Hôm nay,  

Sức Mạnh Niềm Tin Tôn Giáo

07/02/202500:00:00(Xem: 1995)
 
Kiều-Mỹ-Duyên-thăm-Giám-Mục-Đinh-Đức-Đạo-tại-trung-tâm-hành-hương-Đức-Mẹ-Núi-Cúi-(6122024)
Chúng tôi thăm Giám Mục Đinh Đức Đạo tại Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Núi Cúi ngày 7/12/2024
  
Ở Việt Nam, có nhiều nơi linh thiêng lắm, thí dụ mộ cha Trương Bửu Diệp ở Tắc Xậy. Hàng năm, hàng ngàn người ở khắp nơi trên thế giới về thăm viếng ngài. Ngài đang được giáo dân trong nước và ngoài nước xin Đức Giáo Hoàng phong Thánh cho ngài. Sớm muộn gì ngày đó cũng tới mà thôi.
  
Chúng tôi đến Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Núi Cúi thăm Đức Cha Đinh Đức Đạo, đi cùng với vợ chồng Hùng, Tuyết và cháu bé, cháu của Đức Cha Đạo. Đi đâu các em cũng nói về nhà thờ, nói về sinh hoạt của cộng đồng Công Giáo ở Kontum, vì gia đình Hùng, chồng cô Tuyết ở Kontum. Ở nơi nào thì có kỷ niệm của nơi đó, lưu luyến nơi đó. Hùng, Tuyết có những người con thành tài: Huỳnh, con trai duy nhất đang làm việc ở Sài Gòn chạy về Phú Cường thăm bố mẹ; Ngân, con gái của Tuyết, Hùng có 4 đứa con, đời sống khá giả nên những đứa bé được chăm sóc một cách chu đáo. Cô Trinh xinh đẹp, dễ thương, đợi người lý tưởng.
  
Trung tâm hành hương Đức Mẹ Núi Cúi, hay còn gọi là trung tâm hành hương Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội Núi Cát Minh, tọa lạc tại xã Gia Tân 1, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Nơi đây được xem là trung tâm hành hương lớn nhất Việt Nam, thu hút hàng triệu lượt khách tham quan, hành hương mỗi năm. Quảng trường có sức chứa trên 100.000 người, chưa kể những khu vực phụ xung quanh. Điểm đặc biệt là nơi này có bức tượng Đức Mẹ Maria cao 50 mét, trong đó phần tượng cao 33 mét, phần đế cao 17 mét, hiện là bức tượng Đức Mẹ lớn nhất Việt Nam.
  
Hàng năm, có những khóa tu học ở đây cho các dì phước, các linh mục. Khi chúng tôi đến thăm Giám Mục Đinh Đức Đạo, ngài đang ở trong hội trường, hướng dẫn cách tu cho các dì phước đến từ khắp nơi. Hy vọng năm nay, Đức Giáo Hoàng sẽ thăm viếng trung tâm này.
  
Khi chúng tôi thăm Giám Mục Đinh Đức Đạo tại Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Núi Cúi, tại đây đang có khóa học cho các sơ, các cha tu học, hơn 200 sơ. Đức Cha đón tiếp chúng tôi ân cần, niềm nở. Đức Cha vẫn khỏe mạnh, làm việc không ngừng nghỉ, dù đã hưu trí, không còn làm Giám Mục của Xuân Lộc và cũng bàn giao chức vụ trong hội đồng giám mục Việt Nam cho giám mục khác. Nhiều Giám Mục, linh mục hưu trí còn bận rộn hơn lúc còn tại chức. Các vị lo về giáo dục, tổ chức những khóa tu cho dì phước, cho linh mục và cho giáo dân. Điều này rất hữu ích cho thế hệ trẻ.
 
Chúng tôi gặp rất nhiều Giám Mục ở Việt Nam hưu trí nhưng làm việc không ngừng nghỉ, quan tâm đặc biệt vấn đề giáo dục như Giám Mục Nguyễn Văn Đệ, Giám Mục Đinh Đức Đạo, Giám Mục Nguyễn Thái Hợp, Giám Mục Trần Đình Tứ, Giám Mục Hoàng Đức Oanh, cố Giám Mục Nguyễn Như Thể, tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, Giám Mục Nguyễn Chí Linh, Giám Mục Nguyễn Văn Viên. Giáo dục quan trọng cả đời người. Người Do Thái tại sao cứ 2 người là có một người tốt nghiệp đại học vì họ quan tâm vấn đề giáo dục hàng đầu của cuộc sống.
  
