Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet
“Đây là quan điểm của người viết, không nhất thiết là quan điểm của Việt Báo.”

Cờ Vàng Trong Xã Hội Đa Văn Hóa Tại Úc và Vụ Nhóm Du Học Sinh Xúc Phạm Lá Cờ

01/06/202109:49:00(Xem: 2727)

Trên trang của Viện Bảo Tàng Quốc Gia Úc (The National Museum of Australia) có bài viết “Chấm dứt chính sách nước Úc của người da trắng” (End of the White Australia policy), với bức hình lá cờ Việt Nam Cộng Hòa bên cạnh lá cờ các quốc gia khác, và Thủ tướng Úc Harold Gorden, bên cạnh ông Nguyễn Văn Thiệu, ông Nguyễn Cao Kỳ và lãnh đạo các quốc gia khác trong Tổ chức Liên phòng Đông Nam Á (SEATO). (https://www.nma.gov.au/defining-moments/resources/end-of-white-australia-policy)

Tại sao bức hình với lá cờ Vàng được lấy làm biểu tượng cho việc chấm dứt chủ nghĩa phân biệt chủng tộc tại Úc?

Tại sao việc xúc phạm lá cờ Vàng cần được hiểu đến nơi đến chốn?

Chúng ta có gì để học hỏi từ chủ nghĩa đa văn hóa tại Úc (Multiculturalism)?

Xin được ngắn gọn giải thích các câu hỏi nói trên trong bài viết dưới đây.

 

Hình thành chủ nghĩa quốc gia Úc

Cuối thế kỷ thứ 19, người Úc bắt đầu bàn luận để hình thành một chủ nghĩa quốc gia, vừa ôn hòa đấu tranh giành độc lập từ nước Anh, vừa xây dựng một nước Úc độc lập và thịnh vượng.

Lúc ấy, lên đến 90% dân số Úc là người da trắng, có nguồn gốc từ hai sắc tộc Anh và Ái Nhĩ Lan, đều nói tiếng Anh, theo Thiên Chúa Giáo và cùng gốc văn hóa Anglo Saxon.

Dân số khi ấy chỉ trên 3 triệu người, nên người Úc da trắng lo sợ là người Á Châu sẽ di cư cướp công ăn việc làm và xóa bỏ văn hóa và tôn giáo của họ.

Vì thế, ngay khi được Anh Quốc trao trả độc lập, năm 1901 Chính phủ Úc đã ban hành các Đạo luật xác định nước Úc của người da trắng.

Chủ nghĩa quốc gia nước Úc thuộc người da trắng là một chủ nghĩa phân biệt chủng tộc vì những người Úc thuộc các sắc dân Á châu và hải đảo Thái Bình Dương đang sống tại Úc bị đối xử khác biệt với người Úc da trắng, và có trên 250 bộ tộc thổ dân không được xem là công dân Úc, không được đối xử bình đẳng hay được đi bầu.

 

Chính sách di dân và đồng hóa

Sau thế chiến thứ 2 Chính phủ Úc thay đổi cách suy nghĩ, với một dân số chỉ trên 7 triệu nếu bị quốc gia khác xâm lăng người Úc khó có thể bảo vệ và muốn đất nước phát triển cần phải có di dân.

Chính phủ Úc thay đổi chính sách di trú bắt đầu nhận di dân từ các quốc gia Âu châu, đồng thời đề ra chính sách đồng hóa và chính sách hội nhập, buộc di dân phải chấp nhận Anh ngữ là ngôn ngữ sinh hoạt và chấp nhận văn hóa của người Úc da trắng.

Nhiều di dân từ các quốc gia Âu châu không cảm thấy nước Úc là “ngôi nhà” để họ định cư nên về lại Âu Châu và hậu quả người từ Âu châu không còn muốn di dân đến Úc.

 

Kết thúc chủ nghĩa nước Úc của người da trắng

Sau Thế Chiến thứ 2, Trung Hoa lục địa, rồi Bắc Hàn và Bắc Việt lọt vào tay cộng sản, du kích quân cộng sản nổi dậy khắp các quốc gia Đông Nam Châu Á (Thái Lan, Malaysia, Indonesia).

