Hôm nay,  

Nhà Phê Bình Thám Tử

16/02/202519:13:00(Xem: 1307)

nha phe binh tham tu truyen ngan ngu yen

 

 

Xác Hoàng cháy đen, tìm thấy, kẹt trong chiếc xe nổ tung, cháy rụi. Đáng lẽ nhà quàn không trưng bày trong hòm mở nắp, nhưng di chúc của anh, đã viết sẵn, muốn được nhìn thấy người thân, bạn bè, người quen một lần cuối. Hoặc đó là câu viết trá hình cho ý nghĩ ngược lại. Anh có tiểu sử làm việc cho văn phòng thám tử tư nổi tiếng trong tiểu bang Texas, trước khi trở thành nhà phê bình nổi bật và có thú chơi leo núi. Cả hai nghề nghiệp này đều có điều gì ngược ngạo với sự thật.

Xác quấn băng vải đen, kín mít kiểu xác ướp Ai Cập. Xác đen, hòm nền vải đỏ láng, trông kỳ dị. Anh độc thân, chỉ có một em gái, Yến, và cô đã quyết định làm theo ý anh nhưng chỉ trưng bày một ngày, thay vì hai, sau đó sẽ đốt một lần nữa.  

Vì chỉ một ngày thăm viếng, người đến đông đảo từ sáng đến tối. Phòng quàn trở thành nơi xì xào, ,kéo dài ra ngoài sân trở thành ồn ào. Bạn văn chương của nhà phê bình, bạn vui chơi ăn nhậu với nhà thám tử, bạn thể thao leo núi, và bạn giang hồ, tụ tập như tại một ngã tư người đổ về từ bốn phương.

Quan tài mở nắp, chỉ một dàn hoa tang. Không có bàn thờ. Không nhang khói. Không có chữ viết treo lủng lẳng. Có người nhìn cảnh xơ xác, cảm thấy tội nghiệp. Có người cảm thấy nghệ thuật độc quạnh, cho là độc đáo.

Có lẽ, người chết cháy cần phải chôn cất vội vã. Sự chuẩn bị của mọi người gần như tối thiểu. Yến biết anh mình không tin đời sau. Mọi ý nghĩa, mọi giá trị đều ở đời này. Anh tin vào sự hữu hiệu, hữu ích của tinh thần và vật chất. Có trường hợp tinh thần cao hơn. Có trường hợp vật chất cần thiết hơn. Anh thường nói với Yến, sống là chuổi chọn lựa giữa tinh thần và vật chất. Vì vậy, nàng chọn lựa không khí tinh thần cho đám tang thay vì vật chất rình rang.

Hoàng quan sát, theo dõi người xung quanh.

Hoàng xém chút nữa bật la lớn khi cô bạn gái đến nhìn xác đen thui, tay chân cong queo, hình thể méo mó, cô gập người xuống, mửa thốc vào quan tài. Những người phục vụ nhà quàn và Yến rối loạn lau chùi kỹ lưỡng, dù sao vẫn phảng phất mùi chua. Cô bạn gái khóc thảm thiết, không biết vì thương xót hay vì xấu hổ. Yến lén lấy chai dầu thơm mang theo trong xách tay, xịt vào quan tài và lên thân xác người anh khốn khổ.

Thế giới của Yến yên tĩnh, khác hẳn thế giới của Hoàng. Nàng ly dị chồng, tuổi trạc ba mươi hơn, có hai đứa con. Làm việc cho một công ty kế toán. Sống khép kín với tâm nguyện nuôi con nên người. Có lần anh nàng nói, “Em li dị không phải đi tu.” Anh đưa cho Yến  cất giữ giấy tờ cần thiết. Trong di chúc, anh để lại cho em gái duy nhất tất cả tài sản. Bảo hiểm nhân thọ và hàng ngàn cuốn sách.

