Hôm nay,  
“Đây là quan điểm của người viết, không nhất thiết là quan điểm của Việt Báo.”

Ai Chịu Trách Nhiệm Về Sự Hình Thành Taliban? Mục Đích Mỹ Hỗ Trợ Chiến Binh Mujahideen 1979?

03/09/202111:53:00(Xem: 1733)


Le Nouvel Observateur, Pháp <15.1.1998>Cựu giám đốc CIA, rằng Mỹ bắt đầu hỗ trợ chiến binh Mujahideen ở Afghanistan sáu tháng trước khi Liên Xô can thiệp. Điều này có chính xác không?
TS Brzezinski cố vấn  TT Carter<15.1.1998>: Ngày 03.7.1979 Tổng Thống Carter ký lệnh  bí mật viện trợ cho những người chống đối chế độ thân Liên Xô ở Kabul, Afghanistan
Washington Institute <01.2.2002>: Viện trợ hàng năm của Mỹ cho lực lượng Mujahideen được báo cáo đạt 630 triệu đô la.
* La Presse, Canada <20.8.2021>: Trách nhiệm đối với thảm kịch Afghanistan là kết quả trực tiếp của sự kiêu ngạo và vô trách nhiệm của các nhà hoạch định chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.
* Asian Affairs <Volume 6, 1978>Yếu tố quan trọng khiến Hoa Kỳ quyết định can thiệp quân sự vào Việt Nam

Dao Van

Để trả lời cho các câu hỏi trên, người viết đã tìm đọc sách báo của Canada, của Pháp, và các bản văn của  viện nghiên cứu chính sách của Mỹ liên quan đến các câu hỏi nơi  tiêu đề để rộng đường dư luận.

Ai đã khởi đầu thảm kịch Afghanistan?
Theo báo mạng La Presse, Canada (20.8.2021)khi hình ảnh thi thể con người rơi xuống từ chiếc máy bay Mỹ cất cánh  tại Kabul gây chấn động thế giới, thảm họa Afghanistan này  khiến tôi nhớ đến một người bạn cùng lớp của tôi tại Khoa Đông phương học tại Đại học Leningrad. Ông ta chuyên về ngữ văn Ba Tư, thông thạo tiếng Pashtun, ngôn ngữ chính của Afghanistan, ông ta đã trở thành một thông dịch viên xuất sắc,  và  vào những năm 1970, ông trở thành thông dịch viên của Mohammad Zahir Shah, vị vua cuối cùng của người Afghan.
 
Bạn tôi thỉnh thoảng trở về từ Kabul hay Moscow đều kể cho tôi nghe câu chuyện về đất nước này, kể về  truyền thống xã hội cổ xưa đang trong quá trình hiện đại hóa.
Với hình ảnh xuất hiện cùng bản tin trên truyền hình, trong đó cho thấy những phụ nữ trẻ mặc áo ngắn tay vội vã đến Đại học Kabul hoặc các nhà máy mới xây dựng bởi các kỹ sư được đào tạo ở Liên Xô. Thế nhưng, anh ta nói với tôi, tất cả những hình ảnh này chỉ phản ánh cuộc sống nơi thành thị, còn vùng nông thôn, như ở Trung Á thuộc Liên Xô, vẫn theo truyền thống cũ. Trên thực tế, việc  hiện đại hóa vấp phải sự phản kháng, chống đối nhưng  chỉ mang tính  thụ động và bất bạo động. 
 
Tất cả đã thay đổi vào mùa hè năm 1979, khi Hoa Kỳ bắt đầu tập hợp  những người phản đối việc hiện đại hóa, đồng thời họ huấn luyện và trang bị vũ khí cho thành phần này, những người mà sau này đã trở thành các chiến binh du kích ở các nước Hồi giáo (the mujahideen).
 
Toàn bộ hoạt động này nhằm hiện thực hóa sáng kiến của Cố vấn An ninh Quốc gia Zbigniew Brzezinski thời Tổng thống Carter. Là một cựu chiến binh thời Chiến tranh Lạnh, lớn lên ở Montreal và tốt nghiệp trường McGill, Brzezinski đã trình bày sự can thiệp như là một phương sách chống lại ảnh hưởng của Cộng sản và trên hết, là  hành động khiêu khích có thể gây ra phản ứng quân sự từ phía Liên Xô.  Trong một cuộc phỏng vấn năm 1998, ông ta đã thừa nhận thực chất của sự mưu tính là nhằm lôi kéo người Liên Xô nhập cuộc vào những gì đã được hoạch định, để tạo ra  một  "Việt Nam thảm bại" khác của phía Liên Xô.  Kế hoạch của Brzezinski đã thành công, và vài tháng sau, lực lượng Liên Xô tiến vào Afghanistan.
Do đó, để khiêu khích Liên Xô, Hoa Kỳ đã tạo ra cái mà sau này trở thành Taliban, và sau đó, với sự hỗ trợ tài chính của Ả Rập Xê-út, Al-Qaeda. Sự bạo động của các chiến binh Hồi giáo đã dẫn đến sự can thiệp quân sự của Liên Xô.
Sau đó, nó dường như là một chiến thắng tuyệt vời của người Mỹ trước kẻ thù Cộng sản. Tất nhiên, không ai ở Washington quan tâm đến số phận của việc hiện đại hóa Afghanistan, hay tương lai của những phụ nữ trẻ dấn thân vào sự nghiệp học tập. Brzezinski chỉ có một mục tiêu: làm suy yếu Liên Xô. Và trong cuộc phỏng vấn với Nouvel Observateur vào năm 1998, khi Liên bang Xô Viết đã bị tan rã và nước Nga của Yeltsin bị suy yếu , ông Brzezinski nói rằng, nếu có cơ hội một lần nữa, ông sẽ làm lại tất cả. Afghanistan chỉ đơn giản được sử dụng như một phương tiện để làm suy yếu các lực lượng Liên Xô.
 
