Hôm nay,  

Liệu Nước Mỹ Còn Giữ Được Tam Quyền Phân Lập?

10/22/202009:02:00(View: 1554)

Đã từ lâu người Việt thường xem tam quyền phân lập tại Mỹ như một mô hình kiểu mẫu cho một Việt Nam tự do, nhưng tiếc thay mô hình này đang bị chính những người Mỹ cấp tiến tìm mọi cách thay đổi và đã trở thành một đề tài tranh cử tổng thống 2020.

Bởi thế vào ngày 19/10/2020, Thượng nghị sĩ Ted Cruz (Texas) và năm Thượng nghị sĩ Cộng hòa khác đã đưa ra Thượng Viện một dự luật tu chính hiến pháp nhằm ngăn chặn đảng Dân chủ đưa thêm người vào Tối Cao Pháp Viện phá vỡ tính chuyên môn và độc lập của tư pháp, nếu lỡ ra ông Joe Biden thắng cử và đảng Dân chủ nắm được Thượng viện.

 

Tam quyền phân lập…

Năm 1787 khi bản Hiến Pháp được soạn thảo và ban hành, những nhà lập quốc lo ngại nước Mỹ sẽ lọt vào tay những kẻ độc tài nên đã xây dựng mô hình với 3 nhánh hành pháp, lập pháp, tư pháp hoàn toàn độc lập, kiểm soát và cân bằng quyền lực lẫn nhau.

Hành Pháp (Chính Phủ) và Lập Pháp (Quốc Hội) là hai nhánh do các đảng chính trị hay chính trị gia được dân chúng ủy quyền qua các cuộc bầu cử tự do.

Tư Pháp (Tối Cao Pháp Viện) là nhánh chuyên môn do Tổng thống bổ nhiệm và Thượng viện cứu xét thông qua.

Vai trò của thẩm phán là bảo vệ giường mối quốc gia, phán xét những Đạo Luật Liên Bang hay Tiểu Bang và việc phân xử của các Tòa bên dưới có phù hợp với Hiến Pháp không.

Hiến Pháp cho phép thẩm phán được phục vụ trọn đời hay đến khi họ tình nguyện về hưu nhằm tránh cho họ bị các chính trị gia hay dân chúng làm áp lực chính trị mất đi tính chuyên môn và độc lập.

Nhưng Hiến pháp có lỗ hổng lớn là không quy định con số thẩm phán của Tối Cao Pháp Viện.

Đó chính là nguyên nhân gây tranh cãi về việc mở rộng con số thẩm phán Tối Cao Pháp Viện, thách thức tam quyền phân lập và những quyền tự do đựơc Hiến Pháp bảo vệ.

 

Pack the court

Tạm dịch “lấp đầy tòa án” là một thuật ngữ liên quan đến việc mở rộng con số thẩm phán tại Tối Cao Pháp Viện bắt nguồn từ thời Tổng thống Franklin Roosevelt (1933-45) thuộc đảng Dân Chủ.

Nhiều chính sách trong Đối Sách Mới (New Deal) do ông Roosevelt đưa ra đã bị kiện lên Tối Cao Pháp Viện và bị xử là vi phạm Hiến Pháp.

Phản ứng lại ông đưa ra một dự luật trao cho tổng thống quyền đề cử một thẩm phán bổ sung cho mỗi thẩm phán trên 70 tuổi và 6 tháng, dự luật bị ngay chính các đảng viên đảng Dân Chủ trong Quốc Hội phản đối và bác bỏ.

Ngày nay ông Roosevelt được xem là Tổng thống Mỹ cấp tiến nhất vì đã khai sinh hệ thống an sinh xã hội tại Mỹ và nhiều cải cách xã hội khác.

Nhưng đồng thời ông cũng là người bị cho là coi thường Hiến Pháp và kỳ thị Á châu nhất vì trong Thế chiến thứ 2 vào tháng 2/1942 ông ra lệnh đưa 127,000 người Mỹ gốc Nhật vào các trại tập trung.

