Hôm nay,  

Chuyện Vãn: Mối Tình “Vòng Tay Học Trò”

14/03/202500:00:00(Xem: 2046)

Jimmy phỏng vấn nhà văn Nguyễn Thị Hoàng
Jimmy phỏng vấn nhà văn Nguyễn Thị Hoàng
 
Vào đầu tháng 3, 2025 xem chương trình The Jimmy TV trên YouTube trò chuyện với nhà văn Nguyễn Thị Hoàng, cụ bà năm nay 86 tuổi nhưng vẫn còn minh mẫn trò chuyện với nhau.
 
Gần sáu thập niên qua, Hè năm 1967, sau bốn tháng học Quân Sự trong giai đoạn I cùng với Khóa 24 ở Truồng Bộ Binh Thủ Đức, Khóa Nguyễn Trãi I thuyên chuyển về Trường ĐH. CTCT ở Đà Lạt. Vào thời điểm đó Vòng Tay Học Trò của nhà văn Nguyễn Thị Hoàng đã tái bản nhiều lần gây xôn xao trong dư luận và dĩ nhiên thu hút độc giả nơi nầy vì nhân vật và bối cảnh xảy ra trên mảnh đất nầy.

vong tay hoc tro
 
Trong cùng trung đội, có hai người bạn Nguyễn Đình Can và Phan Đắc Lập theo học lớp Đệ Nhất trường trung học Trần Hưng Đạo niên khóa 1963-1964 (cùng với Nguyễn Đức Quang). Mai Tiến Thành, rời Ban Mê Thuột vào Đà Lạt học lớp Đệ Tam, dáng thư sinh, máu nghệ sĩ, chơi guitar hay và Nguyễn Thị Hoàng tuy đã học Văn Khoa, Luật ở Sài Gòn nhưng khi nộp đơn xin dạy, thông thường nhà trường căn cứ vào bằng cấp nên dạy ở trung học Đệ Nhất Cấp.
 
Và từ Vòng Tay Học Trò, Mai Tiến Thành viết cuốn Tiếng Nói Học Trò. Nhập ngũ và phục vụ ở Quân Đoàn II, qua đời tháng 10 năm 2008 tại Little Saigon. Chuyện tình ngày xưa, Mai Tiến Thành im lặng nhưng nhiều bài viết vẽ rắn thêm chân. Và cả tác giả Nguyễn Thị Hoàng cũng cho biết tác phẩm nầy không phải là chuyện thật mà cũng không phải là hư cấu cũng như các tác phẩm cổ điển nổi danh trên thế giới, với nguồn cảm hứng từ bản thân (với nhân vật tên khác) và hư cấu cho sinh động, hấp dẫn, điển hình như tác phẩm Doctor Zhivago của văn hào Pasternak (1890-1960), tôi đã viết bài Lara, Người Tình Muôn Thuở.

Nguyễn Thị Hoàng sinh năm 1939, tại Huế. Học trung học Đệ Nhất Cấp ở trường Đồng Khánh, Huế. Năm 1957 gia đình chuyển vào Nha Trang, học trường trung học Võ Tánh Nha Trang. Năm học lớp Đệ Nhị xảy ra mối tình với nhà văn, nhà giáo Cung Giũ Nguyên, lớn hơn ba mươi tuổi. Hậu quả sinh con gái đặt tên Cung Giũ Nguyên Hoàng, do bà Nguyên nuôi vì bà không có con.
 
Gia đình kiện ông Nguyên tội dụ dỗ gái vị thành niên. Trước toà, Nguyễn Thị Hoàng đứng ra nhận trách nhiệm: “không hề bị dụ dỗ”, vị giáo sư được trắng án. Vụ án nầy xôn xao dư luận ở Nha Trang và báo chí ở Sài Gòn khai thác tối đa mối tình thầy trò, tuổi tác so le!
 
Nguyễn Thị Hoàng viết Vòng Tay Học Trò ký bút hiệu Hoàng Đông Phương, gửi đăng trên Bách Khoa từ số 169 (15/1/1964) đến số 192 (1/5/1965). Sau đó nhà báo Lê Phương Chi gặp tác giả điều đình in tác phẩm Vòng Tay Học Trò, nhà xuất bản Kim Anh, trở thành “hiện tượng” như nhà văn Pháp Françoise Sagan. Người đã trải qua hai mối tình với Guy Schoeller, lớn hơn hai mươi tuổi và Bob Westhof, chàng trai trẻ playboy người Mỹ, có một con trai.
 
