Hôm nay,  

Ngộ Độc Thực Phẩm Do Vi Khuẩn Listeria Monocytogenes

25/10/202010:57:00(Xem: 5225)


What I want all my students to know about Listeria – ConnectFood: Food  Safety Plans Made Easy



                   https://www.cnn.com/2020/10/23/health/deli-meat-listeria-outbreak/index.html


Trong vấn đề ngộ độc thực phẩm, bệnh Listériosis do vi khuẩn L.monocytogenes gây ra thường hay được người ta nhắc đến.

Ca đầu tiên của bệnh Listériosis đã được nói đến cách nay 70 năm, nhưng phải đợi đến những năm 1980 vi khuẩn L. monocytogenes mới được chính thức xác nhận là tác nhân gây ra bệnh ngộ độc từ thực phẩm.


Vi khuẩn L. monocytogenes là gì?


Đây là vi khuẩn Gram +, không bào tử, yếm khí (anaérobie) và có thể phát triển trong tế bào (intracellulaire facultatif).

 

Trong số bảy loại Listeria được biết đến, chỉ có L.monocytogenes mới là tác nhân thật sự của những ca nhiễm khuẩn từ thực phẩm (infection alimentaire). Có tất cả 11 chủng huyết thanh (sérotypes) trong đó 90% trường hợp bệnh Listériosis ở người đều do các serotype 1a, 1b và 4b gây nên. Trong ba nhóm vừa kể, thì 4b là serotype độc hại nhất.


Vi khuẩn L. monocytogenes sống rất dai và có thể phát triển ở nhiệt độ từ 3 độ C đến 45 độ C.


Vi khuẩn L. monocytogenes đến từ đâu?

Vi khuẩn L.monocytogenes rất phổ biến trong môi sinh. Chúng được thấy trong đất cát, trong nước, trong phân thú vật và cả trong phân người. Rau cải, salade, có thể bị nhiễm từ nước bẩn và từ phân gia súc.

 Thú vật có thể chứa vi khuẩn nhưng không bị bệnh. Chúng có thể lây nhiễm vào tất cả thực phẩm như thịt, sữa, fromage, thịt nguội đồ biển.

 Sữa tươi không được hấp khử trùng (raw milk, unpasteurized milk) có thể chứa vi khuẩn L.monocytogenes.

 

Khác với đa số vi khuẩn khác...L.monocytogenes thể tăng trưởng chậm trong tủ lạnh ở nhiệt độ 4oC.

 Vi khuẩn có thể nhiễm vào chúng ta qua các vật dụng nhà bếp như dao, thớt bẩn hoặc từ tay đã bị nhiễm trùng. 

Nấu nướng thực phẩm và hấp khử trùng sữa đều diệt được vi khuẩn. Tuy nhiên, đối với một số thức ăn làm sẵn (ready to eat products) như thịt gà, cua và thịt nguội như hot dog, deli meats, luncheon meats, v.v…chúng cũng có thể bị nhiễm vào sau giai đoạn nấu nướng và trước khi được cho vô bao. 

Chúng ta cũng có thể bị nhiễm khuẩn L.monocytogenes nếu có sự tiếp xúc trực tiếp với thú có mang vi khuẩn nầy. 

Các bà mẹ nếu bị nhiễm L.monocytogenes trong thời gian mang thai có thể sanh ra hài nhi bị bệnh Listériosis.

Khi nào biết mình bị bệnh Listériosis?

Đối với những người có sức khỏe bình thường, lúc nhiễm khuẩn L.monocytogenes thì họ sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau nhức như bị cảm cúm vậy. Có thể có sốt nhẹ, nhức đầu, nôn mửa, đau bụng và tiêu chảy và đôi khi bị chóng mặt. Bệnh có thể xuất hiện từ 2 ngày đến 30 ngày sau khi ăn phải thức ăn bị nhiễm. 

trẻ sơ sinh, bệnh rất nguy hiểm và có thể có tử số lên đến 30%... Sản phụ nếu bị nhiễm trong ba tháng đầu của thời gian mang thai thì có thể bị xảo thai, nếu bị nhiễm trong giai đoạn cuối, sẽ đẻ ra thai chết hoặc hài nhi rất bệnh hoạn… Đối với các cụ lớn tuổi, bệnh sẽ nặng hơn như có thể bị viêm màng não tủy và nhiễm trùng huyết, sốt, nhức đầu, viêm mắt, abcès gan và viêm phổi.

 Ít thấy có hiện tượng miễn nhiễm sau khi khỏi bệnh nhưng bệnh nhân vẫn có thể thải vi khuẩn ra ngoài trong nhiều năm. Tử số cao, thường từ 25% đến 35%. Bệnh càng trầm trọng hơn đối với những ai đang có sức miễn dịch bị suy yếu sẵn vì một chứng bệnh nào khác như cancer, tiểu đường hoặc đang xài thuốc glucocorticosteroid.


Có thể chữa khỏi được không?


