Tưởng niệm Khánh Trường
Ở Đức, tôi đã nghe vang vang câu hỏi ấy khi lần đầu tiếp xúc với chữ nghĩa Việt hải ngoại. Nhờ một người bạn là anh Nguyễn Hoàng Linh hiện là chủ bút tờ Nhịp cầu thế giới tại Hung, tôi có trong tay một danh sách các tờ báo, tạp chí của người Việt ở ngoài nước. Làm gì có tiền để đặt mua, còn bị thúc bách bởi điều kiện cư trú tính ngày tính tháng, mà lại muốn biết, biết để tự hệ thống lại về văn học miền Nam trước 1975, biết để nhận diện văn học Việt sinh thành nơi đất lạ, tôi chỉ có một cách duy nhất: viết thư xin.
Tôi biết Khánh Trường và bạn hữu đồng chí hướng với anh không phải vì anh là người đầu tiên gửi sách cho tôi. Rất nhiều. Một thùng lớn chứa rất nhiều tên tuổi của văn học Việt ở miền Nam trước 1975: Võ Phiến. Nguyên Sa. Mai Thảo. Thế Uyên. Nhã Ca. Ngô Kha… Văn xuôi. Thơ. Nghị luận chính trị. Và: một chồng Hợp Lưu từ số đầu.
Nếu không có những cuốn sách của những tên tuổi kia, nếu không có những số Hợp Lưu với những bài nghị luận khách quan, sâu sắc, đầy hứng khởi và niềm tin, cùng những sáng tác làm tôi choáng váng của Đỗ Kh., Trần Vũ bên những sáng tác của người cũng từng làm tôi choáng váng mừng rỡ từ hồi còn ở trong nước như Nguyễn Huy Thiệp, tôi tin chắc không có một Lê Minh Hà người viết hôm nay. Từ rất nhiều năm trước đó, khi còn là một cô gái nhỏ, sau bao nhiêu lần ngồi nghe chuyện đời chuyện nghề giữa các văn nghệ sĩ nổi danh, như Phạm Tiến Duật, Nhật Tuấn… tôi đã tự chẹt cổ ước mộng thành văn sĩ, hoàn toàn yên tâm với cái nghề đã chọn mình: nghề giáo. Tôi, trước khi qua Đức, không bao giờ nghĩ mình viết lại. Đó có thể là nghiệp. Nhưng, đó cũng vừa là một ngẫu nhiên vừa là một tự chọn lựa có được bởi Hợp Lưu. Giả dụ, nếu những ngày đầu tiên ấy tôi tiếp xúc với Làng Văn, có thể tôi vẫn là một độc giả trung thành, vì thực sự nhiều tác giả Làng Văn viết rất có giọng, nhưng chắc chắn tôi sẽ không thành người viết Lê Minh Hà từ đó tới bây giờ.
Cũng phải nói rằng trước Hợp Lưu tôi đã đọc được đôi số Trăm Con, đôi số Diễn đàn Paris, đôi số Văn Học và Văn. Và nhờ thế mà biết Hợp Lưu trước khi có trong tay địa chỉ của Khánh Trường, để hát anh nghe bài tiến tùng và xin sách. Do đó, Hợp Lưu với tôi đích thị là nghiệp.
Những sáng tác đầu tiên tôi công bố ở hải ngoại đi trên Hợp Lưu và sau đó trên Văn Học, Văn. Bây giờ, các anh đều đã là người cõi khác, không ai biết tại sao tôi lại gửi sáng tác tới các anh. Đơn giản: đọc chạc mãi thì thẹn, góp chữ kể cả không được dùng là để đỡ thẹn, vì biết những người đang hì hục với chữ nghĩa Việt ở hải ngoại những năm tháng đó có dư dả chăng thì cũng chỉ là dư dả hơn mình. Hợp Lưu là địa chỉ tôi chọn đầu tiên. Đơn giản: Hợp Lưu gần tôi nhất trong quan niệm về văn học, của tộc Việt mình, ở hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ, lúc ở nước Đức nơi tôi sống người Việt mình ào ạt đổ qua và dù không có một dòng Bến Hải thì vẫn tự phân chia thành tường nhân và thuyền nhân, miệt thị nhau thuyền nhân là Kiều Vẹo, tường nhân là Xù, Cộng. Một lí do khác xin được nói rất nhỏ: Văn học và Văn lúc đầu tôi ngại, do đã được mấy anh đi từ miền Nam sau 1975 cảnh cáo là đừng hi vọng được chấp nhận ở đó, vì tôi là người miền Bắc, người Hà Nội, là nguyên cháu ngoan bác Hồ, vân vân và mây mây.
