Hôm nay,  
“Đây là quan điểm của người viết, không nhất thiết là là quan điểm của VIệt Báo.”

‘Như Bị Săn Bắt’: Người Biểu Tình Ở Portland Nói Cảnh Sát Liên Bang Bắt Họ Vào Các Xe Không Ký Hiệu

21/07/202009:35:00(Xem: 1427)

Người biểu tình ở Portland Conner O'Shea mô tả cách cảnh sát liên bang lùng sục trên đường phố và bắt giữ người và tống vào những chiếc xe tải không ký hiệu vào ngày 15 tháng 7 (Ashleigh Joplin, James Cornsilk / The Washington Post)

Hôm thứ sáu, cảnh sát hải quan Liên Bang nói rằng đặc vụ của họ đã bắt giữ một người biểu tình ở Portland, Oregon, trong một đoạn video đang phát tán trên mạng và được nhiều người xem cho thấy hai người với trang phục như quân đội bắt giữ một thanh niên mặc toàn đồ đen. Để biện hộ cho việc bắt giữ này họ nói rằng người thanh niên bị bắt vì bị tình nghi đã tấn công các cảnh sát và tài sản liên bang.

Lời giải thích này được đưa ra khi chiến thuật của nhà chức trách liên bang bị chỉ trích bởi các viên chức dân cử, các nhà hoạt động nhân quyền và người biểu tình, kể cả một người ở Portland nói rằng anh ta đã “hoảng sợ” trong một cuộc va chạm tương tự.

Trong một tuyên bố hôm thứ Sáu, cơ quan Hải Quan và Bảo Vệ Biên Giới

Hoa Kỳ (US Customs and Border Protection - CBP) công nhận rằng người được thấy trong đoạn video đó và cảnh sát của cơ quan này và họ “có thông tin cho biết người thanh niên bị bắt trong đoạn video đó bị tình nghi là người đã tấn công các cảnh sát liên bang hay phá hoại tài sản liên bang.”

Khi các cảnh sát tiếp cận thanh niên này, CBP nói, “một đám đông hung dữ đã tiến đến gần vị trí của họ. Vì sự an ninh của mọi người, cảnh sát CBP phải đưa nghi can đến một địa điểm an toàn hơn để thẩm vấn.”

Cơ quan này cũng phủ nhận nghi vấn rằng họ đã hoạt động như nđặc vụ liên bang chìm.

“Các cảnh sát CBP đều cho biết mình là ai và luôn mặc đồ có huy hiệu trong những cuộc va chạm,” CBP phát biểu. “Những cảnh sát này không mang bảng tên vì những trường hợp cố tình rò rỉ thông tin cá nhân gần đây cho những cảnh sát thực thi pháp luật để phục vụ và bảo vệ quốc gia.”

Một cuộc va chạm tương tự đã khiến Mark Pettibone cảm thấy bàng hoàng, anh ta nói với Washington Post trong một cuộc phỏng vấn.

Pettibone nói anh ta đã rất sợ hãi khi những người trong quân phục lính màu xanh mang huy hiệu “cảnh sát” chung chung nhảy ra khỏi xe van không có ký hiệu vào rạng sáng thứ tư. Pettibone nói đó là lúc những người này ập gần đến anh ta, và phản xạ tự nhiên của anh là bỏ chạy.

Anh ta không biết những người này là cảnh sát hay là nhóm cực đoan cánh hữu vì họ hay mặc đồ nhái quân phục và quấy rối những người biểu tình thiên tả ở Portland. Trong tường thuật của anh, người thanh niên 29 tuổi cho biết sau khi chạy chừng nửa khúc đường, anh nhận thấy mình không thể nào thoát được.

Lúc đó, anh ta mới quỳ xuống và giơ hai tay lên đầu hàng.

“Tôi rất khiếp sợ,” Pettibone nói. “Nó giống như là từ một tiểu thuyết kinh dị/khoa học giả tưởng, như của tác giả Philip K. Dick. Tôi cảm thấy như mình là một con mồi bị rình rập.”

