Hôm nay,  
“Đây là quan điểm của người viết, không nhất thiết là quan điểm của Việt Báo.”

Xung Đột Mỹ-Bắc Hàn Về Vũ Khí Nguyên Tử

30/05/202109:04:00(Xem: 1327)
Bắc Hàn ký Thỏa Thuận Khung tháo bỏ cơ sở hạt nhân (1994)
Chính quyền Bush cáo buộc Bắc Hàn bí mật  làm giàu chất uranium vi phạm Thỏa Thuận Khung (2002)
* Trung Tâm CSIS: Bắc Hàn chưa bao giờ có ý định phi hạt nhân hóa
* Đài TV-RT Nga: Phi hạt nhân là Mỹ phải rút quân khỏi bán đảo Triều Tiên

Dao Van
Phần  tóm lược sau dựa vào  các  văn bản  từ phía Mỹ gồm  tài liệu  của  Bộ Ngoại Giao,  của UB Ngoại Giao Thượng Viện, của  Trung Tâm   Nghiên Cứu Chiến Lược CSIS Washington, và  của Viện Nghiên cứu Brooking; Về phía  nước Đức dựa theo bản văn của  viện Nghiên cứu  Chính trị  CWP, và một số bản tin của các cơ quan truyền thông  của Anh, Pháp và Nga liên quan đến chương trình hạt nhân của Bắc  Hàn từ thời chính phủ Clinton (1994) Chính phủ   Bush (2003) đến chính phủ hiện tại.
 
Bắc Hàn ký thỏa thuận tháo bỏ cơ sở hạt nhân thời TT Clinton (1994)
Vào năm 1994  hai nước Mỹ và Bắc Hàn đã ký kết  thỏa thuận nhằm tháo bỏ cơ sỏ hạt  nhân tại Bắc Hàn. Tóm lược Thỏa Thuận Khung "Agreed Framework Between the United States of America and the Democratic People's Republic of Korea"  dựa vào  bản văn  được lưu trên  Văn khố của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ:
  " Phái đoàn của Chính phủ Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (D.P.R.K.) đã hội đàm tại Geneva từ ngày 23 tháng 9 đến ngày 17 tháng 10 năm 1994, để đàm phán  giải pháp tổng thể về vấn đề hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên.

    Cả hai bên tái khẳng định tầm quan trọng của thỏa thuận nêu trong Tuyên bố  ngày 12 tháng 8 năm 1994 giữa Hoa Kỳ và D.P.R.K. và duy trì các nguyên tắc trong Tuyên bố chung ngày 11 tháng 6 năm 1993 của Hoa Kỳ và D.P.R.K.  nhằm tạo hòa bình và an ninh trên bán đảo Triều Tiên không có hạt nhân. Hoa Kỳ và D.P.R.K. quyết định thực hiện các việc  sau đây để giải quyết vấn đề hạt nhân:
  - Việc đóng các lò phản ứng của D.P.R.K. và các cơ sở liên quan sẽ được thực hiện đầy đủ trong vòng một tháng kể từ ngày thành lập  văn bản này. Trong khoảng thời gian một tháng này, và trong suốt thời gian đóng cửa, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) sẽ được phép giám sát việc đóng cửa này, và phía D.P.R.K. sẽ thực hiện sự hợp tác đầy đủ với IAEA cho mục đích này- the International Atomic Energy Agency (IAEA) will be allowed to monitor this freeze, and the D.P.R.K. will provide full cooperation to the IAEA for this purpose.
- Việc tháo dỡ các lò phản ứng  của D.P.R.K. và các cơ sở liên quan sẽ được hoàn tất khi dự án LWR hoàn thành-Dismantlement of the D.P.R.K.'s graphite-moderated reactors and related facilities will be completed when the LWR project is completed..
- Hoa Kỳ và D.P.R.K. sẽ hợp tác trong việc tìm ra phương pháp lưu trữ an toàn nhiên liệu đã qua sử dụng từ lò phản ứng thử nghiệm 5 MW (e) trong quá trình xây dựng dự án LWR và thải bỏ nhiên liệu theo cách an toàn không liên quan đến việc tái chế ..." 
[1]
 
