Hôm nay,  
“Đây là quan điểm của người viết, không nhất thiết là là quan điểm của VIệt Báo.”

Tôi ủng hộ Đảng Cộng Hòa hay ủng hộ Trump?

06/06/202019:58:00(Xem: 4669)
trump meet xi
Tổng thống Trump đãi tiệc Tập Cận Bình ở Mar a Lago 4/2017. Ảnh: Youtube FOX10


Tôi sang Mỹ từ năm 2006, đến nay đã qua ba đời tổng thống, hai Cộng Hòa, một Dân Chủ.

Hồi ở Việt Nam, kiến thức chính trị về nước Mỹ của tôi không nhiều. Tôi chỉ biết rằng có 3 vị tổng thống Mỹ mà mình rất ngưỡng mộ: tổng thống Lincoln giải phóng nô lệ, tổng thống Roosevelt thời Đệ Nhị Thế Chiến, tổng thống Reagan làm xụp đổ Liên Bang Xô Viết. Sau này sang Mỹ mới biết cả 3 ông đều là Đảng Cộng Hòa. Như vậy thì mình chắc là có “khuynh hướng Cộng Hòa” rồi!

Sang Mỹ thời gian đầu tiên tôi ở Houston, Texas, thành trì của Cộng Hòa. Xem những phim cao bồi, tôi rất thích cái tinh thần đạo đức đơn giản nhưng thẳng thắng, trung thực của dân Cao Bồi Mỹ: nói một là một, hai là hai; hứa là làm; mỗi cá nhân thể hiện và tự thực hiện công lý, không dựa vào chính quyền… Tôi nhận ra rằng tính cách này cũng giống đặc điểm đôn hậu, chất phác, thật thà của người nông dân Miền Nam mà tôi yêu quí, cho dù mình là gốc Bắc Kỳ di cư. Tôi càng tin vào “khuynh hướng Cộng Hòa” của mình.

Rồi sau đó một năm, tôi sang Miền Nam Cali nắng ấm sinh sống. Sau một thời gian, tôi nhận ra nhiều người bạn bè Cali của mình có “khuynh hướng Dân Chủ”. Tôi thấy ở họ cũng có những điểm đáng quí: tinh thần tự do phóng khoáng, tinh thần xã hội, cộng đồng, ý thức bảo vệ môi trường, khuynh hướng hạn chế sở hữu súng giết người hàng loạt… Lập nghiệp ở Cali, gia đình tôi có được nhiều trợ cấp ban đầu dành cho người mới nhập cư mà ở bên Houston không có, cho nên đã hội nhập khá nhanh vào xã hội Mỹ. Chỉ sau hơn một năm, gia tôi đã ngừng nhận tất cả các trợ cấp xã hội, để chuẩn bị đời sống “cày bừa” như nhiều người Mỹ khác. Cuộc sống không giàu, nhưng từng bước đi lên, cho nên bỗng dưng tôi bị lây cái “khuynh hướng Dân Chủ” hồi nào không hay.

Tôi vẫn giữ liên lạc với gia đình và bạn bè ở Houston. Khi trò chuyện với thằng bạn thân “khuynh hướng Cộng Hòa” ở vùng Bellaire đã hơn 20 năm, tụi tôi đồng ý với nhau rằng Cộng Hòa và Dân Chủ nên luân phiên nắm ghế tổng thống Mỹ, để cân bằng quyền lợi mọi thành phần kinh tế. Cộng Hòa lên thì ngành kỹ nghệ dầu mỏ của Houston sẽ lên, có lợi cho bạn tôi. Dân Chủ lên thì những ngành kỹ thuật vệ bảo vệ môi trường lên, là những điều tôi thấy tốt. Do đó sau 8 năm Obama, khi ông Trump mới lên làm tổng thống, chúng tôi vẫn đồng thuận, nói chuyện với nhau bình thường, không có vấn đề gì! Tôi còn nói với bạn mình rằng ở những vị trí dân cử địa phương, tôi cũng có bầu cho một vài chính trị gia Cộng Hòa mà tôi thấy làm được việc.