Chúng tôi gặp linh mục Giuse Phạm Quốc Văn ở Tu Viện- Giáo Xứ Mai Khôi, đường Tú Xương, Quận 3, Sài Gòn. Llinh mục có tài thuyết giảng xuất sắc. Mỗi lần, linh mục này lên diễn đàn thì hàng trăm ngàn thính giả vào nghe, nhất là chủ đề đem thầy Minh Tuệ đi khất thực ra thuyết trình. Diễn đàn của cha được nhiều người ngưỡng mộ. Cha Văn đã từng đi thuyết trình ở Canada và được đồng hương ngưỡng mộ. Chúng tôi được cha tặng nhiều sách do cha in ấn, đặc biệt quyển "Trên đường Emmaus".
 
Linh-mục-Giuse-Phạm-Quốc-Văn-và-Kiều-Mỹ-Duyên
Linh mục Giuse Phạm Quốc Văn và Kiều Mỹ Duyên  tại Tu Viện- Giáo Xứ Mai Khôi, đường Tú Xương, Quận 3, Sài Gòn, ngày 8/12/2024
  
Sau đó, chúng tôi đi Tây Ninh, thăm Thánh Thất Cao Đài. 10 năm không về thăm, quá nhiều sự thay đổi. Thánh Thất Cao Đài vẫn như xưa, hàng triệu du khách khắp nơi trên thế giới vẫn đến thăm viếng hàng ngày. Xung quanh Thánh Thất, rất nhiều hàng quán mọc lên. Gần biên giới Việt Miên, người dân thiểu số vẫn sống nghèo nàn, khổ sở. Những người cùi vẫn ở trong rừng sâu, núi thẳm. Trại tù ở Katum, giam những sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa vẫn còn trong trí nhớ của tù nhân và gia đình tù nhân.
 
Núi Bà Đen, nơi linh thiêng, đời Chúa Nguyễn bôn ba, bị quan lính Tây Sơn rượt đuổi, vẫn còn trong trí nhớ. Nhờ Bà Đen linh thiêng, cho vua Quang Trung nằm mơ thấy đường đến Cao Miên. Sau đó, vua Gia Long đem quân trở về lấy lại giang sơn. Nhớ ơn Bà Đen đã linh thiêng hướng dẫn đường đi sang Miên nên vua Gia Long phong cho Bà Đen dãy núi này. Muốn lên đỉnh núi phải đi bằng dây cáp. Chùa đẹp, có nhiều cây, hoa tươi, hàng ngàn du khách Việt và nước ngoài đến thăm viếng mỗi ngày.
 
Câu chuyện huyền thoại luôn lôi cuốn du khách khi đến với địa danh tâm linh này, đó chính là sự tích về Bà Đen, nàng Lý Thị Thiên Hương con gái của ông Lý Thiện, quan trấn nhậm Trảng Bàng triều Nguyễn và bà Đặng Ngọc Phụng, một người phụ nữ gốc Bình Định. Truyền thuyết kể rằng, nàng vốn là người con gái xinh đẹp, hiền lương, là con của một nhà gia giáo, nên được rất nhiều người để ý. Trong làng có chàng tên Lê Sĩ Triệt, mồ côi cả cha lẫn mẹ, được nhà sư Trí Tân nuôi dưỡng nên văn hay võ giỏi và cũng tỏ lòng cảm mến nàng.         
         
Những nơi linh thiêng mà hàng triệu du khách đến hàng năm, cầu nguyện và chiêm ngưỡng: Thánh Thất Cao Đài và núi Bà Đen ở Tây Ninh. Thánh Thất Cao Đài không phải chỉ có tín đồ đạo Cao Đài tìm đến mà người ngoại quốc đến rất đông. Người Âu Châu, Mỹ Châu, Úc Châu và Á Châu đến thăm viếng. Trong Thánh Thất sạch sẽ, trang nghiêm, im lặng, không một tiếng động. Tín đồ Cao Đài sùng đạo, làm việc thiện nguyện rất lễ độ, lịch sự. Giày dép để ngoài cửa nhưng không bao giờ bị mất vì có người canh cửa. Xung quanh Thánh Thất, cây cỏ xanh mướt, hoa tươi rực trời. Nghe đồn ông Phạm Công Tắc rất linh thiêng, ngài chết ở Cao Miên nhưng được đem về Tây Ninh. Tín đồ Cao Đài giáo đi ngang qua Thánh Thất đều giở mũ, kính chào. Xung quanh Thánh Thất rất nhiều nhà hàng chay. Đường đến Thánh Thất rất nhiều chùa, cách đây 10 năm, đâu có nhiều như thế.
  
