Hôm nay,  

Xuân Mới, Hy Vọng Mới

07/02/202500:00:00(Xem: 1458)

Ngày-mùng-1-Tết,-chúng-tôi-viếng-Đức-Mẹ-Con-Sò-ở-Long-Beach.-(Ảnh-Christina-Lê)
Ngày mùng 1 Tết, chúng tôi viếng Đức Mẹ Con Sò ở Long Beach. (Ảnh: Christina Lê)
 
Ngày ba mươi Tết, các Phật tử đến chùa hái lộc, xem múa lân, nghe đốt pháo. Chùa nào có trực tiếp truyền hình thì chùa đó có đông đồng bào đến. Các Phật tử có cơ hội đi nhiều chùa trong đêm Giao Thừa vì mỗi chùa tổ chức mỗi giờ khác nhau. Đến chùa Huệ Quang, chùa Bảo Quang, chùa Bát Nhã ở thành phố Santa Ana, chùa Điều Ngự ở Westminster, Tổ Đình Minh Đăng Quang ở Santa Ana, Đạo Tràng Nhân Quả ở Garden Grove, chùa Hải Đức, chùa Việt Nam, chùa Phật Tổ, v.v.: Phật tử phải đậu xe thật xa, đi bộ đến chùa. Chùa nào cũng có múa lân, đốt pháo, ca nhạc, kịch. Chùa Bảo Quang có trình diễn võ thuật rất hào hùng. Chùa Điều Ngự rất đông người từ Los Angeles, San Bernardino, Riverside. Chùa Điều Ngự có nhiều sinh hoạt hàng tuần cho nên Phật tử đến từ khắp nơi.
  
Hòa Thượng Thích Minh Mẫn, viện trưởng chùa Huệ Quang, nói: tôi bây giờ ẩn tu, ít xuất hiện. Hòa Thượng cho biết vào dịp Tết âm lịch, hàng ngàn Phật tử đến chùa vì ông bà của họ để thờ ở chùa.
  
Các gian hàng bán thức ăn chay từ sáng đến 10 giờ đêm, vẫn có người đứng sắp hàng chọn thức ăn. Trong lúc đó, sân khấu trước sân chùa vẫn có ca sĩ tài tử ca hết bài này đến bài khác. Chùa có truyền thống tặng hoa mai, ai đến chùa ra về trên tay cầm cành hoa mai với nụ cười rực rỡ.
  
Sáng mùng 1 Tết, chúng tôi viếng Đức Mẹ Con Sò ở Long Beach. Hoa tươi trước tượng Đức Mẹ nhiều hơn ở chợ hoa, đủ loại hoa: cúc, lan, vạn thọ, mai, đào. Nam, phụ, lão, ấu đều mặc áo dài, khấn Đức Mẹ một cách thành khẩn. Bên kia đường là biển, với những con thuyền xa xa. Đằng sau bức tường là một ngôi chùa lớn, ngày xưa thầy Hằng Trường trụ trì ở chùa này.

Chùa-Phật-Tổ-mùng-1-Tết.-(Ảnh-Christina-Lê)
Chùa Phật Tổ mùng 1 Tết. (Ảnh: Christina Lê)
         
Rời Đức Mẹ Con Sò với rừng hoa rực rỡ, chúng tôi đến chùa Phật Tổ. Hoa rực rỡ từ cổng chùa vào bên trong chùa. Hàng trăm người đứng sắp hàng để lấy thức ăn, người nào cũng mặc áo dài, cả nam Phật tử cũng mặc áo dài, quỳ lạy trong chánh điện một cách thành khẩn. Ai vào chùa cũng cầu nguyện cho gia đình, cho chính mình và bà con họ hàng, bằng hữu của mình sức khỏe dồi dào, vạn sự như ý. Có Phật tử ngồi trên xe lăn, chống gậy cũng cầu nguyện một cách chân thành. Ở ngay cổng chùa, có một phụ nữ ngoại quốc cầm tấm bảng xin tiền, nói rằng có con nhỏ, không có việc làm, nhiều người ngừng lại cho tiền, và hỏi bà có ăn cơm không thì bà lắc đầu. 
         
