Hôm nay,  
“Đây là quan điểm của người viết, không nhất thiết là quan điểm của Việt Báo.”

Thiên Chúa, Thánh Kinh, Nhà Thờ Không Phải Là Phương Tiện Tuyên Truyền Tranh Cử

03/06/202009:37:00(Xem: 1889)

jesus is lord not trump

Tổng Thống Trump đã viếng thăm nhà thờ St. John’s Episcopal Church gần Nhà Trắng vào ngày đầu tháng 6. Trước khi ông tới nhà thờ, cảnh sát liên bang đã dùng đạn cao su, lựu đạn chống biểu tình và hơi cay để giải tán một đám đông biểu tình ôn hòa ở công viên Lafayette Square giữa Nhà Trắng và nhà thờ để dọn đường cho ông Trump.

Giám Mục Episcopal Mariann Budde của giáo phận Wahington cho biết bà không nhận được thông báo nào về cuộc thăm viếng bất ngờ này và không đồng ý về cách xua đuổi những người biểu tình ôn hòa và cách bảo vệ an ninh cho Tổng Thống Trump xuất hiện. Chính quyền sử dụng một trong những nhà thờ của Episcopal Church chỉ như một phương tiện dàn dựng để tuyên truyền.

Giám Mục Budde tuyên bố “Tất cả những gì Tổng Thống nói và làm chỉ để khích động bạo lực. Tôi không thể hiểu được. Chúng ta cần một lãnh đạo tinh thần, và ông ta làm mọi thứ để chia rẽ chúng ta, và ông ta đã sử dụng một trong những biểu tượng thiêng liêng nhất của truyền thống Thiên Chúa – Do Thái Giáo … Không ai biết việc này xẩy ra. Tôi không muốn Tổng Thống Trump nói thay cho nhà thờ St. John. Chúng tôi muốn tách biệt khỏi những thông điệp của tổng thống này.”

Giám Mục Budde cho biết thêm rằng khoảng hơn 10 thành viên mục vụ của nhà thờ đã có mặt tại Lafayette Square hôm nay để ủng hộ những người những người biểu tình chống lại việc cảnh sát giết George Floyd và đòi hỏi công lý.

Mục Sư Gini Gerbasi có mặt tại St. John’s Church hôm thứ Hai đầu tuần khi Tổng Thống cho phép giải tán đám biểu tình ôn hòa. Bà mô tả chuyện đã xẩy ra ở nhà thờ ngày hôm đó như sau “Chúng tôi bị đẩy ra sân của nhà thờ St John’s – nơi đang bình yên và thảnh thơi đang lo dịch vụ y tế - để Trump có thể có cơ hội chụp hình trước nhà thờ! Ông ta có thể dẫm lên những thiết bị y tế chúng tôi để lại vì bị hơi ngạt tấn cống! Người ta bị tổn thương để ông ta có thể đứng trước nhà thờ với cuốn Thánh Kinh. Tôi bị xúc phạm sâu sa, Nhưng hiện nay tôi thành một lực lượng phải đối phó.”

Trong một cuộc phỏng vấn với Ký Giả Anderson Cooper của CNN, Giám Mục Budde nói rằng “Tôi bị xúc phạm. Tổng Thống đến nhà thờ St. Johns không để cầu nguyện, mà cũng như ông vừa nói rõ rằng, không công nhận nỗi đau đớn của đất nước chúng ta hiện nay.”

Trong một bản tuyên bố, Tổng Giám Mục Michael Curry của Dòng Episcopal kết tội Tổng Thống Trump đã lợi dụng trụ sở nhà thờ và Kinh Thánh cho mục tiêu chính trị phe đảng. Hành động của ông không giúp gì được cho chúng ta hoặc hàn gắn vết thương trong thời gian đất nước bị thiệt hại và đau đớn. Ông viết tiếp “Để tưởng nhớ đến George Floyd, vì tất cả những ai bị thiệt hại một cách sai lầm, vì lợi ích của tất cả, chúng ta cần những người lãnh đạo để giúp chúng ta ở trong cùng một quốc gia, dưới sự che chở của Thượng Đế, có tự do và công bằng cho tất cả mọi người.”

Mục Sư Robert W. Fisher, Giám Đốc St. John’s Episcopal Church, nói rằng ông cảm thấy bị tấn công bất ngờ bởi cuộc viếng thăm của Tổng Thống. Thông thường, Nhà Trắng báo trước cho nhà thờ ít nhất 30 phút trước khi tổng thống đến. MS Fisher nói “Chúng tôi muốn nhà thờ St. Johns là một không gian vinh dự, một nơi quý vị có thể nghỉ ngơi. Bị lạm dụng như một phương tiện dàn dựng để tuyên truyền, đã lấy đi tất cả những gì chúng tôi cố gắng làm.”