Chính phủ Úc tin rằng phải tích cực ngăn chặn được sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản tại Á châu nên thay đổi chính sách quốc phòng gia nhập Tổ chức Liên phòng Đông Nam Á (SEATO), xem Úc như một quốc gia có lợi ích gắn liền với Châu Á.

Chính phủ Úc gởi 60,000 binh sĩ Úc tham chiến tại miền Nam Việt Nam, với 521 binh sĩ hy sinh và chừng 3,000 binh sĩ bị thương.

Như vậy, lá cờ Vàng ba sọc đỏ không chỉ là di sản của người miền Nam Việt Nam, mà còn là di sản là một phần của lịch sử nước Úc nên mới được Viện Bảo tàng Quốc Gia Úc chính thức ghi nhận.

 

Chủ nghĩa đa văn hóa (Multiculturalism)

Khi chủ nghĩa quốc gia nước Úc của người da trắng chấm dứt thì cần có một hệ tư tưởng mới làm nền tảng xây dựng văn hóa, giáo dục, xã hội, kinh tế, chính trị và nhất là luật pháp cho nước Úc.

Chính phủ Úc từng bước xây dựng chủ nghĩa đa văn hóa nhìn nhận mọi công dân Úc bình đẳng về quyền và trách nhiệm, nên công nhận mọi tư tưởng, cách sống, văn hóa của từng cá nhân.

Nhưng đồng thời mỗi cá nhân phải chấp nhận và tôn trọng văn hóa của các thành viên khác trong xã hội và sinh hoạt trong phạm vi mà luật pháp Úc cho phép.

Mỗi cá nhân lại thuộc về một hay nhiều văn hóa khác nhau, như một người có thể thuộc về một nhóm văn hóa sắc tộc và đồng thời thuộc về nhóm văn hóa của người đồng tính, hay trẻ em có cha mẹ thuộc hai sắc tộc có thể được ảnh hưởng bởi 2 nền văn hóa khác nhau.

Cùng một sắc tộc lại có nhiều nhóm văn hóa khác nhau như người Việt tới Úc từ miền Nam hay miền Bắc, hay người thổ dân có đến hơn 200 văn hóa bộ tộc khác nhau.

Nói cách khác trong xã hội đa văn hóa mỗi người mỗi khác, nên một người muốn được người khác tôn trọng và được xã hội tôn trọng, thì họ phải tôn trọng sự khác biệt của người khác và của xã hội.

Ngày nay Chủ nghĩa đa văn hóa đã trở thành chủ nghĩa quốc gia cho nước Úc, nhưng đương nhiên vẫn còn những điều chưa được hoàn mỹ cần tiếp tục tìm ra những giải pháp cụ thể và tránh bị tái diễn như trường hợp của nhóm học sinh xúc phạm cờ Vàng trong ngày 30/4/2021 vừa qua.

 

Cộng đồng Người Việt tự do tại Úc

Sau khi chủ nghĩa nước Úc của người da trắng bị bãi bỏ, người Đông Timor, người Lebanon và người Việt là 3 nhóm tị nạn đầu tiên được nhận đến Úc định cư, khi ấy chủ nghĩa đa văn hóa còn rất sơ khai.

Người Việt tị nạn đã nhanh chóng thích ứng với chủ nghĩa đa văn hóa, lập hội đoàn sinh hoạt, tổ chức hội chợ Tết, xây Chùa, lập Trung tâm sinh hoạt Công giáo, Hội Thánh Tin Lành, mở trường dạy tiếng Việt, tổ chức tết Trung Thu, mở khu vực buôn bán và tổ chức biểu tình biểu lộ chính kiến.

Các sinh hoạt về văn hóa, giáo dục, thương mãi và chính trị của người Việt tị nạn nói trên đều không được cho phép trong giai đoạn chủ nghĩa nước Úc của người da trắng còn tồn tại.

