Hôm nay,  

Xuân Muộn

02/03/202513:48:00(Xem: 758)

Sau những ngày dài bị hỏa hoạn tàn phá, mưa mới rơi xuống đất này trong vòng một tuần lễ, rỉ rả, lâm râm. Người ta nói quá muộn; và cũng nói, muộn còn hơn không. Mưa sau không cản được lửa trước, nhưng cũng ngăn được lửa sau. Quá khứ sai lầm, hối hận không kịp; nhưng vẫn còn hôm nay, ngay nơi hiện tại này, có thể khởi lại từ đầu.

Có những chọn lựa trong đời không như ý. Chọn lựa sai có thể đẩy đi thật xa, khỏi ước vọng và mục tiêu ban đầu.

Có những chọn lựa trong đời tưởng là như ý, mà thực ra đã bị dẫn dắt bởi những sự dối trá to lớn, để rồi đi mãi trên con đường giả ngụy, không tưởng... Sai lầm sẽ không nắm bắt được gì trái lại chỉ chuốc lấy những mất mát thương đau, giao tình với thân nhân bằng hữu trở nên lạt lẽo, lý tưởng cao xa hầu như chỉ còn là bóng mờ hư ảo quá khứ.

Làm thế nào mà chí nguyện siêu xuất một thời, được thể hiện từng ngày từng giờ trong đời sống suốt nhiều năm lại có thể bị phủ lấp, bị thay thế bởi những ý tưởng điên rồ hoang tưởng, những lời nói điêu ngoa giảo biện, những hành động tàn ác phi nhân!

Lẽ chân biến mất nơi đâu để rồi đêm ngày chỉ thấy những điều hư ngụy gian dối!

Lẽ thiện cất giấu nơi nào mà bây giờ chỉ thấy những hành vi phá hoại tàn ác, bất lương!

Đâu là biểu tượng thanh khiết siêu luân, sao không tâm tâm niệm niệm quán tưởng lại chỉ nghĩ, nói và làm theo những hình ma bóng quỷ vô đạo vô luân!

Đâu là lời kinh tụng, kinh cầu, tán dương bậc đại giác, nâng chí nguyện và đời sống lên cung bậc cao vời siêu xuất, sao không miên mật tụng đọc thực hành, mà lại dùng bao giờ nhàn rỗi để tụng ca những kẻ bạo ngược, vị kỷ, bất nhân!

Làm thế nào mà ra nông nỗi như thế! Chánh kiến để đâu, trí tuệ để đâu, mà không phân biệt được chân-ngụy, chánh-tà!

Chợt nhớ câu thơ của một thiền sư: “Anh chiến đấu nhọc nhằn như cỏ dại...” (*) Một đời chiến đấu để thánh hóa đời mình. Một đời chiến đấu cho sự an bình phúc lạc của số đông. Một đời chiến đấu cho sự thật: sự thật cuộc đời (khổ đế); sự thật về con đường chuyển hóa (đạo đế). Chiến đấu nhọc nhằn bằng từ bi và trí tuệ. Chiến đấu nhọc nhằn nơi trần gian và giữa những con người vô minh đáng thương.

Xuân đã đến và xuân sắp đi qua. Lòng buồn vời vợi theo tiếng chim kêu. Nắng ấm đôi ngày rồi lại có mưa phùn. Hàng cây trước sân tuôn những đợt hoa trắng, bàng bạc rơi theo gió, như mưa tuyết. Nhớ nhà, nhớ quê, nhớ những người bạn hiền một thời chia sẻ bao kỷ niệm buồn-vui bên cữ trà hôm-sớm. Thân nay lão-bệnh mà tâm tư hãy còn đau đáu nỗi niềm. Đã làm gì. Chưa làm gì. Bao việc ngổn ngang dồn đống chờ đợi nhân duyên. Nhìn lại quãng đường đã qua, dường như chưa từng làm gì.