Lý do của sự can thiệp của Mỹ vào Afghanistan không phải do các cuộc tấn công trên đất Mỹ vào ngày 11 tháng 9 năm 2001. Mà nó chẳng qua là đỉnh điểm của những gì đã bắt đầu vào năm 1979 và trong đó những cuộc tấn công này chỉ là hậu quả.
 
Hàng triệu người tị nạn Afghanistan, hàng trăm nghìn nạn nhân,  chủ yếu là người Afghanistan, mà còn có binh lính Liên Xô, Canada và một số nước NATO cũng như các  nạn nhân của Tòa tháp đôi, đã vô tình trả giá bằng chiến dịch Brzezinski. Ông ta hiện đã chết và đã được chôn cất từ lâu, nhưng niềm tự hào về chính sách đối ngoại của Mỹ vẫn còn sống mãi -but the pride of American foreign policy remains alive and well, một chính sách được thúc đẩy không chỉ bởi những người theo ông ta, mà nhiều  người có thể nhận thấy, hôm nay cũng như hôm qua, trong các hành lang quyền lực ở Washington-in the corridors of power in Washington, mà còn bởi toàn bộ  tập đoàn công nghiệp quốc phòng được hưởng lợi từ sự kiêu ngạo này-but also by the entire military-industrial complex which benefits from this hubris. Bạn không cần phải là một nhà sử học hay một nhà kinh tế học cũng đều có thể  thấy rằng "các cuộc chiến tranh kéo dài" trước hết đều đã mang lại nhiều lợi nhuận cho các nhà sản xuất vũ khí.
 
Chương trình hiện đại hóa không chỉ giới hạn ở các tiện ích mới, mà nên coi trọng sự phân tích và tranh luận hợp lý. Do đó  không nên tự hạn chế bản thân khi bị  bất ngờ  trước những hình ảnh (thi thể người rơi xuống), mà phải hiểu nguyên do từ đâu đã tạo ra những hình ảnh của những người đàn ông từ máy bay trên trời rơi xuống. Trách nhiệm đối với thảm kịch Afghanistan là kết quả trực tiếp của sự kiêu ngạo và vô trách nhiệm của các nhà hoạch định chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ-Responsibility for the Afghan tragedy is a direct result of the arrogance and impunity of US foreign policy makers.Trong tương lai, để tìm kiếm sự  chiến thắng, nếu chiến thắng đó  phục vụ họ, họ sẽ không ngần ngại sử dụng  bạo lực, không ngần ngại tạo  ra hỗn loạn ở một khu vực nào đó  trên thế giới mà không một chút  e ngại. Tuy nhiên, việc ngăn chặn điều này xảy ra nằm ngoài khả năng của một nhà sử học. [1]
 
* Mỹ hỗ trợ chiến binh du kích  Hồi giáo mujahideen
Bài viết trên có dòng chữ "cuộc phỏng vấn với Nouvel Observateur vào năm 1998", sau đây người viết tóm lược  toàn bản văn về cuộc  phỏng vấn trên báo nước Pháp tờ Le Nouvel Observateur
với cựu Cố vấn Tổng Thống  Carter, TS Brzezinski về việc Mỹ hỗ trợ chiến binh du kích  Hồi giáo mujahideen.
 
Le Nouvel Obs.: Cựu giám đốc CIA, Robert Gates, đã tuyên bố trong hồi ký của mình rằng các cơ quan tình báo Mỹ bắt đầu hỗ trợ chiến binh Mujahideen ở Afghanistan sáu tháng trước khi Liên Xô can thiệp. Có phải trong thời kỳ này, ông  là cố vấn an ninh quốc gia cho Tổng thống Carter. Do đó, ông đã đóng một vai trò quan trọng trong cuộc diện này. Điều này có chính xác không?