Thế nhưng chỉ hai ba năm sau, tự nhiên chính kiến của tụi tôi xa nhau dần. Nhìn lại cho kỹ, cái khuynh hướng “cân bằng giữa Dân Chủ- Cộng Hòa” của chúng tôi không thay đổi. Điểm khác biệt lớn giữa tụi tôi là cách đánh giá về tổng thống Trump. Tôi nói rằng không chống tất cả những giá trị của Đảng Cộng Hòa, nhưng riêng về tính cách của ông Trump thì tôi chịu không nổi! Bạn tôi thì bênh vực, nói rằng ông Trump “tuy nói năng lung tung nhưng làm được việc!”. Biết tranh luận chính trị là khó, nhưng với truyền thống “trung dung” của cả hai thằng, tôi thử tìm hiểu những điểm “làm được việc” của ông Trump từ bạn mình, và thử dùng “facts” (sự thật) chứ không phải opinions (ý kiến) để xem xét.

Có hai điểm mà bạn tôi (và nhiều người ủng hộ tổng thống Trump) hay nhắc đến nhiều nhất: ông Trump làm cho kinh tế Mỹ đi lên, và chỉ có ông Trump là người dám chống lại Trung Cộng. Tôi thấy cả hai điểm đó đều không ổn lắm.

Thứ nhất, bạn tôi nói ông Trump là tỉ phú, giỏi về kinh tế lắm, nền kinh tế Mỹ thời ổng tăng trưởng liên tục. Tuy nhiên, bạn tôi không chịu nhìn nhận rằng kinh tế Mỹ đã tăng trưởng từ thời Obama. Không lấy số liệu từ báo chí Mỹ (đa phần bị cho là… “thổ tả”, chống Trump), tôi xem một bài phân tích của BBC ngày 17 tháng 2 2020 https://www.bbc.com/news/world-45827430, có những biểu đồ so sánh số liệu nền kinh tế Mỹ thời Obama và thời Trump. Theo những biểu đồ này, kinh tế Mỹ đã tăng trưởng trở lại trong thời Obama. Vào năm 2009, nền kinh tế Mỹ đang ở con số âm -4%, sau đó tăng dần. Vào năm 2014 là đỉnh điểm tăng trưởng trên 5%; còn những năm cuối nhiệm kỳ Obama mức tăng trưởng vào khoảng 2%. Trong 3 năm đầu dưới thời Trump, mức tăng trưởng kinh tế ở vào khoảng từ 2% - 3%. Còn biểu đồ tăng trưởng của chỉ số Dow Jones trên thị trường chứng khoán, thời ông Trump nối tiếp mức tăng của thời Obama.

Như vậy, chuyện chỉ có ông Trump làm kinh tế Mỹ tăng trưởng là không đúng. Thêm nữa, “đũa thần” của ông Trump làm cho kinh tế Mỹ tăng trưởng cũng không có gì là bí mật: giảm thuế cho các doanh nghiệp, một điều mà nhiều tổng thống Cộng Hòa cũng làm. Tôi nói với bạn mình: chuyện này thì một ông vua thời phong kiến Việt Nam cũng làm được. Muốn được lòng dân, thì cứ việc tuyên bố giảm sưu cao, thuế nặng, là nhân dân sẽ tung hô “đức vua vạn tuế, vạn vạn tuế” ngay. Tuy nhiên, việc giảm thuế có mặt trái của nó: thâm thủng ngân sách quốc gia. Theo số liệu của Bộ Ngân Khố Hoa Kỳ (https://www.washingtonpost.com/business/2019/10/25/us-deficit-hit-billion-marking-nearly-percent-increase-during-trump-era/), thâm thủng ngân sách trong năm 2019 chạm con số kỷ lục $984 tỉ, tăng 26% so với năm trước. Tổng thống Trump không thể giải quyết được vấn đề này, do đó việc tăng trưởng kinh tế nhờ giảm thuế không phải là một liều thuốc bổ không có tác dụng phụ.

Và bây giờ vào đầu năm 2020, khi đại dịch COVID-19 bùng nổ, nền kinh tế Mỹ rơi vào giai đoạn suy thoái tồi tệ nhất trong lịch sử, tỉ lệ thất nghiệp cũng kỷ lục, và thâm thủng ngân sách chắc chắn sẽ đạt mức kỷ lục mới vào cuối năm nay. Tổng thống Trump hoàn toàn không có lỗi, nhưng ông cũng không có “đũa thần” nào để vực dậy nền kinh tế trong năm bầu cử. Người ủng hộ ông như bạn tôi chỉ còn dựa vào việc ông “làm được” thứ hai: chỉ có ông Trump chống Trung Cộng.