Đặc biệt, người Việt tị nạn luôn tìm mọi cách để vinh danh lá cờ Vàng, nên đến nay đã có tới 10 thành phố và hầu như tất cả các chính trị gia Úc công nhận cờ Vàng vừa là di sản và vừa là biểu tượng của người Việt tự do.

Người Việt tị nạn xem nước Úc như một miền đất mới nên sẵn sàng nhận bất cứ công việc, từ làm ở nông trại đến các hãng xưởng, nhiều người đi học lại, nhanh chóng mua nhà hay mở doanh nghiệp.

Sự thành công của người Việt tị nạn đã thúc đẩy các Chính Phủ Úc sau này hoàn chỉnh các chính sách đa văn hóa, xây dựng thành công một nước Úc với trên 200 bộ tộc thổ dân và cả trăm cộng động sắc tộc từ khắp nơi trên thế giới đến định cư.

Ba bài viết dưới đây về Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Úc xin gởi đến bạn đọc:

https://www.bbc.com/vietnamese/forum-51489281

https://www.bbc.com/vietnamese/forum-51585546

https://www.bbc.com/vietnamese/forum-51694763

 

Vụ xúc phạm cờ Vàng

Ngày 30/4 được người Việt tị nạn xem là ngày Quốc Hận, ý nghĩa ở đây không phải là hận thù mà là hận chính mình đã không làm tròn trách nhiệm để quê nhà lọt vào tay cộng sản nên phải bỏ nước ra đi.

Hận như thế không mang bản chất bạo động như tổ chức tấn công tòa Đại Sứ cộng sản hay tấn công những du học sinh.

Nhưng ngày 30/4 năm nay một nhóm học sinh từ Việt Nam sang đã xúc phạm lá cờ Vàng, với những hành vi và lời lẽ đầy bạo động, đe dọa và hận thù làm dấy lên tranh luận từ nhiều phía.

Ngay khi nhận được thông tin về hành vi phạm pháp của nhóm học sinh, Cộng Đồng đã viết thư và gởi video đến trường Trung Học Marrickville.

Nhà trường đã thấy rõ mức độ nghiêm trọng nên đã đình chỉ việc học và quyết định đuổi nhóm học sinh này, cũng như đã chuyển cho cảnh sát điều tra.

Trong phạm vi luật lệ hiện hành, cảnh sát đang truy tố tội hủy hoại tài sản cộng đồng và tiến hành điều tra xem đây là hành động của cá nhân hay có tổ chức hoặc chính quyền đứng đằng sau thu xếp hay xúi dục.

Cộng Đồng còn xét thấy nhóm học sinh vi phạm chính sách đa văn hóa Úc nên có bổn phận phải làm rõ vấn đề, tránh những hành vi phạm pháp tiếp tục xảy ra gây thiệt hại cho nước Úc.

Bởi thế Cộng Đồng mới làm việc với chính giới Úc, đích thân ông David Elliott Bộ Trưởng Cảnh Sát tiểu bang New South Wales đã điều động đơn vị Chống Khủng Bố và Hận Thù mở cuộc điều tra và hồ sơ đã được chuyển sang Bộ Nội Vụ để thẩm vấn và điều tra các đối tượng.

Cộng Đồng cho biết đã vận động được trên 16,000 chữ ký, vào ngày thứ ba 24/5/2021 đã chính thức gửi văn thư đến Tổng Trưởng Di Trú Alex Hawke để yêu cầu xem xét hủy visa của nhóm học sinh.

Nói một cách dễ hiểu, một người đến nhà bạn ở tạm, nhưng lại vừa phá hoại vừa xúc phạm đến giá trị di sản của gia đình bạn, việc đuổi người này là việc không có gì phải bàn cãi, nhưng nước Úc có luật pháp nên ngay cả đuổi người thuê nhà cũng phải đuổi cho đúng với luật pháp.

Còn một rừng thông tin và tranh cãi trên các mạng xã hội, thì vừa biểu hiện phong cách “đa văn hóa” lại vừa nói lên sự quan tâm của dư luận đối với sự kiện xúc phạm lá cờ Vàng.