Brzezinski: Vâng. Theo văn  bản chính thức lưu lại, CIA viện trợ cho Mujahideen bắt đầu từ năm 1980, tức là sau khi quân đội Liên Xô xâm lược Afghanistan vào ngày 24 tháng 12 năm 1979. Nhưng thực tế, vấn đề được bảo mật chặt chẽ cho đến nay thời hoàn toàn khác: Vào ngày 3 tháng 7 năm 1979, Tổng thống Carter đã ký lệnh đầu tiên về việc viện trợ bí mật cho những người chống đối chế độ thân Liên Xô ở Kabul. Và ngay ngày hôm đó, tôi đã viết một bức thư cho tổng thống, trong đó tôi giải thích với ông ta rằng theo ý kiến của tôi, viện trợ này sẽ gây ra một cuộc can thiệp quân sự của Liên Xô [nhấn mạnh thêm].
 
Le Nouvel Obs: Bất chấp rủi ro  và ông là người ủng hộ hoạt động bí mật này. Nhưng có lẽ chính ông cũng muốn Liên Xô tham chiến và tìm cách khiêu khích?

Brzezinski: Nó không hoàn toàn như vậy. Chúng tôi không thúc ép người Nga can thiệp, nhưng chúng tôi cố ý làm tăng khả năng để họ  can thiệp.

Le Nouvel Obs: Khi Liên Xô biện minh cho sự can thiệp của họ bằng cách khẳng định rằng họ có ý định chống lại sự can dự bí mật của Mỹ vào Afghanistan, không ai tin họ. Tuy nhiên, có một yếu tố của sự thật trong điều này. Ông không hối tiếc về điều này hôm nay chứ?

Brzezinski: Hối tiếc điều gì? Hoạt động bí mật đó là một ý tưởng tuyệt vời. Nó có tác dụng lôi kéo người Nga vào cái bẫy của người Afghanistan và bạn hỏi liệu tôi có hối hận không ư? Ngày mà Liên Xô chính thức vượt biên giới, tôi đã viết thư cho Tổng thống Carter, về cơ bản: “Giờ đây, chúng tôi có cơ hội trao cho  Liên Xô một  cuộc chiến tranh Việt Nam khác.” Thật vậy, trong gần 10 năm, Matcơva đã phải thực hiện một cuộc chiến không ổn định đối với chế độ, một cuộc xung đột dẫn đến sự mất tinh thần và cuối cùng là sự tan rã của đế chế Xô Viết.
Le Nouvel Obs: Và ông cũng không hối hận vì đã ủng hộ chủ nghĩa chính thống Hồi giáo, chủ nghĩa này đã cung cấp vũ khí và dẫn dắt  những kẻ khủng bố trong tương lai?

BrzezinskiĐiều nào quan trọng hơn trong lịch sử thế giới?   Taliban hay là sự sụp đổ của đế chế Liên Xô? Là một số người Hồi giáo bị kích động hay là sự giải phóng của Trung Âu và kết thúc chiến tranh lạnh?

Le Nouvel Obs: "Một số người Hồi giáo bị kích động"? Nhưng người ta đã nói đi nói lại rằng: Chủ nghĩa chính thống Hồi giáo đại diện cho một mối đe dọa thế giới ngày nay ...

Brzezinski: Vớ vẩn! Người ta nói rằng Tây phương  có một chính sách toàn cầu đối với Hồi giáo. Điều đó thật ngu ngốc: Không có đạo Hồi toàn cầu. Hãy nhìn vào Hồi giáo một cách duy lý, không mang tính thuyết phục hay chủ nghĩa cảm tính. Đây là tôn giáo hàng đầu thế giới với 1,5 tỷ tín đồ. Nhưng điều gì đang xảy ra giữa Ả Rập Saudi theo chủ nghĩa chính thống, một Morocco ôn hòa, một Pakistan quân phiệt, Ai Cập thân phương Tây, hay Trung Á theo chủ nghĩa thế tục? Không có gì hơn là đoàn kết các quốc gia Cơ đốc giáo.[2]

Dao Van 2
Ai chịu trách nhiệm về sự hình thành Taliban?
Theo bản văn của Viện nghiên cứu  chính sách vùng Cận Đông của Mỹ trụ sở tại Hoa Thịnh Đốn phổ  biến năm 2002:
 