* Cách đối phó với Bắc Hàn  thời  TT  Bush
 Theo Viện Nghiên Cứu Brookings của Mỹ:" Bắc Hàn hay Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (CHDCND Triều Tiên), như tên gọi chính thức của nó  là một ví dụ điển hình về điều mà Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush đã gọi đó là “ngã tư của chủ nghĩa cấp tiến và công nghệ”. Nó có thể được mô tả là nhà nước Stalin cuối cùng còn tồn tại từ thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Và điều  này được coi như là cuộc  đối đầu của  cuộc Chiến tranh Lạnh vẫn tồn tại giữa Bắc Hàn và một số nước láng giềng. Trong môi trường này, dưới thời chủ tịch sáng lập của Bắc Hàn, Kim Nhật Thành, đã  xây dựng cơ sở hạ tầng cho chương trình vũ khí hạt nhân. Hầu hết các cơ sở được xây dựng tại Yongbyon, khỏang cách 60 dặm  về hướng Bắc của thủ đô Bình Nhưỡng.

  Chương trình đó đã dẫn đến cuộc khủng hoảng hạt nhân Mỹ-Triều đầu tiên vào đầu những năm 1990Năm 1994, cuộc khủng hoảng đã được xoa dịu khi chính quyền Clinton ký kết  Thỏa Thuận Khung với Bắc Hàn, một thỏa thuận nhằm  ngừng  chương trình sản xuất đủ  chất plutonium cho nhiều quả bom hạt nhân-In 1994, the crisis was defused when the Clinton administration concluded the Agreed Framework with North Korea, a deal that halted a programme which might have produced by now enough plutonium for scores of nuclear bombs.."

    "Kim Nhật Thành qua đời năm 1994 ở tuổi 82, không lâu sau khi kết thúc Thỏa Thuận Khung với chính quyền Clinton. Con trai của ông, Kim Jong Il, người đã được Chủ tịch Kim chuẩn bị cho công việc lên nắm quyền lãnh đạo đất nước. Ông ta  đã tiếp bước cha mình bằng cách theo đuổi  con đường thay thế cho bom hạt nhân, một dự án máy ly tâm khí có thể sản xuất uranium được làm giàu. Vào tháng 10 năm 2002, một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đại diện cho chính quyền Bush đã trình bày với các đại diện CHDCND Triều Tiên tại Bình Nhưỡng với cáo buộc rằng chính phủ của họ có một chương trình làm giàu uranium bí mật- with charges that their government had a clandestine uranium enrichment programme. Trước sự ngạc nhiên của mọi người, phía  Bắc Hàn thừa nhận rằng họ thực sự có một chương trình như vậy và họ có quyền sở hữu nó-the North Koreans acknowledged that indeed they had such a programme and that they had a right to have it. Do đó đã bắt đầu cuộc khủng hoảng hạt nhân thứ hai của Bắc Hàn.  Thus began the second North Korean nuclear crisis."
    "Đây là sự thừa nhận rằng Bắc Hàn đã vi phạm Thỏa Thuận Khung ký kết giữa Mỹ và CHDCND Triều Tiên, hiện đã không còn hiệu lực và cũng là thỏa thuận của Triều Tiên với Hàn Quốc, được ký kết hơn một thập kỷ trước, trong đó tuyên bố rằng bán đảo Triều Tiên sẽ  không có vũ khí hạt nhân-concluded over a decade ago, which declared that the Korean peninsula should be nuclear weapons-free. Kể từ tháng 10 năm 2002, Kim Jong Il đã đều đặn nâng cao mức độ của cuộc khủng hoảng từ hành động khiêu khích này đến hành động khiêu khích khác."
"Phản ứng của chính quyền Bush đối với những hành động khiêu khích này là  từ chối đàm phán trực tiếp với Bắc Hàn cho đến khi Kim Jong Il phải xác  định rõ ràng nhằm chấm dứt các hành động vi phạm các thỏa thuận trong quá khứ- refusing to enter into direct talks with North Korea until Kim Jong Il has verifiably terminated the actions that constituted a flagrant violation of past agreements. Và  rằng chế độ Kim Jong Il đã thành công trong việc tống tiền các chính quyền trước đây của Hoa Kỳ thông qua hành vi xấu- the Kim Jong Il regime had succeeded in blackmailing previous US administrations through bad behavior. Chính quyền quyết tâm phá vỡ vòng luẩn quẩn đó, cho dù với cái giá phải trả là chương trình vũ khí hạt nhân của Bắc Hàn sẽ vẫn tiếp tục. The administration is determined to break that cycle, even at the cost of allowing North Korea’s nuclear weapons programme to continue."[2]
 