 

Việt Nam một xã hội đa văn hóa…

Trước năm 1945, sự khác biệt về văn hóa và chính trị giữa 3 miền Bắc, Trung và Nam đã rất lớn, chưa kể có trên 50 các sắc tộc thiểu số với đặc thù văn hóa rất khác biệt.

Trong thời Việt Nam Cộng Hòa sự khác biệt về văn hóa và chính trị cũng đã được tôi trình bày qua bài viết “Chủ nghĩa nào đã làm Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ năm 1975?”.

Chủ nghĩa nào làm Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ? - BBC News Tiếng Việt

blank

Chủ nghĩa nào làm Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ? - BBC News Tiếng Việt

Ý kiến nói VNCH thiếu chủ nghĩa quốc gia nên bị chủ nghĩa tự do phá hoại, như TV quân đội Mỹ ở Sài Gòn chiếu hì...

Cho đến 30/4/1975, miền Bắc theo chủ nghĩa cộng sản còn miền Nam theo chủ nghĩa tự do, và di sản đó cho đến nay vẫn để lại sự khác biệt giữa Bắc và Nam rõ rệt.

Hai thành phố Sài Gòn lẫn Hà Nội đều tiếp nhận những đợt di dân nên nhìn chung cả hai đều là những thành phố đa văn hóa.

Nhưng văn hóa ở Sài Gòn rất khác với văn hóa ở Hà Nội và văn hóa các vùng miền trên đất nước Việt Nam, nên nhìn chung xã hội Việt Nam cũng là một xã hội đa văn hóa.

Trong khi ấy thì hệ thống chính trị vẫn đơn nguyên (nghĩ một chiều) và độc đảng nên càng ngày khoảng cách giữa đảng Cộng sản và người dân càng xa cách.

Thể chế từ chính trị đến pháp luật tại Việt Nam vẫn khô cứng, bảo thủ và giới lãnh đạo tìm mọi mưu mô né tránh cải cách chân thực nên bộ máy càng ngày càng lỗi thời trước sức tiến của xã hội ngày một đa dạng.

 

Già rồi vẫn nghèo…

Ngày nay chủ nghĩa đa văn hóa đã trở thành nền tảng tư tưởng được nhiều quốc gia trên thế giới, như Úc, Canada, New Zealand, Singapore, Đài Loan, Anh,... giúp các quốc gia này vừa xây dựng một xã hội khoan dung và đoàn kết, vừa để thu hút người trẻ di dân.

Trong khi ấy do những chính sách lạc hậu tại Việt Nam, những làn sóng người Việt không ngừng bỏ nước ra đi tìm đến những xứ sở tự do, nơi mà mọi người được đối xử bình đẳng và được tôn trọng.

Ở mỗi miền đất mới người Việt lại học hỏi để thích ứng với văn hóa ở xứ người, nên có thể thấy người Việt ở Úc suy nghĩ và cách sống rất khác với người Việt ở Việt Nam, và khác với người Việt ở các xứ sở khác trên thế giới.

Việt Nam hiện đang đối đầu với nạn “chưa giàu đã già”, nói đúng hơn là “già rồi vẫn nghèo”, vì người già càng ngày càng đông trong khi người trẻ, kể cả những người là con em của đảng viên đảng cộng sản, rất muốn bỏ nước ra đi.

Nếu nhà cầm quyền Việt Nam không chịu nhìn nhận xã hội đa văn hóa thì đừng nói đến việc người trẻ ở hải ngoại trở về, mà phải nghĩ đến việc người trẻ bằng mọi giá sẽ tiếp tục bỏ nước ra đi.

 

Bài học từ nước Úc

Nước Úc đã thành công trong việc chuyển đổi từ chủ nghĩa quốc gia phân biệt chủng tộc nước Úc của người da trắng sang chủ nghĩa quốc gia đa văn hóa (Multiculturalism) là một bài học cho người Việt tìm hiểu và học hỏi.

Chấp nhận chủ nghĩa đa văn hóa là chấp nhận nối kết mọi tư tưởng, tình cảm, truyền thống, ước mong, ý hướng trong tâm trí của mọi người Việt từ khắp nơi trên thế giới, còn quan tâm đến vận mệnh quốc gia và dân tộc Việt Nam.

