khôn hay kẻ khờ, dù là bạn bỏ phiếu cho ai? Có khi nào bạn tự hỏi, mình khôn hay khờ khi sử dụng lá phiếu? Sự khôn hay khờ này không mắc mớ đến bằng cấp, giàu nghèo, màu da, địa vị, vân vân, mà chỉ mắc mớ đến khả năng lý luận và phẩm chất đạo lý, không phải đạo đức, mà bạn đang có
12/04/202400:00:00
Sức mạnh răn đe hạt nhân là thứ hữu dụng – ít nhất là cho đến nay. Muốn hiểu rõ hơn, chỉ cần nhìn vào cuộc chiến ở Ukraine. Hoa Kỳ và Châu Âu trang bị vũ khí cho các đồng minh nhưng không dám triển khai quân đội đối đầu trực tiếp với Nga. Tương tự, Nga cũng không có gan gây hấn trực tiếp với các quốc gia phương Tây. Nỗi sợ hãi và kiêng dè lẫn nhau khiến các cường quốc hạt nhân không công khai gây chiến trực tiếp; như đã từng ngăn Chiến Tranh Lạnh trở nên nảy lửa, dù đã có rất nhiều xung đột gián tiếp nổ ra. Răn đe hạt nhân cũng giúp hạn chế số lượng quốc gia phát triển và sở hữu vũ khí hạt nhân – hiện nay chỉ có 9 quốc gia trên thế giới có vũ khí hạt nhân, và số quốc gia có có khả năng phát triển các loại vũ khí hủy diệt này còn ít hơn thế.
10/04/202407:58:00
Cha và mẹ của học sinh 15 tuổi ở Michigan đã bị tòa tuyên án từ 10 tới 15 năm tù vì tội đã mua súng cho con trai và cậu bé này đã dùng nó để thảm sát bốn học sinh tại Oxford High School. Còn cậu bé bị án tù chung thân không ân xá. Công tố viên đã buộc tội cặp vợ chồng này đã không để súng tại một nơi có khóa an toàn và không có hành động ngăn cản khi có biểu hiện con mình sẽ có hành động điên cuồng...
05/04/202400:00:00
Trái với những lời đàm tiếu hay tiếng cười khẩy trước hình ảnh thất thểu của ông thạc sĩ triết học khi từ chủ tịch… chuyển sang cựu chủ tịch, tôi lại hình dung ra cả một tương lai học thuật huy hoàng. Được làm vua, thua làm nhà nghiên cứu, nếu mất một Chủ tịch Võ Văn Thưởng chán phèo mà được một triết gia họ Võ với tầm cỡ thế giới thì, xét ra, nước nhà cũng có phần khá hơn, không có miếng cũng có tiếng. Nhìn lại lịch sử theo hướng này thì có ông Trần Văn Giàu nhưng so ra thì thạc sĩ cựu chủ tịch phải hơn. Một thời là Bí thư Xứ ủy, toàn quyền sinh sát ở cõi Nam kỳ, oai phong, hiển hách; đùng một cái ông Giàu bị điều ra Bắc làm con cá nằm trên thớt, lẻ loi, bất lực, chỉ biết lao đầu vào việc nghiên cứu để cuối cùng trở thành… sử gia
04/04/202411:21:00
Chúng ta đang chứng kiến những nghịch cảnh “đấu thầu dân chủ” trong cuộc sống Bầu Cử Tổng Thống 2024 vốn chỉ dựa theo thủ đoạn tuyên truyền, quảng cáo mị dân, mà xa lìa những nguyên tắc điều hành tổ chức chính trị, hay danh dự và trách nhiệm lãnh đạo của những người ứng cử viên trong đảng phái chính trị đã được ghi nhận từ Hiến Pháp Hoa Kỳ...
27/03/202413:35:00
Đất nước đang nằm trong sự định đoạt của những nhà cai trị mà, trên lý thuyết, phải thực sự vô thần. Nhưng trên thực tế, như có thể thấy qua nhiều thông tin gián tiếp, họ lại phó thác gần hết sự quyết định trong tay đám thầy bói, thầy địa lý hay thầy cúng. Giới cai trị “vô thần” đang mê tín hơn bao giờ hết và sự thể cũng chẳng có gì là lạ bởi, dù là vô thần, bản chất thực sự của họ là mê tín. Họ mê tín trước lãnh tụ. Họ mê tín trước giáo điều. Và khi những thứ này hết thiêng mà phải vẫy vùng giữa cái “thị trường quyền lực” đầy bất an, họ phải bám víu vào đám “thầy” sực nức mùi nhang đèn. Trên thì bất an với chuyện quyền lực xuống, lên. Dưới thì nhân dân phải sống trong một môi trường bất trắc -- từ chuyện mưu sinh đến việc ăn học hay bệnh tật của con cái đến sự thiếu an toàn của xã hội v.v. – nên thị trường tâm linh mới sinh sôi mạnh mẽ cùng sự hình thành của những “nhóm lợi ích” tín ngưỡng.
26/03/202413:12:00
Thượng Nghị Sĩ Lisa Murkowski (Cộng Hòa, Alaska) kinh ngạc trước khả năng ra tranh cử của cựu Tổng Thống Donald Trump và đường lối của đảng của bà, vừa tuyên bố với CNN trong một cuộc phỏng vấn truyền hình phổ biến trên cách đây hai ngày rằng bà sẽ không loại trừ việc rời khỏi Đảng Cộng Hòa. Là một đảng viên Cộng Hòa kỳ cựu ở Alaska và là một trong bảy đảng viên Cộng Hòa đã bỏ phiếu kết tội Trump trong phiên tòa luận tội lần thứ hai sau hậu quả của ngày 6-1-2021, Murkowski nói rằng bà đã xong việc với cựu tổng thống và nói rằng bà "tuyệt đối” sẽ không bỏ phiếu cho ông ấy.
16/03/202409:43:00
Ở Liên Bang Nga, hôm nay, toàn dân đi bầu ông Tổng thống của mình. Dĩ nhiên ông Tổng thống đương nghiệm Poutine sẽ tái đắc cử, và sẽ với số phiếu tối đa, phải 80%. Đó là tiêu chuẩn bất hủ của chế độ độc tài. Nhưng năm nay, khác hơn các năm trước, bầu cử vừa mở cửa, có nhiều nơi, phòng phiếu bị đốt, bị nổ bom, bị phá hoại. Poutine chủ quan cho tổ chức bầu cử ở vùng bị chiếm ở Ukraine bị LHQ phản đối vì vi phạm luật pháp quốc tế...
15/03/202400:00:00
Mái tóc “chameleon” của ông Donald Trump mà báo chí Mỹ bàn tán mới đây làm tôi nghĩ đến một sơ suất của nhà văn Võ Phiến, nhỏ thôi, rất nhỏ, liên quan tới tóc. [1] Đó là việc Võ Phiến nhạo báng nền văn học cách mạng và hiện thực xã hội chủ nghĩa là thứ văn học “thương râu nhớ dép” trong khi nó, thực ra, “thương tóc” hơn là “thương râu”.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.