Hôm nay,  

Ngộ Độc Thực Phẩm Do Vi Khuẩn Salmonella

04/08/202008:52:00(Xem: 2255)




blank

https://globalnews.ca/news/7216913/salmonella-outbreak-canada/


 NEW-https://www.msn.com/en-ca/health/medical/onion-recall-expands-across-canada-17-hospitalizations-linked-to-salmonella/ar-BB17weFJ?li=AAggNb9&ocid=mailsignout


salmonella outbreak in 48 states linked to backyard poultry, and more people are infected than There's in years past-By Scottie Andrew, CNN

https://www.cnn.com/2020/07/31/health/salmonella-outbreak-chicks-ducklings-wellness-trnd/index.html

                                              blank


NGỘ ĐỘC THỰC PHẤM LÀ GÌ?

blank


Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi chúng ta dùng phải thức ăn, thức uống dơ bẩn, bảo quản không đúng cách hoặc bị nhiễm trùng, virus, ký sinh trùng, nấm móc hay hóa chất độc hại...

Triệu chứng chính thường thấy là rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, nhức đầu, và sốt nóng. Các dấu hiệu nầy xảy ra 12 giờ tới 72 giờ sau khi dùng sản phẩm nhiễm trùng, hoặc có khi xuất hiện chậm hơn sau nhiều ngày. Bệnh thường dứt sau vài ba ngày hoặc cũng có thể kéo dài cả tuần lễ. 

Bệnh có thể nặng ở trẻ em, ở phụ nữ đang mang thai, ở người già cả, và ở những người nào có sức miễn dịch đã yếu sẵn vì đang mắc một chứng bệnh nào khác chẳng hạn như cancer hoặc sida, v.v...

VI KHUẨN SALMONELLA ĐƯỢC TÌM THẤY Ở ĐÂU?

Salmonella hiện diện tự nhiên trong ruột, trong phân của các loài động vật như heo, bò, gia cầm, rùa, rắn, các loài bò sát, v.v... 

Thịt bò, thịt heo, thịt gà, trứng gà, sữa tươi không được hấp khử trùng (unpasteurized), cá, tôm, sò, ốc, rau cải hoa quả, giá sống, trái cantaloupe, v.v... đều có thể bị nhiễm khuẩn Salmonella. 

Vi khuẩn Salmonella có rất nhiều chủng huyết thanh hay serovar 

Một số động vật và đôi khi cũng có người, tuy bị nhiễm Salmonella nhưng không biểu lộ ra thành triệu chứng bệnh. Đây là những ổ bệnh reservoirs, carriers có mang thường xuyên vi khuẩn và đi lây nhiễm cho những các người và động vật khác.

Thịt có thể bị nhiễm tại lò sát sanh, hoặc lúc được biến chế. 

Nhớ lại chuyện cũ _Vụ trứng gà Mỹ bị nhiễm Salmonella enteritidis

-August 2010-, CDC nói rằng trứng gà bị nhiễm từ bên trong lòng đỏ, nghĩa là gà mái đã bị nhiễm vi khuẩn Salmonella từ phân của những gà hoặc loài vật nào khác. Vi khuẩn sau đó vào nhiễm buồng trứng  (Ovaries). Khi noãn rụng vào tử cung, vi khuẩn theo nhiễm lòng đỏ (lòng đỏ thực ra là một noãn hay ovule).  Theo CDC, gà mái có thể đẻ một loạt vài trứng bình thường và thỉnh thoảng xen kẽ với vài trứng có nhiễm khuẩn Salmonella.

Các nhà khoa học đã tìm thấy vi khuẩn trong lòng đỏ của những lô trứng grade A, nghĩa là những trứng hạng nhất, còn nguyên vẹn không bị nứt bể và đã được USDA chấp thuận áp pru cho bán. Vi khuẩn có thể lây lan từ chỗ nầy sang chỗ khác vì nhân viên chuồng trại không tôn trọng nguyên tắc vệ sinh.

 Gà mái mang vi khuẩn nhưng không biểu hiện ra bệnh. Cơ quan FSIS (Food Safety and Inspection Service) của Hoa Kỳ cho biết rằng trứng bị nhiễm trước khi vỏ vôi được thành lập.

Ở người, triệu chứng bị ngộ độc: tiêu chảy xuất hiện ra sau khi ăn hột gà 12 -72 giờ. Đa số sẽ khỏi bệnh sau 4-7 ngày. Trường hợp nặng, nên đi khám bác sĩ.