Mối tình của Nguyễn Thị Hoàng và Mai Tiến Thành xảy ra khi bà sống cô đơn trong ngôi nhà lớn trên lầu, thuê của Linh Mục người Pháp gần như hoang phế và cậu học trò (nhỏ hơn khoảng sáu tuổi) ở trọ tấng dưới, kết quả, theo nhà văn Thụy Khê “Sanh con gái Mai Quỳnh Chi (mẹ của Thành nuôi)” nhưng Thành mang về cho chị Điệp nuôi.
 
Vòng Tay Học Trò gồm 11 chương, mối tình cô giáo Tôn Nữ Quỳnh Trâm với cậu học trò Nguyễn Duy Minh. Bối cảnh phố núi Đà Lạt và phố biển Nha Trang. Thật ra, cuốn sách nầy với mối tình lãng mạn, không khai thác về dục vọng nhưng vào thời điểm đó đề cao về đạo đức con người nên bị định kiến, búa rìu dư luận.
 
Nếu là tự truyện như tác phẩm L'Amant (Người Tình) của nhà văn Marguerite Duras mới thật sự xảy ra cuộc tình. Bà viết tác phẩm nầy ở tuổi bảy mươi, bối cảnh Việt Nam dưới thời Pháp thuộc, khi bà mới 15 tuổi vì hoàn cảnh gia đình nên làm người tình với chàng trai gốc Hoa, giàu có, lớn hơn 12 tuổi. Tác giả tả thực, mô tả trần trụi về mặt sinh lý. Tác phẩm nầy được dịch ra nhiều thứ tiếng và bán chạy nhất trong những quyển sách của bà. Thông thường loại sách nầy ăn khách vì sự tò mò, hiều kỳ của độc giả hơn giá trị ngôn ngữ văn chương.
 
Trải qua hai mối tình “vụng trộm” lãng mạn, Nguyễn Thị Hoàng chính thức kết hôn với giáo sư Nguyễn Phúc Bửu Sum (gốc Huế, cùng tuổi, qua đời năm 2022) đã có 5 người con. Năm 1967, hai người lập nhà xuất bản Hoàng Đông Phương, nhưng ông trốn quân dịch về lục tỉnh trốn ẩn, ở Long Xuyên, nơi hẻo lánh, lập Trại Đá Mềm…. bà ở Sài Gòn. Trong quyển Vào Nơi Gió Cát của Nguyễn Thị Hoàng đề cập đến trường hợp nầy. Theo nhà văn Nguyễn Văn Lục “Thời VNCH, Bửu Sum trốn lính, rồi bị bắt, trở thành lao công đào binh, bị đầy ra Quảng Ngãi. (Nguyễn Thị Hoàng, ngoài việc nuôi chồng ẩn náu, còn phải  chăm sóc đàn con 5 đứa, lo việc nhà, việc cơm nước. Đó là những giai đoạn vất vả và đầy nước mắt”.
Vào thời điểm nầy Nguyễn Thị Hoàng ấn hành rất nhiều tác phẩm và là một trong năm nhà văn nữ nổi tiếng như Túy Hồng, Nhã Ca, Nguyễn Thị Thụy Vũ, Lệ Hằng.
 
Trong giai đoạn vinh quang của người cầm bút thì Nguyễn Thị Hoàng chấp nhận thương đau “phận đàn bà” khi lập gia đình! Theo nhà văn Vũ Ngọc Tiến “Sau năm 1975, chị cùng gia đình đi kinh tế mới rồi mưu sinh ở Suối Dầu, tỉnh Khánh Hòa ba năm”. Trở lại Đà Lạt, sống ẩn dật, theo người bạn cho biết, bà hút thuốc liên tục và thích uống rượu giải sầu. Năm 1990 bà xuất hiện với tác phẩm Nhật Ký Của Im Lặng. Năm 2020, ấn hành tập thơ Mây Bay Qua Trời Xưa và văn với Trên Thiên Đường Ký Ức. Rồi từ đó, bà hiện diện trong những lần trò chuyện ở Sài Gòn. Có dịp sang Pháp và lần nầy sang Mỹ. Mừng cho bà trong tuổi cuối đời tìm được niềm vui.
 
*
 
Dân gian ta có câu “Chồng già vợ trẻ là tiên, vợ già chồng trẻ là duyên nợ nần”. Với duyên nợ nần xảy ra cậu học trò Emmanuel Macron và cô giáo Brigitte Trogneux.
 