Nguyễn Quang Duy

Melbourne, Úc Đại Lợi

1/6/2021

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
27/08/202422:37:00
TNS Tim Kaine (Dân Chủ), 66 tuổi, được bầu vào Thượng Viện Hoa Kỳ lần đầu tiên vào năm 2012 sau khi đánh bại cựu TNS George Allen (Cộng Hòa) với 6 điểm và đã thắng Correy Stewart (Cộng Hòa) trong nhiệm kỳ 2 vào 2018 sau khi đánh bại đối thủ với 16 điểm. Ông hiện đang tranh cử nhiệm kỳ thứ 3 chống lại đối thủ Cộng Hòa là ông Hùng Cao, 52 tuổi, một người Mỹ gốc Việt và là cựu đại tá Hải Quân Hoa Kỳ.
23/08/202400:00:00
“Quốc tang” với roi vọt “Hồng vệ binh” để kiếm thêm nước mắt trang trí khiến tôi hình dung đất nước dị thường của chúng ta như một… tang quốc, với những tang chế rất cao nhưng lại rất thấp trong ý nghĩa nhân bản phải có là hướng về sự sống, như là một phần của đời sống. Ý tưởng này đã nhem nhúm khi tôi, gần như cùng một lúc, thọ tang rồi lại mãn tang mẹ. Mẹ qua đời giữa đỉnh điểm của đại dịch nên tôi cùng hai người chị sống ở nước ngoài phải đợi mất hai năm mới có thể trở về quàng lên đầu vành khăn thương khó. Đứng trước di ảnh mẹ sau làn khói nhang nghi ngút, chúng tôi tuần tự tiến hành những nghi thức theo tín ngưỡng thờ cúng ông bà. Chúng tôi quàng khăn tang lên đầu rồi lại tháo ra ôm vào ngực. Chúng tôi hòa bàn thờ riêng của mẹ vào bàn thờ chung của tổ tiên. Rồi chúng tôi mang những vành khăn ấy ra vườn để hóa thân bằng lửa.
23/08/202400:00:00
Cảm giác đầu tiên khi bước chân vào tiệm Coffee Factory tại Quận Cam, tiểu bang California, Hoa Kỳ, đến từ hình ảnh tờ báo giấy trên chiếc bàn nhỏ phía dưới quầy nước, một vị trí dễ thấy. Cảm giác ấy thân thuộc như thuở còn nằm nôi, được nghe lời mẹ ru êm theo tiếng võng đưa kẽo kẹt giữa trưa hè nóng bức.
22/08/202408:49:00
Nói sơ tâm, là nói về tâm của người mới học, tâm đơn sơ, tâm như hài nhi trẻ nhỏ, tâm rất mực hồn nhiên, chưa có chút gì là chữ nghĩa dày đặc, không chút gì là kiến thức uyên bác. Ngắn gọn, tận cùng của người sống với “sơ tâm” là sống với “tâm không biết,” bởi vì, hễ “có biết” là có quá khứ, có mài giũa, có lộ trình nhân quả, không còn là tâm nguyên sơ, tâm bản nhiên. Cốt tủy Thiền Tông là sống với sơ tâm.
16/08/202400:00:00
Con đường mà những công dân Mỹ trở thành phó tổng thống khác với cái “quy trình” ở đó những nhà hào phú nhưng xưng danh“cộng sản” trên đất nước chúng ta trở thành phó chủ tịch hay phó bí thư, phó giám đốc như thế nào? Thực ra thì nhân vật số hai của nước Mỹ chẳng có trách vụ cụ thể nào mà cũng chẳng phải là nhân vật thiết yếu trừ những trường hợp bất thường, khẩn cấp. Nước Mỹ cần nhân vật này khi Thượng Viện lâm cảnh bế tắc với số phiếu lưỡng đảng cân bằng 50-50. [1] Và nước Mỹ còn cần hơn nữa khi tổng thống bị phế truất hay bất ngờ qua đời do tai nạn, bệnh tật hay bị ám sát chẳng hạn. Chẳng ai có thể đoan chắc việc gì sẽ xảy ra nên xác suất quốc hội bị treo hay nguy cơ tổng thống đột nhiên “chuyển sang từ trần” hoàn toàn không phải là zero nên những nhà lập quốc Mỹ mới nghĩ đến chức vụ này.