* Nhận xét của Viện Nghiên cứu Chiến lược SWP Đức quốc
Theo  nhận xét của Viện Nghiên Cứu SWP nước Đức: " Ngay cả sau cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Nguyên thủ Bắc Hàn Kim Jong Un tại Singapore vào ngày 12/6/2018, cuộc khủng hoảng xung quanh chương trình hạt nhân và vũ khí hủy diệt hàng loạt của Bắc Hàn vẫn là một trong những cuộc khủng hoảng phức tạp và nguy hiểm nhất trên thế giới.  Xung đột tập trung vào mối quan hệ căng thẳng chưa được giải quyết giữa Bắc Hàn  và Mỹ, và đặc biệt là vấn đề sở hữu vũ khí hạt nhân. Ngoài ra bên cạnh vấn đề này là các xung đột khác  liên hệ đến  lợi ích giữa Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Nga, Hàn Quốc và Mỹ. Ngoài ra, bên trong những xung đột này, chính sách an ninh, chính sách nhân quyền và chính sách kinh tế có tác động rất lớn đến nhau.
     Đối với Đức và châu Âu, tìm ra một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột - hoặc ít nhất là ngăn chặn leo thang quân sự - là chìa khóa quan trọng. Châu Âu có thể và nên làm việc để đảm bảo rằng Bắc Hàn được coi là một thách thức đối với sự an ninh toàn cầu. Giải quyết một loạt các vấn đề được đặt ra dưới thuật ngữ "xung đột Bắc Hàn" theo cách tránh chiến tranh, củng cố cấu trúc trật tự toàn cầu và cải thiện tình hình của người dân ở Bắc Hàn  chỉ có thể dẫn đến thành công theo việc thực hiện từng bước một." [3]

* Cách đối phó với Bắc Hàn thời TT Trump
  Tuy nhiên đến thời  chính quyền  Trump thay đổi cách tiếp cận với  nhà cầm quyền Bắc Hàn, nhưng không đạt được kết quả mong muốn, theo  nhận định của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược  và Quốc tế  CSIS tại Hoa Thịnh Đốn: " Kim Jong Un đã cho Donald Trump một trò lừa đảo, không phải là một món quà-Kim Jong Un gave Donald Trump a trick, not a treat: Bắc Hàn đã bắn hai tên lửa tầm ngắn vào thứ Năm về phía Biển Nhật Bản. Đây là vụ thử vũ khí thứ 13 của Bắc Hàn trong năm nay, và là vụ đầu tiên kể từ nỗ lực mới nhất của chính quyền Trump nhằm khởi động lại các cuộc đàm phán với Bắc Hàn nhưng đã thất bại  trong lặng lẽ vài tuần trước- Trump administration’s latest attempt to restart negotiations with North Korea quietly failed a few weeks ago.. Cuộc đàm phán đầu tiên giữa hai bên trong tám tháng đã đổ vỡ chỉ sau 8 tiếng rưỡi ở Stockholm. Các đại biểu của Bắc Hàn  đã từ chối và Bình Nhưỡng sau đó nói rằng họ sẽ không tiếp tục các cuộc đàm phán "bệnh hoạn" với Mỹ-Pyongyang subsequently said they wouldn’t resume the “sickening” negotiations with the U.S.

