Hôm nay,  
“Đây là quan điểm của người viết, không nhất thiết là là quan điểm của VIệt Báo.”

Quyền Được Bảo Vệ Sức Khỏe - Cưỡng Bách Chích Ngừa Có Từ Thời George Washington - Cách Mạng Hoa Kỳ

30/09/202109:04:00(Xem: 1195)

 

 

The Right to Health

David Leonhardt

New York Times

30-9-2021

Bản tiếng Việt: Nguyễn Quốc Khải

 

Nguyen Q Khai

 


Vi
ệc bắt buộc chích ngừa (immunization mandate) không phải là một điều mới mẻ. Một biện pháp như vậy đã giúp cuộc cách mạng Hoa Kỳ chiến thắng.

 

Hoa Kỳ hiện hữu như một quốc gia một phần là nhờ vào việc bắt buộc chích ngừa

 

Vào năm 1777, bệnh đậu mùa (smallpox) là một vấn đề đủ lớn đối với quân đội Mỹ ốm yếu mà George Washington cho rằng nó có thể gây nguy hiểm cho Cách Mạng. Một lần bột phát của căn bệnh đã khiến cho người Mỹ thất bại trong trận Quebec. Để ngăn chặn nhiều trường hợp khác, Washington đã ra lệnh chích ngừa - làm một cách lặng lẽ  để người Anh không nghe nói có bao nhiêu người Mỹ bị đau ốm – cho tất cả những quân nhân chưa có virus.

 

Việc làm có kết quả. Số ca bệnh đậu mùa giảm mạnh và quân đội của Washington sống sót sau cuộc chiến tranh tiêu hao chống lại quốc gia hùng mạnh nhất thế giới. Việc cưỡng hành chích ngừa, như Ron Chernow đã viết trong cuốn tiểu sử đoạt giải Pulitzer năm 2010 về Washington, “cũng quan trọng như bất kỳ biện pháp quân sự nào mà Washington áp dụng trong chiến tranh.”

 

 

blank

 

Trong những thập kỷ sau đó, các phương pháp điều trị bằng chích ngừa trở nên an toàn hơn (phương pháp dùng trong Chiến tranh Cách Mạng giết chết 2% hoặc 3% người được chích ngừa), và việc bắt buộc trở nên phổ biến hơn, trong quân đội và bên ngoài. Việc bắt buộc cũng có xu hướng tạo ra sự thù nghịch từ một thiểu số người Mỹ.

 

Một mục sư ở Cambridge, Massachusetts, đã phản đối việc chích ngừa bệnh đậu mùa lên tới tận Tối cao Pháp Viện vào năm 1905, trước khi ông thua. Năm mươi năm sau, trong khi hầu hết người Mỹ đang ăn mừng việc bắt đầu chiến dịch chích ngừa hàng loạt chống lại bệnh bại liệt (polio), vẫn có một số người phản đối. Một bài báo điện tử của United Press phổ biến trên các tờ báo khắp cả nước vào ngày 13 tháng 4 năm 1955, tường thuật:


Hàng trăm bác sĩ và y tá đã đăng ký sẵn sàng bắt đầu nhiệm vụ to lớn là chích ngừa cho hàng triệu trẻ em trên khắp đất nước.

 

Tuy nhiên, có một vài khó khăn bất ngờ. Tại Quận Montgomery của Maryland, 4,000 cha mẹ đã cương quyết từ chối không cho con mình tiêm vắc-xin. Hai quận ở Indiana phản đối vì cho rằng kế hoạch này có mùi xã hội hóa y học.

 

Nhiều người chích ngừa, một số ít bị sa thải 

 

blank

 

Hiện nay chúng ta đang sống qua chu kỳ này một lần nữa. Nhiều nơi làm việc ấn định thời hạn buộc phải chích ngừa trong tuần này, thường yêu cầu mọi người phải tiêm vắc-xin Covid-19 nếu không sẽ bị sa thải. Ở California, thời hạn đối với nhân viên y tế là hôm nay.

 

Cũng như trường hợp quân đội của Washington, việc bắt buộc chích ngừa phần lớn thành công.