Anh ta bị bắt giữ và khám xét. Một người hỏi anh có mang vũ khí gì không; anh không có. Rồi họ chở anh tới toà án liên bang và nhốt anh vào phòng giam, anh kể. Hai cảnh sát khác trở lại và đọc quyền Miranda* cho anh, và hỏi anh có muốn khước từ quyền này để trả lời vài câu hỏi hay không, anh không khước từ.

Họ thả anh cách đột ngột như lúc họ bắt anh. Những cảnh sát liên bang tóm anh ở ngoài đường trong lúc anh đang đi về nhà sau một cuộc biểu tình ôn hoà đã không hề cho anh biết tại sao anh bị bắt giữ hay cho anh thấy hồ sơ của việc bắt giữ đó, anh cho Washington Post biết. Theo như anh biết, anh không hề bị buộc tội gì hết. Và, Pettibone nói, anh cũng chẳng biết ai đã bắt anh.

Việc bắt giữ giam cầm này được Oregon Public Broadcasting đăng tải đầu tiên, rồi những đoạn video về những trường hợp tương tự xuất hiện đã gióng hồi chuông báo động tới nhiều người. Các học giả về pháp lý đặt nghi vấn không biết những vụ giam cầm như vậy có vi hiến hay không.

“Bắt người phải đưa ra lý do chính đáng cho thấy người này đã phạm một tội liên bang nào đó,, cần có thông tin cụ thể cho thấy người đó rất có thể có hành vi phạm tội liên bang, hay là có nhiều khả năng người đó đã làm vậy.”” Orin Kerr, giảng viên khoa luật của University of California at Berkeley, cho Washington Post biết, “Nếu cảnh sát (CBP) bắt giữ người ta chỉ vì có khả năng họ đã tham dự vào các cuộc biểu tình, đó không phải là lý do chính đáng.”

Trong cuộc họp báo hôm thứ sáu, thị trưởng Portland Ted Wheeler đã hai lần gọi lực lượng cảnh sát liên bang này là “quân đội riêng” của Tổng thống Trump và nói rằng ông cũng tham gia hợp xướng cùng với những vị dân cử của Oregon để gửi đến Washington một thông điệp rành mạch: “Đem đám quân của ông (Trump) ra khỏi Portland.”

“Đây là một phần của chiến lược được phối hợp từ chính quyền Trump để dùng đoàn quân liên bang nhằm tăng cường con số thăm dò bầu cử đang tuột dốc của ông, và nó tuyệt đối là một sự lợi dụng các cảnh sát thực thi pháp luật liên bang,” thị trưởng Wheeler nói. “Khi mà chúng ta thấy mọi sự đang bắt đầu lắng đọng, hành động của họ vào thứ bảy vừa qua và những đêm kế tiếp đã khiến bầu không khí trên đường phố lại trở nên căng thẳng hơn.”

Việc các cảnh sát liên bang từ Dịch Vụ Cảnh Sát Tư Pháp Hoa Kỳ (U.S. Marshals Service) và Bộ An ninh Nội địa (Department of Homeland Security - DHS) đổ bộ xuống đường phố Portland phản ánh phần nào lời hứa của Trump rằng sẽ ra tay mạnh mẽ đối với những cuộc biểu tình đang diễn ra. Các lãnh đạo địa phương tỏ vẻ lo sợ trước tin ông Pettibone bị giam giữ và những lời kêu gọi cảnh sát liên bang phải rời Portland đã ngày càng vang to từ khi các cảnh sát của Dịch Vụ Cảnh Sát Tư Pháp đã đánh trọng thương một người biểu tình ôn hoà hôm thứ bảy.

“Một người biểu tình ôn hoà ở Portland đã bị bắn vào đầu bởi một trong những cảnh sát chìm của Donald Trump,” Thượng Nghị Sĩ Ron Wyden (D-Ore) đã tweet hôm thứ năm trong một tweet mà đồng thời cũng chỉ trích Bộ trưởng tại thời của DHS, ông Chad Wolf. “Giờ thì Trump và Chad Wolf đang vũ khí hoá Bộ An ninh Nội Địa như thể nó là lực lượng chiếm đóng của họ để khiêu khích bạo lực trên đường phố của quê nhà tôi vì họ nghĩ rằng nó sẽ rất lợi hại với truyền thông cánh hữu.”