Cho đến bây giờ tôi vẫn tin vào đạo chữ. Đạo chữ soi rọi cho người ta nhìn nhau, thấu suốt nhau và tin nhau, vượt lên trên mọi chấp niệm lịch sử để tìm tới, trụ lại với tính người. Tôi đã vô tình biết qua Nguyễn Huy Thiệp, rằng anh biết tới Lê Minh Hà là qua Khánh Trường. Chưa bao giờ Khánh Trường nói với tôi điều gì khác ngoài những lời hỏi bài, thông báo đi bài. Hóa ra, anh đọc sáng tác của tôi và nhìn thấy ở đó một hiện tượng văn học. Anh Khánh Trường, anh có thấy em chính là minh chứng của tinh thần Hợp Lưu không?
Cuốn sách đầu tiên của tôi - Trăng Goá - do Khánh Trường làm bìa. Nếu không có một ngẫu nhiên khác, thì cuốn sách đó chắc do anh lo liệu từ A tới Z. Lúc đó tôi còn chưa có tiền mua máy tính, bản thảo toàn viết tay bấm bụng gửi bưu điện đắt lè lưỡi. Tôi toàn phải liên lạc với anh Khánh Trường, anh Nguyễn Mộng Giác và sau đó là anh Nguyễn Xuân Hoàng qua một địa chỉ Email mà chủ nhân của nó sống cách chúng tôi gần 200 km. Trong cùng một ngày, buổi sáng tôi nhận lời đề nghị làm sách của anh Nguyễn Mộng Giác thì buổi chiều cậu em sinh viên nhắn tin có Email của Khánh Trường với đề nghị tương tự. Vậy là cuốn sách của tôi ra đời, do Thanh Văn xuất bản, với lời giới thiệu của Nguyễn Mộng Giác và bìa của Khánh Trường. Tôi không biết mỗi nhà sách có một họa sĩ làm bìa riêng. Anh Khánh Trường đã làm bìa cho tôi theo lời tôi xin và anh Nguyễn Mộng Giác cùng chủ nhà xuất bản Thanh Văn đã chấp thuận in cái bìa đó. Sự vô ý của tôi đã được đáp lại bằng sự tế nhị tuyệt vời từ nhiều phía. Cuốn sách thứ hai của tôi - Gió biếc - cũng ra đời theo đúng tiến trình ấy. Gần ba mươi năm trời nay, khi nghĩ lại con đường văn chương của mình buổi đầu, tôi biết rằng mình may mắn khi đã gặp Khánh Trường, Nguyễn Mộng Giác, và nhờ các anh, quen biết nhiều nhà văn tài danh khác ở hải ngoại như Võ Phiến, Nhật Tiến, Nguyễn Xuân Hoàng… qua chữ. Chữ đúng là có đạo thật. Chữ dạy tôi về tình người, về tính người. Chữ cho tôi biết cảm giác biết ơn tuyệt vời đến như thế nào.
Thế nhưng trừ một lần gặp Nguyễn Mộng Giác và Du Tử Lê, tôi chưa từng gặp ai trong số các tác giả mình tín phục khi đến với văn học miền Nam trước 1975 và văn học hải ngoại sau này. Tôi chưa từng gặp Khánh Trường, chưa từng nghe giọng anh. Vĩnh viễn.
Cuộc sống là một chuỗi ngày dằng dặc những trắc trở, có lúc tưởng đánh gục mình. Tôi đã từng phải sống những trắc trở đó. Mười năm trời! Đến lúc tỉnh hồn, nhờ có FB, tôi gặp Khánh Trường và mừng rỡ gọi cho anh qua Facetime. Hỡi ôi! Anh Khánh Trường trả lời: Mười bảy năm nay anh không nói được! Tôi biết anh từng ốm nặng qua mỗi lần chuyển giao vị trí chủ bút. Nhưng tôi không ngờ.
