Hôm nay,  
“Đây là quan điểm của người viết, không nhất thiết là quan điểm của Việt Báo.”

Bộ Ngoại Giao Mỹ và Vấn Đề "Hòa Giải Bắc-Nam" Việt Nam Năm 1963

06/07/202118:48:00(Xem: 1757)
 
* Đại sứ Lodge nên cảnh báo rõ ràng cho Diệm biết về sự nguy hiểm khi đàm phán  với VNDCCH
Khánh muốn biết rõ  liệu Mỹ  sẽ  hỗ trợ  một khi  "Quân đội" hành động  để tiếp quản đất nước hay không.
* Nếu  Mỹ  cắt viện trợ và nếu Diệm nhượng bộ và sa thải Nhu thì không cần phải đảo chánh.
Muốn được trả lời ngay về  yêu cầu:  liệu Mỹ có đảm bảo nơi trú ẩn an toàn cùng với gia đình họ trong trường hợp các Tướng thất bại hay không?

Dao Van 1

Bài viết trước bàn
 về giải pháp "Nhu-Hồ" 1963 của cơ quan CIA, phần sau người viết tóm lược trích đoạn các tài liệu phổ biến trên thư viện online của Bộ Ngoại Giao nhất là về việc ông Hilsman, Phụ Tá Thứ Trưởng BNG đặc trách Viễn Đông Vụ đưa ra các phương án nhằm đối phó với các tình huống do ông Ngô Đình Nhu đề ra. Nhưng trước hết xin lược qua dư luận trên sách báo tiếng Việt viết về "âm mưu thỏa hiệp với cộng sản Hà Nội":
 
** Sách báo tiếng Việt
    * Trích đoạn theo  cuốn sách VNMLQHT:
    "Âm mưu thỏa hiệp với chính quyền Cộng Sản Hà Nội của chế độ Diệm là một trong những động cơ quan trọng, nếu không muốn nói là động cơ thách đố nhất, thúc đẩy quân đội cùng với toàn dân đứng lên làm cuộc cách mạng 1-11-63  để ngăn chận và trừng phạt dòng họ Ngô Đình. Chính âm mưu này đã là nguyên động lực làm cho nhiều tổ chức chống chế độ có thể đoàn kết hợp tác với nhau mà không ngại ngùng, và đến khi tiếng súng cách mạng phát khởi thì các đoàn thể quần chúng và nhân dân cả nước cũng đều một lòng yểm trợ cho cuộc cách mạng lật đổ Ngô triều thành công"."..."
    "Bộ ngoại giao Pháp bắt đầu mở những cuộc thăm dò với Hà Nội và Sài Gòn. Bằng cách đi chơi thuyền trên sông Sài Gòn, ông Nhu và Lalouette gặp nhau nhiều lần để giải quyết những khác biệt cuối cùng và để hoạch định những kế hoạch cần thiết cho việc thỏa hiệp giữa hai miền. Trục Sài Gòn-Paris-Hà Nội càng lúc càng được khai thông cho những âm mưu, những dự tính, những thủ đoạn tuôn chảy". "---"
    "Đầu tháng Tư năm 1963, khi mọi dàn xếp cho cuộc gặp gỡ trực tiếp giữa ông Nhu và ông Maneli đã bắt đầu có vẻ cụ thể thì ông Maneli bèn điện về Warsaw để xin chỉ thị. Đồng thời cũng thông báo cho ông Hà Văn Lâu và Đại sứ Nga tại Hà Nội biết. Mấy ngày sau, đại diện của phái đoàn Ba Lan tại Hà Nội thông báo cho ông Maneli biết rằng "các đồng chí Việt Nam rất lưu tâm đến những chi tiết về sự dàn xếp của Nhu, cũng như nội dung cuộc gặp gỡ đó", đồng thời đích thân ông Hà Văn Lâu trả lời thẳng cho ông Maneli rằng "các đồng chí lãnh đạo yêu cầu được thông báo tức khắc về các diễn tiến, và nếu đồng chí có thể về Hà Nội để hội ý với chúng tôi trước khi gặp Nhu thì rất tốt"." ..."
" * Trần Văn Đôn đã tiết lộ dưới đây:
"Đầu tháng 2 năm 1963, Trung Tá Bường lúc ấy đang làm Tỉnh trưởng Bình Tuy, dùng xe Dodge 4×4 chở ông Ngô Đình Nhu và ông C. đi săn. Trời đã trở lạnh và có mưa mà ông Cố vấn đi săn! Nhưng có ai biết được đó chỉ là lối ngụy trang. Sự thật các ông ấy không đi săn mà đi thẳng tới một căn nhà lá trong rừng thuộc địa hạt quận Tánh Linh thuộc tỉnh Bình Tuy…