Tôi nói với bạn mình rằng điều này càng không ổn. Chắc chắn là khi bắt đầu nhiệm kỳ của mình, ông Trump muốn kết thân với Trung Cộng. Vào đầu tháng 4 2017, ông Trump long trọng tiếp đãi Tập Cận Bình tại khu nghỉ mát Mar-a-Lago tại Florida. Ông Trump gọi ông Tập là “người bạn”, và hai bên đã bàn đến những chuyện hợp tác kinh tế lớn giữa hai quốc gia. Trên trang web chính thức của Tòa Bạch Ốc https://www.whitehouse.gov/briefings-statements/remarks-president-trump-meeting-president-xi-china/ còn lưu lại lời phát biểu của ông Trump đứng bên cạnh Tập Cận Bình vào ngày 7 tháng 4 2019. Xin dịch trích dẫn: “…mối quan hệ được phát triển giữa chủ tịch Tập và tôi thật là vượt bực. Chúng tôi mong muốn được đứng bên nhau nhiều lần nữa trong tương lai. Tôi tin tưởng rất nhiều những vấn đề xấu tiềm tàng sẽ qua đi. Tôi muốn cảm ơn chủ tịch Tập đã có mặt với chúng tôi tại Hoa Kỳ. Thật là một niềm vinh dự cho tôi và những người đại diện cho tôi được tiếp đón ông chủ tịch và tùy tùng. Và một lần nữa, những tiến bộ đã được thực hiện”.

Sự thật rành rành như vậy. Những diễn biến thay đổi nhanh chóng chỉ trong ba năm qua đã làm cho một số người quên mất điều này.

Thêm nữa, việc chống Trung Cộng không chỉ diễn ra trong thời Trump. Có thể nhận thấy chính sách chống Trung Cộng đã bắt đầu từ thời Obama, có khác chỉ là chiến lược hay cách thực hiện. Chính sách Hướng Đông, liên kết với các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á để chống Trung Cộng của Hoa Kỳ có từ thời Obama. Các cuộc tuần tra Biển Đông của chiến hạm Mỹ để bảo vệ tự do hàng hải bắt đầu từ thời Obama. Về kinh tế, Obama tạo ra khối Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) bao gồm nhiều quốc gia khác nhau trong vùng Thái Bình Dương để vây kinh tế Trung Cộng. Ngay sau khi lên nhậm chức, tổng thống Trump rút Hoa Kỳ ra khỏi hiệp định này, vì cho rằng nó không có lợi cho nước Mỹ. Ông chống Trung Cộng bằng cách đánh thuế. Tức là bằng một chiến thuật khác, có cả ưu lẫn nhược điểm. Nhưng hoàn toàn không thể kết luận “chỉ có Trump mới chống Tàu”.

Sau khi “hai chuyện ông Trump làm được việc” đã được soi sáng bằng “facts” như vậy, bạn tôi vẫn còn một câu để bênh vực nữa: “có tổng thống nào mà làm việc không lương như ông Trump đâu. Làm cực như vậy, mà còn bị đám truyền thông “thổ tả” suốt ngày nói xấu!”. Trời đất! Câu này tôi thấy hơi quen quen. Hồi tôi đi học ở Việt Nam, tôi được dạy rằng bác Hồ liêm khiết lắm, sống đơn giản trong một căn nhà sàn sơ sài để lo việc nước !!! Còn bà chủ tịch quốc hội Kim Ngân đã từng lên mặt mắng những người dám lên tiếng chống lại đảng độc tài, những người đi biểu tình chống Trung Cộng rằng: "... những người này đã làm được gì cho đất nước!?!". Và chẳng lẽ những vị tổng thống, dân cử Mỹ khác có nhận lương để phục vụ nước Mỹ là không đáng quí trọng hay sao? Thêm nữa,  tôi thấy tất cả các tổng thống Mỹ đều phải làm việc dưới búa rìu dư luận, cả từ phe đối lập lẫn báo chí. Và họ đều cho rằng với một nền dân chủ như vậy, nước Mỹ mới phát triển thành cường quốc số 1 thế giới như ngày hôm nay.