Cuộc xâm lăng của Liên Xô vào Afghanistan - Bị thua trong cuộc cách mạng Hồi giáo của Iran, đồng minh trung thành nhất trong khu vực, Hoa Kỳ một lần nữa tìm cách giao chiến với Afghanistan. Vào tháng 12 năm 1979, Thủ tướng Liên Xô Leonid Brezhnev, không muốn đánh mất lợi thế mong manh của Liên Xô ở Afghanistan, đã gửi Hồng quân tràn vào nước này. Khi Hafizullah Amin vẫn không chịu từ bỏ quyền lực, các đơn vị Liên Xô đã xông vào cung điện và hành quyết ông ta. Trong khi Hồng quân và chế độ thân chủ của họ ở Kabul kiểm soát thành phố, thì Liên Xô không bao giờ  có thể giành được quyền kiểm soát  đối với các vùng nông thôn. Hàng loạt cuộc phản kháng vẫn tiếp tục diễn ra, bất chấp mọi nỗ lực để dập tắt chúng. Bất chấp sự đơn giản hóa quá mức của một số người trong cuộc và đối thủ của chiến dịch quân sự chống lại Taliban, Mujahideen  không chỉ được CIA tạo ra sau cuộc xâm lược của Liên Xô- the military campaign against the Taliban, the mujahideen was not simply created by the CIA in the aftermath of the Soviet invasion. Thêm vào đó, khi những người lính đặc nhiệm của Hồng quân bay trên máy bay Aeroflot vào Kabul, và khi xe tăng Liên Xô lăn qua Cầu Hữu nghị từ nơi bây giờ là Uzbekistan, thời một số thành phần phụ trách việc mở rộng chiến binh Mujahideen tại Afghanistan đồng thời được tiến hành. Tuy nhiên, ngay cả khi Mujahideen tồn tại trước cuộc xâm lược của Liên Xô, thì sự chiếm đóng của một thế lực nước ngoài đã khiến phong trào Mujahideen phát triển theo cấp số nhân, cả về ảnh hưởng và quy mô, vì những người Afghanistan bất mãn đổ xô đến  nơi  đã trở thành phong trào chống đối khả thi duy nhất. 
 
Trang bị cho lực lượng kháng chiến  -  Năm 1980, chính quyền Carter phân bổ khoảng 30 triệu đô la cho cuộc kháng chiến Afghanistan, và dưới thời chính quyền Reagan, số tiền này tăng đều đặn. Năm 1985, Quốc hội dành 250 triệu đô la cho Afghanistan, trong khi Ả Rập Xê Út đóng góp một khoản tương đương. Hai năm sau,  viện trợ hàng năm của Mỹ cho lực lượng Mujahideen được báo cáo đạt 630 triệu đô la.  Theo nhà báo Pakistan Ahmed Rashid, Liên Xô đã bỏ ra  khoảng 5 tỷ USD mỗi năm vào Afghanistan trong nỗ lực hỗ trợ các nỗ lực chống nổi dậy của họ và ủng hộ chính phủ bù nhìn ở Kabul.  Milton Bearden, Cục trưởng Cục Tình báo Trung ương ở Pakistan từ năm 1986 và năm 1989, nhận xét rằng vào năm 1985, quân số của đội quân chiếm đóng số  40  của Liên Xô  đã tăng lên gần 120.000 quân và cùng với một số thành phần khác tiến vào  Afghanistan trên cơ sở nhiệm vụ tạm thời.

Cung cấp tên lửa phòng không Stinger cho Mujahideen Ban đầu, CIA từ chối cung cấp vũ khí của Mỹ cho quân kháng chiến, tìm cách duy trì sự phủ nhận hợp lý. (Bộ Ngoại giao cũng phản đối việc cung cấp vũ khí do Mỹ sản xuất vì sợ  Liên Xô phản đối). Năm 1983 Đại sứ Mỹ tại Pakistan Ronald Spiers  đưa ra  ý kiến   Mỹ cung cấp Stingers cho Mujahideen.  Phần lớn sự phản  đối  việc cung cấp tên lửa Stinger cho biến binh Hồi giao phát xuất từ trong  nội bộ. Thay vào đó, hàng triệu USD được dùng để mua vũ khí của Trung Quốc, Warsaw và của Israel. Chỉ đến tháng 3 năm 1985, đội ngũ an ninh quốc gia của Reagan mới chính thức quyết định  chuyển đổi từ hoạt động quấy rối đơn thuần với các lực lượng Liên Xô ở Afghanistan, chuyển sang mục tiêu chiến lược nhằm đánh đuổi Hồng quân hoàn toàn ra khỏi đất nước này. Sau cuộc tranh luận gay gắt trong nội bộ, các cố vấn quân sự và an ninh quốc gia của Reagan đã đồng ý cung cấp tên lửa phòng không Stinger cho Mujahideen. Vào thời điểm đó, Hoa Kỳ chỉ sở hữu một số lượng hạn chế loại vũ khí này. Một số các tướng lĩnh trong quân đội lo ngại vấn đề về trách nhiệm giải trình và sự phổ biến của công nghệ này đến các nước thế giới thứ ba. Mãi đến tháng 9 năm 1986, chính quyền Reagan mới quyết định cung cấp tên lửa phòng không Stinger cho Mujahideen, qua đó phá bỏ lệnh cấm vận vũ khí "Sản xuất tại Mỹ".
 
 CIA có thể đã phối hợp việc mua vũ khí và việc đào tạo từ ban đầu, và Cơ quan tình báo liên dịch vụ (ISI) của Pakistan đã kiểm soát việc phân phối và vận chuyển đến vùng chiến sự. John McMahon, phó giám đốc CIA, đã cố gắng hạn chế sự liên hệ của CIA với Mujahideen.  Ngay cả vào thời kỳ cao điểm khi Mỹ can thiệp vào Afghanistan, rất ít nhân viên CIA được phép vào thực địa.  Khi vũ khí cập cảng Karachi hoặc sân bay Islamabad, ISI Pakistan  vận chuyển vũ khí đến các kho gần Rawalpindi hoặc Quetta, và từ đó  chuyển đến biên giới Afghanistan.