Những người ủng hộ dân quyền cho rằng chính quyền Trump đang thử thách giới hạn quyền hành pháp của họ.

“Tôi nghĩ Portland là trường hợp thí nghiệm,” Zakir Khan, phát ngôn viên cho Hội Đồng Về Quan Hệ Mỹ-Hồi Giáo vùng Oregon, nói với Washington Post. “Họ muốn biết họ có thể đi được bao xa trước khi họ áp dụng thủ đoạn này đến những nơi khác trên nước Mỹ.”

Jann Carson, quyền giám đốc điều hành của Liên Minh Tự Do Dân Sự Mỹ (ACLU) ở Oregon, gọi những cuộc bắt bớ gần đây là “sự vi hiến thô bỉ” trong một tuyên bố được chia sẻ với Washington Post.

“Thường thường khi chúng ta thấy những người từ những chiếc xe không dấu cưỡng bức tóm ai đó trên đường phố, chúng ta gọi đó là bắt cóc,” bà Carson nói. “Những người biểu tình ở Portland bị bắn vào đầu, bị bắt lên những chiếc xe không ký hiệu, và bị cho ăn lựu đạn cay hết lần này tới lần khác bởi những vị khách không mời đến từ liên bang. Chúng tôi sẽ không ngồi yên cho tới khi họ đi khỏi nơi này.”

Những cuộc biểu tình hàng đêm đã chiếm lấy đường phố ở trung tâm Portland kể từ cái chết của George Floyd ở Minneapolis hồi tháng năm. Hơn 6 tuần nay, cảnh sát Portland đã xung đột với những người biểu tình thiên tả chống đối kỳ thị chủng tộc và sự tàn bạo của cảnh sát. Lựu đạn cay đã làm hàng trăm người bị sặc, cả người biểu tình lẫn dân sống trong vùng bị vạ lây. Người biểu tình đã sơn những khẩu hiệu chống cảnh sát trên tường của tòa án liên bang Mark O. Hartfield và trung tâm tư pháp quận Multnomah, nơi được dùng làm nhà tù địa phương và tổng hành dinh cảnh sát.

Sau khi Trump điều động cảnh sát liên bang đến thành phố, với lý do là để dập tắt bạo lực, sự căng thẳng gia tăng. Các cảnh sát liên bang không ngừng dùng lựu đạn cay để giải tán đoàn biểu tình, mặc dù một đạo luật của tiểu bang mới được ban hành gần đây cấm cảnh sát địa phương dùng những chất hoá học gây khó chịu trừ khi phải dẹp các cuộc nổi loạn. Hôm thứ bảy, cảnh sát liên bang đã bắn vào đầu một người với loại đạn ít gây chết người, làm nứt sọ người này. Các viên chức địa phương, từ thị trưởng tới thống đốc, đã yêu cầu tổng thống rút quân khỏi thành phố.

“Tôi rất hãnh diện được cùng hợp xướng với các viên chức dân cử để yêu cầu các cảnh sát liên bang trên đường phố Portland rút lui,” Uỷ Viên Hội Đồng thành phố Portland Jo Ann Hardesty trong một phát biểu được chia sẻ với Washington Post hôm Chủ Nhật. “Sự hiện diện của họ ở đây đã làm cho sự căng thẳng ngày càng leo thang và khiến cho không biết bao nhiêu dân cư ở Portland đang thực hiện quyền công dân của mình qua Tu Chính Án thứ nhất gặp nhiều nguy hiểm hơn.”

Pettibone nói anh ta chỉ thực thi quyền tự do ngôn luận của mình hôm thứ tư khi mà anh ta bị bắt giữ. Anh và một người bạn đang đi về chỗ đậu xe của mình sau một buổi biểu tình ôn hoà ở công viên gần đó. Anh nói anh không hề làm gì để thách thức cảnh sát tối hôm đó, hoặc ở bất cứ cuộc biểu tình nào mà anh tham dự trong sáu tuần qua.

 


“Tôi có một tâm niệm mạnh mẽ rằng tôi sẽ không tham gia vào bất cứ hoạt động nào có tính cách bạo lực,” anh nói với Washington Post. “Tôi giữ trầm tĩnh và cố gắng thu thập tài liệu về cảnh sát bạo hành và chỉ hiện diện để tỏ sự đồng tình.”