Yến ngồi trong phòng quàn suốt ngày, lịch sự chào hỏi, trả lời qua loa những câu hỏi qua chuyện.  Không biết từ đâu anh Hoàng quen nhiều người quá vậy. Em không thể dối lòng, anh chết, em cũng buồn, nhưng đồng thời thoải mái và vui. Số tiền bảo hiểm nhân thọ của anh sẽ giúp em mua nhà, thay xe cũ và cho con vào đại học. Thiệt là cảm ơn anh. Còn mấy ngàn cuốn sách, anh mua làm gì nhiều quá vậy. Bao nhiêu tiền đó, anh có thể làm nhiều chuyện có lợi hơn đọc sách. Người ta nói anh gàn. Đúng thôi. Từ nhỏ đã như vậy. Họ đến càng đông càng tạo nên không khí vui nhiều hơn buồn, cho dù buồn giả vờ. Rất ít người trang nghiêm, càng ít người thương tiếc. Họ chia ra nhiều nhóm khác nhau, thì thào, cười rúc rích. Có người đang cười vội tắt, vội bụm miệng vì cảm thấy có lỗi với người bị cháy. Sách của anh em không muốn giữ. Bỏ rác thì phí phạm. Các thư viện không còn nhận sách cho. Anh Hoàng, lái xe giỏi như anh, sao lại rớt xuống đèo? Hai người bạn của anh đang chụp hình xung quanh quan tài. Đó, anh thấy chưa, họ cố đưa đầu anh cháy vào khung chụp với ánh mắt giả buồn và khóe miệng nhếch vui. Mai họ sẽ đưa hình lên facebook với đôi lời thương tiếc quen thuộc để đổi lại mấy bàn tay bật ngón cái, trái tim, và mặt tròn phun lệ. Hoàng từng nói với Yến, nếu cái chết một người có thể tạo niềm vui cho người khác, cái chết đó có giá trị. Yến không tin.

Hoàng quan sát, theo dõi người xung quanh.

Yến đếm trên đầu ngón tay những người mặc y phục đen phù hợp viếng tang. Hầu hết mặc áo quần bình thường như đang đi làm hoặc đang dạo phố chợ ghé qua. Duy một đàn ông khác thường làm nàng chú ý. Ông mặc quần jean xanh và áo sweatshirt xám đậm, có mũ chùm, kéo che hết nửa mặt. Ông đến rất sớm. Ngồi yên trong một góc kiểu con mèo rình chuột. Khi người viếng đông dần, ông di chuyển nhẹ nhàng đến gần nhóm này rồi sang nhóm khác, tham dự nhưng không nói gì, có thể là người bạn câm hoặc một thám tử, bạn kỳ dị của anh Hoàng. Cũng có thể là gã vô gia cư chuyên đến đám tang lẫn lộn vào khách viếng để ăn chiều. Yến đã mang đến bánh mì, bánh bao, xôi chè, cà phê, nước uống trong phòng ăn cạnh bên. À, cây chanh anh mua cho em tết năm trước, tuần rồi mới ra hoa. Thơm thật là thơm. Kìa, có một cô đang đánh lại màu son môi để chụp với ma. Anh thật là giống ma.  Có lúc ông khách khác thường lẻn ra ngoài sân với đám ồn ào. Có lúc ông vào phòng quàn với nhóm xì xào. Dường như không ai quan tâm ông hiện diện, ngoài trừ Yến. 

Hoàng quan sát, theo dõi người xung quanh.

Bất chợt Hoàng nghe mấy bà ngồi hàng thứ ba thì thầm. -- “Không biết anh này lúc còn sống ăn ở ra sao mà đến nổi bị chết cháy. Chết rồi còn bị mửa lên. Có khi xui xẻo đến ba đời.” -- “Tôi quen anh ta khá lâu. Ham chơi thôi, tài hoa, tốt bụng, được nhiều cô chú ý.” -- “Thời buổi bây giờ mà còn nói chuyện dị đoan như bà. Bác sĩ Nhân, luật sư Thiện, giáo sư đại học Hoàng Tiến, cha mẹ họ chết đuối ở biển Đông khi vượt biên, xui chỗ nào đâu?”