Rời chùa Phật Tổ, chúng tôi đến thăm nhà thờ Chúa Cứu Thế, linh mục Giám Đốc là cha Joseph Nguyễn Thái. Nhà thờ rất sạch sẽ, yên lặng, trang nghiêm. Nhà thờ Chúa Cứu Thế rất linh thiêng, nhiều đồng hương ở khắp nơi về đây cầu nguyện. Nhà thờ có nhà sách, bà con thường đến đây mua sách, tượng. Nhà thờ xuất bản "Hiệp Thông" - bản tin hàng tuần của cộng đồng Công giáo Việt Nam, giáo phận Orange County, có thánh lễ trực tuyến được cử hành lúc 8:30 sáng mỗi ngày. 
 
Sau đó, chúng tôi thăm viếng một ngôi chùa Miên. Trụ trì là một vị sư người Việt Nam sinh ở Miên. Chùa khóa cửa có lẽ trụ trì đi dự lễ ở chùa nào đó. Chùa được trang hoàng rất đẹp.
 
Thu-Anh,-Kiều-Mỹ-Duyên,-sư-cô-Như-Ngọc,-cô-Hòa-Bình--chủ-Việt-Báo-tại-chùa-A-Di-Đà.-(Hình-từ-trái-sang-phải)
Thu Anh, Kiều Mỹ Duyên, sư cô Như Ngọc, cô Hòa Bình- chủ Việt Báo, tại chùa A Di Đà. (Hình từ trái sang phải)
 
Buổi trưa, chúng tôi thăm chùa A Di Đà, thành phố Westminster, góc đường Swan và Westminster. Sư cô Như Ngọc là người thành lập chùa này. Ngày xưa, sư cô Như Ngọc sức khỏe còn tốt, chùa sinh hoạt tích cực, có lớp học tiếng Việt cuối tuần, có sinh hoạt gia đình Phật tử, có ban văn nghệ. Sư cô tiếp khách ân cần, niềm nở, cô lì xì cho Phật tử, có phở chay. Sư cô tốt nghiệp đại học sư phạm. Sư cô thường đi tụng niệm khi Phật tử cần gì thì sư cô giúp đỡ ngay. Bây giờ, có một thầy về làm Phật sự, là một nhà văn sáng tác và in sách rất nhiều. Ai đến thăm chùa A Di Đà, thầy đều tặng sách cho Phật tử.
  
Sáng chủ nhật, mùng 4 Tết, luật sư Thức Phan và Chris Phan- chánh án di trú liên bang đến thăm văn phòng chúng tôi. Luật sư Thức Phan, thân phụ của Chris Phan, cho biết ý kiến như sau:

- Năm nay, diễn hành ở Bolsa có thêm 2 màn rất lạ, rất hấp dẫn, làm cho người xem rất thích đó là: bác sĩ Tâm Nguyễn kỷ niệm ngày kết hôn và chánh lục sự Hugh Nguyễn nhận chức. Vui lắm! 
 
Chánh án di trú liên bang Chris Phan về tham dự diễn hành do lời mời của ông Nguyễn Mạnh Chí, thị trưởng thành phố Westminster, kỷ niệm 50 năm người tị nạn Việt Nam ở Hoa Kỳ.

Chris Phan nói:      

- Chúng tôi đã tham dự lễ diễn hành Tết tưởng niệm 50 năm kể từ khi mất nước và vấn đề an ninh rất quan trọng đối với bất kỳ quốc gia nào, chúng ta nên làm mọi việc có thể để bảo đảm an ninh đó.
 
Chánh-án-di-trú-liên-bang-Chris-Phan,-Kiều-Mỹ-Duyên-và-luật-sư-Thức-Phan,-thân-phụ-chánh-án-Chris-Phan-(Hình-từ-trái-san
Chánh án di trú liên bang Chris Phan, Kiều Mỹ Duyên và luật sư Thức Phan, thân phụ chánh án Chris Phan (Hình từ trái sang phải) (Ảnh của Liên Phùng)
 
Chánh án Chris Phan vừa thăm chúng tôi bước ra cửa thì Đức Nguyễn, từng là Cảnh Sát trưởng ở Orange County đến thăm. Đức Nguyễn có vẻ lạc quan trong những ngày sắp tới về an ninh và kinh tế của nước Mỹ.

Cảnh-Sát-Đức-Nguyễn-thăm-Kiều-Mỹ-Duyên-tại-văn-phòng-Ana-Real-Estate
Cảnh Sát Đức Nguyễn thăm Kiều Mỹ Duyên tại văn phòng Ana Real Estate. (Ảnh: Hòa Trương)
 
Chiều mùng 4 Tết, chúng tôi cùng vợ chồng Trang Mejia và Steve Mejia thăm chùa Hải Đức. Thầy Đức Trí tiếp khách ân cần, niềm nở. Trước cửa chùa, hoa mai, hoa đào rực rỡ. Trước chánh điện, lồng đèn màu sắc rực rỡ, trần nhà trang hoàng rất đẹp, có những cây dù đủ màu sắc, giống như các chùa ở Hội An, Việt Nam. Phật tử có thể chụp hình như những chùa ở miền Trung. Từng đoàn người lạy Phật, chụp hình đủ kiểu trước chùa.
 