   Điều này có vẻ đáng ngạc nhiên vì ông Trump đã tổ chức ba cuộc gặp với nhà độc tài Bắc Hàn và nhiều lần bày tỏ tin tưởng rằng Bắc Hàn đang mong muốn phi hạt nhân hóa. Sau hội nghị thượng đỉnh đầu tiên với ông Kim, tại Singapore vào tháng 6 năm 2018, ông Trump đã tweet: “Không còn mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên”.After his first summit with Mr. Kim, in Singapore in June 2018, Mr. Trump tweeted, “There is no longer a Nuclear Threat from North Korea.”

Trên thực tế, Bắc Hàn đang tạo ra mối đe dọa lớn hơn bao giờ hết. Nó tiếp tục mở rộng các chương trình hạt nhân và tên lửa, đồng thời thử nghiệm các tên lửa tầm ngắn tạo nguy hiểm  cho quân đội Hoa Kỳ ở Hàn Quốc và Nhật Bản  cùng với dân thường của các quốc gia này. Làm thế nào mà chính sách ngoại giao cấp cao của ông Trump với Bắc Hàn lại sai lầm như vậy?How did Mr. Trump’s high-profile diplomacy with North Korea go so wrong?

Tổng thống đã phạm phải một lỗi cơ bản trong việc thỏa thuận: Ông đã đánh giá sai người đối diện với mình. Ông cho rằng ông Kim đến bàn đàm phán chủ yếu vì chính sách trừng phạt của Hoa Kỳ là "áp lực tối đa" và lời cảnh báo hùng hồn của ông về "lửa và cuồng nộ" hạt nhân. Ông Trump cho rằng ông Kim đang đàm phán từ thế yếu khiến ông ta sẵn sàng đưa ra những nhượng bộ lớn-Mr. Trump assumed that Mr. Kim was negotiating from a position of weakness that left him ready to make major concessions.
   Tuy nhiên, theo suy nghĩ của ông Kim, khi  gặp gỡ với phía  Hoa Kỳ ông ta ở vị thế mạnh mẽ. Công nghệ hạt nhân và tên lửa của ông ta đã đạt đến mức có thể  tấn công tới đất  Mỹ bằng một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có đầu đạn hạt nhân. Ông ta nghĩ rằng hiện nay đã ở vị trí để được quốc tế chấp nhận  Bắc Hàn như một cường quốc vũ khí hạt nhân. Ông ta chưa bao giờ có ý định phi hạt nhân hóa -He never had any intention of denuclearizing."
    "Nhưng ông Trump không nắm được sự khác biệt cơ bản giữa ( Bắc Hàn và) Việt Nam, nơi diễn ra hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai của ông  ta với ông Kim . Các nhà lãnh đạo cộng sản của Việt Nam chỉ thực hiện tự do hóa kinh tế theo kiểu Trung Quốc sau khi đạt được giấc mơ thống nhất đất nước. Ông Trump phải đối mặt với một nhiệm vụ khó khăn hơn nhiều khi cố gắng thuyết phục bạo chúa Bắc Hàn từ bỏ kho vũ khí hạt nhân Mr. Trump faces a much more difficult task in trying to convince the North Korean tyrant to abandon the nuclear arsenal và mở cửa đất nước của mình,  trong khi một nhà nước đối thủ ở phía Nam của ông ta tự do hơn, giàu có hơn là Bắc Hàn. Người Việt Nam đã mở cửa cải cách trong chiến thắng, trong khi ông Trump lại  yêu cầu ông Kim hy sinh trong khi ông ta vẫn còn phải tranh dành cho sự sống còn của mình. The Vietnamese were open to reform in victory, whereas Mr. Trump is asking Mr. Kim to make sacrifices while still vying for his survival.[4]
 