Cô giáo Brigitte Trogneux biết nhau khi Macron còn học cấp ba (Đệ Nhị Cấp) ở thành phố Amiens, miền Bắc nước Pháp. Lúc đó cô giáo hơn chàng chàng trai trẻ Macron “sơ sơ” 24 tuổi. Trogneux đã lập gia đình và có ba con. Bà đang dạy môn văn học Pháp và Kịch khi lần đầu tiên gặp Macron. Hai người cùng nhau viết một vở kịch. Nhưng sau đó, cha mẹ Macron gửi ông tới học tại Paris. Hai người thỉnh thoảng vẫn liên lạc. Đến năm Macron 18 tuổi, bà Trogneux thời điểm này đã ly dị chồng và chuyển tới Paris sống. Họ gặp lại và yêu nhau. Hai người làm đám cưới vào năm 2007.

Emmanuel
 
Với lối sống và theo quan niệm phóng khoáng của Tây phương về cuộc tình so le giữa nam và nữ là chuyện bình thương nhưng khi Macron ứng viên Tổng Thống Pháp vào tháng 8 năm 2016 thì trở thành đề tài cho giới truyền thông. Dư luận chú ý bởi sự hiếu kỳ, tò mò chứ không phải vì gây tranh cãi.
 
Trong tiệc cưới ông Macro cảm ơn cha mẹ Trogneux vì chấp nhận mối quan hệ giữa họ, Macron thừa nhận ông và bà Trogneux “Không phải một cặp đôi bình thường như bao cặp đôi khác. Dù không thích cách miêu tả đó nhưng chúng tôi thực sự là một cặp và chúng tôi có tồn tại”.
 
Ông từng đảm nhận vai trò Bộ Trưởng Kinh Tế năm 2014 trong chính quyền Tổng Thống Pháp Francois Hollande và có thời gian làm nhà môi giới đầu tư tại ngân hàng Rothschild & Cie. Đẹp trai và có chức phận thì biết bao bóng hồng chấp nhận “người đi qua đời tôi” nhưng ông chấp nhận người vợ già, nhan sắc trung bình với 3 người con riêng.
 
Theo ký giả Sylvie Kauffmann, báo Le Monde “Trong suốt chiến dịch tranh cử và đã được bàn tán khắp nơi. Câu hỏi về vấn đề này từng được đặt ra với ông Macron trong nhiều cuộc phỏng vấn. Ông ấy trả lời thẳng thắn, giải thích rõ ràng rằng ông ấy hiểu việc này là không phổ biến nhưng nó đã xảy ra và mọi chuyện vẫn ổn”.
 
Hiện nay Tổng Thống Macron là một trong những vị nguyên thủ quốc gia sáng giá ở Âu châu với vai trò lãnh đạo và lập trường của ông khi thẳng thắn đương đầu với Putin đem quân xâm lăng Ukraine khi thách thức về vũ khí nguyên tử. Đệ nhất phu nhân Brigitte Trogneux nay đã 73 tuổi, ít xuất hiện cùng phu quân như mười năm trước.

Nếu luận về Tử Vi Đông Phương, cung gia đạo (phu thê) quan trọng với các sao, đàn bà với cung phu gặp phải các sao xấu thì đường tình duyên lận đận, đau khổ. Đàn ông với cung thê gặp các sao tốt thì tương lai rạng rỡ… Vì vậy, theo lời bản của Mao Tôn Cương, trường hợp nhà văn Nguyễn Thị Hoàng và nguyên thủ quốc gia Marcon để chia sẻ số phận của mỗi người.
 
*

Chuyện chồng già vợ trẻ và ngược lai, ngày nay “vòng tay ông cháu” ở trong nước nhan nhản hình ảnh “trâu già gặm cỏ non” những cụ Việt kiều sắp xuống lỗ, quy cố hương thích “cỏ non, chân dài, chân ngắn” rồi nhiều thảm kịch xảy ra thật đau lòng. Điển hình bài viết Trâu Già Thích Gặm Cỏ Non của Marie Lê Văn. Ông Vinh, Việt kiều về Hà Nội gặp cô Huệ với mộng sang Mỹ vào đại học… Và hậu quả “Sau vài năm xa vợ và bị đột quỵ ông trở nên tàn phế đến nhìn không ra”. Sự thật xảy ra vài nhân vật tên tuổi ở Mỹ, làm Việt kiều quy cố hương “đưa em sang Thái Bình Dương” rồi sau đó “em sang ngang” nhưng với chuyện vãn và vấn đề tế nhị nên chỉ nhắc lướt qua.
 