Công ty trứng gà Hillandale cho biết tất cả trứng gà tươi (lối 2 triệu quả/ngày) sản xuất từ các trại của họ trong thời gian có lệnh thu hồi  sẽ được gởi đến các nhà máy đặc biệt để chuyển ra hột gà lỏng để sau đó được hấp khử trùng pasteurized. 

-Chuyện MỚI, August 2020- củ hành đỏ HOA KỲ BỊ NHIỄM SALMONELLA 

Mỹ và Canada báo động củ hành đỏ ở California gây nhiễm khuẩn salmonella-tác giả- (Tác giả Phi Yến)

https://thanhnien.vn/the-gioi/my-va-canada-bao-dong-cu-hanh-do-o-california-gay-nhiem-khuan-salmonella-1259706.html

Củ hành đỏ trồng ở bang California có thể là nguồn lây làm bùng phát dịch salmonella ở Bắc Mỹ, khiến hơn 500 người ở Mỹ và Canada ngã bệnh, theo báo The New York Times hôm 1.8 dẫn thông tin từ giới chức y tế Mỹ.

FDA cho hay đã lần theo dấu vết và xác định được hãng Thomson International ở Bakersfield, bang California, nhiều khả năng cung cấp củ hành đỏ nhiễm khuẩn.

Thomson vào ngày 1.8 đã tuyên bố thu hồi các mặt hàng củ hành đỏ, vàng, trắng và loại củ hành ngọt, thời điểm xuất hàng từ ngày 1.5 vì nguy cơ nhiễm khuẩn.

Giới chức y tế Mỹ khuyên người tiêu dùng nên vứt bỏ bất kỳ củ hành hoặc thực phẩm có sử dụng nguyên liệu do Thomson cung cấp.

BỆNH NHÂN CÓ TRIỆU CHỨNG GÌ KHI BỊ NHIỄM SALMONELLA?

Vi khuẩn Salmonella gây ra bệnh Salmonellosis.

Tại Bắc Mỹ, Salmonella typhimurium và Salmonella enteritidis là hai chủng thường gặp nhất.

Tại Việt Nam, bệnh thương hàn do Salmonella typhi và Salmonella paratyphi A, B, C gây ra. Bệnh rất nguy hiểm, có thể có biến chứng xuất huyết đường tiêu hóa, ruột trở nên mỏng và có thể bị lủng đi. Cần phải được chữa trị tại bệnh viện.

Nói chung, triệu chứng nhiễm Salmonella cũng tương tự như các trường hợp ngộ độc khác, đôi khi cũng hơi giống bệnh cảm cúm. Bắt đầu bằng đau bụng quặn thắt, tiêu chảy, có thể có máu, sốt nóng, nôn mửa xuất hiện 12 giờ tới 72 giờ sau khi ăn, và bệnh kéo dài một tuần lễ. 

Thông thường đa số người bị nhiễm khuẩn có thể hết bệnh mà không cần phải chữa trị đặc biệt ngoại trừ trường hợp bị mất nước nhiều. 

Bệnh cũng có thể rất nặng ở người già cả, ở trẻ em, và ở những người có sức miễn dịch đã bị suy yếu sẵn vì một chứng bệnh nào khác. 

Trường hợp có nhiễm trùng huyết septicemia, bệnh nhân cần phải được điều trị khẩn cấp tại bệnh viện bằng kháng sinh, dịch truyền, chữa trị phù trợ supportive treatment cũng như cần được theo dõi các biến chứng. Kháng sinh sử dụng có thể là Ampicillin, Gentamycin, Ciprofloxacin, Trimethoprim / Sulfamethoxazole, v.v...

 Hiện tượng đề kháng kháng sinh cũng rất thường thấy xảy ra đối với một số chủng loại Salmonella.

Một số ít ca có thể biến chuyển sau 3 - 4 tuần với những biểu lộ như viêm kết mạc, đỏ mắt, xót mắt conjunctivitis, viêm niệu đạo hay ống thoát tiểu urethritis làm cho đái rá, và viêm khớp reactive arthritis. Viêm khớp có thể trở thành mãn tính, kéo dài cả năm và khó trị dứt được. 