Bộ Nội An không trả lời ngay khi được yêu cầu bình luận đêm thứ Năm, và cũng không trả lời câu hỏi của Oregon Public Broadcasting. Còn Dịch Vụ Cảnh Sát thì nói với đài phát thanh là cảnh sát của họ không hề bắt giữ Pettibone và văn phòng của họ luôn giữ lý lịch của những vụ giam cầm.

Trump đã hoan nghênh những chiến thuật khắc nghiệt của cảnh sát liên bang ở Portland, và quyền bộ trưởng Bộ An ninh Nội địa cam kết sẽ giữ các lực lượng liên bang ở Portland cho tới khi nào viên chức địa phương “công khai lên án những gì những người chủ trương vô chính phủ quá khích đang làm.”

“Chúng ta đang làm một việc rất tốt ở Portland,” Trump tuyên bố ở một cuộc họp báo hôm thứ Hai. “Portland đã bị mất kiểm soát, và họ (cảnh sát liên bang) đã nhảy vào, và tôi nghĩ hiện giờ có rất nhiều người đang bị bắt giam. Chúng ta tương đối đã chế ngự được chúng, và nếu chúng lại bùng lên, chúng ta sẽ lại nén xuống, rất dễ dàng. Chẳng có gì khó hết, nếu mình biết mình đang làm gì.”

Dù vậy, quang cảnh đường phố ở Portland vào cuối ngày thứ Năm phản ánh một thực tế hoàn toàn khác.

Một lần nữa những người biểu tình lại kéo xuống nghẹt cả đường phố, tháo gỡ một cách thách thức những hàng rào được dùng để ngăn cách đám biểu tình với Trung Tâm Pháp Lý quận Multnomah. Và một lần nữa, các cảnh sát liên bang lại bắn lựu đạn cay vào đoàn biểu tình.

Trong khi cảnh sát, cả địa phương lẫn liên bang, đã dùng những áp lực ngày càng gia tăng đối với người biểu tình, các cuộc biểu tình cũng ngày càng trở nên bất trị và quyết tâm. Chưa bên nào sẵn sàng để lùi bước.

“Một khi bạn ra đường và bạn “ăn" lựu đạn cay và bạn thấy là không có nguyên do gì cho sự phản lực đó-- mặc dù cảnh sát sẽ nói là vì có sự nổi loạn nên họ dùng lựu đạn cay-- nó càng làm cho bạn muốn tham gia hơn nữa để xem công lý đi đến đâu,” Pettibone nói với Washington Post.

*CHÚ THÍCH: Tại Hoa Kỳ, quyền Miranda là một loại thông báo mà cảnh sát thường đưa ra cho các nghi phạm hình sự khi bị bắt. Quyền này giải thích rằng họ có quyền im lặng; nghĩa là, họ có quyền từ chối trả lời các câu hỏi hoặc cung cấp thông tin cho cơ quan thực thi pháp luật hoặc các quan chức khác.