    "Trung tá Bường lái xe đưa ông Ngô Đình Nhu đến chỗ hẹn. Đến nơi, Trung tá Bường và ông C. chờ ngoài xe, lo an ninh. Chỉ có ông Nhu vô. Hai người ngồi ngoài lắng nghe những lời đối thoại ở bên trong lúc nhỏ lúc to. Người đang nói chuyện với ông Nhu là Phạm Hùng, có hai người nữa ngồi bên cạnh…
… Ông Nhu hứa với Phạm Hùng khi nối xong đường xe lửa thì bà Nhu và Ngô Đình Lệ Thủy sẽ đi chuyến xe Thống Nhất đầu tiên ra Hà Nội… Trong câu chuyện, Phạm Hùng cũng trách sao giao những căn cứ quân sự cho Mỹ sử dụng. Ông Nhu nói Mỹ là đồng minh của miền Nam, Mỹ đến miền Nam và dĩ nhiên sử dụng những nơi đó chứ chính quyền Việt Nam Cộng Hòa không có giao nhượng cho Mỹ…" ("Việt Nam Nhân Chứng", Trần Văn Đôn, Hoa Kỳ, 1989, tr. 183, 184)." [1]
 
** Tài liệu  trên thư viện online của Bộ Ngoại Giao  Mỹ
Theo các bản văn loan tải trên thư viện của Bộ Ngoại  liên quan đến một số điện  văn của cơ quan tình báo được phổ biên trên  thư viện Bộ Ngoại Giao.
 
    * Điện văn của cơ quan CIA phổ biến trên thư viện BNG
25.8.63 - "Chuẩn tướng Nguyễn Khánh yêu cầu cần gặp gấp viên chức tình báo CAS (CIA) lúc 13h30 giờ địa phương ngày 25 tháng 8 và trong cuộc trò chuyện khoảng nửa giờ trước đó, ông ta  thẳng thắn thừa nhận rằng bất kể quyết định cuối cùng của chúng ta (phía Mỹ) như thế nào, ông ta  sẽ  không chia sẻ về  lập trường của ông ta với Cố vấn Nhu, và ông ta sẽ tiếp tục đi theo các đường lối sau.

2. Các Tướng vẫn hoạt động dựa trên luật lệ  trong khuôn khổ  Hiến pháp quy định, mặc dù một số  rất đau lòng về hành động của chính phủ trong tiến trình lập lại trật tự.


3. Tuy nhiên, một số vị Tướng lãnh nhất quyết ngừng chấp hành mệnh  lệnh từ phía các chính trị gia (khi được yêu cầu nói rõ ông ta thẳng thừng tuyên bố họ Ngô)   từ  khi ghi nhận dư luận về lập trường chống cộng sản của miền Nam Việt Nam. Các Tướng lãnh này  lo ngại rằng các chính trị gia hiện đang toan tính về khả năng thỏa hiệp  với VNDCCH-These Generals now fear that the politicians are now thinking in the direction of an arrangement with the DRV..
4."..." Bây giờ Khánh muốn biết rõ (và yêu cầu sớm trả lời  ông ta vào lúc 15h30 chiều nay khi ông ta trở lại Pleiku ) rằng:  liệu Hoa Kỳ sẽ  hỗ trợ một khi  "Quân đội" hành động  để tiếp quản đất nước hay không. "..."
5. "..." khi các chính trị gia quyết định đi tìm kiếm một thỏa hiệp với VNDCCH hoặc thậm chí với Trung Quốc Cộng sản để trung lập hóa Việt Nam. Nếu điều này xảy ra thì chắc chắn ông ta, Khánh và các bạn Tướng lãnh sẽ nổi dậy chống lại.

