Hôm nay,  
“Đây là quan điểm của người viết, không nhất thiết là quan điểm của Việt Báo.”

Đồng Minh Mỹ Phải Chuẩn Bị Tư Tưởng Cho Lập Trường Bài Trung Từ Biden

25/09/202000:00:00(Xem: 2260)
HINH CHO BAI THE INTERPRENER_Biden
Biden hiện là ứng cử viên tranh cử tổng thống chính thức của đảng Dân chủ và đang dẫn trước Tổng thống Donald Trump trong các cuộc khảo sát/thăm dò. Ảnh: ©Getty Images

 

Lời tòa soạn: The Interpreter | Người Thông Dịch là một nhóm biên soạn tổng hợp thông tin, với các thành viên gồm những người Mỹ trẻ gốc Việt, có sứ mệnh nhìn lại và đóng góp cho cộng đồng qua cách chọn lọc tin tức từ các cơ quan phương tiện truyền thông tiếng Anh có uy tín và cân bằng, và dịch bài sang tiếng Việt. Người Thông Dịch nhắm thực hiện hai điều: 1)Thu hẹp khoảng cách thông tin do rào cản ngôn ngữ tạo ra, bằng cách dịch các bài báo, sáng kiến, và ý kiến từ hãng tin chuẩn mực quốc tế sang tiếng Việt; và 2) Cung cấp cho độc giả người Mỹ gốc Việt các tài liệu tiếng Việt để giúp bắt đầu những cuộc đối thoại khó khăn về công bằng xã hội, sự tàn bạo của cảnh sát, sự đoàn kết và lịch sử phân biệt chủng tộc ở Mỹ.


***

   

TOKYO -- Các đồng minh của Hoa Kỳ như Nhật Bản nên bắt đầu vạch ra các chiến lược trong việc phản ứng với một chính quyền Biden tiềm năng để phù hợp với các nỗ lực ngoại giao của Hoa Kỳ nhằm xử phạt Trung Quốc do "thành tích" tệ hại về nhân quyền.
 
Biden hiện là ứng cử viên tranh cử tổng thống chính thức của đảng Dân chủ và đang dẫn trước Tổng thống Donald Trump trong các cuộc khảo sát.
 
Tuy vậy, chiến thắng của cựu phó tổng thống trong cuộc tranh cử vào ngày 3 tháng 11 này vẫn chưa chắc chắn trước những nghi vấn như việc ông ấy sẽ giữ phong độ trong các cuộc tranh luận với Trump như thế nào và liệu rằng vaccine coronavirus có được triển khai trước ngày bầu cử hay không.
 
Tuy nhiên, những nhà lập pháp trên toàn thế giới sẽ được cố vấn để bắt đầu cân nhắc nghiêm túc về cách ứng phó với nhiệm kỳ tổng thống Biden. Một câu hỏi quan trọng là khả năng lãnh đạo của Biden sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ Mỹ-Trung, vốn đang ở mức tiêu cực nhất trong nhiều thập niên, như thế nào.
 
Các quốc gia châu Á đang chống lại việc xây dựng quân đội hung hăng của Trung Quốc đánh cược rằng Biden sẽ không cứng rắn với Bắc Kinh như Trump. Với những nỗ lực nhằm xóa bỏ hình tượng bị cho là quá thân mật với Trung Quốc, các cố vấn chính sách đối ngoại hàng đầu -- chẳng hạn như Antony Blinken, một cựu thứ trưởng bộ ngoại giao, và Jake Sullivan, người từng là cố vấn an ninh quốc gia cho cựu phó tổng thống -- đã xuất hiện trước truyền thông trong những tuần gần đây để thảo luận về hoạch định sách lược của Biden đối với Trung Quốc.
 
Dưới đây là 3 điều mấu chốt mà Biden sẽ thực hiện:
  1. Không cho phép Trung Quốc tiếp tục những hành vi thương mại bất công, gián điệp mạng hoặc bành trướng xâm lược trên biển.
  2. Mạnh tay hơn nữa đối với việc vi phạm nhân quyền của Trung Quốc, bao gồm cả sự áp bức tàn bạo với bộ tộc Duy Ngô Nhĩ.
  3. Tìm kiếm sự hợp tác với Trung Quốc trước những thách thức toàn cầu, chẳng hạn như biến đổi khí hậu.
 