Du khách nào đến thăm viếng Thánh Thất Cao Đài, đều thăm viếng núi Bà Đen. Nghe đồn Bà Đen rất linh thiêng, người nào cầu xin gì thì được thứ đó. Đó là lý do tại sao có hàng triệu người về viếng núi Bà Đen hàng năm.
  
Rời núi Bà Đen, chúng tôi trở về Sài Gòn, dừng lại ở Hậu Nghĩa, thăm người thân, viếng chùa, ngôi chùa nhỏ, thầy trẻ nhưng làm việc Phật sự rất nhiều: giúp đỡ người bệnh, cầu siêu, cầu an cho Phật tử và gia đình Phật tử. Ở đây, ngày xưa, Trung Tướng Phan Trọng Chinh là tư lệnh sư đoàn ở 25 năm. Ngày xưa, đất rộng mênh mông nhưng bây giờ chỉ có nhà, nơi thơ mộng nhất là Tha La Xóm Đạo với những hàng trúc xanh mướt, với nhà thờ mà người lính chiến khi trở về nằm trong quan tài.
 
Linh-mục-Gioan-Baotixita-Hồ-Quang-Huyên,-quản-nhiệm-Trung-Tâm-Hành-Hương-Đức-Mẹ-Măng-Đen,-Giáo-phận-Kontum,-và-Kiều-Mỹ-D
Linh mục Gioan Baotixita Hồ Quang Huyên, quản nhiệm Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Măng Đen, Giáo phận Kontum, và Kiều Mỹ Duyên.
 
Linh mục Gioan Baotixita Hồ Quang Huyên, quản nhiệm Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Măng Đen, Giáo phận Kontum, tặng cho chúng tôi sách về sự mầu nhiệm của Đức Mẹ Măng Đen. Sau 30/4/2975, tay Đức Mẹ bị chặt, ráp lại cũng rớt, để vào lồng kiếng thờ.
 
Kiều-Mỹ-Duyên-thăm-Đức-Ông-Nguyễn-Văn-Phương-tại-nhà-thờ-Phường-Tư,-Giáo-phận-Vĩnh-Long
Kiều Mỹ Duyên thăm Đức Ông Nguyễn Văn Phương ở Vĩnh Long ngày 8/12/2024
 
Chúng tôi đến Vĩnh Long thăm Đức Ông Nguyễn Văn Phương. Ngày xưa, Đức Ông làm chánh văn phòng bộ truyền giáo ở Vatican. Sau này hưu trí, Đức Ông về Việt Nam dạy học. Chúng tôi đến thăm, Đức Ông đang ở nhà thờ. Tất cả lối đi vào nhà thờ đều có cây ăn trái, hoa lá rực trời. Có một linh mục trẻ từ San Jose đến làm việc xã hội, làm cho tổ chức Caritas. Đức Ông Phương tặng tôi sách "Chúa nói gì với tôi hôm nay" quyển 1 và 2. Lúc đầu mới về Việt Nam, Đức Ông cũng gặp khó khăn nhưng dần dần cũng quen.
 
Ở Kontum, chúng tôi gặp Đức Cha Aloisiô Nguyễn Hùng Vị- Giám mục chính tòa giáo phận Kon Tum. Trong gia đình Ngài có 7 anh chị em, thì có 6 người theo con đường tu trì, ngoài Ngài ra có 2 người anh trai là linh mục Nguyễn Văn Tuyên, và linh mục Giuse Nguyễn Xuân Quý. Chị gái là nữ tu bề trên dòng Thánh Phaolô Sài Gòn, và hai người em gái là bề trên dòng Thánh Phaolô Thành Chartres, tại tỉnh dòng Đà Nẵng. Ngày 7/4/1990, Ngài được phong chức linh mục tại Nha Trang. Ngoài công việc mục vụ Giáo xứ, Ngài còn là Giám đốc Dòng Ảnh Phép Lạ, đặc trách Ban Phụng tự, và Giới Hiền Mẫu - trong Giáo phận Kon Tum. Ngày 7 /10/2015, Đức Giáo hoàng Phanxicô, bổ nhiệm Ngài làm Giám mục chính tòa giáo phận Kon Tum. Ngài là Chủ tịch Uỷ ban Thánh Nhạc, trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam, nhiệm kỳ 2022 đến 2025.

Untitled-1
Cha Nguyễn Văn Đông, linh mục Đặng Văn Chín cùng phái đoàn Hội Bạn Người Cùi, và các sơ của nhà dòng.
 