Chính sách của California đã khiến hàng nghìn nhân viên y tế trước đây chưa chích ngừa, đã được tiêm thuốc chủng trong những tuần gần đây. Tại Trung tâm Y Tế Cedars-Sinai ở Los Angeles, có  thêm khoảng 800 công nhân đã được chích ngừa kể từ khi chính sách được công bố vào tháng trước, nâng tỷ lệ chích ngừa của bệnh viện lên đến 97%, theo Shawn Hubler, đồng nghiệp của tôi.

 

Khi tiểu bang New York thông báo về chích ngừa bắt buộc đối với các nhân viên bệnh viện và viện dưỡng lão vào tháng 8, khoảng 75% trong số những người này đã được tiêm thuốc. Đến thứ Hai, tỉ lệ này đã tăng lên 92 %. Số  người mới được chích ngừa tăng lên khoảng 100,000.

 

Tại Trinity Health với một chuỗi bệnh viện ở 22 tiểu bang, mức tăng cũng tương tự - từ 75% lên 94%, theo tường thuật của The Times’s Reed Abelson. Tại Genesis HealthCare, công ty vận hành các cơ sở chăm sóc dài hạn ở 23 tiểu bang, những trường hợp mắc bệnh Covid đã giảm gần 50% sau khi hầu hết các nhân viên đã hoàn thành việc chích ngừa vào mùa hè này.

 

Một số được thuyết phục bởi thông tin mà người chủ cung cấp cho họ - về tính hiệu quả và an toàn của vắc-xin, so với s chết người chết vì Covid - và những người khác quyết định rằng họ không thực sự muốn mất việc làm.

 

Một hệ thống bệnh viện ở Norh Carolina, Novant Health, tuần trước đã sa thải 375 công nhân, tức khoảng 1% lực lượng lao động, vì không chích ngừa. Đến cuối tuần, hơn một nửa trong số họ - khoảng 200 người - mơi chích ngừa và đã được trở lại làm việc.

 

Dĩ  nhiên, bãi nhiệm 175 người không phải chuyện nhỏ (Một tiêu đề của Washington Post đã loan báo câu chuyện này là “một trong những vụ sa thải  hàng loạt lớn nhất từ ​​trước đến nay do bắt buộc phải tiêm vắc xin.”) United Airlines tuần này cho biết họ sẽ cho thôi việc thêm nhiều nhân viên hơn nữa - khoảng 600 người, tức ít hơn 1% lực lượng lao động của công ty ở Mỹ.

 

Những vụ sa thải này có thể tạo ra khó khăn cho người lao động và gián đoạn ngắn hạn cho những công ty. Nhưng những gián đoạn đó có xu hướng nhất thời, bởi vì tỷ lệ người lao động là rất nhỏ. Saad Omer thuộc Yale Institute for Global Health nói với The Times: “Tôi không thấy bất kỳ ảnh hưởng gián đoạn rộng lớn nào.”

 

Và những lợi ích - giảm sự lây lan của một loại virus chết người và giảm khả năng biến đổi của virus nguy hiểm trong tương lai - là rất lớn.


Gây thương tích cho người khác

 

Lý lẽ của chính sách bắt buộc chích ngừa tại nơi làm việc xoay quanh những lợi ích lớn đó: Ngay cả ở một quốc gia ưu tiên tự do cá nhân nhiều như Hoa Kỳ, công dân không có quyền làm tổn hại đến đồng nghiệp hoặc gia đình của họ, bạn bè và cộng đồng của họ.  Quyền được sống khỏe mạnh của một người lớn hơn quyền của người khác làm một công việc cụ thể.

 

Như  Carol Silver-Elliott, giám đốc điều hành của Jewish Home Family, một cơ sở chăm sóc người cao tuổi ở New Jersey, nói với ABC News về nhiệm vụ của công ty cô ấy, “Chúng tôi cảm thấy rằng đây là một cái giá nhỏ phải trả để giữ cho những người lớn tuổi của chúng tôi được an toàn, và đây là một cái gì đó mà chúng tôi cảm thấy rất mạnh mẽ."

 

Sau khi tôi dành thời gian đọc về lịch sử của việc cưỡng hành vắc xin, tôi đã ngạc nhiên bởi cuộc tranh luận đã thay đổi rất ít qua nhiều thế kỷ. Vào năm 1905, khi Tối Cao Pháp Viện ra phán quyết chống lại mục sư Massachusetts, người không muốn vắc xin đậu mùa, Thẩm Phán John Marshall Harlan giải thích rằng Hiến Pháp không cho phép người Mỹ luôn hành xử theo cách họ chọn. "Tự do thực sự cho tất cả mọi người không thể tồn tại," Harlan viết theo ý kiến ​​đa số của ông, nếu mọi người có thể hành động "bất kể thương tích có thể gây ra cho người khác."