Có thể chữa được bằng thuốc trụ sinh chẳng hạn như Ampicillin. 


Phòng ngừa bệnh Listériosis bằng cách nào?

    *-Giữ thức ăn ngoài giới hạn của vùng nhiệt độ nguy hiểm từ 4oC đến 60oC... Nói rõ hơn là những thức ăn nào cần phải giữ lạnh thì phải giữ ở nhiệt độ 4oC hoặc thấp hơn, còn những thực phẩm nào cần phải giữ nóng thì phải giữ ở nhiệt độ trên 60oC trở lên.


    *-Giữ vệ sinh tối đa lúc nấu nướng hay chuẩn bị bữa ăn. Chùi rửa dụng cụ, dao thớt kỹ lưỡng. Có thể dùng dung dịch eau de javel pha loãng trong nước (1 muỗng café eau de javel pha trong 750ml nước tương đương 3 tách nước).


    *-Rửa tay thường xuyên bằng savon.


    *-Thường xuyên chùi rửa, tẩy trùng tủ lạnh.


    *-Cẩn thận với các món thịt nguội như hot dog và nước (jus) chứa trong bao của các món nầy. Nên chiên, hấp lại cho nóng trước khi ăn.


    *-Cẩn thận với các món thịt pâté hay các món thịt để trét (meat spreads).


    *-Cẩn thận với các loại cá và đồ biển hong khói (smoked).


    *-Cẩn thận với các loại fromage mềm chẳng hạn như Brie, Camembert, Féta, Queso blanco Fresco.


    *-Tránh các loại sữa chưa được hấp khử trùng.


    *-Nấu hoặc hâm thịt, cá và các sản phẩm của chúng cho thật chín trước khi dùng.


Kết luận

L. monocytogenes, một vấn đề y tế công cộng


Vi khuẩn L.monocytogenes không có sản xuất ra độc tố, nhưng gây bệnh bằng cách sinh sản và phát triển trong cơ thể.

 Nhiệt độ tối hảo để vi khuẩn L.monocytogenes phát triển là từ 30oC đến 37oC, nhưng nguy hiểm hơn nữa là chúng vẫn có thể phát triển trong tủ lạnh ở nhiệt độ 4oC. Đây là điểm khác biệt với phần lớn các loại vi khuẩn khác.

Các nhà khoa học ước lượng có 5% dân chúng có mang vi khuẩn L.monocytogenes trong người nhưng không mắc bệnh.

Bệnh Listériosis nguồn gốc từ thực phẩm quả thật là một vấn đề y tế công cộng. Chính vi khuẩn nầy là đầu mối của vài vụ xì can đan quốc tế trong vấn đề mậu dịch, điển hình là vấn đề sản xuất fromage bằng sữa tươi không hấp khử trùng tại Pháp.

Trên bình diện quốc tế, vấn đề cấm cản việc sử dụng sữa tươi không hấp khử trùng để làm fromage đã trở thành một vấn đề tranh cãi thường xuyên giữa kỹ nghệ sữa và giới trách nhiệm về y tế công cộng của nhiều quốc gia.


Tham khảo: 