Trước đây tôi thân với “nhân vật” lớn tuổi hơn, trong sinh hoạt cộng đồng, anh rất nhiệt tình, con người điềm đạm, dễ thương… Cách nay hơn mười năm, anh cũng tám bó “quy cố hương” bị ma đưa lối quỷ dẫn đường, anh cặp bồ với đào nhỉ, trạc tuổi cháu gái. Khi sang Little Saigon, uống cà phê ở Factory, anh lấy ảnh dợt le, bị bạn bè phán cho già dịch mất nết… quê quá, anh biến luôn cho đến khi ra người thiên cổ!
 
Chuyện “vòng tay ông cháu” xảy ra nhan nhản trong thời buổi suy đồi coi như chuyện ruồi bu.
 
Chưa hết, quý bà ở vào độ tuổi “Nhân sinh thất thập cổ lai hy” chồng chết, bỏ chồng lại hồi xuân tìm trai tơ. Báo chí trong nước đã loan tải nhiều mối tình tréo cẳng ngỗng “dở khóc dở cười” tiền trao bồ nhí sau tuần trăng mật tới hồi dập mật, te tua cuộc đời!
Nhân sự xuất hiện của nhà văn Nguyễn Thị Hoàng ở Little Saigon nên đề cập lại thời xa xưa, không có ẩn ý gì khác.
 