Bà Nancy Pelosi, Chủ Tịch Hạ Viện, là một người chỉ trích Tổng Thống Trump nhẹ nhàng nhất khi bà nói những gì đã xẩy ra vào ngày 1-6-2020 là “bất hạnh” và việc dơ cuốn Thánh Kinh lên để chụp hình không phải là cách hay nhất để sử dụng cuốn sách này.

Tổng Thống Trump luôn luôn nhắm vào lá phiếu của người Mỹ da trắng chiếm 72.4% dân số trên toàn quốc và 69.8% người theo Thiên Chúa Giáo bao gồm Tin Lành, Công Giáo, Mormon và các dòng Thiên Chúa Giáo khác, đặc biệt là Thiên Chúa Giáo Phúc Âm bảo thủ (evangelical). Cuộc viếng thăm chớp nhoáng bên ngoài nhà thờ St John chỉ để chụp hình là một hành động tranh cử ấu trĩ, kệch cỡm và vụng về. Đối với Tổng Thống Trump, Thiên Chúa và Thánh Kinh chỉ giản dị là phương tiện tranh cử. Ông Trump có thể nghĩ rằng một nước Mỹ chia rẽ sẽ có lợi cho cá nhân ông ta khi mà ông ta có thể lôi 70% dân số Hoa Kỳ về phía mình.

Hầu hết mọi người đều biết Tổng Thống Trump ít khi nào đi lễ nhà thờ. Cầm Thánh Kinh đứng trước nhà thờ St John’s không bịp được ai cả. Đức Giáo Hoàng Francis từng chỉ trich bức tường biên giới Mexico của ông Trump. Ngài nói “Tôi chỉ muốn nói rằng nhân vật này không phải là người Thiên Chúa Giáo nếu ông ta nói như vậy. Một người chỉ nghĩ về xây bức tường ở bất cứ chỗ nào, thay vì xây cầu, không phải là người Thiên Chúa Giáo.”

Giám Mục Greg Brewer thuộc giáo phận Episcopal ở Central Florida nói rằng ông sửng sốt khi thấy những người biểu tình ôn hòa tại công viên Lafayette bị tấn công bằng hơi ngạt để dọn đường cho tổng thống có cơ hội chụp hình trước St. John’s Episcopal Church tay cầm cuốn Thánh kinh.

Hành động này vi phạm quyền biểu tình của công chúng được hiến pháp bảo vệ. Nghị Sĩ Ben Sasse (Cộng Hòa, Nebraska) tuyên bố “Không có quyền phá rối trật tự công cộng. Nhưng có quyền biểu tình theo hiến định, và tôi chống việc giải tán một cuộc biểu tình ôn hòa để có cơ hội chụp hình, biến những lời răn dậy của Thượng Đế thành một ohuo7ng tiện dàn dựng để tuyên truyền chính trị.

Cùng đi đến nhà thờ St. Johns với Tổng Thống Trump còn có một số phụ tá như cố vấn an ninh quốc gia Robert O’Brien, Bộ Trưởng Tư Pháp Bill Barr, cố vấn cao cấp – con rể Jared Kushner, tham mưu trưởng Mark Meadows, Bộ Trưởng Quốc Phòng Mark Esper và thư ký báo chí Kayleigh McEnany. Tổng Thống và đoàn tùy tùng đứng ở trước nhà thờ vài phút để chụp hình rồi qua trở về Nhà Trắng.

Theo một nguồn tin từ Nhà Trắng mà CNN thu thập được, sau khi báo chí loan tin ông phải xuống hầm của Nhà Trắng trú ẩn trong ngày Chủ Nhật 31/5/2020 vì có biểu tình trước Nhà Trắng. Tin này lộ ra ngoài làm ông tức giận. Do đó Tổng Thống Trump muốn bước ra ngoài cổng Nhà Trắng để tẩy xóa hình ảnh xấu xí của hôm trước.

Giám Mục Budde cho biết “Tổng thống Trump không phải là người cầu nguyện vào sáng Chủ Nhật. Chúng ta đều biết như thế. Ông không phải là người đi lễ tại St. John’s thường xuyên hay bất cứ nhà thờ nào khác trong giáo phận của chúng tôi.”