Tất cả ba triệu chứng vừa nêu được gọi chung là hội chứng Reiter’s hay Reiter’s syndrome

Hội chứng Reiter’s có thể thấy xuất hiện trong các ca nhiễm vi khuẩn Salmonella, Shigella, Yersinia và Campylobacter.

NẤU NƯỚNG KỸ CÓ THỂ DIỆT ĐƯỢC VI KHUẨN SALMONELLA

Cũng như hầu hết các loài vi khuẩn khác, Salmonella dễ bị hủy diệt bởi nhiệt độ thích nghi.

LÀM SAO PHÒNG NGỪA SỰ LÂY NHIỄM SALMONELLA?

  • Rửa tay thường xuyên bằng savon trước khi chuẩn bị làm thức ăn.

  • Dụng cụ nhà bếp, dao, thớt phải được rửa kỹ lưỡng bằng nước javel pha 5ml trong 750ml nước.

  • Rửa thật kỹ rau quả trước khi ăn.

  • Trữ lạnh thức ăn ở nhiệt độ dưới 4 độ C (40 độ F) làm vi khuẩn phát triển chậm lại.

  • Đông lạnh thịt và cá ở nhiệt độ trừ 18 độ C (0 độ F) ngăn chặn hoàn toàn sự phát triển vi khuẩn.

 Nhiệt độ nguy hiểm thích hợp cho vi khuẩn phát triển là từ +4 độ C đến +60 độ C hay từ 40 độ F đến 140 độ F.


  • Cất thịt và rau cải trong những ngăn riêng biệt, tránh làm cho nước thịt dính vào rau cải.

  • Nấu thật chín thức ăn, thịt thà cá mắm rồi hãy dùng là thượng sách nhất.

  • Không nên ăn hột gà la cót, có thể chứa Salmonella enteritidis. Chỉ nên ăn hột gà luộc thật chín (lòng đỏ và lòng trắng phải cứng).

Để phòng ngừa: Giử trứng ở tủ lạnh, vứt bỏ các trứng dơ và trứng nứt bể, rửa tay, rửa dụng cụ nhà bếp bằng savon, Nên ăn liền trứng đã được luộc chín rồi, không để lâu hơn 2 giờ trên bàn. Không ăn những sauce làm từ hột gà sống mà không được hấp khử trùng pasteurized.

  • Nhà có trẻ em dưới một tuổi không nên nuôi rùa rắn, và các loài bò sát vì chúng có thể

chứa Salmonella.

  • Rửa tay kỹ lưỡng sau khi hốt phân hoặc sờ mó súc vật.

  • Những người đã bị nhiễm Salmonella nên tránh làm công việc chuẩn bị biến chế thức ăn cho người khác.

  

 Tài liệu tham khảo:

  • Canadian Food Inspection Agency. Salmonella Food Safety Facts.

http://www.inspection.gc.ca/english/fssa/concen/cause/salmonellae.shtml

        