Đến Kontum, chúng tôi gặp cha Nguyễn Văn Đông, linh mục lập nghĩa trang chôn cất và cầu nguyện cho trẻ em bị giết trong bụng mẹ.
 
Ở Kontum, chúng tôi cũng gặp linh mục Phan Tự Cường, linh mục in ấn sách "Anh giặt túi áo mình", nói về cái chết tức tưởi của linh mục Trần Ngọc Thanh khi đang làm lễ rửa tội cho các giáo dân tại một điểm sinh hoạt tông giáo hôm 29/1/2022 ở nhà thờ Sa Loong, Kontum. Hiện nay, cha Phan Tự Cường đang vận động để đồng hương giúp đỡ trùng tu nhà thờ này.

Kiều-Mỹ-Duyên-gặp-cha-Phan-Tự-Cường-ở-Kontum-ngày-3122024
Kiều Mỹ Duyên gặp cha Phan Tự Cường ở Kontum ngày 3/12/2024.
 
Cha Phan Tự Cường sẽ sang Mỹ vào tháng 2/2025. Đồng hương muốn gặp cha Phan Tự Cường, xin gọi cho chúng tôi, chúng tôi sẽ cho biết thêm tin tức: cha Phan Tự Cường sang Orange County sẽ ở đâu?
 
Chuyến đi về Việt Nam lần này, chúng tôi đã viếng thăm nhiều nơi linh thiêng cầu nguyện và đây là niềm vui, là lẽ sống của người có niềm tin tôn giáo. Chúng tôi may mắn được trò chuyện, gặp nhiều Giám Mục, linh mục, Hòa Thượng, Đại Đức, các sơ, và ni sư, nghe những lời tâm tình của các ngài và chuyển những lời ấy đến quý đồng hương ở hải ngoại và khắp nơi trên thế giới, đó cũng là công việc của người loan tin. Với trái tim đầy lòng biết ơn, chúng tôi cầu chúc các vị lãnh đạo tinh thần luôn mạnh khỏe, thân tâm an lạc và cầu mong mọi người luôn giữ vững đức tin của mình.
  
