Hôm nay,  
“Đây là quan điểm của người viết, không nhất thiết là là quan điểm của VIệt Báo.”

Tự Do Ngôn Luận Có Giới Hạn Không?

17/10/202014:54:00(Xem: 1411)

 Vào ngày 16/10/2020, một nam giáo viên dạy lịch sử đã cho học trò cả lớp xem những bức hý họa châm biếm Nhà Tiên Tri Mohammad để chứng tỏ quyền tự do ngôn luận, đã bị chặt đầu ở một địa điểm gần trường học của ông ở ngoại ô Paris. Cảnh sát nói rằng hung thủ là một thanh niên 18 tuổi, người gốc Chechnya tỵ nạn ở Pháp, chống cự lại cảnh sát và bị bắn chết. Trước khi chết thanh niên này hô to, “Thượng Đế Vĩ Đại Nhất” bằng tiếng Ả Rập (Allahu Akbar). Tổng thống Pháp nói đây là cuộc tấn công của khủng bố Hồi Giáo. Chín người sau đó đã bị bắt, trong đó có cả phụ huynh của trường học này. Ngay sau biến cố, tạp chí Charlie Hebdo phối hợp với hội giáo chức Pháp đã kêu gọi mọi người tập họp tại Quảng Trường Cộng Hòa.

Sự kiện này làm chúng ta nhớ lại năm 2015 khủng bố Hồi Giáo đã tấn công và giết chết 12 người vì tờ báo chuyên vẽ tranh hý họa Charlie Hebdo ở Paris đã vẽ tranh chế riễu nhà tiên tri Mohammad. Ngay sau đó, thế giới đã dấy lên cuộc tranh luận về tự do ngôn luận. Cựu thủ tướng Anh Tony Blair nói rằng tự do ngôn luận không bị giới hạn. Còn Giáo Hoàng Francis lại nói rằng tự do ngôn luận cần có giới hạn.

Theo tôi nghĩ, trên đời này bất cứ chuyện gì cũng phải có giới hạn. Giới hạn là để bảo vệ trật tự, an toàn, đạo đức cũng như tương kính giữa con người và con người, chủng tộc và chủng tộc, quốc gia và quốc gia. Đi quá giới hạn này sẽ đưa tới đổ vỡ, chết chóc. Thí dụ: Bạn vặn một cái đinh ốc, nếu đã thấy vừa đủ thì ngưng lại. Nếu cứ tiếp tục vặn nữa đinh ốc sẽ vỡ toang. Trên xa lộ, giới hạn tốc độ là 65 dặm/giờ, nếu bạn chạy quá mức này sẽ không còn điều khiển được xe nữa và dễ gây tai nạn cho bạn và cho người khác. Bạn phê bình người ta thì khác. Nếu bạn chửi rủa, đem cả đời tư, cha mẹ, vợ con họ ra bếu xấu thì có thể đưa tới kiện tụng hoặc giết chóc. Dân nghèo thì vẫn còn có thể chịu đựng được. Nhưng nếu thất nghiệp lan tràn, vật giá leo thang, không trợ cấp xã hội, tầng lớp thống trị sống sa hoa…thì có thể đưa tới bạo loạn, cách mạng hay lật đổ. Tranh luận đúng sai là điều cần thiết. Thế nhưng người khác quan điểm với mình lại bị nhục mạ, chụp mũ đủ thứ tội sẽ gây thù hận và chia rẽ.

Chúng ta đồng ý rằng hiện nay có rất nhiều nhóm Hồi Giáo quá khích và nhóm khủng bố Hồi Giáo tại vùng Trung Đông và trong cộng đồng Âu Châu. Thế nhưng không phải tất cả người Hồi Giáo (Muslim) đều xấu. Cả triệu người tỵ nạn Việt Nam vượt biển (Boat People) được dung dưỡng bởi hai quốc gia Hồi Giáo Mã Lai và Nam Dương. Người dân Hồi Giáo ở hai quốc gia này rất hiền hòa và đối xử tốt với người tỵ nạn. Ai đã từng trải qua các trại Bidong, Sungai Besi, Galang …đều phải công nhận như vậy. Nguyên do là vì ở đây người Hồi Giáo không bị cọ sát bởi những cuộc Thập Tự Chinh và các đế quốc Âu Châu tới để cải đạo hoặc tiêu diệt bản sắc dân tộc của họ. Cho nên những đau thương của quá khứ đã trở thành “nhân” để sinh ra “quả xấu” ngày hôm nay.



Âu Châu, nhất là Pháp rất phóng túng trong vấn đề tự do ngôn luận. Giáo Hội Ca-tô Giáo La Mã tại đây đã thua kiện nhiều lần trước tòa khi kiện các tạp chí vẽ tranh châm biếm Chúa Jesus và Giáo Hoàng thế nhưng không có cuộc đánh bom khủng bố nào xảy ra. Tuy nhiên báo chí Pháp không thể thấy sự “chiến thắng” của tự do ngôn luận ở đây để “tới luôn bác tài” từ đó tấn công luôn cộng đồng Hồi Giáo.