Để chấm dứt việc tranh luận, tôi nói với bạn mình rằng: “Tui vẫn như trước, không thấy khó chịu khi một tổng thống Cộng Hòa lên nắm quyền. Nhưng phải chi đó đừng phải là ông Trump. Tui hứa với ông rằng, nếu Đảng Cộng Hòa cử một người khác lên làm ứng cử viên tổng thống, tháng 11 này tui sẽ bỏ phiếu cho Cộng Hòa!”

Hết chuyện! Bởi vì tôi biết rằng lời hứa của mình sẽ không thể trở thành hiện thực…

Dân Việt

Ý kiến bạn đọc
16/06/202021:37:32
Khách
Phân tích rất rõ ràng, không thể chối vào đâu được
16/06/202012:33:08
Khách
Trước hết, ông roosevelt không biết theo đảng cộng hòa lúc nào? Sau khi chết? Trung bỏ trung đông, who- y tế thế giới, rút quân khỏi a phú hãn..vv ai có lợi? Thấy được những việc làm của Trump thì " Make america alone " sẽ vô cùng ý nghĩa . Đảng cộng hòa hiện nay có một lãnh tụ, một tiếng nói, các ngài thượng sĩ, hạ sĩ đều lập lại lời người thiên tài " được chúa chọn " .
13/06/202011:59:44
Khách
Nếu bạn của tác giả thật sự chống cộng, rỏ hơn là Tàu cộng, thì không nên xử dụng những gì Tàu cộng sãn xuất, vì đó là hành động nuôi giúp Tàu cộng có thêm phương tiện để gian manh và tàn ác hơn.
Tài sản đánh giá 1 tỷ nhưng nợ 1 tỷ mốt hay 900 triệu không có nghĩa người đó là tỷ phú. Nếu người đó cho mình là tỷ phú thì kẻ đó là thằng lừa bịp hay conman.
Nếu Pres. Trump là người “biết” làm việc, Pres. Trump đã không chán nản thốt lên “Làm Tổng Thống giờ khổ hơn xưa. Tôi cứ ngỡ là sẽ dể lắm.” Đây là lời của nhà tỷ phú kiếm tiền bằng cách làm show bán cho đài truyền hình.
Nếu Pres. Trump là người có khái niệm tối thiểu về chính trị, trong cơn men trong sự cổ vỏ trong ngày đại hộ đảng, ứng cử viên Trump đã cương rằng “Tôi có thể bắn bất cứ ai trên Đại lộ Số Năm mà không mất một lá phiếu.”. Những người ùng hộ Pres. Trump nên đào sâu câu nói này.
Xin bà con đừng để quá khứ đau thương mà mờ đi viển tượng tai họa tương lai của con cháu mình.
Tác giả nói đủ rồi. Tôi chỉ ngứa miệng thêm chút thôi. Nếu người Việt tản cư nhằm lúc này, liệu Pres. Trump có cho bạn tá túc nơi đây không?
10/06/202007:37:02
Khách
Ông tác giả này nên học lại lịch sữ trước rồi mới suy nghĩ đúng và có ý kiến được. Thưa ông , trong lịch sữ nước Mỹ có 2 ông tổng thống Roosevelt. Ông đầu là Theodore R là Cộng Hòa, còn ông thời đệ II thế chiến là Franklin R thuộc đảng Dân Chủ (người duy nhất ngoại lệ với 3 nhiệm kỳ TTh ). Khác với ông,ở VN tôi rất thích đảng DC vì nghĩ rằng các T Th Dân Chủ rất muốn cải cách , còn đảng CH rất bảo thủ ,ông DC F. Roosevelt cứu vãn kinh tế Mỹ với chánh sách New Deal trước thế chiến ông củng là 1 trong 3 ông lớn vẽ lại bản đồ phân chia thế giới trong những ngày tháng gần cuối WW II , nào là T Th Kennedy DC rất trẻ đọc bài diễn văn rất hay trong lễ nhậm chức , và đã dũng cảm chống Liên Xô trong vụ hỏa tiển ở Cuba,ông đã kiên cường chống việc bao vây Tây Bá Linh của Nga ,rồi T Th Johnson đưa ra chánh sách Xã Hội vĩ đại xóa nghèo ở Mỹ,....