Cả 2 cố vấn đều nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ cần điều chỉnh các liên minh để có thể phản ứng mạnh mẽ hơn với những hành động không thể chấp nhận được của Trung Quốc.
 
Trung Quốc được nhắc đến 20 lần trong cương lĩnh dài 80 trang của đảng Dân chủ. Nó đặt ra các chính sách về cách đối phó với Bắc Kinh dựa theo quan điểm của Blinken và Sullivan.
 
Nếu những kế hoạch này có thể thật sự trở thành chính sách đối ngoại chính thức của Biden, nghĩa là lập trường cứng rắn đối với Trung Quốc của Washington sẽ không thay đổi.
 
Bonnie Glaser, một cố vấn cấp cao về Châu Á và là giám đốc dự án của China Power Project tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, không nghĩ rằng Biden sẽ nhân nhượng với Bắc Kinh khi ông vào Nhà Trắng.
 
“Nếu ông Biden trở thành tổng thống, ông ấy sẽ không dùng các luận điệu và chiến thuật nhằm đả kích Trung Quốc công khai như ông Trump đã và đang làm,” Glaser nói. “Nhưng điều đó không có nghĩa là ông Biden sẽ nhân nhượng trong cách Hoa Kỳ tiếp cận với Trung Quốc. Chính sách Trung Quốc là một trong số ít chương trình nghị sự chính sách được sự ủng hộ vững chắc từ cả hai phe, và phe Dân chủ cứng rắn với Trung Quốc không kém gì phe Cộng hoà,” bà lý luận.
 
Nếu Biden thắng cử, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể cố gắng thuyết phục tân tổng thống Hoa Kỳ xóa bỏ chính sách chống Trung của Trump để đổi lại sự hợp tác của Bắc Kinh trong các vấn đề toàn cầu, chẳng hạn như biến đổi khí hậu, một vấn đề được ưu tiên trong chương trình nghị sự của Biden.
 
Có 3 tình huống Mỹ-Trung mà chính quyền Biden có thể gặp phải:
  1. Tình trạng căng thẳng hiện tại sẽ dịu bớt khi Trung Quốc thể hiện thiện ý làm việc với Hoa Kỳ trước những thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, nhưng vẫn không lay chuyển về các vấn đề an ninh quốc phòng và nhân quyền.
  2. Cuộc ẩu đả Mỹ-Trung sẽ tiếp tục và thậm chí có thể leo thang khi Bắc Kinh từ chối thỏa hiệp trong các vấn đề về an ninh quốc phòng và nhân quyền, mặc cho có tiến bộ trong sự hợp tác song phương về biến đổi khí hậu và các thách thức khác.
  3. Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ rơi sâu hơn vào mối hiềm khích do thiếu sự hợp tác về biến đổi khí hậu và nhiều thách thức toàn cầu khác, cùng với sự bất khoan nhượng của Bắc Kinh về các vấn đề an ninh và nhân quyền.
 
Tình huống đầu tiên khó xảy ra do những bất đồng về vấn đề an ninh và nhân quyền -- thí dụ như gián điệp mạng, tranh chấp hàng hải và hải quân, và việc Bắc Kinh đàn áp phong trào dân chủ ở Hồng Kông -- khó mà dứt khỏi. Trừ khi những vấn đề đó được giải quyết, sự rạn nứt trong mối quan hệ này là một vệt kéo dài.
 
Bên cạnh đó, chính sách Trung Quốc của Biden có ít nhất 2 yếu tố có thể khoét sâu hố ngăn cách trong quan hệ song phương.
 
Một trong những trọng tâm của ông thuộc về nhân quyền. Phụ tá Biden phát biểu rằng nếu thắng cử, Biden sẽ dẫn dắt các nỗ lực của Washington nhằm gây áp lực với Bắc Kinh trong việc cải thiện hành vi đối với Hong Kong và người Duy Ngô Nhĩ.
 