Orange County, 1/2025
KIỀU MỸ DUYÊN
(kieumyduyen1@yahoo.com)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Liên tục trong tuần lễ vừa qua, tất cả các giáo xứ trên toàn thế giới đều đồng loạt cử hành Tam Nhật Thánh và cao điểm là Đại Lễ Chúa Phục Sinh. Tại Giáo phận Orange, hàng ngàn giáo dân giáo xứ Saint Barbara và Westminster đã hân hoan tham dự ba ngày thánh thiêng, quan trọng nhất của Giáo Hội Công Giáo:
Tháng tư là tháng kết thúc Cuộc chiến Việt Nam. Kết thúc không hẳn có nghĩa là chấm dứt bạo lực, thù hận, truy bức... Đó là chuyện của nửa thế kỷ trước, và có lẽ còn kéo dài trong tâm nhiều người còn sống hiện nay. Trong khi đó, thế giới chúng ta trong nhiều ngàn năm, tháng nào và ngày nào cũng có chiến tranh, chết chóc, căm thù. Vẫn đang có những cái chết hàng ngày ở Ukraine, Gaza, Myanmar và nhiều nơi khác. Bao giờ thế giới thực sự hòa bình? Đó là câu hỏi muôn đời sẽ vẫn được nêu lên, vì hình như thế giới sẽ không bao giờ ngưng chiến tranh. Tôn giáo yêu chuộng hòa bình nhất là Phật giáo, nơi giáo lý bất hại được dạy trong tất cả các kinh điển, và là giới đầu tiên cho Phật tử. Cách lý giải đôi khi khác nhau, và những lựa chọn hành động hiển nhiên là khác nhau tùy theo hoàn cảnh. Khi Vua Trần Nhân Tông và các Phật tử nhà Trần, trong đó có Tuệ Trung Thượng Sỹ, quyết định ra trận chống quân phương Bắc để bảo vệ dân tộc cũng là một lựa chọn, cân nhắc theo giáo lý nhà Phật để bảo vệ
Khi nhìn lại nửa thế kỷ Phật giáo Việt Nam hiện diện trên miền đất hứa, Hoa Kỳ, ta thấy con đường chánh niệm tỉnh thức không khởi nguồn từ một dự tính định sẵn, mà từ sự kết tinh của hoàn cảnh, của tâm nguyện và của những bước chân tìm về cõi an trú giữa bao biến động. Bởi nó như một dòng suối len lỏi qua những biến động của thời cuộc, chảy về một phương trời xa lạ, rồi hòa vào biển lớn. Từ những hạt giống gieo xuống trong lặng lẽ, rồi một ngày trổ hoa giữa lòng những đô thị phương Tây, nơi mà có lúc tưởng chừng như chỉ dành cho lý trí và khoa học, cho tốc độ và tiêu thụ, cho những bộ óc không còn kiên nhẫn với những điều mơ hồ. Nhưng rồi, giữa cái đa đoan của thế giới ấy, những lời dạy về chánh niệm, về thở và cười, về sự trở về với chính mình đã nảy mầm và lan rộng như một cơn mưa đầu hạ, làm dịu đi những khô cằn của tâm hồn.
Ngày tàn xuân thuở xưa ấy, cách nay đã 50 năm. Một cuộc đổi mới dẫn đến loạn lạc xã hội, ly tán gia đình. Máu tiếp tục đổ sau chiến tranh. Lệ nóng trào tuôn, hòa thêm vị mặn trên đại dương thống khổ. Hàng trăm nghìn gia đình bị đẩy lên những vùng ma thiêng nước độc để canh tác mưu sinh lập đời mới.
Nhiều người bi quan nghĩ rằng sau khi mình qua đời không có ai nghĩ đến mình, mình còn sống chưa chắc có người nghĩ đến mình, khi mình đau khổ, khi mình sắp chết gọi điện thoại có ai bắt máy? Đó là thái độ của người bi quan. Hãy nghĩ có người thương mình, khi mình lâm nguy, mình gọi điện thoại có người nghe máy, khi mình bệnh có người đưa mình đến bác sĩ và trên đời này mình không cô đơn.
Tại Hội Quán Ban Trị Sự Giáo Hội Phật Giáo Hoà Hảo Nam California tọa lạc tại số 2114 W Mac. Fadden Ave. vào lúc 10 giờ sáng chủ nhật ngày 23 tháng 3 năm 2025, rất đông Quan Khách, Nhân Sĩ, một số cơ quan truyền thông cùng các đồng đạo và gia đình tham dự lễ kỷ niệm 78 năm ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ thọ nạn.
Tại khuôn viên Công Ty Dragon Construction Company số 14411 Edwards Street, Thành Phố Westminster vào lúc 11 giờ sáng Chủ Nhật ngày 16 tháng 3 năm 2025 (nhằm ngày lễ Vía Đức Quan Thế Âm ngày 17 tháng 2 năm Ất Hợi) đã tổ chức buổi tiệc chay Buffet gây qũy để tiếp tục công trình xây dựng ngôi chùa Giác Ân phần cuối. Chùa Giác Ân tọa lạc tại số 3149 E. Ave S. Palmdale, Thành Phố Palmdale CA 93550 do Ni Sư Thích Nữ Như Thủy làm Viện Chủ.
Ngày 11 tháng 4 năm 2025, một sự kiện đặc biệt sẽ diễn ra giữa lòng đô thị New York – một con đường mang tên “Thích Nhất Hạnh Way” chính thức được khánh thành. Từ đây, đoạn đường West 109th Street nối Riverside Drive đến Broadway sẽ mang tên vị Thiền sư hiền hòa từ Việt Nam, người suốt đời hướng dẫn thế giới về hơi thở, bước chân và an lạc giữa cuộc đời này.
Nhật Bản là một nước Phật giáo, mà cách đây một thời gian theo thống kê của Bộ Giáo dục Nhật, những người theo Phật giáo chiếm đại đa số và đúng theo lịch sử truyền bá và phát triển, Phật giáo đến nước nào thì mang sắc thái văn hóa của nước đó. Cho nên, Phật giáo khi vào Nhật Bản cũng mang một số sắc thái riêng. Nay có tác phẩm Bồ-tát Quan Âm - Tín Ngưỡng & 50 Tượng Tuyến ở Nhật Bản của nhà nghiên cứu Bùi Chí Trung, người đã sống và làm việc lâu năm tại quốc gia này sẽ cung cấp cho chúng ta một số thông tin quý báu về những nét rất riêng của Phật giáo Nhật Bản...
Xuân đã đến và xuân sắp đi qua. Lòng buồn vời vợi theo tiếng chim kêu. Nắng ấm đôi ngày rồi lại có mưa phùn. Hàng cây trước sân tuôn những đợt hoa trắng, bàng bạc rơi theo gió, như mưa tuyết. Nhớ nhà, nhớ quê, nhớ những người bạn hiền một thời chia sẻ bao kỷ niệm buồn-vui bên cữ trà hôm-sớm.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.