Trong thư phòng những ngày cuối xuân, cũng có thể là những ngày cuối cùng của cuộc đời. Nào ai biết. Dù đóng cửa hay mở cửa, quanh năm không người thăm viếng. Chỉ có con sóc mỗi sáng ghé trước thềm hiên. Và bầy chim sẻ hiền lành, chíu chít nơi hàng rào. Bên ngoài gió vẫn lay động. Lá lao xao trên những hàng cây sum suê. Lặng lẽ đọc sách. Âm thầm làm việc. Đôi khi cảm thấy mệt mỏi, nhọc nhằn. Nhưng nhọc nhằn, âu cũng là thú vui tao nhã một đời.

___________

(*) Thơ Tuệ Sỹ (bài Ác mộng rừng khuya)

biachanhphap160
Hình bìa: 121Clicks.com


CHÁNH PHÁP Số 160, tháng 03.2025

NỘI DUNG SỐ NÀY:

· THƯ TÒA SOẠN, trang 2

· TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3

· CHÙM THƠ MỪNG XUÂN ẤT TỴ (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 6

· NHỮNG ĐÓNG GÓP TO LỚN CỦA CÁC HỌC GIẢ ANH QUỐC CHO NỀN PHẬT GIÁO ÂU-MỸ, t.t. (HT. Thích Trí Chơn), trang 7

· TIẾNG CHUÔNG (thơ HT. Thích Thắng Hoan), trang 9

· CỐT CÁCH CỦA NGƯỜI TU HÀNH (HT. Thích Trí Tịnh), trang 10

· GIÁO DỤC CHỚ PHỈ BÁNG NGƯỜI KHÁC (Nguyên Siêu), trang 11

· CÔNG ĐỨC AN CƯ KIẾT ĐÔNG (thơ Chúc Hiền), trang 13

· NGỌN ĐÈN TRÊN SÓNG DỮ (Bổn Đạt), trang 14

· NGÃ VÀ NGÃ SỞ (Bhikkhu Cittacakkhu), trang 16

· THÔNG BÁO SỐ 2 VỀ ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PL.2569 (TK Thích Chúc Đại), trang 18

· NHẬP THẾ VÀ TỪ THIỆN (Thích Nguyên Hiệp), trang 20

· MỪNG XUÂN (thơ Minh Đạo), trang 23

· THÔNG BÁO AN CƯ KIẾT HẠ VÀ ĐẠI HỘI THƯỜNG NIÊN 2025 (TK Thích Nguyên Siêu), trang 24

· THƯ CUNG THỈNH VÀ THƯ MỜI LỄ HIỆP KỴ LỊCH ĐẠI TỔ SƯ – NGÀY VỀ NGUỒN LẦN 14 (HT. Thích Thông Hải), trang 25

· HỌC ĐẠO KHI NẰM NÔI (Nguyên Giác), trang 26

· TRẦN GIAN ƠI, ĐÂU CẦN AI HIỂU MÌNH... (thơ Uyên Nguyên), trang 29

· THÔNG BÁO: KHÓA TU HỌC PHẬT PHÁP BẮC MỸ LẦN 12 (HT. Thích Nguyên Siêu), trang 30

· THÀNH ĐẠO TRONG MẮT TÔI (Tâm Diệu – Nhóm Áo Lam) trang 31

· THÔNG BÁO: LƯU HÀNH THANH VĂN TẠNG GIAI ĐOẠN I, PHẦN II, trang 32

· BẬC CHÂN NHÂN KHÔNG QUÝ MÌNH, CHẲNG KHINH NGƯỜI (Quảng Tánh), trang 34

· TỨ CÚ LỤC BÁT “NỤ CƯỜI” TÂN XUÂN 2025 (thơ Vĩnh Hữu Tâm Không), trang 39

· PHÁP TU: TỨ CHÁNH CẦN (TN. Hằng Như), trang 40

· XẺO MŨI (thơ TM Ngô Tằng Giao), trang 42

· TRUYỆN CỰC NGẮN (Steven N), trang 43

· CHÙM TRUYỆN CỰC NGẮN MURAKAMI HARUKI (Hoàng Long dịch), trang 45

· TA VÀ VẠN VẬT TINH KHÔI (thơ Trịnh Gia Mỹ), trang 47

· CƠ CẤU TỔ CHỨC CÁC TỔNG VỤ - MIỀN (HT. Thích Nguyên Siêu), trang 48

· SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU (Kiều Mỹ Duyên), trang 50