-- “Nghe nói, khi kéo anh ra khỏi xe, chỉ còn thân mình và cái đầu. Không có chân tay. Chắc đã bị cháy rụi.” -- ”Cái xác kia tuy băng bó nhưng đầy đủ chân tay mà.” --”Chân tay giả.” --”Giả giống như thật, cong queo giống như cháy.” 

Có một lúc Hoành chú ý đến nhóm nhà văn đang đấu láo ở ngoài sân.

-- “Anh Hoàng mất sớm quá. Nghe nói anh sắp đưa ra một phong cách phê bình văn học mới. Các bạn có biết không?” -- “Ông nội này phê phán thẳng thừng làm mất lòng nhiều người. Các bạn biết mà. Họ thù cho đến chết.” -- “Ừ, dân ta mà thù ai, ngoài miệng tươi cười mà trong lòng đỏ lửa.” -- “Phê bình mà chỉ khen với nịnh thì phê bình làm gì. Viết một bài ca ngợi cho rồi.” -- “Văn học kém vì không có phê bình đúng đắn. Văn chương giậm chân tại chỗ, lỗi thời vì không có văn học cập nhật với thế giới.” -- “Anh ta phê phán sắt như dao bén. Đúng hay không chưa biết, nhưng ghét bỏ, thù hận là chắc rồi." -- “Các ông biết không, nhóm “Nhân văn Mã thượng” ghét thằng này lắm. Đám mạng lưới “Văn học truyền kỳ” cũng vậy.” -- “Đúng, tui ghét thằng đó.” -- “Vậy đến đây làm gì?” -- “Coi nó cháy.” -- “Mấy ông hèn quá. Lúc Hoàng còn sống sao không nói thẳng với nó hay viết bài chửi nó.” Một người trong bọn nói lớn tiếng, vất điếu thuốc xuống đất, giậm lên, chà nát tàn lửa, rồi bỏ đi ra. Chiếc xe Toyota của anh phóng nhanh khỏi bãi đậu. 

Hoàng quan sát, theo dõi người xung quanh.

Anh đi nhẹ vòng ra sau lưng nhóm đàn ông trung niên còn rề rà nơi phòng ăn với ly cà phê nóng. _ “Các ông biết không, lúc Hoàng còn làm thám tử tư, hắn giải quyết nhiều vụ án tưởng phải xếp hồ sơ vì không tìm ra thủ phạm.” -- “Nghe nói, anh ta bị bọn xã hội đen ám sát nhưng hụt chết.” -- “Tôi quen Hoàng khá lâu, biết rõ tính tình của anh ta. Hoàng tin tưởng vào việc sử dụng thực tế rồi hư cấu bằng tưởng tượng để cảm thấy được những mặt khác sâu, rộng và vô hình. Sau đó đem vô hình áp dụng lại, thực tập vào thực tế hữu hình. Như vậy có thể nhìn thấy những cách tiếp cận sự thật.”

 

Nhìn thấy Phượng ngồi lặng lẽ trong một góc. Hoàng xúc động đến gần, đứng im sau lưng. Chàng cảm được sức đau đớn của nàng toát ra từ vóc dáng lưng cong và đầu cúi xuống. Phượng là người yêu mới nhất, quen nhau hơn sáu tháng và chàng có ý định sẽ cưới nàng làm vợ, nhưng bây giờ thì không cách nào. Mọi chuyện xảy ra bất ngờ và nhanh chóng. Tiễn biệt người yêu qua đời sau là một thứ gì khủng khiếp hơn lời diễn tả mà người nữ phải cam nhận. Sợ mình không thể kìm chế được lòng, Hoàng bỏ đi qua nhóm khác.