Dịch thuật Minhly Pham

Biên tập Cookie Duong
Nguồn: The Interpreter

***
The Interpreter | Người Thông Dịch là một nhóm biên soạn tổng hợp thông tin, với các thành viên gồm những người Mỹ trẻ gốc Việt, có sứ mệnh nhìn lại và đóng góp cho cộng đồng qua cách chọn lọc tin tức từ các cơ quan phương tiện truyền thông tiếng Anh có uy tín và cân bằng, và dịch bài sang tiếng Việt. Người Thông Dịch nhắm thực hiện hai điều: 1)Thu hẹp khoảng cách thông tin do rào cản ngôn ngữ tạo ra, bằng cách dịch các bài báo, sáng kiến, và ý kiến từ hãng tin chuẩn mực quốc tế sang tiếng Việt; và 2) Cung cấp cho độc giả người Mỹ gốc Việt các tài liệu tiếng Việt để giúp bắt đầu những cuộc đối thoại khó khăn về công bằng xã hội, sự tàn bạo của cảnh sát, sự đoàn kết và lịch sử phân biệt chủng tộc ở Mỹ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
14/04/202417:09:00
Có một bạn trẻ, trí thức, mặt mũi sáng sủa mộ đạo tới hỏi một thiền sư như thế này: Thưa thầy, con đọc kinh điển thấy Đức Phật nói, “Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành” như vậy chúng sinh có thể tu thành Phật. Con rất muốn tu thành Phật. Xin thầy chỉ cho làm thế nào để thành Phật?
12/04/202400:00:00
Còn khoảng bảy tháng nữa sẽ đến ngày thực sự bầu phiếu vào đầu tháng 11. Thời gian không dài lắm nhưng đủ để sóng gió thăng trầm. Nếu bạn đọc tò mò hỏi tôi, ai sẽ là người chiến thắng? Tôi chưa có câu trả lời dứt khoát, nhưng tôi sẽ lý luận với các bạn và dựa lên câu trả lời của câu hỏi then chốt: Đa số người Mỹ hoặc sống ở mỹ đi bầu phiếu, có phải là những kẻ ngây thơ? Ông Biden và ông Trump, cả hai đều có ưu và khuyết điểm, có kẻ khôn theo phò và có kẻ khờ hùa theo. Nhưng điểm then chốt mà bạn đọc muốn biết, hơn cả ai sẽ thắng, đó là, bạn là người khôn hay kẻ khờ, dù là bạn bỏ phiếu cho ai? Có khi nào bạn tự hỏi, mình khôn hay khờ khi sử dụng lá phiếu? Sự khôn hay khờ này không mắc mớ đến bằng cấp, giàu nghèo, màu da, địa vị, vân vân, mà chỉ mắc mớ đến khả năng lý luận và phẩm chất đạo lý, không phải đạo đức, mà bạn đang có
12/04/202400:00:00
Sức mạnh răn đe hạt nhân là thứ hữu dụng – ít nhất là cho đến nay. Muốn hiểu rõ hơn, chỉ cần nhìn vào cuộc chiến ở Ukraine. Hoa Kỳ và Châu Âu trang bị vũ khí cho các đồng minh nhưng không dám triển khai quân đội đối đầu trực tiếp với Nga. Tương tự, Nga cũng không có gan gây hấn trực tiếp với các quốc gia phương Tây. Nỗi sợ hãi và kiêng dè lẫn nhau khiến các cường quốc hạt nhân không công khai gây chiến trực tiếp; như đã từng ngăn Chiến Tranh Lạnh trở nên nảy lửa, dù đã có rất nhiều xung đột gián tiếp nổ ra. Răn đe hạt nhân cũng giúp hạn chế số lượng quốc gia phát triển và sở hữu vũ khí hạt nhân – hiện nay chỉ có 9 quốc gia trên thế giới có vũ khí hạt nhân, và số quốc gia có có khả năng phát triển các loại vũ khí hủy diệt này còn ít hơn thế.
10/04/202407:58:00
Cha và mẹ của học sinh 15 tuổi ở Michigan đã bị tòa tuyên án từ 10 tới 15 năm tù vì tội đã mua súng cho con trai và cậu bé này đã dùng nó để thảm sát bốn học sinh tại Oxford High School. Còn cậu bé bị án tù chung thân không ân xá. Công tố viên đã buộc tội cặp vợ chồng này đã không để súng tại một nơi có khóa an toàn và không có hành động ngăn cản khi có biểu hiện con mình sẽ có hành động điên cuồng...
05/04/202400:00:00