Washington chỉ dành ngân sách  hỗ trợ mujahideen trong một năm sau khi Liên Xô rút quân, nhưng thay vào đó, phía các nhà tài trợ Ả Rập Xê Út và Kuwait đã cung cấp viện trợ khẩn cấp, phần lớn trong số đó dành cho Hekmatyar và các chỉ huy khác của Wahabi.  Hoa Kỳ đã chi  250 triệu đô la cho mujahidin vào năm 1991, các năm sau chính quyền Bush không phân bổ tiền hỗ trợ quân sự nữa. Nhưng các cá nhân ở Vịnh Ba Tư tiếp tục cung cấp gần 400 triệu đô la hàng năm cho mujahideen Afghanistan. Ngoài cuộc khủng hoảng tại Afghanistan, vào ngày 2 tháng 8 năm 1990, quân đội Iraq xâm lược Kuwait. Sự kiện này đã được Washington chú ý và các nguồn lực của họ  đã chuyển từ trận chiến cuối cùng của Chiến tranh Lạnh tại Afghanistan sang một loại xung đột khác (tại Iraq). Các chỉ huy Hồi giáo như Hekmatyar, lấy làm khó chịu với liên minh do Mỹ dẫn đầu ở Vịnh Ba Tư, nên đã đoạn tuyệt với những người bảo trợ Ả Rập Xê-út và Kuwait và tìm đến những người ủng hộ mới tại Iran, Libya và tại Iraq. Chỉ trong giai đoạn thứ hai của cuộc chiến tranh Afghanistan, một giai đoạn phát triển vượt quá nhiều sự chú ý của thế giới phương Tây, người Ả Rập Afghanistan lần đầu tiên trở thành một lực lượng chính trị quan trọng, nếu không muốn nói cả về quân sự, một lực lượng tại Afghanistan. [3]
 
*  " Yếu tố quan trọng khiến  Hoa Kỳ  quyết định can thiệp quân sự vào Việt Nam" (Asian Affairs 1978)
Phần trên  vào năm 1998 Tiến Sĩ  cố vấn An Ninh Quốc Gia Brzezinski trả lời trên báo tại Pháp về  mục đích của việc  hỗ trợ cho Taliban,   trước đó 3 năm, vào năm 1995, Tướng Westmoreland  đến Nam Cali, qua  đài Little Sài Gòn tiết lộ về  mục đích chiến lược của  Mỹ trong chiến tranh Việt Nam.  Ngoài ra vào mùa Hè năm 1979 Chính phủ Carter quyết định trợ giúp chiến binh Hồi giáo  chống lại quân đội  Liên Xô, cũng trong năm này vào cuối  tháng 1 năm   1979, ông Đặng Tiểu Bình đến Mỹ hô hào cùng "chống chủ nghĩa bá quyền Liên xô". Phải chăng  từ vụ Mỹ đem quân vào Việt Nam (1965) đến vụ Mỹ hỗ trợ chiến binh Taliban (1979) có cùng mục đích tối hậu là nhằm chống Liên Xô ?.  (Chính quyền Mỹ thời Chính Phủ Cộng Hòa Eisenhower (1957) cho đến chính phủ Dân Chủ Kennedy (1961) đều từ chối ký kết Hiệp Ước Hỗ Tương Quân Sự - Mutual Defense Treaty  với Việt Nam Cộng Hòa, trong khi Mỹ ký thỏa hiệp này với các nước khác trong vùng).
 
Vào tháng 9.1995, trong cuộc phỏng vấn do MC  Việt Dzũng thực hiện trên đài Little Sài gòn Radio, Westminster  với vị  cựu Tư Lệnh Lực Lượng Mỹ  tại Việt Nam, Tướng Westmoreland, và bài phỏng vấn này sau đó được loan tải trên  báo Hồn Việt, San Diego số tháng 10.1995,  có đoạn như sau:
 
Tướng William C. Westmoreland (March 26, 1914 – July 18, 2005):

- Vụ Tết Mậu Thân: " Chúng tôi đã biết trước cuộc tổng công kích sẽ xảy ra.  Và tôi sẽ thú tội với mọi người khi nghĩ lại, là tôi đáng lý ra đã phải loan báo những tin tức này đến mọi người. Và tôi biết rất rõ  ràng những chi tiết. Tôi biết biết rõ ràng khi nào họ sẽ tấn công , và tôi cũng có đầy đủ những chi tiết để tiên đoán hậu quả của cuộc tấn công này."