Về cách tiếp cận với  Bắc Hàn của Chính phủ Trump, theo  thông tấn Reuters (Anh quốc) " Bắc Hàn  không có ý định từ bỏ vũ khí hạt nhân và Bình Nhưỡng được hưởng lợi từ việc đình trệ trong thế đối đầu với Washington, Cố vấn an ninh quốc gia   John Bolton bị Tổng thống Mỹ Donald Trump sa thải cho biết trong một bài phát biểu hôm thứ Hai.
    “Rõ ràng là (Bắc Hàn) đã không đưa ra quyết định nhằm từ bỏ vũ khí hạt nhân. Trên thực tế, tôi nghĩ điều ngược lại là đúng ”, Bolton, một người theo đường lối cứng rắn với Bắc Hàn và Iran, người đã bị Trump sa thải ba tuần trước, cho biết tại Trung Tâm nghiên Cứu Chiến lược và Quốc tế CSIS tại  Washington.
   Trong hoàn cảnh hiện tại, Bolton nói, nhà lãnh đạo Bắc Hàn  Kim Jong Un “sẽ không bao giờ tự nguyện từ bỏ vũ khí hạt nhân-“will never give up the nuclear weapons voluntarily.”
   "Khi sa thải Bolton, Trump nói rằng ông ta  “không đồng ý với nhiều đề xuất của Bolton” và cựu cố vấn đã mắc sai lầm khi yêu cầu ông Kim phải tuân theo “mô hình Libya” trong đó ông sẽ phải đơn phương từ bỏ tất cả vũ khí hạt nhân."
  "Trump đã gặp Kim để đàm phán về việc Bắc Hàn từ bỏ vũ khí hạt nhân, nhưng các cuộc đàm phán đã bị đình trệ kể từ khi hai nhà lãnh đạo thất bại trong hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai tại Hà Nội vào tháng Hai".[5]

UB Ngoại Giao Thượng Viện: “North Korea Policy One Year After Hanoi”

Theo bản văn lưu trên trang web của Ủy Ban Ngoại Giao Thượng Viện bàn về  các sự kiện sau cuộc gặp Trump-Kim tại Hà Nội: " Trung Quốc và Nga tuân thủ các lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc,  Kim Jong-un có thể nghĩ rằng ông có thể chần chừ thời gian,  vì việc áp dụng trở  lại  phương án "lửa và giận dữ" của năm 2017 là khó xảy ra trong năm nay vì chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Trump đang được tiến hành.  Trên thực tế, họ đang nỗ lực vận động nhằm giảm căng thẳng bằng cách cho Bắc Hàn được giảm nhẹ các lệnh trừng phạt mà Bắc Hàn không thực hiện bất cứ  bước cụ thể nào đối với việc phi hạt nhân hóa."
   "Cả Nga và Trung Quốc đều bỏ qua yêu cầu đưa lao động Bắc Hàn về nước vào cuối năm 2019; Nghị quyết 2397 của Hội Đồng Bảo An yêu cầu các quốc gia thành viên cho hồi hương tất cả những người Bắc Hàn làm việc  trên lãnh thổ của họ vào cuối năm nay.  Tuy nhiên, khoảng một nghìn công nhân Bắc Hàn tiếp tục ở lại Nga và hàng nghìn công dân Bắc Hàn cũng tiếp tục đến Nga du học và làm việc. Các quốc gia thành viên Liên hợp quốc được yêu cầu nộp báo cáo cuối cùng về việc hồi hương của công nhân Bắc Hàn lên ủy ban trừng phạt của Liên hợp quốc
trước ngày 22 tháng 3.  Có khả năng cả Trung Quốc và Nga, hai quốc gia lớn nhất tiếp nhận lao động Bắc Hàn, sẽ sử dụng sự bùng phát dịch bệnh coronavirus làm lý do cho việc “công nhân Bắc Hàn  được  trì hoãn và không đủ sức hồi hương”. Trung Quốc đã không công khai dữ liệu về lực lượng lao động Bắc Hàn của họ,  ngoài việc cho biết trong báo cáo giữa kỳ năm ngoái rằng họ đã hồi hương hơn một nửa trong số khoảng 50.000 lao động ở Trung Quốc.  Chính quyền Moon Jae-in gần đây đã đưa ra quan điểm để tiến tới các dự án liên Triều với Bắc Hàn - đặc biệt là dự án đường sắt - cũng như thúc đẩy “du lịch độc lập” với Bình Nhưỡng. Quan hệ liên Triều đã xấu đi trong năm qua trong bối cảnh các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa giữa Mỹ và Bắc Hàn bị đình trệ, nhưng chính quyền Moon đang mong muốn bắt đầu đối thoại với Bắc Hàn."
 [6]

Cách giải quyết của chính quyền Mỹ đương thời?