Trái với những lời đàm tiếu hay tiếng cười khẩy trước hình ảnh thất thểu của ông thạc sĩ triết học khi từ chủ tịch… chuyển sang cựu chủ tịch, tôi lại hình dung ra cả một tương lai học thuật huy hoàng. Được làm vua, thua làm nhà nghiên cứu, nếu mất một Chủ tịch Võ Văn Thưởng chán phèo mà được một triết gia họ Võ với tầm cỡ thế giới thì, xét ra, nước nhà cũng có phần khá hơn, không có miếng cũng có tiếng. Nhìn lại lịch sử theo hướng này thì có ông Trần Văn Giàu nhưng so ra thì thạc sĩ cựu chủ tịch phải hơn. Một thời là Bí thư Xứ ủy, toàn quyền sinh sát ở cõi Nam kỳ, oai phong, hiển hách; đùng một cái ông Giàu bị điều ra Bắc làm con cá nằm trên thớt, lẻ loi, bất lực, chỉ biết lao đầu vào việc nghiên cứu để cuối cùng trở thành… sử gia
04/04/202411:21:00
Chúng ta đang chứng kiến những nghịch cảnh “đấu thầu dân chủ” trong cuộc sống Bầu Cử Tổng Thống 2024 vốn chỉ dựa theo thủ đoạn tuyên truyền, quảng cáo mị dân, mà xa lìa những nguyên tắc điều hành tổ chức chính trị, hay danh dự và trách nhiệm lãnh đạo của những người ứng cử viên trong đảng phái chính trị đã được ghi nhận từ Hiến Pháp Hoa Kỳ...
27/03/202413:35:00
Đất nước đang nằm trong sự định đoạt của những nhà cai trị mà, trên lý thuyết, phải thực sự vô thần. Nhưng trên thực tế, như có thể thấy qua nhiều thông tin gián tiếp, họ lại phó thác gần hết sự quyết định trong tay đám thầy bói, thầy địa lý hay thầy cúng. Giới cai trị “vô thần” đang mê tín hơn bao giờ hết và sự thể cũng chẳng có gì là lạ bởi, dù là vô thần, bản chất thực sự của họ là mê tín. Họ mê tín trước lãnh tụ. Họ mê tín trước giáo điều. Và khi những thứ này hết thiêng mà phải vẫy vùng giữa cái “thị trường quyền lực” đầy bất an, họ phải bám víu vào đám “thầy” sực nức mùi nhang đèn. Trên thì bất an với chuyện quyền lực xuống, lên. Dưới thì nhân dân phải sống trong một môi trường bất trắc -- từ chuyện mưu sinh đến việc ăn học hay bệnh tật của con cái đến sự thiếu an toàn của xã hội v.v. – nên thị trường tâm linh mới sinh sôi mạnh mẽ cùng sự hình thành của những “nhóm lợi ích” tín ngưỡng.
26/03/202413:12:00
Thượng Nghị Sĩ Lisa Murkowski (Cộng Hòa, Alaska) kinh ngạc trước khả năng ra tranh cử của cựu Tổng Thống Donald Trump và đường lối của đảng của bà, vừa tuyên bố với CNN trong một cuộc phỏng vấn truyền hình phổ biến trên cách đây hai ngày rằng bà sẽ không loại trừ việc rời khỏi Đảng Cộng Hòa. Là một đảng viên Cộng Hòa kỳ cựu ở Alaska và là một trong bảy đảng viên Cộng Hòa đã bỏ phiếu kết tội Trump trong phiên tòa luận tội lần thứ hai sau hậu quả của ngày 6-1-2021, Murkowski nói rằng bà đã xong việc với cựu tổng thống và nói rằng bà "tuyệt đối” sẽ không bỏ phiếu cho ông ấy.
16/03/202409:43:00
Ở Liên Bang Nga, hôm nay, toàn dân đi bầu ông Tổng thống của mình. Dĩ nhiên ông Tổng thống đương nghiệm Poutine sẽ tái đắc cử, và sẽ với số phiếu tối đa, phải 80%. Đó là tiêu chuẩn bất hủ của chế độ độc tài. Nhưng năm nay, khác hơn các năm trước, bầu cử vừa mở cửa, có nhiều nơi, phòng phiếu bị đốt, bị nổ bom, bị phá hoại. Poutine chủ quan cho tổ chức bầu cử ở vùng bị chiếm ở Ukraine bị LHQ phản đối vì vi phạm luật pháp quốc tế...
15/03/202400:00:00
Mái tóc “chameleon” của ông Donald Trump mà báo chí Mỹ bàn tán mới đây làm tôi nghĩ đến một sơ suất của nhà văn Võ Phiến, nhỏ thôi, rất nhỏ, liên quan tới tóc. [1] Đó là việc Võ Phiến nhạo báng nền văn học cách mạng và hiện thực xã hội chủ nghĩa là thứ văn học “thương râu nhớ dép” trong khi nó, thực ra, “thương tóc” hơn là “thương râu”.