 
Kiều-Mỹ-Duyên,-Trang-Mejia-và-chồng-Steve-Mejia-thăm-chùa-Hải-Đức,-trụ-trì-là-thầy-Đức-Trí.
Kiều Mỹ Duyên, Trang Mejia và chồng Steve Mejia thăm chùa Hải Đức, trụ trì là thầy Đức Trí.
  
Rời chùa Hải Đức, chúng tôi thăm chùa Việt Nam, nơi đây đang triển lãm cây kiểng. Chúng tôi đã gặp những người trồng những cây kiểng tuyệt đẹp. Phải có sự đam mê nghệ thuật mới để tâm huyết làm việc tỉ mỉ này.       
 
Vui như vui ngày hội, vui như vui ngày Tết. Ngày Tết là ngày của hy vọng về ước mơ của mình cho năm tới. Có người mơ ước đính hôn rồi đám cưới, mua nhà trước khi thành hôn, mơ ước du lịch những nơi mình chưa đến, mơ ước có nhiều tiền để làm việc xã hội, mơ ước tiền đầy túi, tình đầy tim, mơ ước thế giới hòa bình, không có chiến tranh, mơ ước người nghèo, người cùi, trẻ con mồ côi được giúp đỡ tận tình, mơ ước nhân loại sống trong yêu thương, v.v. Mơ ước nhiều lắm bà con ơi. 
 
Hy vọng tất cả ước mơ của mọi người thành hiện thực.
Mong lắm thay! 
 