6. Khánh nói rằng ông  ta có bốn sư đoàn dưới quyền và ông ta có thể làm “khá nhiều việc”. Một lần nữa từ chối nêu tên các Tướng lãnh đồng chí hướng  với ông  ta.   Trong khi Tướng Trần Văn Đôn là một người bạn tốt và được kính trọng, nhưng Khánh không thể tin tưởng ông ta vào lúc này-Khanh cannot afford to trust him at this moment và Tướng Trần Thiện Khiêm hoàn toàn đứng về phía ông Khánh-and that General Tran Thien Khiem is completely on Khanh side." [2]
    * Điện văn của cơ quan CIA phổ biến trên thư viện BNG
26.08.63 Tóm  lược điện văn của CIA Sài Gòn gửi về Cơ quan được phổ biến trên thư viện Bộ Ngoại Giao.
"1. Bản tin  sau nhận được từ  viên chức  CAS (CIA) hiện đang ở Pleiku:  [số tài liệu và 1 câu chứa số tài liệu chưa được giải mật]
  a.  Lúc này Khánh vẫn chưa sẵn sàng hành động. Kế hoạch là đợi cho đến khi Nhu tiến hành thỏa hiệp với VNDCCH thời mới hành động-Plan was to wait until Nhu moved in direction rapprochement with DRV then strike.. Điều này sẽ cung cấp cho các Tướng lĩnh một số cơ sở pháp lý để hành động.
    b.  Vẫn hy vọng Nhu sẽ đưa ra lý do để các Tướng có thể ngưng hành động. Trích dẫn theo đài  phát thanh VOA loan tải  rằng   nếu  Mỹ  cắt viện trợ và nếu Diệm nhượng bộ và sa thải Nhu thì không cần phải đảo chánh. "..."

    c.  Nói chuyện với Khiêm mà không được sự đồng ý của ông ta là một hành động sai lầm nhưng không hại gì cả-Talking to Khiem without his approval was wrong move but no damage. Khánh sẽ đi Sài Gòn khoảng một giờ nữa hoặc vào đêm nay.

    d. Chúng tôi không  nói chuyện với Đính. Ngoài ra, viên chức tình báo CAS (CIA)  hãy cẩn thận giám sát chặt chẽ.
    e.  Muốn được trả lời ngay về  một yêu cầu duy nhất: liệu Mỹ có đảm bảo nơi trú ẩn an toàn cùng với gia đình họ trong trường hợp các Tướng thất bại hay không?will we guarantee safe haven and support to families in case Generals fail?.
    f.  Điểm nhấn: Khánh bối rối bởi lúc này chúng tôi không biết phải làm gì.
    g.  Đề nghị Khiêm điện thoại số 30102  tối nay- tôi về Sài Gòn, nếu được ông  chỉ dẫn. Chúng tôi đang chờ hướng dẫn của ông.

2.   "..." Chúng tôi không trả lời (Khánh) về vấn đề  1e nêu trên  (nơi trú ẩn an toàn) vì  đang chờ  thảo luận với  Đại sứWe not replying pare 1e pending discussion with Ambassador." [3]
   *  Văn thư  của Phụ Tá  Ngoại trưởng Hilsman ...
30.08.1963  -  Văn thư  từ Phụ Tá  Ngoại trưởng phụ trách các vấn đề Viễn Đông (Hilsman) gửi cho Ngoại trưởng, bản văn đề ra các phương án  nhằm đối phó  lại với các tình huống có thể xảy ra, bản văn   tiêu đề:
"Khả năng có thể xảy ra của Diệm-Nhu và các phản ứng của Hoa Kỳ Possible Diem-Nhu Moves and U.S. Responses
Các đường lối hành động mà Diệm và Nhu có thể thực hiện để duy trì quyền lực của mình và Hoa Kỳ cần phản ứng như sau:

1.   Trường hợp Diệm-Nhu: Dùng biện pháp  phủ đầu là bắt giữ và ám sát các sĩ quan quân đội đối lập và / hoặc Phó Tổng thống Thơ.
     Phản ứng  của Hoa Kỳ:
     (a)-  Chúng ta nên tiếp tục cảnh báo những quan chức này về sự nguy hiểm của họ.

     (b)- Viên chức cơ quan tình báo (CAS) nên điều tra  về tính khả thi và nhanh chóng  cảnh báo cho các quan chức này.
     (c)-  Nếu một số tướng lãnh bị bắt, chúng ta nên áp dụng các biện pháp trừng phạt về viện trợ, để đòi hỏi  trả tự do cho họ với lý do họ rất cần thiết trong cuộc chiến chống Việt Cộng.