Phe tự do của Đảng Dân chủ vốn rất nhạy cảm với nhân quyền. Chủ tịch Hạ viện đương nhiệm Nancy Pelosi là một trong những ví dụ trong việc này. Vào năm 1989, bà đã thu hút sự chú ý chính trị bằng cách lãnh đạo cuộc công kích của Hoa Kỳ vào sự đàn áp của Trung Quốc lên cuộc biểu tình đẫm máu tại Quảng trường Thiên An Môn.
 
Yếu tố thứ hai trong chính sách của Biden về Trung Quốc có thể khiến mối quan hệ căng thẳng hơn chính là kế hoạch tăng cường nỗ lực cùng các đồng minh chủ chốt của Hoa Kỳ trong việc đối đầu với Trung Quốc. Điều này có thể dẫn đến sự hợp tác quốc tế mạnh mẽ hơn nhằm gây áp lực với Trung Quốc và cô lập Bắc Kinh hơn nữa.
 
Trump chưa bao giờ chính thức yêu cầu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cùng hợp tác thực hiện các biện pháp trừng phạt chống lại Trung Quốc vì Hong Kong và người Duy Ngô Nhĩ, theo các nguồn tin ngoại giao. Nhưng trừ khi cơ chế nhân quyền của Trung Quốc được cải thiện, Biden sẽ áp đặt biện pháp trừng phạt tài chính và thương mại và thúc giục Nhật Bản, Châu Âu, Hàn Quốc và Úc hợp tác. Điều này đã khiến một số đảng viên cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc biện luận rằng Trung Quốc sẽ dễ thở hơn với nhiệm kỳ tổng thống của Trump.
 
Với các đồng minh chủ chốt của Hoa Kỳ, nhiệm kỳ tổng thống của Biden sẽ đem lại cả lợi ích lẫn thách thức.
 
Các đồng minh bị rơi vào “vũng lầy" Mỹ-Trung sẽ phải đối mặt với những quyết định nan giản. Nếu họ nao núng với các nỗ lực của Biden chống lại Trung Quốc, họ có thể phải đối mặt với sự giận dữ từ Hoa Kỳ. Ít nhất một cựu viên chức đảng Dân chủ đã phàn nàn rằng Tokyo và Brussels chỉ miễn cưỡng áp dụng các biện pháp trừng phạt vi phạm nhân quyền với Trung Quốc.
 
Các đồng minh Hoa Kỳ nên rút ra bài học từ phản ứng của Tổng thống Barack Obama với việc Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014. Chính quyền của ông đã áp đặt biện pháp cứng rắn đối với Nga và kêu gọi Nhật Bản và Châu Âu làm theo. Tuy vậy, chính quyền của Abe đã từ chối vì lo ngại sẽ làm tổn hại đến các cuộc đàm phán tế nhị với chính quyền Tổng thống Vladimir Putin trong cuộc tranh chấp lãnh thổ lâu dài. Lập trường này đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ của Nhật Bản với Hoa Kỳ trong suốt chính quyền Obama, theo một viên chức Nhật Bản.
Các đồng minh Hoa Kỳ phụ thuộc khá nhiều vào việc duy trì mối quan hệ kinh tế bền chặt với Trung Quốc sẽ phải đối mặt với trò tung hứng đòi hỏi nhiều khéo léo.
 
Điều này khiến các nhà lãnh đạo quốc gia phải bắt đầu hoạch định các chiến lược nhằm giải quyết các thách thức khó nói thay vì nghiền ngẫm những hệ quả trong tình huống không thiết thực rằng Nhà Trắng trở nên nhân nhượng với Trung Quốc.
 