Từ bấy, tôi ít khi liên lạc với Khánh Trường. Thân phụ nữ, phận đàn bà, và cả sự chênh giờ khiến tôi không thể khác. Nhưng tôi vẫn theo anh qua FB của anh. Tôi biết anh ngồi xe lăn, không nói được, nhưng rất đông bè bạn. Làm cách nào mà người ta có thể giữ giao tình từng ngày với một người bệnh ngồi xe lăn, không nói được nữa? Câu trả lời không nằm ở bạn hữu, mà nằm ở Khánh Trường. Người lính dù ấy (phải thế không) chưa bao giờ là người chiến bại trong cuộc đời. Anh viết tiểu thuyết, anh vẽ và triển lãm, anh bận bịu với những dự định văn chương mới, với một tạp chí mới mà nhìn ảnh bìa là tôi nhớ ngay tới Hợp Lưu. Khó mà nói hết nỗi vui mừng và cả ngậm ngùi của tôi khi nhận được tin anh nhắn “ gửi anh xin 1 truyện ngắn mới chưa đăng đâu, kể cả internet để đi vào mở nguồn, báo giấy, sắp ra mắt.” Vì sau đó là đại dịch CoVid, là những ngày lo sợ mong không thấy tên người quen thân trên một dòng tin bằng chữ Việt, về sự CoVid mang người người đi khắp thế giới này.
Bây giờ thì Khánh Trường đi. Tôi, một học sinh lớn lên dưới mái trường Xã hội chủ nghĩa từng hát đồng ca “cháu yêu chú bộ đội” rất thích một bức ảnh của Khánh Trường - một người lính Việt Nam Cộng Hoà: binh phục, giày trận, đang ngồi dựa lưng vào một bức tường. Nhìn bức ảnh đen trắng đó, không hiểu sao tôi cứ hình dung hàng hàng những người lính trận, từ hai miền Bắc Nam, ngồi ngơi nghỉ thế, rồi đứng lên, bắt đầu một cuộc đời mới ở nơi bát ngát lúa về.
Có những người đến và ở lại trong tâm tưởng ta thâm tình, dài lâu đến mức ta tưởng ta còn sống thì người cũng sống. Nhưng tôi đã quên, tôi chỉ là một dòng chảy lẻ khi tìm về hợp lưu cùng họ - những nhánh sông lớn bắt nguồn từ một lịch sử rất gần đầy bi thống của tộc Việt, từ đó ào ạt tiếp. Nhưng tôi đã quên, tôi thuộc lớp người lớn lên trong hầm trú ẩn, chạy chơi giữa giao thông hào ở một miền đất nước. Còn họ, ở miền kia đất nước mình khi đó đã từng trải từ núi cao tới vực sâu, từ chiều biên giới qua rừng lá thấp, từng trả lại em yêu khung trời đại học và viết tình thư của lính lâu rồi. Bây giờ thì tôi biết rồi: từ nguồn hợp lưu, những dòng chảy lại tìm về chính mình, đơn hành vào một cõi khác. Như anh Khánh Trường.
Tôi biết Khánh Trường vừa như một ngẫu nhiên, vừa như một sự tự ý thức. Và tôi tin anh cũng nghĩ thế về tôi.
Năm ấy, 1994, tôi qua Đức, với một quyết định khiến nhiều đồng nghiệp bạn bè kinh ngạc. Đang là một giáo viên văn trẻ, thuộc nhóm bốn giáo viên được tuyển chọn để dạy những học sinh năng khiếu đặc biệt tại trường phổ thông trung học Hà Nội - Amsterdam - ngôi trường mà từ ngày thành lập tới nay có tiếng là trường chất lượng hạng nhất Việt Nam, đang sống rất tốt bằng nghề trong điều kiện rất nhiều người cùng trang lứa, cùng ăn học đến đầu đến đũa phải vật vã vì cơm áo, tôi bỏ tất cả theo chồng, bắt đầu một đoạn đời mới đầy hoang mang, không hề có một chuẩn bị gì trước ở xứ người. Báo chí Việt, văn chương Việt là cả một xa xỉ lớn thời đó nơi tôi sống - nơi lớp lớp người Việt thuộc thế hệ lớn lên dưới mái trường Xã Hội Chủ Nghĩa tứ tán đi làm đi học ở các nước Đông Âu vội vã nhào qua bức tường sụp ở Berlin, tìm đất sống mới. Kiếm việc nuôi thân, gửi về lo cho gia đình - những bước đầu tiên của người Việt tại Đức lúc đó cũng hệt như những bước đường đầu tiên của bà con ta tại Mỹ sau 1975. Nhưng, tại Mỹ bà con ta được quyền cư trú yên ổn ngay, còn ở Đức thì không thế. Sau này tôi cứ nghĩ không thể nghe thấy ở Đức câu hỏi hào hùng bi tráng bằng tiếng Việt kiểu “Ta làm gì cho hết nửa đời sau” của Cao Tần có lẽ một phần vì lí do này.