Nhưng khi qua Mỹ tôi mới ngộ ra ,những gì mình biết về các T Th mình đã từng một thời ngưỡng mộ , thật ra chỉ là một mặt nhỏ và phiến diện của những nhân vật lịch sữ mà thôi. Tôi có dịp nói chuyện với những người quen biết để tìm hiểu thêm để hiẻu rõ thêm về nước Mỹ ,lúc đầu ai củng nói T Th đảng nào củng vậy , họ chỉ coi trọng quyền lợi nước Mỹ là trên hết mà thôi. Thật ra hai chủ trương của đảng DC và CH khác nhau rõ rệt.Nếu nhìn kỹ và nói chính yếu tố kinh tế mới cho thấy sự khác biệt này thì một người DC sẽ chủ trương phân chia lợi tức quốc gia để phát triển kinh tế tương lai xa ( R and D ) và phân phối cân bằng phần tài chánh trong các lãnh vực : quốc phòng , xã hội , phân chia cho dân thụ hưỡng trong ( an sinh xã hội ) và ngoài nước ( viện trợ ),...nhìn xa hơn nữa , tổng quát để thấy đảng nào chủ trương coi quyền lợi quốc gia lâu dài, hay ưu tiên đảng phái trước mắt và trên hết , và quyền lợi cho cá nhân ,theo cách nhìn nào để tổ chức chánh quyền to lớn cồng kềnh hay thu nhỏ chánh quyền ,....
Mỗi chủ trương về kinh tế và đất nước của hai đảng rất xa nhau, ông cứ nhìn để thấy đảng DC khuynh hướng lấy thuế nhiều tối đa của dân để họ quyết định chi tiêu theo lý luận của họ ( tổ chức hành chánh sẽ phình to ), ở chổ này DC sẽ gần giống XHCN (trong đóng góp cho lợi tức quốc gia anh càng làm nhiều thì anh phải đóng thuế tối đa để trong thụ hưỡng thì mọi người cùng bình đẳng ,dù có đi làm đóng thuế hay không hưỡng thụ không phân biệt giàu nghèo ) , chi cho phúc lợi xã hội nhiều để mọi người đều được thụ hưỡng ( kể cả những người không đóng thuế trong và ngoài nước Mỹ ) để họ sẽ ủng hộ bỏ phiếu cho mình. Trái lại CH chủ trương không nên thu thuế cao quá cho người đi làm , để khuyến khích dân làm việc , các hảng xưởng sẽ đầu tư rộng ra , tạo công ăn việc làm cho mọi người cho nên ai củng có dịp đóng góp thuế cho quốc gia , chánh quyền nên tư nhân hóa mọi việc để guồng máy chánh quyền thu nhỏ lại, dành tiền thuế cho dân hưởng hay chuyển đổi qua quốc phòng mạnh, đây chính là việc DC không ủng hộ ( bạn tôi nói rằng khi DC lên thì gia đình đừng cho con đi lính, họ sẽ cắt tiền , đóng căn cứ quân sự, thu gọn chi tiêu quốc phòng,..mà cả nhà chỉ nên ở nhà và hưởng trợ cấp là hay nhất )....
Nhìn và ủng hộ đảng nào là hãy nhìn kỹ chủ trương và việc họ làm gì trong mọi lãnh vực : phương cách phát triển kinh tế, cân bằng ngân sách chi thu trong nước ưu tiên giửa Quốc phòng, an sinh xã hội, môi sinh ,.... Chứ không nên nghe người ta nói theo báo chí , truyền thông, tại và bị , cái thành quả đó là tự nhiên tiếp nối cái củ có rồi (ta nên tự hỏi một cái đà phát triển củ nếu gặp người kế tục làm bậy thì kết quả củ sẽ đi ngược lại ,... ) , cho nên ta nên nhìn kỹ từ những chủ trương và chánh sách của mỗi đảng làm vừa qua, nhất là xem DC hay CH , đảng nào chủ trương đảng hay quốc gia là trên hết , để tôi thấy phải đi đến lúc phải "chuyển trục qua CH " thôi,vì tôi rất sợ chủ trương bè phái của đảng DC không coi thể chế quốc gia ra gì cả .
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
31/01/202413:41:00