Montreal

HẾT



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngày 30 tháng 5 năm 2023 đã ghi nhận một kỷ lục mới khi cùng lúc có 17 người bay lên trên quỹ đạo quanh Trái Đất. NASA và các cơ quan hàng không vũ trụ khác đang lên kế hoạch cho nhiều sứ mệnh có chở theo người hơn. Các công ty thương mại cũng đang ấp ủ nhiều dự án đưa con người lên vũ trụ. Cơ hội du hành vũ trụ của nhân loại đang rộng mở.
“Tim đập liên hồi.” “Bồn chồn trong dạ.” “Tim muốn rớt ra ngoài.” “Nẫu ruột.” Đây là những cụm từ được nhiều người sử dụng để mô tả nỗi sợ hãi và lo âu. Thường thì chúng ta có thể cảm thấy được những cảm giác lo lắng, sợ hãi ở lồng ngực hoặc trong bụng chứ không phải ở não. Nhiều nền văn hóa có truyền thống gắn liền sự hèn nhát và dũng cảm với hình ảnh trái tim hoặc lòng dạ hơn là với bộ não.
Sau yếu tố không khí để thở, nước uống là một nhu cầu rất quan trọng đối với đời sống con người. Trên mặt đất, nước chiếm 70%, đa số là nước biển mặn của 5 đại dương. Hiện có một số khu vực trên địa cầu thiếu nước sạch, nhất là Châu Phi. Các nhà khoa học đã sáng tạo ra những kỹ thuật lọc nước biển, để có nước sạch phục vụ đời sống con người. Đại học Urbana-Champaign, bang Illinois, Hoa Kỳ, đang nghiên cứu quá trình sử dụng hơi nước từ nguồn nước vô tận của các biển và đại dương, hứa hẹn một tương lai có nguồn nước sạch vô tận để cứu nhân loại. Hạn hán là do thiếu nước mưa, gây tác hại đến ngành nông nghiệp, cho nên đã có nhiều quốc gia thực hiện mưa nhân tạo để lấy nước ngọt.
Năm ngoái, các bác sĩ tại một bệnh viện ở Canberra đã sốc tới lặng người khi gắp một con giun sống ra khỏi não một phụ nữ. Trước đó, nữ bệnh nhân này phải vào bệnh viện với các triệu chứng như bị đau dạ dày, ho khan, đổ mồ hôi đêm trong hàng tháng trời, sau đó thì bà bị trầm cảm và hay quên. Bệnh nhân đã được chỉ định đi scan não.
Cô đớn bắt đầu từ cô đơn và xuất hiện khi tâm lý suy nhược, sụp đổ, tạo tâm bệnh, tạo cuồng trí, hoặc tự vẫn. Mỗi cá nhân đều phải đối diện và trách nhiệm sự mạnh mẽ hoặc yếu đuối tâm lý của bản thân. Rồi mỗi cá nhân phải tự phản kháng, chống trả, bảo vệ tâm lý của mình trước nhước quyến rũ nhu mì, hấp dẫn du dương của xã hội và đồng bọn xung quanh.
Người ta thường nói rằng tất cả chúng ta rồi sẽ trở nên mất trí nhớ - trừ khi chết vì ung thư hoặc bệnh tim mạch. Tất nhiên, có những người chết vì các bệnh khác, tai nạn hoặc tự tử. Nhưng chính chứng mất trí nhớ, ung thư và bệnh tim mạch lại chiếm ưu thế trong danh sách về nguyên nhân tử vong. Tuy nhiên, việc điều trị bệnh tim mạch đã tiến bộ và tỷ lệ sống sót hiện nay cao hơn nhiều. Ung thư đã từ một bản án tử hình trở thành một căn bệnh có thể điều trị được - mặc dù vẫn có những biến thể mà tỷ lệ tử vong gần một trăm phần trăm.
Thỉnh thoảng có những trẻ em nhắc đến kiếp trước của mình từng là một người sống ở một nơi chốn khác. Đa số các bác sĩ sẽ coi chuyện này như sản phẩm của trí tưởng tượng của trẻ con và không làm gì cả...
Ashley vừa sinh con xong. Ngồi trên chiếc đi-văng trong căn hộ của một người họ hàng ở Clarksdale, Miss., cô bé mân mê chiếc vòng tay sản phụ đeo trên cổ tay. Bấy giờ đang độ tháng 8, ngoài trời nóng tới 90 độ F, trong phòng bật máy lạnh, kéo rèm kín kẽ, khiến cho căn phòng của Ashley có cảm giác như một nơi trú ẩn. Peanut, đứa nhỏ Ashley mới sinh hai ngày trước đó, đang mặc bộ đồ sơ sinh nhỏ xíu màu xanh lam và ngủ ngon lành trên một cái car seat ngay dưới chân mẹ.
Tuổi thọ trung bình của con người hiện nay là khoảng 80 tuổi. Cũng có một số người có thể thọ hơn 100 tuổi. Ở những nơi như Okinawa (Nhật Bản) và Sardinia (Italy), có rất nhiều người được trường thọ như thế. Người cao niên nhất trong lịch sử nhân loại là một phụ nữ người Pháp tên là Jeanne Calment, bà thọ đến 122 tuổi. Thời bà sinh ra là năm 1875, thuở đó thì tuổi thọ trung bình là khoảng 43 tuổi.
Có một ứng dụng đang ‘rình mò’ bạn bè, gia đình và đồng nghiệp của chúng ta để tìm hiểu xem họ thường thích ăn gì, hẹn hò những ai, và vui vẻ ở chốn nào. Đó không phải là một ứng dụng mạng xã hội như Facebook hay Snapchat, mà là Venmo, ứng dụng từng phổ biến hơn một thập niên trước nhờ cho phép mọi người gửi thanh toán di động cho nhau và đăng các giao dịch đó ở dạng những biểu tượng dễ thương trên dòng thời gian công khai.