Vụ đường mòn HCM và tiến quân ra Bắc: " Đây là con đường tiếp tế huyết mạch của miền Bắc vào Miền Nam. Không may cho chúng ta Ông Averell Harriman là một người rất có uy tín trong thời gian đó, và có thời gian từng giữ chức vụ phụ tá Tổng Trưởng Ngoại giao, và là cố vấn của Tổng Thống. Ông Averral rất là cứng rắn khi cho rằng cuộc  chiến không được lan rộng ra khỏi lãnh thổ miền Nam và điều này đã trở thành chủ trương của Hoa Kỳ trong suốt thời gian tham gia cuộc chiến tại miền Nam, là chúng ta không phát triển cuộc chiến ra ngoài phạm vi lãnh thổ này. Chúng tôi đã có những  cuộc xâm nhập bí mật vào đường mòn HCM và tấn công những đơn vị Bắc Việt dùng con đường này để tiếp tế cho Miền Nam, nhưng chúng  tôi không bao giờ được quyền đế cắt đứt con đường này  dù chúng tôi dư sức làm điều đó, vi` con đường này là mạch sống của địch quân và việc cắt đứt con đường này sẽ giảm thiểu các chiến lược của chúng tôi rất nhiều."
 
Người viết đi tìm kiếm  tài liệu để xem đâu là mục tiêu  "các chiến lược"  của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam,  qua các tài liệu  giải mật vào các năm 2011, 2016, 2017 phổ biến trên thư viện Bộ Ngoại Giao, thư viện CIA, Văn khố Quốc gia online,  đúc kết lại và  các bài viết liên quan đến vụ việc đã gửi đến bạn đọc  cách nay vài tháng [4]. Căn cứ vào các tài liệu giải mật  và sách báo  cho thấy  qua chiến tranh Việt Nam, Mỹ đã " làm rạn nứt quan hệ giữa Liên Xô và Trung Cộng" - "Trong suốt thập niên 1960, sự cay đắng của mối thù Trung-Xô không có khả năng hòa giải sớm là yếu tố quan trọng khiến cho Hoa Kỳ quyết định can thiệp quân sự vào Việt Nam-the bitterness of the Sino-Soviet feud and the unlikelihood of early reconciliation constituted an important factor in the US decision to intervene militarily in Vietnam. . Kế đến, vì  cuộc chiến của Mỹ tại Việt Nam đã dẫn đến một cuộc tranh cãi gay gắt giữa các quốc gia Cộng sản về việc liệu Liên Xô hay Trung Quốc mới là đồng minh trung thành nhất của Bắc Việt Nam.
Hơn nữa, việc xây dựng quân sự và đặc biệt là hải quân của Matcơva ở Đông Nam Á đã khiến Liên Xô trở thành sự  hiện diện đáng ngại trong một khu vực mà Trung Quốc theo truyền thống vốn được coi là phạm vi ảnh hưởng của riêng mình. [5]
Kết quả như bạn đọc đã biết, hai nước Mỹ -Tàu hợp tác  cùng " nhốt con gấu Bắc Cực vào chuồng ""Liên kết với Mỹ để chống Nga đó cũng là ý của Mao lúc còn sống".  Đầu năm 1979, theo lời mời của Tổng Thống Carter, ông Đặng tiểu Bình đến Mỹ và  khi tiếp xúc với giới báo chí, ông  Đặng kêu gọi các nước trên thế giới cùng hợp lực  chống chủ nghĩa bá quyền Liên xô. Ông ta nói: "Chúng tôi cho rằng nguy cơ chiến tranh đến từ phía Liên xô, sự uy hiếp đến hòa bình, an toàn và ổn định trên thế giới đến từ phía Liên xô. Chúng ta có thể làm thế này: Liên xô hành động ở đâu, chúng ta sẽ ngăn trở ở đó, phá hoại, đập tan mọi hành động của Liên xô ở bất cứ nơi nào..."[6].
Xin mở ngoặc để  bổ túc về  dòng chữ nêu phần trên [1] "Afghanistan chỉ đơn giản được sử dụng như một phương tiện để làm suy yếu các lực lượng Liên Xô". Còn trong chiến tranh Việt nam thì "...Kennedy had instructed the Army to use Vietnam as a laboratory to develop techniques of "counterinsurgency" nhằm chống lại chiến tranh giải phóng do Liên Xô chủ xướng - the Soviet Union would  support "liberation wars and popular uprisings in the poor nations of the Third World." Theo cuốn A Bright Shining Lie, của Neil Sheehan.  Và theo các nhà sử học,  Chiến Tranh Lạnh, là sự ganh đua chính trị, quân sự  giữa Mỹ và Liên Xô, hay là cuộc đối đầu giữa khối tư bản và khối cộng sản. Qua cuộc chiến này  Liên Xô  phải chịu nhiều tổn thất về kinh tế, tài chánh. Theo  trang mạng  History: "Sau cái chết của Stalin vào năm 1953, các nhà lãnh đạo Liên Xô đã lên án các chính sách tàn bạo của ông ta nhưng vẫn duy trì quyền lực của Đảng Cộng sản. Họ đặc biệt tập trung vào Chiến tranh Lạnh đối đầu với các cường quốc phương Tây, tham gia vào một cuộc 'chạy đua vũ trang' tốn kém và hủy diệt với Hoa Kỳ-engaging in a costly and destructive “arms race” with the United States. Vào ngày Giáng sinh năm 1991, ông Gorbachev từ bỏ chức vụ của mình, đã nói rằng: “Giờ đây chúng ta đang sống trong một thế giới mới. Chiến tranh Lạnh và cuộc chạy đua vũ trang đã chấm dứt-An end has been put to the Cold War and to the arms race, cũng như quá trình quân sự hóa điên cuồng của đất nước, đã làm tê liệt nền kinh tế... the mad militarization of the country, which has crippled our economy..." [7]
Để hoàn thành mục tiêu "chiến lược"  như tiết lộ của Tướng Westmoreland mà khởi đầu từ chiến tranh Việt Nam, sau 1975  là chiến tranh tại Afghanistan, và qua  câu hỏi  Điều nào quan trọng hơn... Là Taliban hay là sự sụp đổ của đế chế Liên Xô?" Câu trả lời nêu ra ở phần trên,  là sự hỗ trợ cho Taliban để tạo ra "một cuộc xung đột ... và cuối cùng là sự tan rã của đế chế Xô Viết".   Thế nhưng vì  "để tìm kiếm sự  chiến thắng...,họ  không ngần ngại sử dụng  bạo lực,...họ không một chút  e ngại",  để mặc cho dân chúng  chịu thảm họa như tại  Afghanistan của ngày hôm nay.  Nhưng tại Việt Nam trước đây,  nếu cần  phải so sánh, thời Miền Nam Việt Nam  phải gánh chịu  tai họa chiến tranh bởi " các hành lang quyền lực ở Washington, mà còn bởi toàn bộ  tập đoàn công nghiệp quốc phòng" đã gây ra vô vàn bi cảnh thảm khốc cho quân và dân Miền Nam Việt Nam, sự tổn thất về nhân mạng, về vật chất rất  khó để diễn tả cho hết.