Theo Pew Research Center, 49% thành viên của Episcopal Church là Dân Chủ hay ngả theo Dân Chủ và 39% theo Cộng Hòa hay thiên về Cộng Hòa. Tuy nhiên chính sách của Episcopal Church là ủng hộ quyền phá thai, định cư dân tị nạn, mở rộng chương trình y tế và một số vấn đề khác trái với chủ trương của Tổng Thống Trump.

Nhà thờ St Johns bị thiệt hại nhẹ vì một vài cá nhân lợi dụng lúc rối loạn phá hoại trong khi đa số biểu tình ở công viên Lafayette ở sát bên. Nhà thờ St John’s được xây vào 1815 và hoàn tất vào 1816. Kể từ đó đến nay tất cả các tổng thống đang tại chức đều đến nhà thờ này ít nhất một lần, bắt đầu với James Madison vì gần với dinh tổng thống. Do đó St John’s còn được gọi là Nhà Thờ của Tổng Thống.

Vào ngày thứ Ba, 02/06, vợ chồng Tổng Thống Trump đã viếng thăm một cơ sở tôn giáo khác là Saint John Paul II National Shrine cũng tại Washington-DC. Đây chủ yếu cũng chỉ là một cơ hội chụp hình tranh cử. Đức Tổng Giám Mục Wilton Gregory thuộc giáo phận Washington đã lên tiếng đả kích kịch liệt cuộc thăm viếng này. Ngài tuyên bố “Tôi cảm thấy khó hiểu và đáng khiển trách rằng một cơ sở Công Giáo tự cho phép bị lạm dụng và thao túng một cách đáng kể, đống thời vi phạm những nguyên tắc tôn giáo đòi hỏi chúng ta phải bảo vệ quyền của tất cả mọi người, kể cả những ai chúng ta không đồng ý.”

Đức Tổng Giám Mục Gregory còn nói “St. John Paul II không tha thứ việc dùng hơi cay và những phương tiện khác để bịt miệng, giải tán hay hăm dọa những người biểu tình để có cơ hội chụp hình trước nơi thờ phượng và yên bình.”

Ông Stephen Schneck, Giám Đốc của Franciscan Action Network nói với nhật báo National Catholic Reporter (NCR) rằng “Thật là tuyệt đối không thích hợp để tổng thống Hoa Kỳ sử dụng cơ sở Công Giáo như đền thờ để chụp hình tranh cử. Chúng tôi cần phải nhấn mạnh rằng Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Kỳ muốn giữ khoảng cách đối với một người không đại diện cho bất cứ điều gì mà giáo hội của chúng tôi đại diện.”

Ông Scheck cho biết Khoảng 2,000 đã biểu tình trước đền thờ St. John Paul II. Nữ tu sĩ Marie Lucey nói với NCR rằng cô “đau đớn” vì cuộc viếng thăm của Tổng Thống Trump “St. John Paul II nói rằng kỳ thị chủng tộc là tội lỗi. Và chúng tôi tin rằng tổng thống khuyến khích những chính sách kỳ thị sắc tộc. Chúng tôi có mặt ở nơi đây để nói rằng Mạng Sống Của Người Da Đen Quan Trọng; chúng tôi có mặt ở đây để nói rằng ngoại trừ có sự thay đổi, đất nước của chúng ta sẽ bị hủy diệt.”

Nữ tu sĩ Maggie Conley, một thành viên của Sisters of Mercy of the Americas nói rằng “Là người Công Giáo, chúng tôi muốn tiếng nói của chúng tôi chắc chắn được nghe, chúng tôi không đồng ý với những chính sách của Tổng Thống Trump và mạng sống của người da đen quan trọng đối với cộng đồng Công Giáo.”

Linh Mục James Martin, SJ viết trên Twitter “Tôi muốn rõ ràng. Điều này gây phẫn nộ. Kinh Thánh không phải là phương tiện dàn dựng để đánh bóng. Nhà Thờ không phải là nơi để chụp hình quảng cáo. Tôn giáo không phải là công cụ chính trị. Thượng Đế không phải là đồ chơi.”