Vào tháng 7/1983, trong phiên điều trần của Ủy ban Tư pháp Thượng nghị sĩ Joe Biden cho biết ý tưởng “lấp đầy tòa án” của Tổng thống Roosevelt không có gì là sai trái với Hiến Pháp, nhưng theo ông:

“…Đó là một ý tưởng dại khờ (a bonehead idea), một sai lầm khủng khiếp, thật khủng khiếp nếu được thực hiện, nó đặt ra câu hỏi về sự độc lập của cơ quan quan trọng nhất ở đất nước này: Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ.”

Cuộc tranh cử Tổng thống 2020, ông Biden lại bị vướng mắc vào ý tưởng dại khờ “lấp đầy tòa án” của thành phần cấp tiến trong đảng Dân Chủ.

 

Từ cuộc tranh cử 2016

Tháng 2/2016, thẩm phán bảo thủ Antonin Scalia qua đời, Tổng Thống Obama đề cử ông Merrick Garland, Chánh án tòa Phúc Thẩm D.C. lên thay.

Khi đó đảng Cộng Hòa đang nắm Thượng viện nên lấy lý do gần ngày bầu cử tổng thống không tổ chức điều trần phê chuẩn thẩm phán cho ông Merrick Garland.

Đảng Dân Chủ lúc ấy rất tự tin bà Clinton sẽ thắng lớn và chiếm luôn Thượng Viện sẽ tiến hành thủ tục điều trần phê chuẩn cho ông Garland.

Nào ngờ ông Trump thắng cử tiến hành đề cử thẩm phán Neil Gorsuch thay thế, đảng Dân Chủ bắt đầu tố cáo ông Trump đánh cắp ghế tổng thống của bà Clinton vì thua bà hơn 3 triệu phiếu, đồng thời đánh cắp ghế thẩm phán lẽ ra thuộc đảng Dân Chủ.

Vào tháng 7/2018 thẩm phán Anthony Kennedy từ chức, Tổng thống Trump đề cử ông Brett Kavanaugh một thẩm phán bảo thủ lên thay, mặc dù được Thượng Viện chấp thuận nhưng ông Kavanaugh gặp nhiều chống đối từ phía đảng Dân Chủ.

Ngày 18/9/2020, Thẩm phán Ruth Bader Ginsburg qua đời, đảng Cộng Hòa ngay sau đó tuyên bố sẽ tổ chức điều trần phê chuẩn thẩm phán nếu Tổng thống Trump đề cử người ra Ủy Ban Tư Pháp Thượng Viện.

 

Người Mỹ nghĩ gì ?

Theo kết quả cuộc thăm dò ý kiến được hãng Gallup tiến hành khảo sát vài ngày trước khi Thẩm phán Ruth Bader Ginsburg qua đời, thăm dò từ ngày 31/8 đến 13/9/2020, cho thấy đa số người Mỹ tin tưởng vào sự độc lập và chuyên môn của Tối Cao Pháp Viện.

Nói chung 42% người Mỹ tin rằng rằng hệ tư tưởng của Tối Cao Pháp Viện là "đúng đắn", chỉ 32% nói rằng quá bảo thủ và 23% cho rằng quá cấp tiến.

Điều khá lý thú là có đến 48% những người Mỹ độc lập không theo đảng nào lại tin tưởng vào hệ tư tưởng của Tối Cao Pháp Viện là "đúng đắn", vẫn 32% nói rằng quá bảo thủ và chỉ 16% cho rằng quá cấp tiến.

Trong lần thăm dò mới nhất của hãng Gallup công bố hôm 20/10/2020 vừa qua, được tiến hành khảo sát 4 ngày sau khi Tổng thống Trump chính thức đề cử bà Amy Coney Barrett, thăm dò từ ngày 30/9 đến ngày 15/10/2020, lên đến 51% người Mỹ ủng hộ việc đề cử bà Barrett với chỉ 3% là chưa có ý kiến về việc đề cử.

Điều đáng nói là có đến 84% người theo đảng Dân Chủ không ủng hộ việc đề cử.

 

Ông Biden lâm vào thế kẹt…

Chính vì đại đa số đảng Dân Chủ không chấp nhận việc đề cử nên ngay khi đảng Cộng Hòa công khai kêu gọi Tổng thống đề cử thẩm phán mới thay thế, thì phía cấp tiến cũng công khai đòi hỏi ông Biden khi thắng cử phải “lấp đầy tòa án”.