Dịch thuật: Tegan Trần

Biên tập: Cookie Duong

 

***

Nguồn: Nhóm Người Thông Dịch dịch từ bài US allies must brace for tougher China stance from Biden của tạp chí The Financial Times

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
14/04/202417:09:00
Có một bạn trẻ, trí thức, mặt mũi sáng sủa mộ đạo tới hỏi một thiền sư như thế này: Thưa thầy, con đọc kinh điển thấy Đức Phật nói, “Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành” như vậy chúng sinh có thể tu thành Phật. Con rất muốn tu thành Phật. Xin thầy chỉ cho làm thế nào để thành Phật?
12/04/202400:00:00
Còn khoảng bảy tháng nữa sẽ đến ngày thực sự bầu phiếu vào đầu tháng 11. Thời gian không dài lắm nhưng đủ để sóng gió thăng trầm. Nếu bạn đọc tò mò hỏi tôi, ai sẽ là người chiến thắng? Tôi chưa có câu trả lời dứt khoát, nhưng tôi sẽ lý luận với các bạn và dựa lên câu trả lời của câu hỏi then chốt: Đa số người Mỹ hoặc sống ở mỹ đi bầu phiếu, có phải là những kẻ ngây thơ? Ông Biden và ông Trump, cả hai đều có ưu và khuyết điểm, có kẻ khôn theo phò và có kẻ khờ hùa theo. Nhưng điểm then chốt mà bạn đọc muốn biết, hơn cả ai sẽ thắng, đó là, bạn là người khôn hay kẻ khờ, dù là bạn bỏ phiếu cho ai? Có khi nào bạn tự hỏi, mình khôn hay khờ khi sử dụng lá phiếu? Sự khôn hay khờ này không mắc mớ đến bằng cấp, giàu nghèo, màu da, địa vị, vân vân, mà chỉ mắc mớ đến khả năng lý luận và phẩm chất đạo lý, không phải đạo đức, mà bạn đang có
12/04/202400:00:00
Sức mạnh răn đe hạt nhân là thứ hữu dụng – ít nhất là cho đến nay. Muốn hiểu rõ hơn, chỉ cần nhìn vào cuộc chiến ở Ukraine. Hoa Kỳ và Châu Âu trang bị vũ khí cho các đồng minh nhưng không dám triển khai quân đội đối đầu trực tiếp với Nga. Tương tự, Nga cũng không có gan gây hấn trực tiếp với các quốc gia phương Tây. Nỗi sợ hãi và kiêng dè lẫn nhau khiến các cường quốc hạt nhân không công khai gây chiến trực tiếp; như đã từng ngăn Chiến Tranh Lạnh trở nên nảy lửa, dù đã có rất nhiều xung đột gián tiếp nổ ra. Răn đe hạt nhân cũng giúp hạn chế số lượng quốc gia phát triển và sở hữu vũ khí hạt nhân – hiện nay chỉ có 9 quốc gia trên thế giới có vũ khí hạt nhân, và số quốc gia có có khả năng phát triển các loại vũ khí hủy diệt này còn ít hơn thế.
10/04/202407:58:00
Cha và mẹ của học sinh 15 tuổi ở Michigan đã bị tòa tuyên án từ 10 tới 15 năm tù vì tội đã mua súng cho con trai và cậu bé này đã dùng nó để thảm sát bốn học sinh tại Oxford High School. Còn cậu bé bị án tù chung thân không ân xá. Công tố viên đã buộc tội cặp vợ chồng này đã không để súng tại một nơi có khóa an toàn và không có hành động ngăn cản khi có biểu hiện con mình sẽ có hành động điên cuồng...
05/04/202400:00:00
Trái với những lời đàm tiếu hay tiếng cười khẩy trước hình ảnh thất thểu của ông thạc sĩ triết học khi từ chủ tịch… chuyển sang cựu chủ tịch, tôi lại hình dung ra cả một tương lai học thuật huy hoàng. Được làm vua, thua làm nhà nghiên cứu, nếu mất một Chủ tịch Võ Văn Thưởng chán phèo mà được một triết gia họ Võ với tầm cỡ thế giới thì, xét ra, nước nhà cũng có phần khá hơn, không có miếng cũng có tiếng. Nhìn lại lịch sử theo hướng này thì có ông Trần Văn Giàu nhưng so ra thì thạc sĩ cựu chủ tịch phải hơn. Một thời là Bí thư Xứ ủy, toàn quyền sinh sát ở cõi Nam kỳ, oai phong, hiển hách; đùng một cái ông Giàu bị điều ra Bắc làm con cá nằm trên thớt, lẻ loi, bất lực, chỉ biết lao đầu vào việc nghiên cứu để cuối cùng trở thành… sử gia