· NHỚ BẠN (thơ Tôn Nữ Thanh Yên), trang 51

· MƠ MỘT TẾT NÀO (Du Tâm Lãng Tử), trang 52

· CỖ XE BÒ TRÊN ĐƯỜNG XUÂN (thơ Thanh Nguyễn), trang 54

· THIỆN DUYÊN (Liêu Linh Chuyên), trang 55

· NHỮNG CHIỀU ĐÔNG, CẢM THỨC XUÂN (thơ Tịnh Bình), trang 57

· NỮ GIỚI VỚI BỆNH TIM (Bs. Nguyễn Ý Đức), trang 58

· CHÂN TRUYỀN (thơ Diệu Viên), trang 60

· CỞI TRÓI tập 2 – chương 14 (truyện dài Vĩnh Hảo), tr. 61

· XUÂN XA XỨ NHỚ MẸ (thơ Nhật Quang), trang 65

· STORY OF A BRAHMIN RECLUSE (Daw Tin), trang 66

· NẤU CHAY: ĐẬU HŨ CUỘN XỐT TƯƠNG CAY (Hồng Hương), trang 67

· CÒ VÀ CUA (Truyện cổ Phật giáo), trang 68


https://chanhphap.us/CHANH%20PHAP%20BO%20MOI/Muc%20luc%202025/CP%20so%20160%20(03.25).htm