Nhưng ngay cả ở Mỹ, thì không phải ai người Việt cũng muốn hỏi hay nghe một câu hỏi như thế, phải không?
Tôi biết Khánh Trường vừa như một ngẫu nhiên, vừa như một sự tự ý thức. Và tôi tin anh cũng nghĩ thế về tôi.
Năm ấy, 1994, tôi qua Đức, với một quyết định khiến nhiều đồng nghiệp bạn bè kinh ngạc. Đang là một giáo viên văn trẻ, thuộc nhóm bốn giáo viên được tuyển chọn để dạy những học sinh năng khiếu đặc biệt tại trường phổ thông trung học Hà Nội - Amsterdam - ngôi trường mà từ ngày thành lập tới nay có tiếng là trường chất lượng hạng nhất Việt Nam, đang sống rất tốt bằng nghề trong điều kiện rất nhiều người cùng trang lứa, cùng ăn học đến đầu đến đũa phải vật vã vì cơm áo, tôi bỏ tất cả theo chồng, bắt đầu một đoạn đời mới đầy hoang mang, không hề có một chuẩn bị gì trước ở xứ người. Báo chí Việt, văn chương Việt là cả một xa xỉ lớn thời đó nơi tôi sống - nơi lớp lớp người Việt thuộc thế hệ lớn lên dưới mái trường Xã Hội Chủ Nghĩa tứ tán đi làm đi học ở các nước Đông Âu vội vã nhào qua bức tường sụp ở Berlin, tìm đất sống mới. Kiếm việc nuôi thân, gửi về lo cho gia đình - những bước đầu tiên của người Việt tại Đức lúc đó cũng hệt như những bước đường đầu tiên của bà con ta tại Mỹ sau 1975. Nhưng, tại Mỹ bà con ta được quyền cư trú yên ổn ngay, còn ở Đức thì không thế. Sau này tôi cứ nghĩ không thể nghe thấy ở Đức câu hỏi hào hùng bi tráng bằng tiếng Việt kiểu “Ta làm gì cho hết nửa đời sau” của Cao Tần có lẽ một phần vì lí do này.
Nhưng ngay cả ở Mỹ, thì không phải ai người Việt cũng muốn hỏi hay nghe một câu hỏi như thế, phải không?
Ở Đức, tôi đã nghe vang vang câu hỏi ấy khi lần đầu tiếp xúc với chữ nghĩa Việt hải ngoại. Nhờ một người bạn là anh Nguyễn Hoàng Linh hiện là chủ bút tờ Nhịp cầu thế giới tại Hung, tôi có trong tay một danh sách các tờ báo, tạp chí của người Việt ở ngoài nước. Làm gì có tiền để đặt mua, còn bị thúc bách bởi điều kiện cư trú tính ngày tính tháng, mà lại muốn biết, biết để tự hệ thống lại về văn học miền Nam trước 1975, biết để nhận diện văn học Việt sinh thành nơi đất lạ, tôi chỉ có một cách duy nhất: viết thư xin.
Tôi biết Khánh Trường và bạn hữu đồng chí hướng với anh không phải vì anh là người đầu tiên gửi sách cho tôi. Rất nhiều. Một thùng lớn chứa rất nhiều tên tuổi của văn học Việt ở miền Nam trước 1975: Võ Phiến. Nguyên Sa. Mai Thảo. Thế Uyên. Nhã Ca. Ngô Kha… Văn xuôi. Thơ. Nghị luận chính trị. Và: một chồng Hợp Lưu từ số đầu.