Theo  cơ quan truyền thông Pháp quốc RFI: " Nguyên thủ Mỹ Joe Biden khẳng định lại ưu tiên chung của Washington và Seoul : “phi hạt nhân hóa hoàn toàn nhằm vĩnh viễn vãn hồi hòa bình trên bán đảo Triều Tiên”.

Tuy nhiên tổng thống Hoa Kỳ tỏ ra cứng rắn với tuyên bố chính quyền Biden không theo đuổi chính sách Bắc Triều Tiên “theo hướng của những năm gần đây”, ngụ ý nói đến chiến lược chìa bàn tay thân thiện dưới thời tổng thống Trump. Nguyên thủ Mỹ khẳng định sẽ “không tặng cho lãnh đạo Bắc Triều Tiên điều mà ông ấy mong muốn”, có nghĩa là “được cộng đồng quốc tế công nhận” là một cường quốc hạt nhân.

Ngoài ra Joe Biden đã thông báo chỉ định một đặc phái viên mới về Bắc Triều Tiên đó là nhà ngoại giao Sung Kim. Nhân vật này từng là đặc sứ Bắc Triều Tiên dưới thời tổng thống Obama và đã đóng góp nhiều cho các cuộc họp thượng đỉnh giữa tổng thống Trump và lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un. Theo giới quan sát, chính quyền Biden dường như chưa có thái độ rõ ràng về chính sách đối với Bình Nhưỡng." [7]

Theo đài TV Russia Today (Nga) cho hay phía Bắc Hàn muốn Mỹ rút quân đồn trú tại vùng này:"North Korea won't give up nukes unless US withdraws forces from peninsula: Khi chúng ta nói về Bán đảo Triều Tiên, nó bao gồm lãnh thổ của đất nước chúng ta cũng như toàn bộ Hàn Quốc, nơi Hoa Kỳ đã bố trí các lực lượng xâm lược của mình, bao gồm cả vũ khí hạt nhân-When we talk about the Korean Peninsula, it includes the territory of our country as well as the whole of South Korea where the United States has placed its invasive forces, including nuclear weapons. Khi chúng ta nói về việc phi hạt nhân hóa hoàn toàn Bán đảo Triều Tiên.  Nó có nghĩa là loại bỏ tất cả các nguồn đe dọa hạt nhân, không chỉ từ Nam và Bắc Hàn mà còn từ các khu vực lân cận Bán đảo Triều Tiên - When we talk about the complete denuclearization of the Korean Peninsula. it means the removal of all sources of nuclear threat, not only from South and North Korea, but also from areas neighbouring the Korean Peninsula.[8]
 
Một vài nhà phê bình  quân sự nêu ý kiến rằng việc yêu cầu Mỹ rút quân khỏi bán đảo Triều Tiên là điều Mỹ khó thực hiện, ngược lại phía Mỹ  muốn Bắc Hàn phát triển vũ khí hạt nhân để hợp thức hóa lý do cho việc Mỹ đóng quân tại vùng này, và rằng "kho bom" nguyên tử nằm  sát  biên giới  Trung-Triều sẽ là mối đe dọa đến an ninh của Trung quốc.  Bạn đọc nghĩ sao về ý kiến này?