 -- “Nghe nói, anh ta thay đổi cách phê bình văn học. Không biết có đúng không?” _ “Theo tôi hiểu thì như thế này.” _ “Đừng nói cao cấp quá, tôi không nắm bắt được.” __ “Này, tôi ví dụ bình dân nhá. Nếu anh phê phán tôi là bắc kỳ già, thành công nhờ trên bợ, dưới đạp. Tất nhiên tôi sẽ thù anh và chờ có dịp sẽ ra tay trả đủa. Nhưng nếu anh nói vui vẻ rằng tôi thành công nhờ lúc nào mất thăng bằng có người ở dưới đỡ đần, rồi khi kẻ trên chao đảo tôi lại xoay xở giúp họ lấy lại tư thế. Như vậy, tôi vừa hài lòng vừa hiểu rõ ngụ ý của anh.” -- “Hay a!”

Hoàng nhận ra anh Lực, người cố gắng giải thích học thuyết Phê bình Thám tử. Ví dụ của anh không sát nghĩa lắm. Thực tế, phê bình phải gần gũi với giải trí để người đọc có thể hưởng thụ sự thú vị văn chương. Nhưng phê bình đã theo học thuật và hàn lâm nghiêm túc quá xa, mất hết độc giả. Phê bình cần phát ra từ tấm lòng làm đẹp làm hay và một phong cách diễn đạt bình tĩnh xem trọng thẩm mỹ, không mang ý định phê chuẩn. Nhà phê bình cần chuyển hướng và tái tạo lại cơ bản.

-- “Anh chàng này thích leo núi. Dù là tài tử anh đã leo nhiều ngọn núi cao.” -- “Trò này nguy hiểm.” -- “Vâng, leo núi không chỉ cần can đảm mà cần tinh thần chinh phục cao.” -- “Anh Hoàng là một nghệ sĩ leo núi. Có lần anh bỏ ra nửa ngày đề lần mò như thằn lằn bò ra mõm đá cheo leo giữa trời, chỉ để bứng một cánh lan núi hiếm có.” Hoàng cảm thấy sung sướng khi nhớ lại giây phút anh gỡ hết rễ lan bám sâu vào đá, rồi một tay bỏ vào ba lô đeo bên hông. Tìm cái đẹp không phải dễ dàng chỉ phô trương bằng chữ. Sau khi tìm được, nuôi cái đẹp cho nó thêm đẹp lại là một công trình công phu khác.

Một nhóm trẻ chụm nhau ở góc phòng sau phòng quàn. Có đứa gọi Hoàng bằng anh, có đứa gọi bằng chú. Thậm chí có đứa gọi bằng thầy. Họ khá gần gũi với Hoàng về chữ nghĩa. Hoàng di chuyển từ tốn đến gần lắng nghe.  -- “Em ra trường cử nhân văn chương, rồi theo khoa nghiên cứu phê bình văn học, nhưng em thích lối phân tích phê bình của thầy Hoàng. Hay nhất là không gây rối.”-- “À, mới đây thôi. Trước kia anh Hoàng gây nhiều sôi nổi trong giới văn chương Việt. Lối phê bình cũ của anh trung thực mà đau đớn.”-- “Vậy sao, còn lối mới thì thế nào? -- “Anh chia sẻ với tớ, gọi đùa là lối “phê bình thám tử.” -- “Nghĩa là sao?” -- “Anh Hoàng nói, trước kia anh lầm, cần phải xin lỗi nhiều người. Lối phê bình mới bắt đầu từ khái niệm… Ê, muốn nghe không?” -- “Đừng lào xào để ảnh nói tiếp.” -- “Anh Hoàng giải thích với tớ rằng người ta thường nghĩ, thám tử là việc đi tìm bằng chứng để bắt kẻ gian. Không phải, công việc của thám tử là tìm ra sự thật. Đúng hơn, là làm sao để người khác thấy được sự thật. Phê bình không cần phải kết án đúng sai, mà làm sao cho sáng tỏ ý nghĩa của văn bản, của tác giả cho người đọc tiếp cận.” -- “Rồi sao?” -- “Tiếc quá, tớ không biết gì thêm.”