Đào Văn 

Nguồn:
[1]- La Presse,Canada 20.8.2021:Qui a déclenché la tragédie afghane?
[3]- Viện Nghiên Cứu Chính sách Was-Institute 01.3.2002:Who Is Responsible for the Taliban?
[5]- Asian Affairs: An American Review,Volume 6, 1978: Vietnam and the Sino-Soviet Rival
[6]- Việt Nam Thư Quán: Mưu Lược Đặng Tiểu Bình, phần 7-b
[7]- The History 25.2.2011:Collapse of the Soviet Union

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
26/03/202413:12:00
Thượng Nghị Sĩ Lisa Murkowski (Cộng Hòa, Alaska) kinh ngạc trước khả năng ra tranh cử của cựu Tổng Thống Donald Trump và đường lối của đảng của bà, vừa tuyên bố với CNN trong một cuộc phỏng vấn truyền hình phổ biến trên cách đây hai ngày rằng bà sẽ không loại trừ việc rời khỏi Đảng Cộng Hòa. Là một đảng viên Cộng Hòa kỳ cựu ở Alaska và là một trong bảy đảng viên Cộng Hòa đã bỏ phiếu kết tội Trump trong phiên tòa luận tội lần thứ hai sau hậu quả của ngày 6-1-2021, Murkowski nói rằng bà đã xong việc với cựu tổng thống và nói rằng bà "tuyệt đối” sẽ không bỏ phiếu cho ông ấy.
16/03/202409:43:00
Ở Liên Bang Nga, hôm nay, toàn dân đi bầu ông Tổng thống của mình. Dĩ nhiên ông Tổng thống đương nghiệm Poutine sẽ tái đắc cử, và sẽ với số phiếu tối đa, phải 80%. Đó là tiêu chuẩn bất hủ của chế độ độc tài. Nhưng năm nay, khác hơn các năm trước, bầu cử vừa mở cửa, có nhiều nơi, phòng phiếu bị đốt, bị nổ bom, bị phá hoại. Poutine chủ quan cho tổ chức bầu cử ở vùng bị chiếm ở Ukraine bị LHQ phản đối vì vi phạm luật pháp quốc tế...
15/03/202400:00:00
Mái tóc “chameleon” của ông Donald Trump mà báo chí Mỹ bàn tán mới đây làm tôi nghĩ đến một sơ suất của nhà văn Võ Phiến, nhỏ thôi, rất nhỏ, liên quan tới tóc. [1] Đó là việc Võ Phiến nhạo báng nền văn học cách mạng và hiện thực xã hội chủ nghĩa là thứ văn học “thương râu nhớ dép” trong khi nó, thực ra, “thương tóc” hơn là “thương râu”.
05/03/202416:23:00
Thật là ngây thơ khi tin rằng Trump sẽ đánh Tầu giúp Việt Nam trong khi Trump từ chối viện trợ cho Ukraine chống Nga xâm lăng. Về chính trị, Trump chủ trương “Nước Mỹ Trước Hết” (America First), “Chủ Nghĩa Dân Tộc Thiên Chúa Giáo Da Trắng” (White Christian Nationalism), lo chuyện nội bộ, rút nước Mỹ ra khỏi Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (North Atlantic Treaty Organization – NATO), mang quân đội trở về Mỹ, không can thiệp vào chuyện thế giới, phục hồi chủ nghĩa không can thiệp (non-intervention) hay còn gọi là chủ nghĩa biệt lập (isolationism) vào thế kỷ XVIII và XIX và thời kỳ tiền Đệ Nhị Thế Chiến.
01/03/202400:00:00
Chuyện chẳng dính dáng gì đến Trump mà lại kết thúc bằng Trump, cái giả định trong hình thức một câu hỏi nhưng cũng kiêm luôn lời đáp, rõ ràng, dứt khoát, và người đối diện chỉ có thể mĩm cười gật đầu, hoàn toàn thuyết phục.Tôi chứng kiến cuộc đối thoại này trong buổi họp mặt tại nhà Nhạc sĩ Hoàng Ngọc-Tuấn. Lan man, câu chuyện chuyển sang vấn đề an ninh mạng và một chuyên viên IT quay sang thổ lộ với tôi lạc thú của nghề: hoàn thiện một chương trình chỉn chu, hoàn hảo cũng sẽ thấy đã, thấy sướng như là hoàn tất một bài thơ, một bài văn đắc ý.