Đức Giáo Hoàng Francis nói chuyện với cử tọa người Mỹ hôm nay 4/6/2020 rằng ngài theo rõi với nhiều quan ngại về tình trạng bất ổn tại Mỹ trong mấy ngày vừa qua sau cái chết của ông George Floyd. Đức Giáo Hoàng Francis nói “Chào các bạn, chúng ta không thể tha thứ hoặc nhắm mắt trước nạn kỳ thị sắc tộc và loại trừ dưới bất cứ hình thức nào và lại nói là bảo vệ sự thiêng liêng của mọi mạng sống con người. Trong khi đó, chúng ta cần phải thừa nhận rằng bạo lực trong những đêm vừa qua là tự hủy diệt và tự thất bại. Bạo lực không đem lại ích lợi và nhiều thứ sẽ bị mất đi.”

Nguyễn Quốc Khải

Ý kiến bạn đọc
19/08/202014:31:18
Khách
Tôi rất thích bài viết này của giáo sư, co bai gì mới xin ông email cho tôi
Cám ơn ông
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
05/03/202416:23:00
Thật là ngây thơ khi tin rằng Trump sẽ đánh Tầu giúp Việt Nam trong khi Trump từ chối viện trợ cho Ukraine chống Nga xâm lăng. Về chính trị, Trump chủ trương “Nước Mỹ Trước Hết” (America First), “Chủ Nghĩa Dân Tộc Thiên Chúa Giáo Da Trắng” (White Christian Nationalism), lo chuyện nội bộ, rút nước Mỹ ra khỏi Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (North Atlantic Treaty Organization – NATO), mang quân đội trở về Mỹ, không can thiệp vào chuyện thế giới, phục hồi chủ nghĩa không can thiệp (non-intervention) hay còn gọi là chủ nghĩa biệt lập (isolationism) vào thế kỷ XVIII và XIX và thời kỳ tiền Đệ Nhị Thế Chiến.
01/03/202400:00:00
Chuyện chẳng dính dáng gì đến Trump mà lại kết thúc bằng Trump, cái giả định trong hình thức một câu hỏi nhưng cũng kiêm luôn lời đáp, rõ ràng, dứt khoát, và người đối diện chỉ có thể mĩm cười gật đầu, hoàn toàn thuyết phục.Tôi chứng kiến cuộc đối thoại này trong buổi họp mặt tại nhà Nhạc sĩ Hoàng Ngọc-Tuấn. Lan man, câu chuyện chuyển sang vấn đề an ninh mạng và một chuyên viên IT quay sang thổ lộ với tôi lạc thú của nghề: hoàn thiện một chương trình chỉn chu, hoàn hảo cũng sẽ thấy đã, thấy sướng như là hoàn tất một bài thơ, một bài văn đắc ý.
08/02/202407:25:00
Hãy thiền như một kẻ khờ? Vâng, cần phải tế nhị chữ nghĩa, khi nói về chuyện nên thiền như một kẻ khờ. Bởi vì Phật Giáo là con đường trí tuệ, không thể nào có chuyện tu hành theo một kiểu khờ khạo, ngu ngơ. Hẳn nhiên phải là có ý nghĩa ẩn mật, khi nhiều Thiền sư tự nhận là kẻ ngu, kẻ khờ, mặc dù quý ngài rất là uyên bác kinh điển. Và, ngay cả trong thời Đức Phật sinh tiền, vẫn có những kẻ ngu khờ chứng quả A la hán để giải thoát.
03/02/202404:59:00
Chúng ta thường nghe dặn dò rằng, hãy tu đi, đừng nói nhiều, đừng lý luận nhiều, đừng dựa vào chữ nghĩa biện biệt sẽ dễ loạn tâm, hãy ngồi xuống hít thở, hãy ngồi xuống quán sát tâm mình, hãy ngồi thiền, hãy đi bộ thiền, và vân vân. Những lời dặn dò đó không sai. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp, trong kinh ghi rằng, lý luận biện biệt về Chánh pháp sẽ có thể dẫn tới giải thoát, có thể dẫn tới có thể tới thánh quả Bất Lai (A na hàm), chỉ nhờ thuần nghe lý luận và để tâm mình tập theo lý luận đó. Kinh ghi rằng ngay cả khi nằm giường bệnh, đau đớn toàn thân trong giờ cận tử, không thể tập gì được hết, nhưng khi được nghe lý luận biện biệt về Chánh pháp sẽ sinh về cõi trời Đâu suất thiên để học đạo tiếp.
02/02/202400:00:00