     (d)- Khuyến khích nhanh chóng  tiến hành cuộc đảo chính là cách tốt nhất để các tướng lĩnh tránh bị  bắt bớ và bị ám sát
 - Encouragement of prompt initiation of the coup is the best way of avoiding arrests and assassinations of generals.
 
2-  Trường hợp  Diệm-Nhu: Đột ngột thay đổi nhiệm vụ của các tướng đối lập hoặc cử họ đi làm nhiệm vụ đặc biệt bên ngoài Sài Gòn.
     Biện pháp của Hoa Kỳ: Chúng ta khuyến nghị các tướng lãnh đối lập nên trì hoãn  thực hiện bất kỳ mệnh lệnh nào như vậy và nhanh chóng thực hiện cuộc đảo chính- recommend that the opposition generals delay in carrying out any such orders and move promptly to execution of the coup..

3. Trường hợp Diệm-Nhu: Về tuyên bố của Đại sứ Lodge và / hoặc các quan chức quan trọng khác của Hoa Kỳ tại Việt-Nam là những người  không được hoan nghênh.
     Biện pháp đối phó  của Hoa Kỳ:
     (a)- Chúng ta nên trì hoãn việc giảm thiểu các viên chức của Mỹ cho đến khi nỗ lực tiến hành  cuộc đảo chính có kết quả-We should stall on the removal of our officials until the efforts to mount a coup have borne fruit. Tình huống này một lần nữa cho thấy tầm quan trọng về thời gian tính đối với cả phía Hoa Kỳ và Việt Nam. Chúng ta cũng nên đình chỉ viện trợ-We should also suspend aid..

     (b)- Nếu Chính phủ Việt Nam bắt đầu gây áp lực đối với nhân viên Hoa Kỳ, chúng ta nên gửi  các lực lượng quân sự Hoa Kỳ đến để bảo vệ an ninh cho họ.

 4.  Trường hợp  Diệm-Nhu: Gây áp lực  đối với một số thân nhân người Hoa Kỳ ở Việt-Nam, chẳng hạn như bắt bớ, một vài cái chết bí ẩn hoặc nhiều khả năng là những lời đe dọa được ngụy trang (như lời đe dọa gần đây của Nhu sẽ san bằng Sài Gòn trong trường hợp đảo chính).
    Phản ứng của Hoa Kỳ:
    (c)- Chúng ta nên duy trì sự bình tĩnh  đối với các mối đe dọa.
    (b)-  Chúng ta nên thúc giục nhân viên Mỹ thực hiện các biện pháp phòng ngừa như tránh di chuyển không cần thiết. Chúng ta cũng nên chọn lựa  một số  nhân viên Mỹ cấp vũ khí cho họ..
    (c)- Chúng ta nên yêu cầu trả tự do cho bất kỳ người Mỹ nào bị bắt và nên nhấn mạnh vào hồ sơ về việc bảo vệ người Mỹ của Chính phủ Việt Nam một cách thích hợp. (Nếu chính phủ Việt Nam không cung cấp sự bảo vệ này có thể được coi là một trong những lý do biện minh cho sự can thiệp công khai của Hoa Kỳ.)

    (d)- Chúng ta nên di tản những người thuộc dạng thứ yếu  và những nhân viên không chính thức khác vào thời điểm sớm nhất nếu có thể, ngay khi  Đại sứ Lodge cho là  thời khắc thích hợp.
    (e)- Chúng ta nên xử dụng các lực lượng Hoa Kỳ nếu cần thiết để bảo vệ người Mỹ trong tiến  trình di tản.
 
5. Trường hợp  Diệm-Nhu: Cắt đứt mọi quan hệ viện trợ với Hoa Kỳ, trục xuất tất cả nhân viên Hoa Kỳ (ngoại trừ một số nhân viên ngoại giao hạn chế), và yêu cầu dỡ bỏ tất cả các thiết bị quân sự do Hoa Kỳ kiểm soát đặt tại Việt Nam.
     Phản ứng  của Hoa Kỳ:
     (a)   Chúng ta nên ngăn chặn việc giảm thiểu nhân viên và thiết bị của Hoa Kỳ khỏi Việt Nam. Tuy nhiên, động thái này của Chính phủ Việt Nam một lần nữa càng  cần thiết cho việc tăng tốc  về  cuộc phản công của chúng ta.
     (b)  Nếu Diệm-Nhu có hành động thu giữ các thiết bị do Hoa Kỳ kiểm soát, chúng ta nên chống lại bằng tất cả lực lượng  cần thiết-If Diem-Nhu move to seize U.S.-controlled equipment, we should resist by all necessary force 
 