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Liên tục trong tuần lễ vừa qua, tất cả các giáo xứ trên toàn thế giới đều đồng loạt cử hành Tam Nhật Thánh và cao điểm là Đại Lễ Chúa Phục Sinh. Tại Giáo phận Orange, hàng ngàn giáo dân giáo xứ Saint Barbara và Westminster đã hân hoan tham dự ba ngày thánh thiêng, quan trọng nhất của Giáo Hội Công Giáo:
Tháng tư là tháng kết thúc Cuộc chiến Việt Nam. Kết thúc không hẳn có nghĩa là chấm dứt bạo lực, thù hận, truy bức... Đó là chuyện của nửa thế kỷ trước, và có lẽ còn kéo dài trong tâm nhiều người còn sống hiện nay. Trong khi đó, thế giới chúng ta trong nhiều ngàn năm, tháng nào và ngày nào cũng có chiến tranh, chết chóc, căm thù. Vẫn đang có những cái chết hàng ngày ở Ukraine, Gaza, Myanmar và nhiều nơi khác. Bao giờ thế giới thực sự hòa bình? Đó là câu hỏi muôn đời sẽ vẫn được nêu lên, vì hình như thế giới sẽ không bao giờ ngưng chiến tranh. Tôn giáo yêu chuộng hòa bình nhất là Phật giáo, nơi giáo lý bất hại được dạy trong tất cả các kinh điển, và là giới đầu tiên cho Phật tử. Cách lý giải đôi khi khác nhau, và những lựa chọn hành động hiển nhiên là khác nhau tùy theo hoàn cảnh. Khi Vua Trần Nhân Tông và các Phật tử nhà Trần, trong đó có Tuệ Trung Thượng Sỹ, quyết định ra trận chống quân phương Bắc để bảo vệ dân tộc cũng là một lựa chọn, cân nhắc theo giáo lý nhà Phật để bảo vệ
Khi nhìn lại nửa thế kỷ Phật giáo Việt Nam hiện diện trên miền đất hứa, Hoa Kỳ, ta thấy con đường chánh niệm tỉnh thức không khởi nguồn từ một dự tính định sẵn, mà từ sự kết tinh của hoàn cảnh, của tâm nguyện và của những bước chân tìm về cõi an trú giữa bao biến động. Bởi nó như một dòng suối len lỏi qua những biến động của thời cuộc, chảy về một phương trời xa lạ, rồi hòa vào biển lớn. Từ những hạt giống gieo xuống trong lặng lẽ, rồi một ngày trổ hoa giữa lòng những đô thị phương Tây, nơi mà có lúc tưởng chừng như chỉ dành cho lý trí và khoa học, cho tốc độ và tiêu thụ, cho những bộ óc không còn kiên nhẫn với những điều mơ hồ. Nhưng rồi, giữa cái đa đoan của thế giới ấy, những lời dạy về chánh niệm, về thở và cười, về sự trở về với chính mình đã nảy mầm và lan rộng như một cơn mưa đầu hạ, làm dịu đi những khô cằn của tâm hồn.
Ngày tàn xuân thuở xưa ấy, cách nay đã 50 năm. Một cuộc đổi mới dẫn đến loạn lạc xã hội, ly tán gia đình. Máu tiếp tục đổ sau chiến tranh. Lệ nóng trào tuôn, hòa thêm vị mặn trên đại dương thống khổ. Hàng trăm nghìn gia đình bị đẩy lên những vùng ma thiêng nước độc để canh tác mưu sinh lập đời mới.
Nhiều người bi quan nghĩ rằng sau khi mình qua đời không có ai nghĩ đến mình, mình còn sống chưa chắc có người nghĩ đến mình, khi mình đau khổ, khi mình sắp chết gọi điện thoại có ai bắt máy? Đó là thái độ của người bi quan. Hãy nghĩ có người thương mình, khi mình lâm nguy, mình gọi điện thoại có người nghe máy, khi mình bệnh có người đưa mình đến bác sĩ và trên đời này mình không cô đơn.
Tại Hội Quán Ban Trị Sự Giáo Hội Phật Giáo Hoà Hảo Nam California tọa lạc tại số 2114 W Mac. Fadden Ave. vào lúc 10 giờ sáng chủ nhật ngày 23 tháng 3 năm 2025, rất đông Quan Khách, Nhân Sĩ, một số cơ quan truyền thông cùng các đồng đạo và gia đình tham dự lễ kỷ niệm 78 năm ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ thọ nạn.
Tại khuôn viên Công Ty Dragon Construction Company số 14411 Edwards Street, Thành Phố Westminster vào lúc 11 giờ sáng Chủ Nhật ngày 16 tháng 3 năm 2025 (nhằm ngày lễ Vía Đức Quan Thế Âm ngày 17 tháng 2 năm Ất Hợi) đã tổ chức buổi tiệc chay Buffet gây qũy để tiếp tục công trình xây dựng ngôi chùa Giác Ân phần cuối. Chùa Giác Ân tọa lạc tại số 3149 E. Ave S. Palmdale, Thành Phố Palmdale CA 93550 do Ni Sư Thích Nữ Như Thủy làm Viện Chủ.
Ngày 11 tháng 4 năm 2025, một sự kiện đặc biệt sẽ diễn ra giữa lòng đô thị New York – một con đường mang tên “Thích Nhất Hạnh Way” chính thức được khánh thành. Từ đây, đoạn đường West 109th Street nối Riverside Drive đến Broadway sẽ mang tên vị Thiền sư hiền hòa từ Việt Nam, người suốt đời hướng dẫn thế giới về hơi thở, bước chân và an lạc giữa cuộc đời này.
Nhật Bản là một nước Phật giáo, mà cách đây một thời gian theo thống kê của Bộ Giáo dục Nhật, những người theo Phật giáo chiếm đại đa số và đúng theo lịch sử truyền bá và phát triển, Phật giáo đến nước nào thì mang sắc thái văn hóa của nước đó. Cho nên, Phật giáo khi vào Nhật Bản cũng mang một số sắc thái riêng. Nay có tác phẩm Bồ-tát Quan Âm - Tín Ngưỡng & 50 Tượng Tuyến ở Nhật Bản của nhà nghiên cứu Bùi Chí Trung, người đã sống và làm việc lâu năm tại quốc gia này sẽ cung cấp cho chúng ta một số thông tin quý báu về những nét rất riêng của Phật giáo Nhật Bản...
Ban Trị sự Phật Giáo Hòa Hảo/ Miền Nam California đã tổ chức buổi tiệc Mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025, do Thanh Niên Đoàn PGHH đảm nhiệm, vào lúc 10 giờ sáng Chủ Nhật, 2 tháng 02 năm 2025, nhằm ngày mùng 5 Tết Ất Tỵ tại Hội quán PGHH, số 2114 W. Mc Fadden Ave. Santa Ana CA 92704.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.