Nếu không có những cuốn sách của những tên tuổi kia, nếu không có những số Hợp Lưu với những bài nghị luận khách quan, sâu sắc, đầy hứng khởi và niềm tin, cùng những sáng tác làm tôi choáng váng của Đỗ Kh., Trần Vũ bên những sáng tác của người cũng từng làm tôi choáng váng mừng rỡ từ hồi còn ở trong nước như Nguyễn Huy Thiệp, tôi tin chắc không có một Lê Minh Hà người viết hôm nay. Từ rất nhiều năm trước đó, khi còn là một cô gái nhỏ, sau bao nhiêu lần ngồi nghe chuyện đời chuyện nghề giữa các văn nghệ sĩ nổi danh, như Phạm Tiến Duật, Nhật Tuấn… tôi đã tự chẹt cổ ước mộng thành văn sĩ, hoàn toàn yên tâm với cái nghề đã chọn mình: nghề giáo. Tôi, trước khi qua Đức, không bao giờ nghĩ mình viết lại. Đó có thể là nghiệp. Nhưng, đó cũng vừa là một ngẫu nhiên vừa là một tự chọn lựa có được bởi Hợp Lưu. Giả dụ, nếu những ngày đầu tiên ấy tôi tiếp xúc với Làng Văn, có thể tôi vẫn là một độc giả trung thành, vì thực sự nhiều tác giả Làng Văn viết rất có giọng, nhưng chắc chắn tôi sẽ không thành người viết Lê Minh Hà từ đó tới bây giờ.
Cũng phải nói rằng trước Hợp Lưu tôi đã đọc được đôi số Trăm Con, đôi số Diễn đàn Paris, đôi số Văn Học và Văn. Và nhờ thế mà biết Hợp Lưu trước khi có trong tay địa chỉ của Khánh Trường, để hát anh nghe bài tiến tùng và xin sách. Do đó, Hợp Lưu với tôi đích thị là nghiệp.
Những sáng tác đầu tiên tôi công bố ở hải ngoại đi trên Hợp Lưu và sau đó trên Văn Học, Văn. Bây giờ, các anh đều đã là người cõi khác, không ai biết tại sao tôi lại gửi sáng tác tới các anh. Đơn giản: đọc chạc mãi thì thẹn, góp chữ kể cả không được dùng là để đỡ thẹn, vì biết những người đang hì hục với chữ nghĩa Việt ở hải ngoại những năm tháng đó có dư dả chăng thì cũng chỉ là dư dả hơn mình. Hợp Lưu là địa chỉ tôi chọn đầu tiên. Đơn giản: Hợp Lưu gần tôi nhất trong quan niệm về văn học, của tộc Việt mình, ở hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ, lúc ở nước Đức nơi tôi sống người Việt mình ào ạt đổ qua và dù không có một dòng Bến Hải thì vẫn tự phân chia thành tường nhân và thuyền nhân, miệt thị nhau thuyền nhân là Kiều Vẹo, tường nhân là Xù, Cộng. Một lí do khác xin được nói rất nhỏ: Văn học và Văn lúc đầu tôi ngại, do đã được mấy anh đi từ miền Nam sau 1975 cảnh cáo là đừng hi vọng được chấp nhận ở đó, vì tôi là người miền Bắc, người Hà Nội, là nguyên cháu ngoan bác Hồ, vân vân và mây mây.
Cho đến bây giờ tôi vẫn tin vào đạo chữ. Đạo chữ soi rọi cho người ta nhìn nhau, thấu suốt nhau và tin nhau, vượt lên trên mọi chấp niệm lịch sử để tìm tới, trụ lại với tính người. Tôi đã vô tình biết qua Nguyễn Huy Thiệp, rằng anh biết tới Lê Minh Hà là qua Khánh Trường. Chưa bao giờ Khánh Trường nói với tôi điều gì khác ngoài những lời hỏi bài, thông báo đi bài. Hóa ra, anh đọc sáng tác của tôi và nhìn thấy ở đó một hiện tượng văn học. Anh Khánh Trường, anh có thấy em chính là minh chứng của tinh thần Hợp Lưu không?