08/02/202407:25:00
Hãy thiền như một kẻ khờ? Vâng, cần phải tế nhị chữ nghĩa, khi nói về chuyện nên thiền như một kẻ khờ. Bởi vì Phật Giáo là con đường trí tuệ, không thể nào có chuyện tu hành theo một kiểu khờ khạo, ngu ngơ. Hẳn nhiên phải là có ý nghĩa ẩn mật, khi nhiều Thiền sư tự nhận là kẻ ngu, kẻ khờ, mặc dù quý ngài rất là uyên bác kinh điển. Và, ngay cả trong thời Đức Phật sinh tiền, vẫn có những kẻ ngu khờ chứng quả A la hán để giải thoát.
03/02/202404:59:00
Chúng ta thường nghe dặn dò rằng, hãy tu đi, đừng nói nhiều, đừng lý luận nhiều, đừng dựa vào chữ nghĩa biện biệt sẽ dễ loạn tâm, hãy ngồi xuống hít thở, hãy ngồi xuống quán sát tâm mình, hãy ngồi thiền, hãy đi bộ thiền, và vân vân. Những lời dặn dò đó không sai. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp, trong kinh ghi rằng, lý luận biện biệt về Chánh pháp sẽ có thể dẫn tới giải thoát, có thể dẫn tới có thể tới thánh quả Bất Lai (A na hàm), chỉ nhờ thuần nghe lý luận và để tâm mình tập theo lý luận đó. Kinh ghi rằng ngay cả khi nằm giường bệnh, đau đớn toàn thân trong giờ cận tử, không thể tập gì được hết, nhưng khi được nghe lý luận biện biệt về Chánh pháp sẽ sinh về cõi trời Đâu suất thiên để học đạo tiếp.
02/02/202400:00:00
Trong cuộc sống, luôn có thiện và ác. Thiện và ác có mặt ở mọi nơi. Kể cả trong mỗi một con người. “Hướng thiện” là cái đích mà con người luôn cố gắng học hỏi, uốn nắn, tập tành cho được hoàn hảo hơn. Thế giới sẽ tốt đẹp hơn nếu người tốt nhiều hơn kẻ ác. Vào khoảng 6 giờ 35 phút sáng sớm ngày thứ Bảy, 07 tháng 10, 2023, quân khủng bố Hamas từ Dải Gaza mở một cuộc tấn công hỗn hợp bất ngờ, sử dụng hàng ngàn hỏa tiễn bắn tới tấp vào các thành phố Do Thái, ngay cả Tel Aviv và Jerusalem, đồng thời mở nhiều cuộc tấn công cùng lúc bằng đường bộ, từ biển và trên không, đa số nhắm vào các vùng kinh tế Kibuutz nằm gần Gaza, phía Nam Do Thái, gồm chừng 20 thị trấn và doanh trại quân đội.
02/02/202400:00:00
Tình trạng phân cực chính trị giữa hai Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa đã tồn tại từ lâu, nhưng chưa bao giờ biểu hiện mâu thuẫn và căng thẳng như hiện nay. Sau cuộc bầu cử năm 2020, bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2022 và trước thềm cuộc tổng tuyển cử đặc biệt ngày 5 tháng 11 năm 2024, mọi người có thể thấy nước Mỹ có sự phân cực chính trị và sự chia rẽ rõ rệt.
31/01/202413:41:00
Trong cuộc sống, luôn có thiện và ác. Thiện và ác có mặt ở mọi nơi. Kể cả trong mỗi một con người. “Hướng thiện” là cái đích mà con người luôn cố gắng học hỏi, uốn nắn, tập tành cho được hoàn hảo hơn. Thế giới sẽ tốt đẹp hơn nếu người tốt nhiều hơn kẻ ác...