Trong cuộc sống, luôn có thiện và ác. Thiện và ác có mặt ở mọi nơi. Kể cả trong mỗi một con người. “Hướng thiện” là cái đích mà con người luôn cố gắng học hỏi, uốn nắn, tập tành cho được hoàn hảo hơn. Thế giới sẽ tốt đẹp hơn nếu người tốt nhiều hơn kẻ ác...
30/01/202406:54:00
Đối với những người từng học Thiền Tông Việt Nam, khi đọc bản Anh văn về các lời dạy của nhà sư Thái Lan Ajaan Dune Atulo -- còn được gọi tôn kính là Luang Pu, tức Trưởng Lão Hòa Thượng hay Sư Ông, trong tương đương tiếng Việt -- sẽ giựt mình vì thấy rất là quen thuộc. Đây là văn phong của Huệ Năng, của Tuệ Trung Thượng Sỹ được viết trong phiên bản Thái Lan. Thí dụ, lời dạy về vô niệm của ngài Luang Pu, "Bất kể ngươi suy nghĩ nhiều như thế nào, ngươi sẽ không biết. Chỉ khi ngươi ngưng suy nghĩ, ngươi mới biết. Nhưng dù vậy, ngươi phải nương dựa vào suy nghĩ để biết." Hay là lời ngài dạy ngắn gọn, “Người ta bây giờ đau khổ bởi vì niệm." [People these days suffer because of thoughts.] Hay về Tánh Không: Luang Pu nói rằng khi đọc hết kinh điển (Tạng Nam Truyền), ngài suy nghĩ tìm chỗ tối hậu, điểm tận cùng chân lý Đức Phật dạy, đó là lời của Xá Lợi Phất rằng "An trú của tâm tôi là Tánh Không." [My mind's dwelling place is emptiness.]
26/01/202400:00:00
Người ta thường nghe hai chữ “âm mưu”, ít khi nghe cái gì là “dương mưu.” Theo sách mưu lược, âm mưu là những kế hoạch tính toán ngấm ngầm, bí mật, không tỏ lộ bên ngoài, những ai không liên can sẽ không thể biết. Ngược lại, dương mưu là loại mưu kế biểu lộ ra ngoài, ai cũng thấy. Như trường hợp chiến tranh Irag (2003) dưới thời tổng thống George W. Bush. Hàng ngày, truyền hình, đài phát thanh đều loan tin trước những chiến thuật hành quân của quân đội đồng minh. Thậm chí, vẽ cả bản đồ báo trước những nơi sẽ tấn công, không cần giấu giếm. Điểm lợi hại của dương mưu này là gây tinh thần sợ hãi cho quân đội Irag. Chưa đánh đã hàng. Mọi kế sách đều có thể áp dụng theo âm mưu hoặc dương mưu, tùy vào bối cảnh, sức mạnh và tâm lý đối phương. Phần lớn, dương mưu được sử dụng để che giấu âm mưu. Ví dụ: Sử dụng “Khoa trương thanh thế” là để ngấm ngầm “Ám độ trần thương.” Khi phân biệt được giá trị và lề lối áp dụng khác nhau giữa dương mưu và âm mưu, chúng ta sẽ nhìn rõ hơn ý nghĩa chính trị
26/01/202400:00:00
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
17/01/202412:59:00
Cuộc khảo sát của CBS đã thăm dò với con số là 2,870 cử tri Mỹ trên toàn quốc, trong đó có 786 người là đảng viên Cộng hòa. Cuộc thăm dò đã đưa ra những câu hỏi về quan điểm của người tham gia trong các vấn đề khác nhau, hỏi xem họ có đồng ý hay không đồng ý với nhận xét hoặc lập trường của ứng cử viên hay không. Một trong những chủ đề trong cuộc thăm dò bao gồm việc đánh giá cảm nhận của mọi người về việc Trump sử dụng cụm từ "đầu độc huyết thống của đất nước" khi đề cập đến những người nhập cư vào Mỹ bất hợp pháp. Trong số tất cả các cử tri được khảo sát, không chỉ những người thuộc Đảng Cộng Hòa, khoảng 47% người dân Hoa Kỳ nói chung cho biết họ "đồng ý với Trump" về nhận xét của ông về những người nhập cư bất hợp pháp và 53% tổng số cử tri cho biết họ "không đồng ý" với nhận xét này. Mặc dù hầu hết cử tri nói chung không đồng ý với ngôn ngữ này, nhưng khoảng 8 trong số 10 cử tri bầu cử sơ bộ của Đảng Cộng Hòa cho biết họ đồng ý.