Cuốn sách đầu tiên của tôi - Trăng Goá - do Khánh Trường làm bìa. Nếu không có một ngẫu nhiên khác, thì cuốn sách đó chắc do anh lo liệu từ A tới Z. Lúc đó tôi còn chưa có tiền mua máy tính, bản thảo toàn viết tay bấm bụng gửi bưu điện đắt lè lưỡi. Tôi toàn phải liên lạc với anh Khánh Trường, anh Nguyễn Mộng Giác và sau đó là anh Nguyễn Xuân Hoàng qua một địa chỉ Email mà chủ nhân của nó sống cách chúng tôi gần 200 km. Trong cùng một ngày, buổi sáng tôi nhận lời đề nghị làm sách của anh Nguyễn Mộng Giác thì buổi chiều cậu em sinh viên nhắn tin có Email của Khánh Trường với đề nghị tương tự. Vậy là cuốn sách của tôi ra đời, do Thanh Văn xuất bản, với lời giới thiệu của Nguyễn Mộng Giác và bìa của Khánh Trường. Tôi không biết mỗi nhà sách có một họa sĩ làm bìa riêng. Anh Khánh Trường đã làm bìa cho tôi theo lời tôi xin và anh Nguyễn Mộng Giác cùng chủ nhà xuất bản Thanh Văn đã chấp thuận in cái bìa đó. Sự vô ý của tôi đã được đáp lại bằng sự tế nhị tuyệt vời từ nhiều phía. Cuốn sách thứ hai của tôi - Gió biếc - cũng ra đời theo đúng tiến trình ấy. Gần ba mươi năm trời nay, khi nghĩ lại con đường văn chương của mình buổi đầu, tôi biết rằng mình may mắn khi đã gặp Khánh Trường, Nguyễn Mộng Giác, và nhờ các anh, quen biết nhiều nhà văn tài danh khác ở hải ngoại như Võ Phiến, Nhật Tiến, Nguyễn Xuân Hoàng… qua chữ. Chữ đúng là có đạo thật. Chữ dạy tôi về tình người, về tính người. Chữ cho tôi biết cảm giác biết ơn tuyệt vời đến như thế nào.
Thế nhưng trừ một lần gặp Nguyễn Mộng Giác và Du Tử Lê, tôi chưa từng gặp ai trong số các tác giả mình tín phục khi đến với văn học miền Nam trước 1975 và văn học hải ngoại sau này. Tôi chưa từng gặp Khánh Trường, chưa từng nghe giọng anh. Vĩnh viễn.
Cuộc sống là một chuỗi ngày dằng dặc những trắc trở, có lúc tưởng đánh gục mình. Tôi đã từng phải sống những trắc trở đó. Mười năm trời! Đến lúc tỉnh hồn, nhờ có FB, tôi gặp Khánh Trường và mừng rỡ gọi cho anh qua Facetime. Hỡi ôi! Anh Khánh Trường trả lời: Mười bảy năm nay anh không nói được! Tôi biết anh từng ốm nặng qua mỗi lần chuyển giao vị trí chủ bút. Nhưng tôi không ngờ.
Từ bấy, tôi ít khi liên lạc với Khánh Trường. Thân phụ nữ, phận đàn bà, và cả sự chênh giờ khiến tôi không thể khác. Nhưng tôi vẫn theo anh qua FB của anh. Tôi biết anh ngồi xe lăn, không nói được, nhưng rất đông bè bạn. Làm cách nào mà người ta có thể giữ giao tình từng ngày với một người bệnh ngồi xe lăn, không nói được nữa? Câu trả lời không nằm ở bạn hữu, mà nằm ở Khánh Trường. Người lính dù ấy (phải thế không) chưa bao giờ là người chiến bại trong cuộc đời. Anh viết tiểu thuyết, anh vẽ và triển lãm, anh bận bịu với những dự định văn chương mới, với một tạp chí mới mà nhìn ảnh bìa là tôi nhớ ngay tới Hợp Lưu. Khó mà nói hết nỗi vui mừng và cả ngậm ngùi của tôi khi nhận được tin anh nhắn “ gửi anh xin 1 truyện ngắn mới chưa đăng đâu, kể cả internet để đi vào mở nguồn, báo giấy, sắp ra mắt.” Vì sau đó là đại dịch CoVid, là những ngày lo sợ mong không thấy tên người quen thân trên một dòng tin bằng chữ Việt, về sự CoVid mang người người đi khắp thế giới này.
Bây giờ thì Khánh Trường đi. Tôi, một học sinh lớn lên dưới mái trường Xã hội chủ nghĩa từng hát đồng ca “cháu yêu chú bộ đội” rất thích một bức ảnh của Khánh Trường - một người lính Việt Nam Cộng Hoà: binh phục, giày trận, đang ngồi dựa lưng vào một bức tường. Nhìn bức ảnh đen trắng đó, không hiểu sao tôi cứ hình dung hàng hàng những người lính trận, từ hai miền Bắc Nam, ngồi ngơi nghỉ thế, rồi đứng lên, bắt đầu một cuộc đời mới ở nơi bát ngát lúa về.
Anh đi nhé! Anh Khánh Trường đi nhé
Vẫy vào không gian những nét cọ tung hoành
Giày lính trận nửa đời rồi tháo bỏ
Thôi anh về mở sách giữa trời xanh!
-- Lê Minh Hà
-- Lê Minh Hà
Gửi ý kiến của bạn