Theo tôi, để tìm hiểu và giảng dạy cho đời sau, chúng ta nên nghiên cứu và bình luận về kinh điển của các tôn giáo hầu đưa ra những nhận định cụ thể như: Tôn giáo nào bất bao dung, chủ trương bạo động, xâm chiếm, phân biệt đối xử, phân biệt chủng tộc, cổ vũ cho tà dâm, khinh rẻ phụ nữ. Nghiên cứu một cách khoa học, khách quan, nghiêm túc và né tránh đụng chạm, vẽ tranh châm biếm các bậc giáo chủ như Phật, Chúa, Tiên Tri Mohammad. Nhưng việc chặt đầu thầy giáo này để trả thù là hành vi không thể chấp nhận được.

            Cuộc sống còn dài nếu không có chiến tranh nguyên tử. Vài trăm năm nữa có khi các tôn giáo từ từ biến mất trên thế gian này khi khuynh hướng “vô thần” không tin vào tôn giáo, không cần tôn giáo mỗi lúc mỗi gia tăng. Hiện nay trên thế giới đã có 700 triệu người Vô Thần hoặc vô tôn giáo. Điều này cho thấy niềm tin tôn giáo không phải là tất cả. Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng đạo đức chính là nền tảng và cần thiết cho cuộc sống của chúng ta. Tôn giáo phải thăng hoa lên từ đạo đức. Tôn giáo phi đạo đức là tà đạo và rất nguy hiểm cho con người.

            Cuối cùng xin nhớ cho: Cái gọi là giá trị cao quý như “tự do ngôn luận” áp dụng cho quốc gia này, cộng đồng này chưa chắc đã có thể áp dụng cho cộng đồng khác. Trên đời này không có gì khó khăn và nguy hiểm cho bằng nói lên sự thực về người khác. Nói lên sự thực tức là đâm một mũi nhọn vào tim kẻ che dấu, kẻ ngu si, kẻ đạo đức giả, kẻ có tội… và sẽ gặp phải phản ứng vô cùng khốc liệt vì ai cũng muốn bảo vệ mình và không muốn ai nói lên sự thật về minh, dù mình là kẻ xấu xa, có tội.

Đào Văn Bình

(California ngày 17/10/2020)

 