Những người cấp tiến còn đề nghị sẽ đưa các thẩm phán Tối Cao Pháp Viện vượt quá 70 tuổi 6 tháng xuống tòa dưới hay các thẩm phán chỉ được phục vụ 18 năm tại Tối Cao Pháp Viện rồi được đưa xuống tòa dưới, như thế không vi phạm Hiến Pháp thẩm phán vẫn được phục vụ trọn đời.

“Lấp đầy tòa án” sẽ gây đổ vỡ sự độc lập và chuyên môn của Tối Cao Pháp Viện, phá vỡ tam quyền phân lập, các quyền tự do cũng nhanh chóng tan biến dưới bàn tay của những kẻ cầm quyền và phá vỡ nền tảng chính trị liên bang của nước Mỹ.

Dẫu biết rằng đó là những ý tưởng dại khờ thiếu suy nghĩ gây phân hóa ngay trong nội bộ đảng Dân Chủ và là một ý tưởng nguy hiểm nhưng rõ ràng ông Biden đang lâm vào thế kẹt do cánh cấp tiến đưa ra.

Ông Biden đến nay vẫn không trả lời câu hỏi có “lấp đầy tòa án” không, nếu ông Biden ủng hộ thì sẽ bị cử tri ôn hòa phản đối, còn nếu trả lời không thì sẽ bị cánh tả cấp tiến tẩy chay, các chính trị gia đảng Cộng Hòa, truyền thông và cả cư tri thấy thế càng chất vấn ông.

Có lần ông Biden trả lời người Mỹ không xứng đáng (don’t deserve) nhận câu trả lời.

Có lúc ông cho biết ông không ái mộ việc “lấp đầy tòa án” (a fan of court packing) rồi đổ lỗi cho chính ông Trump là người đã “lấp đầy tòa án” khi tiến hành đề cử bà Barrett, thay vì để cho cử tri Mỹ quyết định vào ngày bầu cử sắp tới.

Câu trả lời thiếu thuyết phục vì thế ông Biden tiếp tục bị truyền thông gặn hỏi, gần nhất ông cho biết sẽ trả lời khi Thượng Viện thông qua đề cử bà Amy Coney Barrett vào Tối Cao Pháp Viện.

 

Diễn trình đề cử bà Barrett…

Bài viết trước: “Cuộc chiến giành Tối Cao Pháp Viện” (Bầu cử Mỹ 2020: Cuộc chiến giành Tối Cao Pháp Viện - BBC News Tiếng Việt) đã nói về bà Amy Coney Barrett nay chỉ xin cập nhật một ít thông tin về quá trình đề cử bà.

Bà đã trải qua một cuộc điều trần với nhiều câu hỏi nhưng câu trả lời chính là nếu được chấp nhận trở thành một thẩm phán Tối Cao Pháp Viện bà sẽ triệt để thượng tôn pháp luật, chỉ dựa vào Hiến Pháp Hoa Kỳ để xét xử những tố tụng từ tòa dưới đưa lên.

Bà cho biết rất vinh dự nếu được phục vụ trong Tối Cao Pháp Viện để bảo vệ Hiến Pháp, bảo vệ đất nước, giữ gìn những giá trị truyền thống mà những vị khai quốc công thần đã khai sinh nước Mỹ, truyền lại cho các thế hệ sau trong số có 7 người con của bà.

Theo đúng thủ tục ngày 22/10/2020, Ủy ban Tư pháp sẽ họp để quyết định đưa đề cử bà Barrett ra trước Thượng Viện bỏ phiếu biểu quyết.

 

Đấu tranh văn hóa tư tưởng

Càng gần ngày bầu cử cuộc đấu tranh văn hóa tư tưởng giữa cánh bảo thủ và bên cấp tiến càng trở nên dữ dội, một bên muốn gìn giữ những giá trị truyền thống cha ông để lại còn phía bên kia cấp tiến (progressive) muốn tiến về phía trước phá bỏ cái cũ thay bằng cái mới.

Phe cấp tiến luôn thúc đẩy ông Biden công khai các chính sách cấp tiến nhằm thu hút giới trẻ đi bầu tăng cơ hội giúp ông thắng cử.

Phía bảo thủ bày tỏ lo lắng, ứng cử viên Phó Tổng Thống Kamala Harris, một người bị họ xem là cực tả sẵn sàng thực hiện những điều như việc “lấp đầy tòa án” mà bà từng công khai ủng hộ.