 

(Để biết thêm về lịch sử của việc cưỡng hành , tôi giới thiệu một bài luận trên Wall Street Journal của David Oshinsky thuộc NYU Langone Health.)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
31/01/202413:41:00
Trong cuộc sống, luôn có thiện và ác. Thiện và ác có mặt ở mọi nơi. Kể cả trong mỗi một con người. “Hướng thiện” là cái đích mà con người luôn cố gắng học hỏi, uốn nắn, tập tành cho được hoàn hảo hơn. Thế giới sẽ tốt đẹp hơn nếu người tốt nhiều hơn kẻ ác...
30/01/202406:54:00
Đối với những người từng học Thiền Tông Việt Nam, khi đọc bản Anh văn về các lời dạy của nhà sư Thái Lan Ajaan Dune Atulo -- còn được gọi tôn kính là Luang Pu, tức Trưởng Lão Hòa Thượng hay Sư Ông, trong tương đương tiếng Việt -- sẽ giựt mình vì thấy rất là quen thuộc. Đây là văn phong của Huệ Năng, của Tuệ Trung Thượng Sỹ được viết trong phiên bản Thái Lan. Thí dụ, lời dạy về vô niệm của ngài Luang Pu, "Bất kể ngươi suy nghĩ nhiều như thế nào, ngươi sẽ không biết. Chỉ khi ngươi ngưng suy nghĩ, ngươi mới biết. Nhưng dù vậy, ngươi phải nương dựa vào suy nghĩ để biết." Hay là lời ngài dạy ngắn gọn, “Người ta bây giờ đau khổ bởi vì niệm." [People these days suffer because of thoughts.] Hay về Tánh Không: Luang Pu nói rằng khi đọc hết kinh điển (Tạng Nam Truyền), ngài suy nghĩ tìm chỗ tối hậu, điểm tận cùng chân lý Đức Phật dạy, đó là lời của Xá Lợi Phất rằng "An trú của tâm tôi là Tánh Không." [My mind's dwelling place is emptiness.]
26/01/202400:00:00
Người ta thường nghe hai chữ “âm mưu”, ít khi nghe cái gì là “dương mưu.” Theo sách mưu lược, âm mưu là những kế hoạch tính toán ngấm ngầm, bí mật, không tỏ lộ bên ngoài, những ai không liên can sẽ không thể biết. Ngược lại, dương mưu là loại mưu kế biểu lộ ra ngoài, ai cũng thấy. Như trường hợp chiến tranh Irag (2003) dưới thời tổng thống George W. Bush. Hàng ngày, truyền hình, đài phát thanh đều loan tin trước những chiến thuật hành quân của quân đội đồng minh. Thậm chí, vẽ cả bản đồ báo trước những nơi sẽ tấn công, không cần giấu giếm. Điểm lợi hại của dương mưu này là gây tinh thần sợ hãi cho quân đội Irag. Chưa đánh đã hàng. Mọi kế sách đều có thể áp dụng theo âm mưu hoặc dương mưu, tùy vào bối cảnh, sức mạnh và tâm lý đối phương. Phần lớn, dương mưu được sử dụng để che giấu âm mưu. Ví dụ: Sử dụng “Khoa trương thanh thế” là để ngấm ngầm “Ám độ trần thương.” Khi phân biệt được giá trị và lề lối áp dụng khác nhau giữa dương mưu và âm mưu, chúng ta sẽ nhìn rõ hơn ý nghĩa chính trị
26/01/202400:00:00
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
17/01/202412:59:00
Cuộc khảo sát của CBS đã thăm dò với con số là 2,870 cử tri Mỹ trên toàn quốc, trong đó có 786 người là đảng viên Cộng hòa. Cuộc thăm dò đã đưa ra những câu hỏi về quan điểm của người tham gia trong các vấn đề khác nhau, hỏi xem họ có đồng ý hay không đồng ý với nhận xét hoặc lập trường của ứng cử viên hay không. Một trong những chủ đề trong cuộc thăm dò bao gồm việc đánh giá cảm nhận của mọi người về việc Trump sử dụng cụm từ "đầu độc huyết thống của đất nước" khi đề cập đến những người nhập cư vào Mỹ bất hợp pháp. Trong số tất cả các cử tri được khảo sát, không chỉ những người thuộc Đảng Cộng Hòa, khoảng 47% người dân Hoa Kỳ nói chung cho biết họ "đồng ý với Trump" về nhận xét của ông về những người nhập cư bất hợp pháp và 53% tổng số cử tri cho biết họ "không đồng ý" với nhận xét này. Mặc dù hầu hết cử tri nói chung không đồng ý với ngôn ngữ này, nhưng khoảng 8 trong số 10 cử tri bầu cử sơ bộ của Đảng Cộng Hòa cho biết họ đồng ý.