   6. Trường hợp  Diệm-Nhu: Tiến hành  động thái chính trị đối với VNDCCH (chẳng hạn như mở các cuộc đàm phán trung lập hóa), hoặc tin đồn hay  đe dọa gián tiếp về một động thái như vậy.
     Phản ứng của Hoa Kỳ:
     (a) Đại sứ Lodge nên cảnh báo rõ ràng cho Diệm biết về sự nguy hiểm của sự đàm phán như vậy-Ambassador Lodge should give Diem a clear warning of the dangers of such a course, và cảnh cáo nếu  tiếp tục theo đuổi sẽ dẫn đến việc Hoa Kỳ ngừng viện trợ.
     (b) Khuyến khích các tướng lãnh tiến hành kịp thời cuộc đảo chính-Encourage the generals to move promptly with a coup..

     (a) Chúng ta nên công bố với thế giới vào một thời điểm thích hợp , bất kỳ đe dọa hoặc động thái nào của Diệm hoặc Nhu đối với VNDCCH về sự thể hiện trò chơi hai mặt mà họ đang chơi sẽ giúp biện minh cho việc công khai những phản bác của chúng ta.
     (d)  Nếu VNDCCH đe dọa đáp trả lại cuộc đảo chính chống Diệm bằng cách đưa quân công khai đến Nam Việt-Nam, chúng ta nên thông báo dứt khoát rằng chúng ta sẽ đánh lại  VNDCCH bằng tất cả những gì cần thiết để buộc họ  phải từ bỏ (ý đồ đáp trả).
     (e)  Chúng ta nên chuẩn bị để thực hiện các hành động quân sự như vậy - We should be prepared to take such military action.  
 
 7 Trường hợp Diệm-Nhu: Kêu gọi De Gaulle ủng hộ  cho việc trung lập hóa Việt-Nam.
     Phản ứng của Hoa Kỳ:
     (a)   Chúng ta nên công khai chỉ ra rằng Việt Nam không thể có trung lập  một cách hiệu quả-that Viet-Nam cannot be effectively neutralized  trừ khi Cộng sản bị loại bỏ khỏi sự kiểm soát của Bắc Việt Nam. Nếu một liên minh giữa Diệm và Cộng sản được đề ra, chúng ta nên trả lời rằng đây sẽ là con đường dẫn đến sự tiếp quản của Cộng sản . Một khi cuộc đảo chính chống Diệm bắt đầu ở Nam Việt-Nam-Once an anti-Diem coup is started in South Viet-Nam,, điều đó sẽ thể hiện rõ ràng sự từ chối của Nam Việt-Nam về  liên minh Diệm-Cộng- refusal of South Viet-Nam to accept a Diem-Communist coalition.