Còn 2 tuần mới đến ngày chính thức bầu cử 3/11/2020 những đoàn người nối đuôi nhau trước phòng phiếu, với trên 36 triệu người đã bỏ phiếu, đủ thấy sự quan tâm của người Mỹ đến kết quả của cuộc bầu cử lần này.

Chính tinh thần yêu chuộng tự do bầu cử, tự do chính trị là giá trị cao quý nhất, là nền tảng bảo vệ hệ thống chính trị của nước Mỹ và là điều chúng ta cần học hỏi.

Nguyễn Quang Duy

Melbourne, Úc Đại Lợi

22/10/2020

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
10/14/202311:47:00
Ai cũng biết chính trị gia hay nói dối, nhất là những lời họ nói trong thời gian vận động bầu cử. Những lời tuyên bố của họ, không có non và biển làm chứng, rất dễ theo bèo giạt hoa trôi. Đôi khi đó là những lời hứa lèo, đôi khi là những lời hứa sảng. Hứa lèo là khi không có thực tâm. Hứa sảng là khi không nắm được mọi dữ kiện liên quan, tới chừng được sự cố vấn (chỉ dạy?) của cấp dưới, mới nhận ra lời hứa đó không thể nào thực hiện vì không có lợi cho quốc gia hay… chính mình...
10/6/202300:00:00
Trong những tranh cãi liên quan tới việc giảng dạy về chế độ nô lệ ở Hoa Kỳ, có một câu trong các tiêu chuẩn học thuật được điều chỉnh lại ở Florida đã dấy lên sự phẫn nộ khắp nơi: “Giảng dạy về việc cách thức người nô lệ phát triển các kỹ năng như thế nào, và các kỹ năng này giúp đem lại lợi ích của chính bản thân họ, trong một số trường hợp.” Liệu câu này có phải là sự “tuyên truyền” như Phó Tổng thống Kamala Harris đã tuyên bố, “một nỗ lực nhằm châm ngòi chia rẽ chúng ta” hay không? Hay đó là một quan điểm hợp lý khi thảo luận về một chủ đề khó nói?
9/29/202300:00:00
Đàn ông chết sớm hơn đàn bà. Đương nhiên không phải tất cả đàn ông. Cứ nhìn vào hai nhà đầu tư nổi tiếng này: Warren Buffett, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Berkshire Hathaway, biệt danh “Nhà tiên tri xứ Omaha”, và cánh tay phải của ông, Phó chủ tịch Charlie Munger. Buffet đã chín mươi hai tuổi. Ông già ấn tượng há! Nhưng đâu đã ăn thua gì, Munger chín mươi chín tuổi kìa. Cả hai ông vẫn đang làm việc và kiếm rất nhiều tiền cho khách hàng của họ, năm này qua năm khác. Đáng lẽ họ phải ngủ gà ngủ gật trước TV nhưng nào họ có chịu đâu!
9/29/202300:00:00
Vào một buổi xế trưa mùa hè trong cuối thập niên 1980s, mẹ tôi và tôi đi ngang qua một quán trà trên chuyến đi ra ngoài thành phố của chúng tôi. Tòa nhà đông người thường là nơi náo nhiệt tràn ngập tiếng nói, tiếng cười, và niềm vui, tiếng đánh bài mạt chược lạch cạch. Tuy nhiên, ngay lúc chúng tôi đi qua, sự im lặng bao trùm quán trà: Mọi người say mê bởi ánh sáng trắng-đen của chiếc máy truyền hình nhỏ ở một góc phòng, đang chiếu một tập của loạt phim “Tây Du Ký.”
9/22/202316:49:00
Sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975 Đại sứ Graham Martin được sơ tán bằng trực thăng khỏi Toà Đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn. Lúc 7h53, chiếc trực thăng cuối cùng của Thủy quân lục chiến cũng cất cánh, đánh dấu sự kết thúc hiện diện của Mỹ tại Việt Nam...
9/22/202300:00:00
Mùa thu này, Lãnh Đạo Đảng Dân Chủ Thượng Viện Chuck Schumer dự kiến sẽ dẫn đầu một nhóm TNS lưỡng đảng của Hoa Kỳ công du đến Trung Quốc. Theo kế hoạch, chuyến công du này cũng sẽ giống như những chuyến thăm Trung Quốc gần đây của các viên chức cấp cao của Hoa Kỳ: nhằm mục đích cải thiện mối quan hệ Mỹ-Trung.