Hoàng muốn giải thích với họ, phương pháp tìm hiểu điều tra của thám tử khác với công an cảnh sát, càng khác với lối hành xử của tòa án và thẩm phán. Quan điểm hành sự của thám tử dựa trên khoa học và bằng chứng, cùng một lúc với khả năng tưởng tượng. Chỉ có tưởng tượng của người đọc mới bắt kịp vô thức của người viết. Nhưng anh không thể nói.

Hoàng quan sát, theo dõi người xung quanh. Họ bắt đầu ra về. Trả lại bản chất yên tĩnh thê lương dễ sợ cho nhà chứa xác.

Gần giờ đóng cửa. Vài người bạn thân với Hoàng giúp Yến dọn dẹp phòng ăn, đổ rác và sắp đặt lại bàn ghế. Xong việc, họ từ giã ra về. Trong phòng quàn chỉ còn Yến và người đàn ông đội mũ chụp.

Nàng đến trước quan tài nhìn anh mình đen đuổi nằm dị dạng. Anh Hoàng, mai em sẽ mang tro anh chôn dưới cây chanh trong chậu như anh dặn dò. Mùa sau chanh ra trái em sẽ làm chanh muối và kẹo chanh gừng. Xác chết quấn vải đen dưới ánh đèn vải đỏ láng, lấp lánh như lửa ngọn. Anh Hoàng, em không hiểu, mình chỉ có hai anh em mà sao ít thương nhau như những gia đình khác. Có lẽ vì khác tính. Anh giống ba, em giống má. Nhưng ba má thương nhau đến già. Có lẽ tại anh trăng hoa với đàn bà làm cho chồng em bắt chước. Ừ, không phải tại lỗi anh đâu. Yến nhìn xuống dưới phần chân của Hoàng, thấy chiếc khăn tay màu trắng của ai nhét dưới lớp vải. Vài góc khăn chĩa lên, vài nụ hoa kèn trinh bạch. Anh Hoàng, lại con nhỏ nào lãng mạn.

Yến tổng kết lại một ngày hơn 12 tiếng ở phòng quàn. Thời gian cuối cùng của xác chết với người sống trước khi tan vào tro bụi. Mửa, khóc, mỉa mai, ác ý, dò hỏi, chia sẻ, vân vân, đủ thứ loại tình cảm, dù tốt hay xấu cũng làm người sống mỏi mệt, làm người chết không được yên.

Thấy người đóng phòng xuất hiện, Yến lấy xách tay, chào, cảm ơn, hẹn ngày mai, nàng đi ra cửa. Người đàn ông kỳ dị đi xéo qua, chận đường nàng ngoài hành lang. Yến định sừng sộ, nhân viên nhà quàn còn nấn ná xung quanh.

Người đàn ông kéo vành mũ sụp lên. Ánh mắt và nụ cười quen thuộc, ông đưa ngón tay lên miệng, ra dấu đừng lên tiếng. Rồi đưa nàng xâu chìa khóa.  --”Em nhớ đến văn phòng làm giấy tờ lấy bảo hiểm. Chìa khóa lớn mở cửa trước phòng anh. Chìa khóa nhỏ mở tủ sắt ở đầu giường. Đừng tìm anh. Khi nào thuận tiện anh sẽ tìm em. Giữ im lặng, tuyệt đối, không cho ai biết.” Anh ta quay lưng bỏ đi, nói vừa đủ nghe: --”Thằng ăn cắp xe anh rớt đèo chết cháy. Đừng chôn tro nó dưới gốc chanh.”