8.  Trường hợp  Diệm-Nhu: Nếu cuộc chiến nổ ra  giữa Chính phủ Việt Nam và  nhóm đảo chính, Diệm và Nhu sẽ tìm cách thương lượng nhằm kéo dài  thời gian (như trong âm mưu đảo chính tháng 11 năm 1960) để  tập hợp lực lượng trung thành với Sài Gòn.
    Phản ứng của Hoa Kỳ:
    (a)   Hoa Kỳ phải xác định mục tiêu của mình một cách rõ ràng. Nếu chúng ta cứu Diệm bằng cách khuyến khích thực hiện các cuộc đàm phán giữa ông ta với nhóm đảo chính, trong khi cuộc đảo chính đang diễn ra, điều đó sẽ làm gia tăng  rất nhiều nguy cơ dẫn đến kết quả cuộc đảo chính sẽ bất thành . Vì vậy, mục tiêu của chúng ta rõ ràng là phải đưa cả gia đình họ Ngô đặt dưới quyền kiểm soát của nhóm đảo chính-Our objective should, therefore, clearly be to bring the whole Ngo family under the control of the coup group..
    (b)   Chúng ta nên cảnh báo nhóm đảo chính để ý đến bất kỳ lợi thế quân sự nào đã giành được, tiếp tục tiến tới  mà chớ nên  dừng lại để  đàm phán.
    (c)   Chúng ta nên sử dụng mọi cách có thể, để tác động đến các tướng lĩnh ủng hộ Diệm như Cao để chuyển sang phe đảo chính. Ví dụ, Tướng Harkins có thể gửi một thông điệp trực tiếp cho Cao-General Harkins could send a direct message to Cao chỉ ra hậu quả của việc tiếp tục ủng hộ gia đình họ Ngô và lợi thế của việc chuyển sang nhóm đảo chính-the advantage of shifting over to the coup group.
    (d)   Chúng ta nên sử dụng hoặc khuyến khích nhóm đảo chính sử dụng các biện pháp quân sự để ngăn chặn bất kỳ  cuộc tập hợp lực lượng trung thành nào bên ngoài Sài Gòn  nhằm ủng hộ Diệm. Ví dụ, chúng ta có thể làm nhiễu sóng liên lạc vô tuyến giữa Diệm với các lực lượng trung thành này và chúng ta có thể khuyến khích việc ngăn chặn giao thông bằng cách cho nổ tung các cầu  cống-we can encourage interdiction of transportation by blowing up bridges.
    (e)  Chúng ta nên khuyến khích nhóm đảo chính bắt giữ và loại bỏ kịp thời bất kỳ thành viên nào của gia đình họ Ngô ở ngoài Sài Gòn, kể cả Cẩn và Thục, những người này thường ở Huế. Chúng ta nên hỗ trợ hoạt động này trong bất kỳ mức độ cần thiết nào. 
 
 9.  Trường hợp Diệm-Nhu: Tiếp tục các hành động thù địch ở Sài Gòn càng lâu càng tốt để  hy vọng rằng Hoa Kỳ sẽ suy yếu vì cuộc tắm máu có thể liên quan đến nhân viên Hoa Kỳ.
     Phản ứng của Hoa Kỳ:
     (a)   Chúng ta nên duy trì sự bình tĩnh  của mình và khuyến khích lực lượng đảo chính tiếp tục cuộc chiến ở mức độ cần thiết.
     (b)   Chúng ta nên tìm cách lôi kéo các sĩ quan trung thành với Diệm về phía chúng ta bằng các cách tiếp cận trực tiếp do MACV hoặc CAS thực hiện.

     (c)   Chúng ta nên khuyến khích nhóm đảo chính ngăn chặn  nguồn tiếp tế của các lực lượng trung thành.
     (d)   Chúng ta nên tận dụng mọi thiết bị của Hoa Kỳ có sẵn tại Việt Nam để hỗ trợ nhóm đảo chính.

     (e)   Nếu cần, chúng ta nên điều động lực lượng chiến đấu của Hoa Kỳ nhằm hỗ trợ nhóm đảo chính để đạt được chiến thắng-we should bring in U.S. combat forces to assist the coup group to achieve victory."[4] 
 
Với nhận xét  ghi trên sách báo tiếng Việt  rằng:  "Âm mưu thỏa hiệp với chính quyền Cộng Sản Hà Nội của chế độ Diệm là một trong những động cơ quan trọng, là động cơ thách đố nhất,  thúc đẩy quân đội cùng với toàn dân đứng lên làm cuộc cách mạng 1-11-63  để ngăn chặn..." Theo tài liệu  của phía Mỹ ghi trên về việc  các tướng làm đảo chánh yêu cầu "  Mỹ đảm bảo nơi trú ẩn an toàn cùng với gia đình họ trong trường hợp các Tướng thất bại",  phải chăng yêu cầu này  không  được coi là  " động cơ quan trọng " lệ thuộc vào Mỹ để làm cuộc đảo chánh?  Và phải chăng  việc Ông Nhu muốn giảm cố vấn Mỹ tại Việt Nam-Vì sự lệ thuộc vào Mỹ tạo lợi thế cho Cộng sản tuyên truyền" cũng là động cơ quan trọng của cuộc đảo chánh? (Theo tài liệu của CIA trên bài viết trước [5] ). Xin nhường bạn đọc đưa ra nhận xét và phê bình, bài viết sau là phản ứng của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ tóm lược theo National Security Files về " giải pháp hòa giải Bắc - Nam"  Việt Nam 1963. (Còn tiếp)
Đào Văn