Ý kiến bạn đọc
17/10/202023:44:07
Khách
Ôi ôn nói rứa là một phần câu chuyện..ngày xưa, thiên chúa giáo tổ chức nhiều cái gọi lâ thánh chiến làm chết hàng trăm ngàn người vô tội để bảo vệ " đức Chúa " , biết bao người bị thiêu sống về tội " phỉ báng, không tin,nói xấu " Ngài !! Hiện nay biết bao " anh hùng " vn hải ngoại sản đang " chiến đấu " bảo vệ ngài tông tông thiên tài trump ! Ai thử đến chỗ tập họp quý vi đó mà lên tiếng chê bai ??? Lần sao viết bài nên " dòm trước dòm sau " rồi hạ bút nghe. Thank you
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
17/01/202412:59:00
Cuộc khảo sát của CBS đã thăm dò với con số là 2,870 cử tri Mỹ trên toàn quốc, trong đó có 786 người là đảng viên Cộng hòa. Cuộc thăm dò đã đưa ra những câu hỏi về quan điểm của người tham gia trong các vấn đề khác nhau, hỏi xem họ có đồng ý hay không đồng ý với nhận xét hoặc lập trường của ứng cử viên hay không. Một trong những chủ đề trong cuộc thăm dò bao gồm việc đánh giá cảm nhận của mọi người về việc Trump sử dụng cụm từ "đầu độc huyết thống của đất nước" khi đề cập đến những người nhập cư vào Mỹ bất hợp pháp. Trong số tất cả các cử tri được khảo sát, không chỉ những người thuộc Đảng Cộng Hòa, khoảng 47% người dân Hoa Kỳ nói chung cho biết họ "đồng ý với Trump" về nhận xét của ông về những người nhập cư bất hợp pháp và 53% tổng số cử tri cho biết họ "không đồng ý" với nhận xét này. Mặc dù hầu hết cử tri nói chung không đồng ý với ngôn ngữ này, nhưng khoảng 8 trong số 10 cử tri bầu cử sơ bộ của Đảng Cộng Hòa cho biết họ đồng ý.
12/01/202400:00:00
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
09/01/202411:03:00
Trong vài thập niên gần đây, thuật ngữ “tâm linh” trở nên rất thời thượng, tràn ngập khắp trên mặt báo chí, truyền thông, mạng xã hội, người người nói, nhà nhà nói. Nó trở thành từ cửa miệng của rất nhiều người trong đạo lẫn ngoài đời. Những tà sư, thầy cúng, các nhóm lợi ích kết hợp với những thế lực chính trị và thế lực ngầm ra sức phá rừng, xẻ núi, lấp ruộng… để làm những ngôi chùa, đền, miếu khổng lồ phục vụ cho cái gọi là du lịch tâm linh, hành hương tâm linh…
06/01/202415:12:00
Chưa có tổng thống đương nhiệm nào trước Trump khai thác được khả năng của mạng xã hội để trực tiếp tiếp cận người dân nhằm chỉ đạo các hành động cụ thể. Việc sử dụng mạng xã hội để kích động báo trước một tương lai đen tối cho các nền dân chủ. Những người cai trị có thể lên nắm quyền bằng cách thao túng các phong trào xã hội đại chúng thông qua mạng xã hội, chỉ đạo các thành viên của phong trào đóng vai trò là đội quân xung kích của các nhà lãnh đạo, trực tuyến và ngoại tuyến. Để ngăn chặn tương lai nguy hiểm đó cần phải có các quy định và đạo luật rõ ràng nhằm ngăn chặn việc các chính trị gia sử dụng thông tin sai lệch trên mạng xã hội làm vũ khí độc hại kích thích bạo động.
05/01/202400:00:00
Tháng 11 năm ngoái, khi Bob Vander Plaats -- nhà lãnh đạo đầy ảnh hưởng của cộng đồng Tin Lành tiểu bang Iowa -- tuyên bố ủng hộ Ron DeSantis, Donald Trump đã phản ứng rất… “điển hình Trump”: phẫn hận, tràn đầy nộ khí, xối xả mắng chửi kẻ không tiếp tục chung đường với mình là tên “lừa đảo”. [1] Thì cũng dễ hiểu thôi. Trump có thành tổng thống là nhờ vào sự ủng hộ của cử tri hằng tin tưởng vào sự tuẫn nạn của Chúa Jesus, Plaats làm vậy có khác nào đạp đổ tương lai chính trị của Trump? Nhưng, xa rộng hơn, bao trùm lên tất cả, vấn đề cần đặt ra là cái câu tự vấn mà người Mỹ, suốt cả thế kỷ qua, luôn đặt ra trong những tình thế khó xử, cái câu hỏi đã quen miệng đến độ chỉ đơn giản gói gọn trong mấy chữ viết tắt: “WWJD?”
04/01/202405:41:00
Những dòng chữ đầu tiên trong bài này được viết trong ngày đầu năm 2024, với lời chúc lành tới tất cả độc giả, để cầu nguyện cho một thế giới của yêu thương và hòa bình. Trước tiên, mặc dù bản thân tác giả chữ nghĩa vụng về, nhưng cũng học theo truyền thống người xưa để làm vài câu đối trong ngày đầu năm dương lịch, và cũng là cận kề với ngày Tết Nguyên Đán. Tác giả không giữ bản quyền, do vậy bất kỳ ai cũng có thể sử dụng các câu đối nếu thấy khả dụng. Xin mời quý vị trong các phố ông đồ ở VN tự do sử dụng, và không cần ghi tên tác giả. Các câu đối này, khi cắt bớt cho ngắn hơn, vẫn có thể đủ nghĩa cho nhiều trường hợp.
01/01/202417:49:00
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
30/12/202317:28:00
Có lẽ xem vài tin tức về Xá lợi Phật mà youtube tự hiện lên pháp thoại "Phước báu cúng dường Xá lợi Phật" của thầy Thích Trúc Thái Minh, trụ trì chùa Ba Vàng, nơi đặt "Xá lợi tóc" cho hàng vạn người đến chiêm bái và là đề tài bàn luận trên mạng trong tuần qua...
29/12/202300:00:00
Không biết “Cẩm nang sống cho người cao tuổi” phổ biến tới đâu nhưng ít nhất đã có vài lần “3 quên-4 có-5 không” thăm viếng hộp thư email của tôi. 3 điều cần quên thì tôi quên bẵng rồi nhưng hai lời khuyên ‘‘không chăm cháu, chỉ thăm cháu” và “không ở cùng, nên ở gần” đã làm tôi mỉm cười và chú ý. Không ở cùng, vì hai thế hệ được đào tạo trong bối cảnh xã hội khác nhau, có quan niệm sống và lối sống khác nhau. Sự khác biệt lớn lao này, khi bị bó chặt trong một không gian nhỏ bé, có thể làm ngay cả quan hệ mật thiết nhất bị xây xát. Một số cha mẹ già ở Việt Nam, vì lý do tài chánh hoặc sức khỏe phải sống chung với con cái, đã kinh nghiệm điều này. Bị cho là cổ hủ, kém hiểu biết, đôi khi họ cảm thấy chỉ có chọn lựa đau lòng giữa ‘cắn răng’ hay ‘cắn lưỡi’.
06/12/202310:13:00
Nội dung bài phỏng vấn ông dưới đây được tôi thực hiện, ngay sau khi ông Kissinger tạ thế, là nhắm làm sáng tỏ một thắc mắc của lịch sử rằng “Có phải VNCH đã bị Mỹ bỏ rơi để thất thủ năm 1975"...