14/08/202407:32:00
Bài viết này trước tiên, sẽ phân tích về Văn, Tư, Tu – tức là, nghe kinh hay đọc kinh, suy nghĩ tư duy về pháp, và tu tập để giải thoát. Cuối bài sẽ dịch Kinh Snp 3.12 (Trong Kinh Tập, Tiểu Bộ) để đối chiếu nhiều cách an tâm. Đọc kỹ Kinh này, nhiều người có thể bất ngờ vì thấy Kinh này không khác Thiền Tông, không khác bài Tín Tâm Minh của Tổ Tăng Xán, vị tổ thứ ba của Thiền Tông Trung Hoa.
09/08/202400:00:00
Thời gian gần đây, Donald Trump đang cố gắng né tránh phủ nhận sự liên hệ của Trump và Vance với Dự án 2025 (Project 2025), một dự án của Tổ chức Heritage Foundation nhằm tái cấu trúc chính phủ liên bang nếu Trump quay trở lại Bạch Ốc. Vào đầu tháng 7, cựu Tổng thống từng tuyên bố: “Tôi không biết ai là người đứng sau dự án đó.” Dự án 2025 (Project 2025) được lập ra với mục tiêu xóa sổ “nhà nước ngầm” bằng cách sa thải hàng chục ngàn công chức liên bang hiện tại và thay thế bằng những người trung thành với Trump, cấm phá thai gay gắt và giải tán Bộ Giáo Dục.
09/08/202400:00:00
Ngày thi đấu đầu tiên tại Thế vận hội 2024 chưa kết thúc thì ngành truyền tin và trên mạng đã nổi sóng vì một hoạt cảnh mang tên “ Festivité” (Lễ hội) trong lễ khai mạc, do các nghệ sĩ LGBTQ+ biểu diễn, đã bị một số các nhà thần học công giáo La mã, và vài chính trị gia như cựu tổng thống Donald Trump chỉ trích gay gắt. Họ coi cảnh tượng này là sự giễu nhại bức tranh "Bữa tối cuối cùng" của Leonardo Da Vinci và một sự báng bổ Kitô giáo.
06/08/202415:21:00
Lời tác giả: Olympic Paris đang diễn ra sau một lễ khai mạc độc đáo, chưa từng có và đầy ý nghĩa nhưng lại khiến nhiều người Việt tranh cãi bắng nhắng trên mạng xã hội. Sự thể khiến làm tôi nhớ lại cảm giác bực bội và, có thể nói, là phẫn nộ của mình khi chứng kiến báo chí Việt Nam, trong và ngoài nước, bày tỏ cảm giác “thán phục” trước lễ khai mạc Olympic Bắc Kinh 2008. Bài viết dưới đây được viết ra trong tâm trạng đó, đã đăng trên hai trang talawas và Tiền vệ, sau như in lại trong cuốn Ngôn ngữ và quyền lực (Người Việt Books, 2016), nay tôi đăng lại bài viết xưa nhưng có thể chưa hề cũ.
04/08/202407:31:00
Thỉnh thoảng chúng ta nghe rằng bạn này tu theo Thiền Chỉ, và rồi nghe rằng bạn kia tu theo Thiền Quán. Và rồi có bạn nói như dường hai pháp này dị biệt nhau, khi bạn này nói rằng Thiền Chỉ là cách vào Tứ Thiền, trong khi Thiền Quán là theo Tứ Niệm Xứ. Bất chợt, có bạn chợt nhớ lời khuyên quân bình từ Trần Thánh Tông rằng “Dụng của chân tâm, tỉnh tỉnh lặng lặng” và từ Vĩnh Gia Huyền Giác rằng “Tỉnh tỉnh lặng lặng phải…” Bài này sẽ ghi lời Đức Phật dạy rằng quân bình là ưu thắng nhất.