Nguồn:
[1]- Vietmessenger, Hoành Linh Đỗ Mậu: Việt Nam Mau lửa Quê Hương Tôi

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
23/04/202415:32:00
Hôm qua, 22 tháng 4 là Ngày Trái Đất, khởi nguồn từ 1970 nhằm hỗ trợ bảo vệ môi trường, bảo vệ tự nhiên.
22/04/202417:22:00
Trump được bàn dân thiên hạ đặt cho một biệt danh là vua nói dối (Lying King). Theo Washington Post, tổng số tuyên bố sai trái hoặc gây hiểu lầm của Trump là 30,573 trong 4 năm làm tổng thống. Trump còn một khuyết điểm nghiêm trọng hơn nữa là việc làm không đi đôi với lời nói. Chỉ còn hơn sáu tháng nữa là đến ngày bầu cử tổng thống Hoa Kỳ. Đây là lúc kiểm điểm lại một số sự kiện đã và đang xảy ra trong vài năm qua liên quan cựu Tổng Thống Donald Trump và sẽ là một ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng Hòa vào tháng 11 sắp tới. Bài báo này sẽ khá dài vì Trump có nhiều khuyết điểm mà độc giả cử tri cần phải biết và có thể sẽ không có phần tham khảo vì tôi đã phải tham chiếu vài chục tài liệu hoặc là tôi sẽ chỉ liệt kê khoảng 10 tài liệu quan trọng nhất. Xin độc giả thông cảm.
21/04/202417:38:00
Lời Giới Thiệu: Ủy Ban Sông Mekong Việt Nam thông báo sẽ tổ chức một cuộc họp tham vấn vào ngày 23/04/2024 tại thành phố Cần Thơ về Dự án Kênh đào Funan Techo. Việt Ecology Foundation xin giới thiệu một bài viết của BS Ngô Thế Vinh về Dự án đang gây nhiều tranh cãi này. Ông là người từ rất sớm gióng lên tiếng chuông cảnh báo về hiểm họa của các đập thủy điện thượng nguồn sông Mekong, đã viết nhiều bài khảo luận và là tác giả hai cuốn sách Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng (2000) và Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch (2007). Ông cũng được biết tới như một nhà hoạt động môi sinh bền bỉ từ ngót 30 năm nay, với mối quan tâm bảo vệ hệ sinh thái sông Mekong và ĐBSCL.
14/04/202417:09:00
Có một bạn trẻ, trí thức, mặt mũi sáng sủa mộ đạo tới hỏi một thiền sư như thế này: Thưa thầy, con đọc kinh điển thấy Đức Phật nói, “Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành” như vậy chúng sinh có thể tu thành Phật. Con rất muốn tu thành Phật. Xin thầy chỉ cho làm thế nào để thành Phật?
12/04/202400:00:00
Còn khoảng bảy tháng nữa sẽ đến ngày thực sự bầu phiếu vào đầu tháng 11. Thời gian không dài lắm nhưng đủ để sóng gió thăng trầm. Nếu bạn đọc tò mò hỏi tôi, ai sẽ là người chiến thắng? Tôi chưa có câu trả lời dứt khoát, nhưng tôi sẽ lý luận với các bạn và dựa lên câu trả lời của câu hỏi then chốt: Đa số người Mỹ hoặc sống ở mỹ đi bầu phiếu, có phải là những kẻ ngây thơ? Ông Biden và ông Trump, cả hai đều có ưu và khuyết điểm, có kẻ khôn theo phò và có kẻ khờ hùa theo. Nhưng điểm then chốt mà bạn đọc muốn biết, hơn cả ai sẽ thắng, đó là, bạn là người khôn hay kẻ khờ, dù là bạn bỏ phiếu cho ai? Có khi nào bạn tự hỏi, mình khôn hay khờ khi sử dụng lá phiếu? Sự khôn hay khờ này không mắc mớ đến bằng cấp, giàu nghèo, màu da, địa vị, vân vân, mà chỉ mắc mớ đến khả năng lý luận và phẩm chất đạo lý, không phải đạo đức, mà bạn đang có
12/04/202400:00:00