-CDC. Listeriosis

 http://www.cdc.gov/ncidod/dbmd/diseaseinfo/listeriosis_g.htm

-CFIA. Food safety facts on Listeria

http://www.inspection.gc.ca/english/fssa/concen/cause/listeriae.shtml

-Health Canada. Listeria and Food safety 

http://www.hc-sc.gc.ca/ih-vsv/food-aliment/listeria_e.html



Montreal, 


HẾT

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Răng khôn là những chiếc răng hàm thứ ba nằm ở phía sau cùng trong miệng. Chúng trông giống như răng hàm thứ nhất và thứ hai, nhưng đôi khi có thể nhỏ hơn một chút. Chúng thường được gọi là răng khôn vì chúng là những chiếc răng mọc cuối cùng trong số 32 chiếc răng cố định, xuất hiện từ 17 đến 25 tuổi, khi quý vị đã trưởng thành và chững chạc hơn.
Đặng Đình Bách: Tấm gương sáng về tinh thần đoàn kết cộng đồng và câu chuyện đau buồn về sự bất công cần phải khắc phục tại Việt Nam...
Số ca nhiễm vi rút hợp bào hô hấp (RSV) gia tăng, bệnh cúm đang lây lan rộng rãi và số lượng bệnh nhân phải vào bệnh viện cấp cứu ngày càng tăng. Tốt nhất là nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ bản thân, khách khứa và gia đình quý vị. Theo một cuộc khảo sát của tổ chức vô vụ lợi KFF (trước đây gọi là Kaiser Family Foundation), một nửa người dân Hoa Kỳ dự định thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe trong mùa lễ này. Một số lo lắng về nguy cơ mắc bệnh của chính mình; những người khác muốn bảo vệ người thân vì các loại bệnh hô hấp rất dễ lây truyền.
11 năm trước, các khoa học gia Jennifer Doudna và Emmanuelle Charpentier lần đầu tiên mô tả một phương pháp mới để chỉnh sửa gen, được gọi là CRISPR, trong một bài báo khoa học. Phát hiện mới rất quan trọng và đã giúp cho hai khoa học gia đoạt giải Nobel Hóa học năm 2020: nó có thể thay đổi cách điều trị các căn bệnh di truyền. Vào ngày 8 tháng 12 năm 2023, Cơ Quan Kiểm Soát Thực-Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã chính thức chuẩn thuận phương pháp điều trị đầu tiên dựa trên công nghệ này ở Hoa Kỳ.
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature, tình trạng buồn nôn và nôn mửa thường xảy ra trong giai đoạn ba tháng đầu của thai kỳ chủ yếu do một loại hormone gây ra. Các nhà nghiên cứu cho biết phát hiện này có thể dẫn tới những phương pháp điều trị tốt hơn cho tình trạng ốm nghén, kể cả những trường hợp hiếm gặp, nguy hiểm đến tánh mạng.
Noel hay Noël có nguồn gốc từ một từ tiếng Pháp cổ, “nael”, có nghĩa là “của hoặc sinh ra vào ngày Giáng Sinh”. Tên này bắt nguồn từ sự ra đời của Chúa Giêsu, được gọi là “natalis die” có nghĩa là “ngày sinh”, sau đó được dùng trong tiếng Anh trung cổ với tên gọi "Nowel". Kể từ thời Trung cổ, theo truyền thống những đứa trẻ sinh ra trong thời kỳ Giáng Sinh đã được đặt tên Noel. Mặc dù đây là một cái tên phổ biến cho cả nam và nữ, nhưng đôi khi con gái thì được được đánh vần là Noelle. Noel đã được hát bằng tiếng Latin hoặc tiếng Pháp trong nhiều thế kỷ trước khi những người nói tiếng Anh bắt đầu sử dụng từ này để chỉ các bài hát mừng Giáng Sinh vào thế kỷ 18. Việc sử dụng noel (đánh vần là nowell) có nghĩa là "Giáng Sinh" có thể được tìm thấy trong văn bản về truyền thuyết Arthurian vào cuối thế kỷ 14, sử dụng lần đầu tiên: thế kỷ 15 – viết hoa: CHRISTMAS.
Mỗi ngày, cơ thể chúng ta đều đối mặt với rất nhiều kẻ xâm nhập tiềm ẩn, đặc biệt là trong mùa lạnh và ở những vùng khí hậu lạnh. Những vi sinh vật này, được gọi là các tác nhân gây bệnh (hay mầm bệnh), xuất hiện dưới nhiều hình thức như vi-rút, vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm. Hệ thống miễn dịch của cơ thể thiết lập nhiều tuyến phòng thủ để chống lại chúng. Và đây là cách hệ thống đa tầng này hoạt động.
Hàng năm, người dân Hoa Kỳ mua khoảng 35 triệu đến 50 triệu cây Giáng sinh, và cũng có nhiều người mang cây Giáng sinh nhân tạo từ nhà kho ra để dùng trong mùa lễ hội. Theo các cuộc khảo sát, tổng cộng khoảng 3/4 số hộ gia đình ở Hoa Kỳ thường sở hữu một số loại cây Giáng sinh nào đó. Nhiều người thường thắc mắc loại nào thực tiễn hơn – cây thật hay cây nhân tạo? Vấn đề này gây tranh cãi khá nhiều, và câu trả lời phụ thuộc vào người được hỏi và những yếu tố được xem xét.
Thuốc diệt siêu vi (Antiviral drugs) thường được coi là một phát minh của thế kỷ 20. Nhưng một nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra một điều bất ngờ trong hệ thống miễn dịch của chúng ta: Nó có thể tự mình tổng hợp các phân tử diệt siêu vi (antiviral) để phản ứng chống lại sự lây nhiễm của vi rút. Nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu về một loại protein tạo ra các phân tử diệt siêu vi tự nhiên. Khác xa với phát minh hiện đại của nhân loại, tự nhiên đã tiến hóa các tế bào tiến hóa để tạo ra “loại thuốc” của riêng chúng – biện pháp phòng vệ xa xưa nhất để chống lại virus.
Hàng năm, trên khắp thế giới sẽ có hàng triệu người quyết tâm không động tới các loại đồ uống có cồn trong một tháng – truyền thống này bắt đầu từ Tháng Giêng Khô Ráo (Dry January) và sau này mở rộng thành nhiều nỗ lực tương tự, chẳng hạn như Tháng Mười Tỉnh Táo (Sober October). Cho dù đó là cả một chiến dịch đông đảo người tham gia, hay chỉ đơn giản là nỗ lực của một cá nhân để bớt ‘say xỉn’ lại, số lượng người tham gia ‘tháng kiêng rượu’ có vẻ như ngày càng nhiều.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.