Little Saigon, March 2025
Vương Trùng Dương 
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Văn học luôn được xây dựng trên tác giả, tác phẩm và độc giả, với những cơ chế tất yếu là báo, tạp chí văn học, nhà xuất bản, mạng lưới văn chương, và phê bình. Gần đây thêm vào các phương tiện thông tin xã hội. Trên hết là quyền lực xã hội nơi dòng văn học đang chảy, bao gồm chính trị, tôn giáo. Giá trị của một giai đoạn văn học được đánh giá bằng những thành phần nêu trên về sáng tạo và thẩm mỹ qua những cơ chế như tâm lý, ký hiệu, cấu trúc, xã hội, lịch sử… Việc này đòi hỏi những nghiên cứu mở rộng, đào sâu theo thời gian tương xứng.
Có lần tôi đứng trước một căn phòng đầy học sinh trung học và kể một câu chuyện về thời điểm chiến tranh Việt Nam chấm dứt, về việc tôi đã bỏ chạy sang Mỹ khi còn nhỏ, và trải nghiệm đó vẫn ám ảnh và truyền cảm hứng cho tôi như thế nào, thì một cô gái trẻ giơ tay hỏi tôi: “Ông có thể cho tôi biết tại sao cha tôi không bao giờ kể cho tôi nghe về cuộc chiến đó không? Cha tôi uống rượu rất nhiều, nhưng lại ít nói.” Giọng nói cô run rẩy. Cô gái bảo cha cô là một người lính miền Nam Việt Nam, ông đã chứng kiến nhiều cảnh đổ máu nhưng nỗi buồn của ông phần nhiều là trong nội tâm, hoặc nếu đôi khi thể hiện ra ngoài thì bằng những cơn thịnh nộ.
Chiến tranh là một nỗi đau dằn vặt của nhân loại vì không ai muốn nó xảy ra, nhưng chiến tranh vẫn cứ xảy đến như một điều kiện cần thiết biện minh cho sự tồn tại của thế giới con người. Ngày Ba mươi tháng 4 năm 1975 là một cột mốc đánh dấu một biến cố chính trị trong lịch sử chính trị thế giới, ngày cuộc chiến tranh Việt Nam (1954-1975) chấm dứt.
“Cơn mưa di tản trở về giữa quá khứ và hiện tại, giữa người chết và người sống. Đó là lăng kính mà mọi thứ đã được chắt lọc qua. Những năm tháng trở nên trong suốt như nước. Những gì chúng ta thấy là những hình dạng mờ nhạt đang trôi về nguồn. Tất cả những viễn cảnh và cách diễn giải của chúng ta khi chúng ta quay trở về là đường nét chuyển động của người khác. Để tồn tại, chúng ta đã di tản qua thời gian, và để nói, chúng ta học ngôn ngữ của mưa.”
Bạn tắt hết điện thoại, truyền hình, bạn gập lại các quyển sách đang đọc. Bạn ngồi một mình trong căn phòng nhỏ, khóa kín cửa, hay bạn ngồi trên một tảng đá trong rừng, hay bạn ngồi giữa chợ, điều ấy không quan trọng. Bạn không cần phải thực hành bất kì một lễ nghi tôn giáo, yoga hay thiền nào cả.
Một trong những thành tựu quan trọng đáng tự hào của cộng đồng người Việt là sự thành công của những cây bút người Mỹ gốc Việt, kể câu chuyện Việt góp phần vào nền văn học lưu vong Việt Nam cũng như góp mặt vào dòng văn học chính Hoa Kỳ. Bài giới thiệu sách này thuộc loạt bài giới thiệu các tác giả, tác phẩm thuộc dòng văn học thế hệ thứ nhất-thứ hai, trong thời điểm 50 Năm Nhìn Lại, từ biến cố tháng Tư, 1975.
Bạn có thích đọc thơ không? Người ta nói, mỗi người Việt là mỗi nhà thơ. Nhà thơ sao lại không đọc thơ? À, như vậy, bạn có đọc thơ. Dĩ nhiên bạn thích đọc thơ hay. Nhưng làm thế nào để biết bài thơ hay? Có bài thơ được nhiều người khen hay quá trời, sao bạn lại nghĩ là dở. Hoặc bạn hí hửng khoe bài thơ hay vừa đọc được, người bạn đọc xong, lắc đầu. Sao vậy? Thơ hay không bảo đảm người đọc đồng ý với nhau. Hãy hỏi bạn Trí Thông Minh Nhân Tạo (A.I.), trông cậy anh ta biết nhiều, hiểu rộng, có thể cho đôi lời vắn tắt.
Tôi có một thói quen xấu khi đọc sách – luôn bắt đầu bằng cách mở trang cuối và đọc hàng cuối rồi gấp sách lại xem đầu óc mình nghĩ gì. Hôm nay, mở cuốn “Stories from the Edge of The Sea”, cuốn sách dày 216 trang với 14 truyện ngắn của tác giả người Mỹ gốc Việt Andrew Lâm, tôi lẩm nhẩm: “Hãy đứng đến giây phút cuối cùng, và bạn sẽ không bao giờ, không bao giờ phải đứng một mình.“* “Giây phút cuối cùng”? Không hiểu sao hình ảnh Việt Nam những ngày cuối tháng Tư, 1975 hiện về. Dẫu chỉ là một đứa bé con 6 tuổi vào thời điểm này, nhưng lớn lên và sống với những hệ lụy lịch sử kéo dài từ cái ngày định mệnh đó, ngay trên mảnh đất quê hương bị đánh mất, những mảng đời, những câu chuyện, những ám ảnh, những mất mát luôn là những gì mà chính tôi, bạn bè tôi, gia đình tôi, quê hương, dân tộc tôi, vẫn gồng mình hứng chịu… dẫu nửa thế kỷ đã trôi qua. Tôi hiểu mình sẽ bắt đầu đọc cuốn sách này bằng một sự “khó ở” trong lòng của một độc giả người Việt sống xa quê hương, trong tâm trạng u uẩn
Cô lớn lên như một đứa con gái tomboy, đánh gậy bóng chày giỏi hơn thằng em trai mình, có thể đá văng cặp kính ra khỏi mặt một thằng con trai, và vì thế cô không gần với mẹ lắm. Cô chẳng thấy mẹ mình có gì đáng yêu kính. Bà là người với một thân hình đẫy đà, có tật ngồi lê đôi mách, luôn tay luôn chân công việc nhà cửa, lại nợ nần cờ bạc, chẳng bao giờ thích hoạt động ngoài trời, vì quá quan tâm đến những chuyện trong gia đình nên bà chẳng hề đi đâu thăm thú thế giới, đại dương này nọ, ví dụ, bầu trời xanh chẳng có gì cho bà quan tâm, thấy thú vị.
Hôm nay 17 tháng 3, 2025, dân chúng Canada tạm biệt Justin Trudeau. Tôi yêu mến thủ tướng và tự hào về ông. Trudeau nói: Dân chủ không phải được ban cho, tự do không phải được ban cho, Canada cũng không phải được ban cho. Bạn phải giành lấy chúng bằng tất cả lòng can đảm, sự hy sinh và công việc cần mẫn mỗi ngày.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.