04/04/202411:21:00
Chúng ta đang chứng kiến những nghịch cảnh “đấu thầu dân chủ” trong cuộc sống Bầu Cử Tổng Thống 2024 vốn chỉ dựa theo thủ đoạn tuyên truyền, quảng cáo mị dân, mà xa lìa những nguyên tắc điều hành tổ chức chính trị, hay danh dự và trách nhiệm lãnh đạo của những người ứng cử viên trong đảng phái chính trị đã được ghi nhận từ Hiến Pháp Hoa Kỳ...
27/03/202413:35:00
Đất nước đang nằm trong sự định đoạt của những nhà cai trị mà, trên lý thuyết, phải thực sự vô thần. Nhưng trên thực tế, như có thể thấy qua nhiều thông tin gián tiếp, họ lại phó thác gần hết sự quyết định trong tay đám thầy bói, thầy địa lý hay thầy cúng. Giới cai trị “vô thần” đang mê tín hơn bao giờ hết và sự thể cũng chẳng có gì là lạ bởi, dù là vô thần, bản chất thực sự của họ là mê tín. Họ mê tín trước lãnh tụ. Họ mê tín trước giáo điều. Và khi những thứ này hết thiêng mà phải vẫy vùng giữa cái “thị trường quyền lực” đầy bất an, họ phải bám víu vào đám “thầy” sực nức mùi nhang đèn. Trên thì bất an với chuyện quyền lực xuống, lên. Dưới thì nhân dân phải sống trong một môi trường bất trắc -- từ chuyện mưu sinh đến việc ăn học hay bệnh tật của con cái đến sự thiếu an toàn của xã hội v.v. – nên thị trường tâm linh mới sinh sôi mạnh mẽ cùng sự hình thành của những “nhóm lợi ích” tín ngưỡng.
26/03/202413:12:00
Thượng Nghị Sĩ Lisa Murkowski (Cộng Hòa, Alaska) kinh ngạc trước khả năng ra tranh cử của cựu Tổng Thống Donald Trump và đường lối của đảng của bà, vừa tuyên bố với CNN trong một cuộc phỏng vấn truyền hình phổ biến trên cách đây hai ngày rằng bà sẽ không loại trừ việc rời khỏi Đảng Cộng Hòa. Là một đảng viên Cộng Hòa kỳ cựu ở Alaska và là một trong bảy đảng viên Cộng Hòa đã bỏ phiếu kết tội Trump trong phiên tòa luận tội lần thứ hai sau hậu quả của ngày 6-1-2021, Murkowski nói rằng bà đã xong việc với cựu tổng thống và nói rằng bà "tuyệt đối” sẽ không bỏ phiếu cho ông ấy.
16/03/202409:43:00
Ở Liên Bang Nga, hôm nay, toàn dân đi bầu ông Tổng thống của mình. Dĩ nhiên ông Tổng thống đương nghiệm Poutine sẽ tái đắc cử, và sẽ với số phiếu tối đa, phải 80%. Đó là tiêu chuẩn bất hủ của chế độ độc tài. Nhưng năm nay, khác hơn các năm trước, bầu cử vừa mở cửa, có nhiều nơi, phòng phiếu bị đốt, bị nổ bom, bị phá hoại. Poutine chủ quan cho tổ chức bầu cử ở vùng bị chiếm ở Ukraine bị LHQ phản đối vì vi phạm luật pháp quốc tế...
15/03/202400:00:00
Mái tóc “chameleon” của ông Donald Trump mà báo chí Mỹ bàn tán mới đây làm tôi nghĩ đến một sơ suất của nhà văn Võ Phiến, nhỏ thôi, rất nhỏ, liên quan tới tóc. [1] Đó là việc Võ Phiến nhạo báng nền văn học cách mạng và hiện thực xã hội chủ nghĩa là thứ văn học “thương râu nhớ dép” trong khi nó, thực ra, “thương tóc” hơn là “thương râu”.