Đào Văn

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
14/04/202417:09:00
Có một bạn trẻ, trí thức, mặt mũi sáng sủa mộ đạo tới hỏi một thiền sư như thế này: Thưa thầy, con đọc kinh điển thấy Đức Phật nói, “Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành” như vậy chúng sinh có thể tu thành Phật. Con rất muốn tu thành Phật. Xin thầy chỉ cho làm thế nào để thành Phật?
12/04/202400:00:00
Còn khoảng bảy tháng nữa sẽ đến ngày thực sự bầu phiếu vào đầu tháng 11. Thời gian không dài lắm nhưng đủ để sóng gió thăng trầm. Nếu bạn đọc tò mò hỏi tôi, ai sẽ là người chiến thắng? Tôi chưa có câu trả lời dứt khoát, nhưng tôi sẽ lý luận với các bạn và dựa lên câu trả lời của câu hỏi then chốt: Đa số người Mỹ hoặc sống ở mỹ đi bầu phiếu, có phải là những kẻ ngây thơ? Ông Biden và ông Trump, cả hai đều có ưu và khuyết điểm, có kẻ khôn theo phò và có kẻ khờ hùa theo. Nhưng điểm then chốt mà bạn đọc muốn biết, hơn cả ai sẽ thắng, đó là, bạn là người khôn hay kẻ khờ, dù là bạn bỏ phiếu cho ai? Có khi nào bạn tự hỏi, mình khôn hay khờ khi sử dụng lá phiếu? Sự khôn hay khờ này không mắc mớ đến bằng cấp, giàu nghèo, màu da, địa vị, vân vân, mà chỉ mắc mớ đến khả năng lý luận và phẩm chất đạo lý, không phải đạo đức, mà bạn đang có
12/04/202400:00:00
Sức mạnh răn đe hạt nhân là thứ hữu dụng – ít nhất là cho đến nay. Muốn hiểu rõ hơn, chỉ cần nhìn vào cuộc chiến ở Ukraine. Hoa Kỳ và Châu Âu trang bị vũ khí cho các đồng minh nhưng không dám triển khai quân đội đối đầu trực tiếp với Nga. Tương tự, Nga cũng không có gan gây hấn trực tiếp với các quốc gia phương Tây. Nỗi sợ hãi và kiêng dè lẫn nhau khiến các cường quốc hạt nhân không công khai gây chiến trực tiếp; như đã từng ngăn Chiến Tranh Lạnh trở nên nảy lửa, dù đã có rất nhiều xung đột gián tiếp nổ ra. Răn đe hạt nhân cũng giúp hạn chế số lượng quốc gia phát triển và sở hữu vũ khí hạt nhân – hiện nay chỉ có 9 quốc gia trên thế giới có vũ khí hạt nhân, và số quốc gia có có khả năng phát triển các loại vũ khí hủy diệt này còn ít hơn thế.
10/04/202407:58:00
Cha và mẹ của học sinh 15 tuổi ở Michigan đã bị tòa tuyên án từ 10 tới 15 năm tù vì tội đã mua súng cho con trai và cậu bé này đã dùng nó để thảm sát bốn học sinh tại Oxford High School. Còn cậu bé bị án tù chung thân không ân xá. Công tố viên đã buộc tội cặp vợ chồng này đã không để súng tại một nơi có khóa an toàn và không có hành động ngăn cản khi có biểu hiện con mình sẽ có hành động điên cuồng...
05/04/202400:00:00
Trái với những lời đàm tiếu hay tiếng cười khẩy trước hình ảnh thất thểu của ông thạc sĩ triết học khi từ chủ tịch… chuyển sang cựu chủ tịch, tôi lại hình dung ra cả một tương lai học thuật huy hoàng. Được làm vua, thua làm nhà nghiên cứu, nếu mất một Chủ tịch Võ Văn Thưởng chán phèo mà được một triết gia họ Võ với tầm cỡ thế giới thì, xét ra, nước nhà cũng có phần khá hơn, không có miếng cũng có tiếng. Nhìn lại lịch sử theo hướng này thì có ông Trần Văn Giàu nhưng so ra thì thạc sĩ cựu chủ tịch phải hơn. Một thời là Bí thư Xứ ủy, toàn quyền sinh sát ở cõi Nam kỳ, oai phong, hiển hách; đùng một cái ông Giàu bị điều ra Bắc làm con cá nằm trên thớt, lẻ loi, bất lực, chỉ biết lao đầu vào việc nghiên cứu để cuối cùng trở thành… sử gia