12/01/202400:00:00
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
09/01/202411:03:00
Trong vài thập niên gần đây, thuật ngữ “tâm linh” trở nên rất thời thượng, tràn ngập khắp trên mặt báo chí, truyền thông, mạng xã hội, người người nói, nhà nhà nói. Nó trở thành từ cửa miệng của rất nhiều người trong đạo lẫn ngoài đời. Những tà sư, thầy cúng, các nhóm lợi ích kết hợp với những thế lực chính trị và thế lực ngầm ra sức phá rừng, xẻ núi, lấp ruộng… để làm những ngôi chùa, đền, miếu khổng lồ phục vụ cho cái gọi là du lịch tâm linh, hành hương tâm linh…
06/01/202415:12:00
Chưa có tổng thống đương nhiệm nào trước Trump khai thác được khả năng của mạng xã hội để trực tiếp tiếp cận người dân nhằm chỉ đạo các hành động cụ thể. Việc sử dụng mạng xã hội để kích động báo trước một tương lai đen tối cho các nền dân chủ. Những người cai trị có thể lên nắm quyền bằng cách thao túng các phong trào xã hội đại chúng thông qua mạng xã hội, chỉ đạo các thành viên của phong trào đóng vai trò là đội quân xung kích của các nhà lãnh đạo, trực tuyến và ngoại tuyến. Để ngăn chặn tương lai nguy hiểm đó cần phải có các quy định và đạo luật rõ ràng nhằm ngăn chặn việc các chính trị gia sử dụng thông tin sai lệch trên mạng xã hội làm vũ khí độc hại kích thích bạo động.
05/01/202400:00:00
Tháng 11 năm ngoái, khi Bob Vander Plaats -- nhà lãnh đạo đầy ảnh hưởng của cộng đồng Tin Lành tiểu bang Iowa -- tuyên bố ủng hộ Ron DeSantis, Donald Trump đã phản ứng rất… “điển hình Trump”: phẫn hận, tràn đầy nộ khí, xối xả mắng chửi kẻ không tiếp tục chung đường với mình là tên “lừa đảo”. [1] Thì cũng dễ hiểu thôi. Trump có thành tổng thống là nhờ vào sự ủng hộ của cử tri hằng tin tưởng vào sự tuẫn nạn của Chúa Jesus, Plaats làm vậy có khác nào đạp đổ tương lai chính trị của Trump? Nhưng, xa rộng hơn, bao trùm lên tất cả, vấn đề cần đặt ra là cái câu tự vấn mà người Mỹ, suốt cả thế kỷ qua, luôn đặt ra trong những tình thế khó xử, cái câu hỏi đã quen miệng đến độ chỉ đơn giản gói gọn trong mấy chữ viết tắt: “WWJD?”
04/01/202405:41:00
Những dòng chữ đầu tiên trong bài này được viết trong ngày đầu năm 2024, với lời chúc lành tới tất cả độc giả, để cầu nguyện cho một thế giới của yêu thương và hòa bình. Trước tiên, mặc dù bản thân tác giả chữ nghĩa vụng về, nhưng cũng học theo truyền thống người xưa để làm vài câu đối trong ngày đầu năm dương lịch, và cũng là cận kề với ngày Tết Nguyên Đán. Tác giả không giữ bản quyền, do vậy bất kỳ ai cũng có thể sử dụng các câu đối nếu thấy khả dụng. Xin mời quý vị trong các phố ông đồ ở VN tự do sử dụng, và không cần ghi tên tác giả. Các câu đối này, khi cắt bớt cho ngắn hơn, vẫn có thể đủ nghĩa cho nhiều trường hợp.