12/01/202400:00:00
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
09/01/202411:03:00
Trong vài thập niên gần đây, thuật ngữ “tâm linh” trở nên rất thời thượng, tràn ngập khắp trên mặt báo chí, truyền thông, mạng xã hội, người người nói, nhà nhà nói. Nó trở thành từ cửa miệng của rất nhiều người trong đạo lẫn ngoài đời. Những tà sư, thầy cúng, các nhóm lợi ích kết hợp với những thế lực chính trị và thế lực ngầm ra sức phá rừng, xẻ núi, lấp ruộng… để làm những ngôi chùa, đền, miếu khổng lồ phục vụ cho cái gọi là du lịch tâm linh, hành hương tâm linh…
06/01/202415:12:00
Chưa có tổng thống đương nhiệm nào trước Trump khai thác được khả năng của mạng xã hội để trực tiếp tiếp cận người dân nhằm chỉ đạo các hành động cụ thể. Việc sử dụng mạng xã hội để kích động báo trước một tương lai đen tối cho các nền dân chủ. Những người cai trị có thể lên nắm quyền bằng cách thao túng các phong trào xã hội đại chúng thông qua mạng xã hội, chỉ đạo các thành viên của phong trào đóng vai trò là đội quân xung kích của các nhà lãnh đạo, trực tuyến và ngoại tuyến. Để ngăn chặn tương lai nguy hiểm đó cần phải có các quy định và đạo luật rõ ràng nhằm ngăn chặn việc các chính trị gia sử dụng thông tin sai lệch trên mạng xã hội làm vũ khí độc hại kích thích bạo động.
05/01/202400:00:00
Tháng 11 năm ngoái, khi Bob Vander Plaats -- nhà lãnh đạo đầy ảnh hưởng của cộng đồng Tin Lành tiểu bang Iowa -- tuyên bố ủng hộ Ron DeSantis, Donald Trump đã phản ứng rất… “điển hình Trump”: phẫn hận, tràn đầy nộ khí, xối xả mắng chửi kẻ không tiếp tục chung đường với mình là tên “lừa đảo”. [1] Thì cũng dễ hiểu thôi. Trump có thành tổng thống là nhờ vào sự ủng hộ của cử tri hằng tin tưởng vào sự tuẫn nạn của Chúa Jesus, Plaats làm vậy có khác nào đạp đổ tương lai chính trị của Trump? Nhưng, xa rộng hơn, bao trùm lên tất cả, vấn đề cần đặt ra là cái câu tự vấn mà người Mỹ, suốt cả thế kỷ qua, luôn đặt ra trong những tình thế khó xử, cái câu hỏi đã quen miệng đến độ chỉ đơn giản gói gọn trong mấy chữ viết tắt: “WWJD?”
04/01/202405:41:00
Những dòng chữ đầu tiên trong bài này được viết trong ngày đầu năm 2024, với lời chúc lành tới tất cả độc giả, để cầu nguyện cho một thế giới của yêu thương và hòa bình. Trước tiên, mặc dù bản thân tác giả chữ nghĩa vụng về, nhưng cũng học theo truyền thống người xưa để làm vài câu đối trong ngày đầu năm dương lịch, và cũng là cận kề với ngày Tết Nguyên Đán. Tác giả không giữ bản quyền, do vậy bất kỳ ai cũng có thể sử dụng các câu đối nếu thấy khả dụng. Xin mời quý vị trong các phố ông đồ ở VN tự do sử dụng, và không cần ghi tên tác giả. Các câu đối này, khi cắt bớt cho ngắn hơn, vẫn có thể đủ nghĩa cho nhiều trường hợp.