Hôm nay,  

Vui Buồn Nghề Nails - Chuyện Dài Dài... Thẩm Mỹ: Làm Dâu!

13/05/200100:00:00(Xem: 8879)
“Chuyện dài dài thẩm mỹ” là nơi kể ra tâm sự mọi ngành nghề thẩm mỹ. Mong quí vị trong nghề có chuyện vui buồn gì đem kể ra đây cho nhau nghe, vừa chia xẻ tậm tình, vừa trao đổi kinh nghiệm. Bài viết xin gửi về Trang Thẩm Mỹ, Việt Báo. hoặc eMail: thammy@vietbao.com

*

Hồi còn nhỏ nghe ai nói " ôi tui phận làm dâu trăm họ..." tôi đã tưởng đó chỉ là câu than thân trách phận, nói cho có nói vì dâu thì chỉ làm dâu cho một gia đình thôi, làm sao mà làm dâu cho cả trăm họ được. Bây giờ, sau khi vô nghề thẩm mỹ rồi tôi mới thấm thía cái câu than đó.

Nghề thẩm mỹ là nghề làm cho người ta đẹp. Nhưng nếu làm cho người ta không đẹp, hay vì lí do nào đó người ta nghĩ là lỗi của thợ thì rõ ràng là mình làm dâu ngàn họ chớ không phải trăm họ.

Tháng đầu vô nghề, cầm được đồng đô la xanh của ngàn họ nầy cũng trầy tay rớt nước mắt chớ đâu phải dễ. "Thấy quan tài mới đổ lệ" thiệt là đúng quá.

"Quan tài" đầu tiên của tôi là cái đầu của một cô người Mễ. Chuyện đầu đuôi như vầy:

Bửa đó chị chủ giao cho tôi một cô khách trẻ, đẹp lắm. Trời ơi, cô ta người cao ráo, cặp mắt thiệt là lớn, hàng lông mi đậm đen cong vút, mái tóc dầy (phần nầy thì cũng tùy, nếu cắt tóc thì sẽ dễ ra kiểu đẹp nhưng nếu uốn thì quấn cực lắm). Mình đàn bà thấy người đẹp như vậy còn muốn nhìn hoài. Cô ta muốn uốn tóc!

Trời ơi tôi làm tóc cô ta rất kỹ . Mới ra nghề còn ảnh hưỡng trong trường học mà. Tôi nâng niu từ lớp tóc không để đuôi tóc bị xoắn nhàu mà tiếng trong nghề kêu là xoắn lưỡi câu (fish hook) chỉ tình trạng khi quấn không lấp giấy qua khỏi đuôi tóc, thuốc uốn tóc thấm vô làm cháy đuôi tóc.

Quấn tóc xong, vòng bông gòn xung quanh đường viền chân tóc để thuốc không lan lên da. Ngồi canh, cứ ba phút là tháo ống ra xét cẩn thận để không bị thuốc quá thời gian trên tóc có thể làm hư hại. Nội cái xả tóc cũng kỹ nữa. Tôi xả thiệt nhiều nước để tóc không giữ mùi hôi của thuốc. Nhớ lời thầy cô dặn đừng làm biếng ẩu, xả ít nước, khách về nhà cả tuần sau cái đầu cũng còn hôi mùi thuốc uốn tóc! Khi xong phần uốn rồi tới phần xấy tóc. Tôi cẩn thận không để hơi nóng của máy xấy thổi ngay vô da đầu. Hai bàn tay mỏi rã rời, rán o từng lớp tóc đâu vô đó, hoàn thành một mái tóc bồng bềnh, tự nhiên, thời trang, hợp với khuôn mặt đẹp. Ưng ý, cả tiệm ai cũng trầm trồ khen. Chính cô khách khi nhìn vô kiếng cũng tủm tỉm cười hài lòng.
Ai mà ngờ...
Hai ngày sau.
Sáng sớm mới mở tiệm. Điện thoại reo, giọng gắt:
" Helo, tôi muốn nói chuyện với chủ tiệm."
" Tôi rất tiếc bà chủ chưa có mặt. Thưa ông có chuyện chi""
Bên kia đầu dây tiếng người đàn ông bắt đầu gắt lớn:
" Tôi sẽ đưa mấy người ra tòa. Mấy người làm hư mái tóc của vợ tôi."
Hết hồn (tự động tôi nghi liền một trong mấy cô thợ ẩu trong tiệm.) Lấy giọng bình tĩnh nhẹ nhàng tôi hỏi:


" Thưa ông, mái tóc của bà bị chuyện gì" Và thợ là người nào""
" Là Lynn."
Lynn. Ối trời. C'est moi... it's me... hầy ngộ... là tui.
" Tóc vợ tôi đứt ra, đơ ra, nó đang ngồi khóc. Tôi sẽ thưa... ưa...
" Chuyện đâu còn có đó xin ông đừng nóng. Mời bà trở vô tiệm để chúng tôi xem."
" Mấy giờ""
" Liền bây giờ"
" Okay."
Cố nhớ. Hôm qua tôi đâu có khách đàn bà làm tóc. Hôm kia... Ờ, hôm kia có uốn tóc. mà...à... cái đầu ra đẹp quá chừng mà. Lẽ nào" Bụng hồi hộp cho tới khi vợ chồng nầy hùng hổ bước vô.
" Đây. Coi đây. Làm ăn như vầy thì nên đóng cửa là vừa."
Tôi nhìn cô khách. Chính là cái cô khách đẹp như tài tử hôm kia mới uốn tóc đây. Sao bây giờ kỳ vầy nè" Giống như cái đầu của ai đâu á. Nhìn cho kỹ. Đúng rồi. Biết rồi. Biết rõ lý do tại sao cái đầu y ra nông nỗi nầy. Nghiêm mặt, (không để thằng nào con nào bắt nạt được) tôi hỏi:
" Cô tẩy tóc hồi nào" Xài Peroxide cường độ mấy" Để bao lâu trên tóc""
Bị hỏi bất ngờ cô ta trả lời liền:
" Hôm qua, cường độ 30, để một tiếng"
" Tại vì vậy. Tại cô. Mới uốn tóc muốn tẩy thì phải đợi ít nhứt một tuần lễ, phải xài cường độ 10 thôi. Tại cô tẩy quá sớm, lại không đúng cách tóc cô mới bị hư như vậy. Không phải tại tôi. Chất thuốc tẩy và cường độ Peroxide qúa mạnh để quá lâu làm giãn lọn quăn, làm đứt tóc.
Tôi cố ý nhấn mạnh tiếng "Tại Cô." Làm gì mà phải sợ" Khi mình sai thì mình phải thường người ta còn khi mình đúng đừng để ai ăn hiếp mình. Mình đã được huấn luyện, đã thi cử, làm việc có chứng chỉ đàng hoàng. Sợ thằng nào con nào. Cha...a... sao giọng điệu của tôi giống... giống... giống chị chủ quá trời vầy nè!
" Bây giờ, vì cô là khách quen, tôi sẽ giúp cô sửa chữa. Tôi sẽ tỉa phần tóc bị cháy, gội rồi thoa thuốc dưỡng tóc nếu cô chịu trả tiền thuốc."
Có lẻ thấy tôi nói đúng, không đổ thừa, không ăn hiếp được và cũng biết lỗi của mình, cô ta nhận lời liền.
Ông chồng thấy vậy, dặn vợ sau một tiếng đồng hồ sẽ trở lại rước.
Gội đầu xong, thoa thuốc dưỡng tóc lên ngâm nửa tiếng. Tôi tỉa bớt một inch đuôi tóc cháy. May phước tóc cô ta còn đủ dài. Thay vì xài máy xấy, tôi quấn tóc bằng ống cuốn tóc (kiểu xưa đó bạn) rồi chụp cái máy xấy tóc lên đợi khô rồi chải kiểu. Xong cái đầu ra không đẹp như bữa hổm nhưng cũng mười phần đở hơn hồi mới trở vô.
Khách hài lòng ra về. Sau vụ nầy tôi được bạn đồng nghiệp nể hơn.
Đó bạn. Ở xứ người, nghề nghiệp cần trau dồi, hiểu rõ ràng, học nói tiếng địa phương để tự bào chữa cho mình khi mình đúng. Nếu tôi không biết nói tiếng Anh, nếu tôi không biết giải thích nguyên nhân và ai là thủ phạm thì có lẽ đã bị vợ chồng nhà nầy nuốt sống rồi. Và thưa bạn, tôi sẽ không than là "tui làm dâu trăm họ."
Tuy vậy, bữa đó tôi cũng tủi thân. Khách về rồi, nước mắt tôi mới lặng lẽ ứa ra.

(còn tiếp dài daiø...)

TRƯƠNG PHÚ LÂM

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.