Trong cuộc sống, luôn có thiện và ác. Thiện và ác có mặt ở mọi nơi. Kể cả trong mỗi một con người. “Hướng thiện” là cái đích mà con người luôn cố gắng học hỏi, uốn nắn, tập tành cho được hoàn hảo hơn. Thế giới sẽ tốt đẹp hơn nếu người tốt nhiều hơn kẻ ác. Vào khoảng 6 giờ 35 phút sáng sớm ngày thứ Bảy, 07 tháng 10, 2023, quân khủng bố Hamas từ Dải Gaza mở một cuộc tấn công hỗn hợp bất ngờ, sử dụng hàng ngàn hỏa tiễn bắn tới tấp vào các thành phố Do Thái, ngay cả Tel Aviv và Jerusalem, đồng thời mở nhiều cuộc tấn công cùng lúc bằng đường bộ, từ biển và trên không, đa số nhắm vào các vùng kinh tế Kibuutz nằm gần Gaza, phía Nam Do Thái, gồm chừng 20 thị trấn và doanh trại quân đội.
02/02/202400:00:00
Tình trạng phân cực chính trị giữa hai Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa đã tồn tại từ lâu, nhưng chưa bao giờ biểu hiện mâu thuẫn và căng thẳng như hiện nay. Sau cuộc bầu cử năm 2020, bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2022 và trước thềm cuộc tổng tuyển cử đặc biệt ngày 5 tháng 11 năm 2024, mọi người có thể thấy nước Mỹ có sự phân cực chính trị và sự chia rẽ rõ rệt.
31/01/202413:41:00
Trong cuộc sống, luôn có thiện và ác. Thiện và ác có mặt ở mọi nơi. Kể cả trong mỗi một con người. “Hướng thiện” là cái đích mà con người luôn cố gắng học hỏi, uốn nắn, tập tành cho được hoàn hảo hơn. Thế giới sẽ tốt đẹp hơn nếu người tốt nhiều hơn kẻ ác...
30/01/202406:54:00
Đối với những người từng học Thiền Tông Việt Nam, khi đọc bản Anh văn về các lời dạy của nhà sư Thái Lan Ajaan Dune Atulo -- còn được gọi tôn kính là Luang Pu, tức Trưởng Lão Hòa Thượng hay Sư Ông, trong tương đương tiếng Việt -- sẽ giựt mình vì thấy rất là quen thuộc. Đây là văn phong của Huệ Năng, của Tuệ Trung Thượng Sỹ được viết trong phiên bản Thái Lan. Thí dụ, lời dạy về vô niệm của ngài Luang Pu, "Bất kể ngươi suy nghĩ nhiều như thế nào, ngươi sẽ không biết. Chỉ khi ngươi ngưng suy nghĩ, ngươi mới biết. Nhưng dù vậy, ngươi phải nương dựa vào suy nghĩ để biết." Hay là lời ngài dạy ngắn gọn, “Người ta bây giờ đau khổ bởi vì niệm." [People these days suffer because of thoughts.] Hay về Tánh Không: Luang Pu nói rằng khi đọc hết kinh điển (Tạng Nam Truyền), ngài suy nghĩ tìm chỗ tối hậu, điểm tận cùng chân lý Đức Phật dạy, đó là lời của Xá Lợi Phất rằng "An trú của tâm tôi là Tánh Không." [My mind's dwelling place is emptiness.]
26/01/202400:00:00
Người ta thường nghe hai chữ “âm mưu”, ít khi nghe cái gì là “dương mưu.” Theo sách mưu lược, âm mưu là những kế hoạch tính toán ngấm ngầm, bí mật, không tỏ lộ bên ngoài, những ai không liên can sẽ không thể biết. Ngược lại, dương mưu là loại mưu kế biểu lộ ra ngoài, ai cũng thấy. Như trường hợp chiến tranh Irag (2003) dưới thời tổng thống George W. Bush. Hàng ngày, truyền hình, đài phát thanh đều loan tin trước những chiến thuật hành quân của quân đội đồng minh. Thậm chí, vẽ cả bản đồ báo trước những nơi sẽ tấn công, không cần giấu giếm. Điểm lợi hại của dương mưu này là gây tinh thần sợ hãi cho quân đội Irag. Chưa đánh đã hàng. Mọi kế sách đều có thể áp dụng theo âm mưu hoặc dương mưu, tùy vào bối cảnh, sức mạnh và tâm lý đối phương. Phần lớn, dương mưu được sử dụng để che giấu âm mưu. Ví dụ: Sử dụng “Khoa trương thanh thế” là để ngấm ngầm “Ám độ trần thương.” Khi phân biệt được giá trị và lề lối áp dụng khác nhau giữa dương mưu và âm mưu, chúng ta sẽ nhìn rõ hơn ý nghĩa chính trị
26/01/202400:00:00
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.