Ngu Yên, 2024.
Truyện ngắn, 2,910 chữ. 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vào đầu tháng 3, 2025 xem chương trình The Jimmy TV trên YouTube trò chuyện với nhà văn Nguyễn Thị Hoàng, cụ bà năm nay 86 tuổi nhưng vẫn còn minh mẫn trò chuyện với nhau. Gần sáu thập niên qua, Hè năm 1967, sau bốn tháng học Quân Sự trong giai đoạn I cùng với Khóa 24 ở Truồng Bộ Binh Thủ Đức, Khóa Nguyễn Trãi I thuyên chuyển về Trường ĐH. CTCT ở Đà Lạt. Vào thời điểm đó Vòng Tay Học Trò của nhà văn Nguyễn Thị Hoàng đã tái bản nhiều lần gây xôn xao trong dư luận và dĩ nhiên thu hút độc giả nơi nầy vì nhân vật và bối cảnh xảy ra trên mảnh đất nầy.
Một buổi chiều, từ rất lâu rồi, tôi thấy mình đơn độc trên bãi biển Vũng Tàu, Việt Nam, một thành phố biển gần Sài Gòn, đứng nhìn ra khơi. Chiến tranh ngày một tệ hơn. Huế và Đà Nẵng đã thất thủ. Tiếp theo là cao nguyên Trung Phần. Sài Gòn đang hoảng loạn. Quân đội cộng sản đang tiến quân mà không bị cản trở. Tôi mới mười một tuổi và khá nhỏ con so với tuổi của mình. Bãi biển gần như vắng tanh. Gió và sóng như thét gào bên tai tôi. Với hai cánh tay dang rộng, tạo thành những hình thù kỳ lạ trên không, tôi lớn tiếng tụng niệm những câu thần chú.
Nhật Bản là một nước Phật giáo, mà cách đây một thời gian theo thống kê của Bộ Giáo dục Nhật, những người theo Phật giáo chiếm đại đa số và đúng theo lịch sử truyền bá và phát triển, Phật giáo đến nước nào thì mang sắc thái văn hóa của nước đó. Cho nên, Phật giáo khi vào Nhật Bản cũng mang một số sắc thái riêng. Nay có tác phẩm Bồ-tát Quan Âm - Tín Ngưỡng & 50 Tượng Tuyến ở Nhật Bản của nhà nghiên cứu Bùi Chí Trung, người đã sống và làm việc lâu năm tại quốc gia này sẽ cung cấp cho chúng ta một số thông tin quý báu về những nét rất riêng của Phật giáo Nhật Bản...
Cô nhà văn Hoàng Quân, tự xưng là đại diện “Hội Những Người Trán Dồ Yêu Lung Tung”, tự xưng luôn là có cùng ngày sinh nhật với một ông trán dồ nổi tiếng là ông Albert Einstein, ngày 14/3, có gửi mail yêu cầu tôi viết về trán dồ để hy vọng “trán dồ sẽ góp mặt trong mười…một thương”. Tôi nể ông Einstein nên phóng bút. Trán dồ hay trán dô là cùng một category trán…phi trường. Trán là khu vực nằm từ chân lông mày cho tới chân tóc. Trán bình thường chiếm khoảng 1/3 chiều dài gương mặt. Trán dô lấn sân hơn, vượt qua kích thước thông thường khiến khuôn mặt mất cân đối, kém hài hòa. Nếu nhìn ngang, người ta sẽ thấy phần xương trán của những người trán dô nhô lên cao. Vậy nên nhà văn Hoàng Quân không nên chụp hình profile!
Nói kết không phải là món quà trên trời rớt xuống, nó sinh ra trong những nỗ lực âm thầm và kéo dài, bắt đầu từ trò chuyện, tương tác, gặp gỡ và bao dung. Bạn tập nhìn thấy điều tốt lành ở người khác, nhìn thấy điểm chung để chia sẻ. Nếu bạn nối kết nhưng độc lập, thì mối quan hệ ấy có tính lành mạnh, nâng đỡ. Nếu bạn nối kết và a dua bầy đàn, thì quan hệ ấy sẽ bệnh hoạn, xóa mất bạn vào đám đông.