9/20/202320:44:00
Việc nâng cấp quan hệ Việt-Mỹ lên “Đối tác chiến lược toàn diện” (ĐTCLTD) giữa hai cựu thù, một bên đã từng thề “uống máu” bên kia hay “tiêu diệt đến tên đế quốc xâm lược cuối cùng” từ 50 năm trước, đây quả là một bước tiến lớn, tuy hơi chậm nhưng còn hơn không và cho thấy Việt Nam đã “tương đối tin tưởng Mỹ”, hai nước “ngày càng sát cánh chiến lược với nhau”.
9/12/202314:03:00
Tính cả cuộc viếng thăm Việt Nam của Tổng Thống Joe Biden vào cuối tuần qua thì kể từ năm 2000, cả năm đời tổng thống Mỹ liên tiếp đều đến Việt Nam, một ngoại lệ tại khu vực Đông Nam Á. Mỗi chuyến công du đánh dấu một thời điểm lịch sử trong mối quan hệ giữa hai quốc gia và mang ảnh hưởng khác nhau tùy theo chính sách mỗi đời tổng thống Mỹ về mặt chính trị và đối ngoại. Nhưng có một điều thú vị bên lề là, cả ba tổng thống thuộc đảng Dân Chủ là Bill Clinton, Barack Obama và Joe Biden đều trích dẫn những câu thơ trong truyện Kiều của Nguyễn Du trong các phát biểu của mình tại Việt Nam.
9/10/202322:06:00
Chúng ta chờ đợi gì ở chuyến đi Hà Nội của tổng thống Joe Biden? Đây là chuyến viếng thăm Việt Nam đầu tiên của TT Biden. Báo chí tường thuật rất nhiều về chuyến đi này và đánh giá rằng Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ bước vào một vận hội mới nhờ chuyến viếng thăm Hà Nội vào ngày mai. Cho tới nay, chưa có tuyên bố chính thức nào từ hai chính phủ, nhưng nguồn tin Reuters cho biết Việt Mỹ sẽ nâng cấp quan hệ từ "Toàn Diện" (1993) lên mức cao nhất là "Chiến Lược Toàn Diện," tức là bỏ mức "Chiến Lược" nhẩy hai bậc một lúc, để ngang hàng với quan hệ của Việt Nam và bốn nước khác là Trung Quốc (2008), Hàn Quốc (2009), Nga (2012) và Ấn Độ (2016). Cam kết hợp tác chính thức sẽ giúp hai nước hỗ trợ lẫn nhau sâu đậm hơn về kinh tế, kỹ thuật, môi trường và quân sự.
9/8/202300:00:00
Tự do và dân chủ luôn luôn là khát vọng muôn thuở của con người.Nhưng lịch sử nhân loại cũng đã, đang và có lẽ sẽ còn chứng kiến những nhà lãnh đạo đầy tham vọng quyền lực, những chế độ độc tài toàn trị, những chủ nghĩa Dân Túy, Dân tộc Cực hữu, v.v… luôn luôn tìm mọi cách để duy trì quyền lực bằng nhiều thủ đoạn mà trong đó bao gồm việc tướt bỏ các quyền cơ bản của người dân. Tuy nhiên, các quyền cơ bản của con người, gồm quyền sống, tự do và mưu cầu hạnh phúc là những quyền ắt có của con người khi sinh ra đời, như bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoa Kỳ được công bố vào ngày 4 tháng 7 năm 1776 đã viết:“Chúng ta giữ lấy những sự thật này làm bằng chứng, rằng tất cả con người được sinh ra bình đẳng, rằng họ đã được đấng Tạo Hóa ban cho một số quyền bất khả tương nhượng, mà trong số những quyền này là quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. – Rằng để bảo đảm những quyền này, các chính quyền được con người tạo dựng, nhận được quyền lực chính đáng của họ từ sự đồng ý của người dân.
“Đây là quan điểm của người viết, không nhất thiết là quan điểm của Việt Báo.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.