Sức mạnh răn đe hạt nhân là thứ hữu dụng – ít nhất là cho đến nay. Muốn hiểu rõ hơn, chỉ cần nhìn vào cuộc chiến ở Ukraine. Hoa Kỳ và Châu Âu trang bị vũ khí cho các đồng minh nhưng không dám triển khai quân đội đối đầu trực tiếp với Nga. Tương tự, Nga cũng không có gan gây hấn trực tiếp với các quốc gia phương Tây. Nỗi sợ hãi và kiêng dè lẫn nhau khiến các cường quốc hạt nhân không công khai gây chiến trực tiếp; như đã từng ngăn Chiến Tranh Lạnh trở nên nảy lửa, dù đã có rất nhiều xung đột gián tiếp nổ ra. Răn đe hạt nhân cũng giúp hạn chế số lượng quốc gia phát triển và sở hữu vũ khí hạt nhân – hiện nay chỉ có 9 quốc gia trên thế giới có vũ khí hạt nhân, và số quốc gia có có khả năng phát triển các loại vũ khí hủy diệt này còn ít hơn thế.
10/04/202407:58:00
Cha và mẹ của học sinh 15 tuổi ở Michigan đã bị tòa tuyên án từ 10 tới 15 năm tù vì tội đã mua súng cho con trai và cậu bé này đã dùng nó để thảm sát bốn học sinh tại Oxford High School. Còn cậu bé bị án tù chung thân không ân xá. Công tố viên đã buộc tội cặp vợ chồng này đã không để súng tại một nơi có khóa an toàn và không có hành động ngăn cản khi có biểu hiện con mình sẽ có hành động điên cuồng...
05/04/202400:00:00
Trái với những lời đàm tiếu hay tiếng cười khẩy trước hình ảnh thất thểu của ông thạc sĩ triết học khi từ chủ tịch… chuyển sang cựu chủ tịch, tôi lại hình dung ra cả một tương lai học thuật huy hoàng. Được làm vua, thua làm nhà nghiên cứu, nếu mất một Chủ tịch Võ Văn Thưởng chán phèo mà được một triết gia họ Võ với tầm cỡ thế giới thì, xét ra, nước nhà cũng có phần khá hơn, không có miếng cũng có tiếng. Nhìn lại lịch sử theo hướng này thì có ông Trần Văn Giàu nhưng so ra thì thạc sĩ cựu chủ tịch phải hơn. Một thời là Bí thư Xứ ủy, toàn quyền sinh sát ở cõi Nam kỳ, oai phong, hiển hách; đùng một cái ông Giàu bị điều ra Bắc làm con cá nằm trên thớt, lẻ loi, bất lực, chỉ biết lao đầu vào việc nghiên cứu để cuối cùng trở thành… sử gia
04/04/202411:21:00
Chúng ta đang chứng kiến những nghịch cảnh “đấu thầu dân chủ” trong cuộc sống Bầu Cử Tổng Thống 2024 vốn chỉ dựa theo thủ đoạn tuyên truyền, quảng cáo mị dân, mà xa lìa những nguyên tắc điều hành tổ chức chính trị, hay danh dự và trách nhiệm lãnh đạo của những người ứng cử viên trong đảng phái chính trị đã được ghi nhận từ Hiến Pháp Hoa Kỳ...
27/03/202413:35:00
Đất nước đang nằm trong sự định đoạt của những nhà cai trị mà, trên lý thuyết, phải thực sự vô thần. Nhưng trên thực tế, như có thể thấy qua nhiều thông tin gián tiếp, họ lại phó thác gần hết sự quyết định trong tay đám thầy bói, thầy địa lý hay thầy cúng. Giới cai trị “vô thần” đang mê tín hơn bao giờ hết và sự thể cũng chẳng có gì là lạ bởi, dù là vô thần, bản chất thực sự của họ là mê tín. Họ mê tín trước lãnh tụ. Họ mê tín trước giáo điều. Và khi những thứ này hết thiêng mà phải vẫy vùng giữa cái “thị trường quyền lực” đầy bất an, họ phải bám víu vào đám “thầy” sực nức mùi nhang đèn. Trên thì bất an với chuyện quyền lực xuống, lên. Dưới thì nhân dân phải sống trong một môi trường bất trắc -- từ chuyện mưu sinh đến việc ăn học hay bệnh tật của con cái đến sự thiếu an toàn của xã hội v.v. – nên thị trường tâm linh mới sinh sôi mạnh mẽ cùng sự hình thành của những “nhóm lợi ích” tín ngưỡng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.