Chiến tranh bao giờ cũng đi đôi với nỗi chết. Chết vì bom đạn, chết vì chạy loạn, đói khát, dẫm đạp lên nhau… nhưng trong những bức ảnh chiến tranh đau thương đó, như một phép màu, ta thỉnh thoảng lại bắt gặp một sự sống còn ngoài sức tưởng tượng của con người: Như em bé sơ sinh được lôi ra dưới đóng gạch còn sống khi một đầu cuống rốn vẫn dính vào cuống nhau của người mẹ đã chết, và em đươc đặt tên là Aya (tiếng A Rập có nghĩa là may mắn). Như một gia đình 8 người, không ai sống sót trừ bé gái lên 5 tuổi, được lôi ra dưới đống gạch ngói vụn vỡ… và còn bao nhiêu phép màu nữa chỉ có Thượng Đế mới giải thích được.
Cô ngồi bên cửa sổ nhìn trời tối buông xuống đại lộ. Đầu cô dựa lên rèm cửa sổ và trong mũi cô là mùi vải cretonne bụi bặm. Cô cảm thấy mệt mỏi...
Mỗi ngày bạn cảm nhận được nhiều nhịp đập của những trái tim khác nhau. Bạn thông minh hơn và hiểu biết hơn vì những người tốt lành chiếu ánh sáng của họ lên đường đi của bạn. Bạn sống một cuộc đời giàu có vì những ngôi nhà của người khác bạn được ghé thăm, bữa ăn tối của họ bạn được mời tới. Những món quà quý nhất mà tôi nhận được trong đời đều đến từ người nghèo khó.
Đời sống thật của bạn cũng thú vị không kém gì một bộ phim trinh thám hay cuốn tiểu thuyết diễm tình. Tôi không cho rằng văn học hay phim ảnh hay mạng xã hội là không cần thiết. Tôi chỉ nghĩ đời sống thật của bạn hiện đang bị quên lãng. Hãy trở về chính căn phòng của mình, nhìn mặt người bên cạnh, trò chuyện. Hãy pha ấm trà nóng, chọn cái áo thật đẹp, hãy uống tất cả những tách trà buổi sáng của đời bạn. Nhìn thật lâu những nan hoa của chiếc xe đạp chạy trên đường. Chẳng để làm gì cả.
Tháng đầu tiên của năm 2025 đang trôi qua. Nhiều câu hỏi đang hiện ra trên các trang báo. Thế giới có thể sẽ bình an hơn? Dân tộc Palestine có thể sẽ được phép cho lập quốc? Ukraine có thể đã tới gần ngày ngưng bắn? Biển Đông sẽ ngưng sóng gió? Cuộc chiến Đài Loan sẽ thoát được? Nam Hàn và Bắc Hàn sẽ làm hòa với nhau? Chúng ta không mong đợi phép lạ hiện ra cho thế giới này, chỉ mong đợi năm 2025 đỡ bất an hơn. Nếu không chấp nhận những dị biệt của nhau, để cởi mở với những tư tưởng đa nguyên hơn, thế giới này sẽ cứ mãi bất an. Nỗi lo lớn nhất của nhân loại là chiến tranh. Lời chúc cần thiết nhất cho nhân loại hiển nhiên phải là hòa bình, bởi vì trong mấy năm qua, tuy chưa nổ trái bom hạt nhân nào, mà hầu hết các nơi ở Gaza và Ukraine đã trở thành gạch vụn. Đó là chưa kể tới thiệt hại về nhân mạng, khi một người chết đi, là một gia đình đau đớn, và cả một cộng đồng lay chuyển. Đôi khi chúng ta mong chờ phép lạ để thế giới hòa bình.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.