Orange County, 2/2025
KIỀU MỸ DUYÊN
(kieumyduyen1@yahoo.com)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Liên tục trong tuần lễ vừa qua, tất cả các giáo xứ trên toàn thế giới đều đồng loạt cử hành Tam Nhật Thánh và cao điểm là Đại Lễ Chúa Phục Sinh. Tại Giáo phận Orange, hàng ngàn giáo dân giáo xứ Saint Barbara và Westminster đã hân hoan tham dự ba ngày thánh thiêng, quan trọng nhất của Giáo Hội Công Giáo:
Tháng tư là tháng kết thúc Cuộc chiến Việt Nam. Kết thúc không hẳn có nghĩa là chấm dứt bạo lực, thù hận, truy bức... Đó là chuyện của nửa thế kỷ trước, và có lẽ còn kéo dài trong tâm nhiều người còn sống hiện nay. Trong khi đó, thế giới chúng ta trong nhiều ngàn năm, tháng nào và ngày nào cũng có chiến tranh, chết chóc, căm thù. Vẫn đang có những cái chết hàng ngày ở Ukraine, Gaza, Myanmar và nhiều nơi khác. Bao giờ thế giới thực sự hòa bình? Đó là câu hỏi muôn đời sẽ vẫn được nêu lên, vì hình như thế giới sẽ không bao giờ ngưng chiến tranh. Tôn giáo yêu chuộng hòa bình nhất là Phật giáo, nơi giáo lý bất hại được dạy trong tất cả các kinh điển, và là giới đầu tiên cho Phật tử. Cách lý giải đôi khi khác nhau, và những lựa chọn hành động hiển nhiên là khác nhau tùy theo hoàn cảnh. Khi Vua Trần Nhân Tông và các Phật tử nhà Trần, trong đó có Tuệ Trung Thượng Sỹ, quyết định ra trận chống quân phương Bắc để bảo vệ dân tộc cũng là một lựa chọn, cân nhắc theo giáo lý nhà Phật để bảo vệ
Khi nhìn lại nửa thế kỷ Phật giáo Việt Nam hiện diện trên miền đất hứa, Hoa Kỳ, ta thấy con đường chánh niệm tỉnh thức không khởi nguồn từ một dự tính định sẵn, mà từ sự kết tinh của hoàn cảnh, của tâm nguyện và của những bước chân tìm về cõi an trú giữa bao biến động. Bởi nó như một dòng suối len lỏi qua những biến động của thời cuộc, chảy về một phương trời xa lạ, rồi hòa vào biển lớn. Từ những hạt giống gieo xuống trong lặng lẽ, rồi một ngày trổ hoa giữa lòng những đô thị phương Tây, nơi mà có lúc tưởng chừng như chỉ dành cho lý trí và khoa học, cho tốc độ và tiêu thụ, cho những bộ óc không còn kiên nhẫn với những điều mơ hồ. Nhưng rồi, giữa cái đa đoan của thế giới ấy, những lời dạy về chánh niệm, về thở và cười, về sự trở về với chính mình đã nảy mầm và lan rộng như một cơn mưa đầu hạ, làm dịu đi những khô cằn của tâm hồn.
Ngày tàn xuân thuở xưa ấy, cách nay đã 50 năm. Một cuộc đổi mới dẫn đến loạn lạc xã hội, ly tán gia đình. Máu tiếp tục đổ sau chiến tranh. Lệ nóng trào tuôn, hòa thêm vị mặn trên đại dương thống khổ. Hàng trăm nghìn gia đình bị đẩy lên những vùng ma thiêng nước độc để canh tác mưu sinh lập đời mới.
Nhiều người bi quan nghĩ rằng sau khi mình qua đời không có ai nghĩ đến mình, mình còn sống chưa chắc có người nghĩ đến mình, khi mình đau khổ, khi mình sắp chết gọi điện thoại có ai bắt máy? Đó là thái độ của người bi quan. Hãy nghĩ có người thương mình, khi mình lâm nguy, mình gọi điện thoại có người nghe máy, khi mình bệnh có người đưa mình đến bác sĩ và trên đời này mình không cô đơn.
Tại Hội Quán Ban Trị Sự Giáo Hội Phật Giáo Hoà Hảo Nam California tọa lạc tại số 2114 W Mac. Fadden Ave. vào lúc 10 giờ sáng chủ nhật ngày 23 tháng 3 năm 2025, rất đông Quan Khách, Nhân Sĩ, một số cơ quan truyền thông cùng các đồng đạo và gia đình tham dự lễ kỷ niệm 78 năm ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ thọ nạn.
Tại khuôn viên Công Ty Dragon Construction Company số 14411 Edwards Street, Thành Phố Westminster vào lúc 11 giờ sáng Chủ Nhật ngày 16 tháng 3 năm 2025 (nhằm ngày lễ Vía Đức Quan Thế Âm ngày 17 tháng 2 năm Ất Hợi) đã tổ chức buổi tiệc chay Buffet gây qũy để tiếp tục công trình xây dựng ngôi chùa Giác Ân phần cuối. Chùa Giác Ân tọa lạc tại số 3149 E. Ave S. Palmdale, Thành Phố Palmdale CA 93550 do Ni Sư Thích Nữ Như Thủy làm Viện Chủ.
Ngày 11 tháng 4 năm 2025, một sự kiện đặc biệt sẽ diễn ra giữa lòng đô thị New York – một con đường mang tên “Thích Nhất Hạnh Way” chính thức được khánh thành. Từ đây, đoạn đường West 109th Street nối Riverside Drive đến Broadway sẽ mang tên vị Thiền sư hiền hòa từ Việt Nam, người suốt đời hướng dẫn thế giới về hơi thở, bước chân và an lạc giữa cuộc đời này.
Nhật Bản là một nước Phật giáo, mà cách đây một thời gian theo thống kê của Bộ Giáo dục Nhật, những người theo Phật giáo chiếm đại đa số và đúng theo lịch sử truyền bá và phát triển, Phật giáo đến nước nào thì mang sắc thái văn hóa của nước đó. Cho nên, Phật giáo khi vào Nhật Bản cũng mang một số sắc thái riêng. Nay có tác phẩm Bồ-tát Quan Âm - Tín Ngưỡng & 50 Tượng Tuyến ở Nhật Bản của nhà nghiên cứu Bùi Chí Trung, người đã sống và làm việc lâu năm tại quốc gia này sẽ cung cấp cho chúng ta một số thông tin quý báu về những nét rất riêng của Phật giáo Nhật Bản...
Xuân đã đến và xuân sắp đi qua. Lòng buồn vời vợi theo tiếng chim kêu. Nắng ấm đôi ngày rồi lại có mưa phùn. Hàng cây trước sân tuôn những đợt hoa trắng, bàng bạc rơi theo gió, như mưa tuyết. Nhớ nhà, nhớ quê, nhớ những người bạn hiền một thời chia sẻ bao kỷ niệm buồn-vui bên cữ trà hôm-sớm.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.