04/04/202411:21:00
Chúng ta đang chứng kiến những nghịch cảnh “đấu thầu dân chủ” trong cuộc sống Bầu Cử Tổng Thống 2024 vốn chỉ dựa theo thủ đoạn tuyên truyền, quảng cáo mị dân, mà xa lìa những nguyên tắc điều hành tổ chức chính trị, hay danh dự và trách nhiệm lãnh đạo của những người ứng cử viên trong đảng phái chính trị đã được ghi nhận từ Hiến Pháp Hoa Kỳ...
27/03/202413:35:00
Đất nước đang nằm trong sự định đoạt của những nhà cai trị mà, trên lý thuyết, phải thực sự vô thần. Nhưng trên thực tế, như có thể thấy qua nhiều thông tin gián tiếp, họ lại phó thác gần hết sự quyết định trong tay đám thầy bói, thầy địa lý hay thầy cúng. Giới cai trị “vô thần” đang mê tín hơn bao giờ hết và sự thể cũng chẳng có gì là lạ bởi, dù là vô thần, bản chất thực sự của họ là mê tín. Họ mê tín trước lãnh tụ. Họ mê tín trước giáo điều. Và khi những thứ này hết thiêng mà phải vẫy vùng giữa cái “thị trường quyền lực” đầy bất an, họ phải bám víu vào đám “thầy” sực nức mùi nhang đèn. Trên thì bất an với chuyện quyền lực xuống, lên. Dưới thì nhân dân phải sống trong một môi trường bất trắc -- từ chuyện mưu sinh đến việc ăn học hay bệnh tật của con cái đến sự thiếu an toàn của xã hội v.v. – nên thị trường tâm linh mới sinh sôi mạnh mẽ cùng sự hình thành của những “nhóm lợi ích” tín ngưỡng.
26/03/202413:12:00
Thượng Nghị Sĩ Lisa Murkowski (Cộng Hòa, Alaska) kinh ngạc trước khả năng ra tranh cử của cựu Tổng Thống Donald Trump và đường lối của đảng của bà, vừa tuyên bố với CNN trong một cuộc phỏng vấn truyền hình phổ biến trên cách đây hai ngày rằng bà sẽ không loại trừ việc rời khỏi Đảng Cộng Hòa. Là một đảng viên Cộng Hòa kỳ cựu ở Alaska và là một trong bảy đảng viên Cộng Hòa đã bỏ phiếu kết tội Trump trong phiên tòa luận tội lần thứ hai sau hậu quả của ngày 6-1-2021, Murkowski nói rằng bà đã xong việc với cựu tổng thống và nói rằng bà "tuyệt đối” sẽ không bỏ phiếu cho ông ấy.
16/03/202409:43:00
Ở Liên Bang Nga, hôm nay, toàn dân đi bầu ông Tổng thống của mình. Dĩ nhiên ông Tổng thống đương nghiệm Poutine sẽ tái đắc cử, và sẽ với số phiếu tối đa, phải 80%. Đó là tiêu chuẩn bất hủ của chế độ độc tài. Nhưng năm nay, khác hơn các năm trước, bầu cử vừa mở cửa, có nhiều nơi, phòng phiếu bị đốt, bị nổ bom, bị phá hoại. Poutine chủ quan cho tổ chức bầu cử ở vùng bị chiếm ở Ukraine bị LHQ phản đối vì vi phạm luật pháp quốc tế...
15/03/202400:00:00
Mái tóc “chameleon” của ông Donald Trump mà báo chí Mỹ bàn tán mới đây làm tôi nghĩ đến một sơ suất của nhà văn Võ Phiến, nhỏ thôi, rất nhỏ, liên quan tới tóc. [1] Đó là việc Võ Phiến nhạo báng nền văn học cách mạng và hiện thực xã hội chủ nghĩa là thứ văn học “thương râu nhớ dép” trong khi nó, thực ra, “thương tóc” hơn là “thương râu”.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.