Hôm nay,  

Nụ Hôn Dưới Vòng Tầm Gửi

27/12/202400:00:00(Xem: 593)

GettyImages-592038816
HMS Ceylon, tàu tuần dương Ceylon của Hải quân Hoàng gia Anh, trở về Portsmouth sau 17 tháng đồn trú ở Viễn Đông, thứ sáu ngày 18 tháng 12 năm 1959. Trong ảnh, Thủy thủ John White, và vợ là Lynne 22 tuổi, đến từ Shaftesbury, Dorset, chào đón chồng trở về. (Ảnh của Daily Mirror/Mirrorpix/Mirrorpix qua Getty Images)
 
Một mùa bầu cử tổng thống đã đến và đi ở Hoa Kỳ. Trong khi mọi cuộc đua chính trị đều có ý nghĩa nào đó đối với công dân, thì cuộc bầu cử đặc biệt này có thể tác động đến mọi người theo những cách mới, chưa từng có trong lịch sử Mỹ. Cho dù, đó là các cuộc trục xuất hàng loạt, hay tảng băng chìm thuế quan, hay từng nhân vật “kỳ lạ” trong nội các mới do Tổng Thống đắc cử Donald Trump lựa chọn, thì đều là một ảnh hưởng đến cảm xúc và không khí của mùa lễ hội lớn nhất trong năm.
 
Khi tác giả người Mỹ Washington Irving từ Anh trở về Mỹ, ông ghi lại những truyền thống lễ Giáng Sinh mà ông đã thấy ở các quốc gia khác trong cuốn The Sketch Book. Trong chương có tên “Christmas Eve,” ông viết: “Cây tầm gửi vẫn được treo trong các trang trại và nhà bếp vào dịp Giáng sinh, và những chàng trai trẻ có đặc quyền hôn các cô gái bên dưới nó, mỗi lần hái một quả mọng từ bụi cây. Khi tất cả các quả mọng được hái hết, đặc quyền đó sẽ chấm dứt.”
 
Nhiều thế kỷ sau, nụ hôn này, dù là trò đùa tinh nghịch hay lời tạ ơn của một vị nữ thần trong thần thoại, cũng chuyển thành một cử chỉ lãng mạn phổ biến trong ngày đêm lễ hội Giáng Sinh của các gia đình người Mỹ, ngay cả đó là những người có tư duy tự do, cấp tiến, không tin vào những truyền thuyết mộng mị.
 
Nhưng rồi, cái lãng mạn truyền thống có từ hàng thiên niên kỷ trước liệu có còn trong năm nay?
 
Trên HuffPost gần đây có đăng một bài xã luận của Andrea Tate, giải thích vì sao bà đã hủy bỏ tiệc Lễ Tạ Ơn và Giáng Sinh sau cuộc bầu cử. Nhiều người đã đăng lại bài viết này trên Reddit. Andrea Tate viết về nỗi buồn của bà sau khi có kết quả người thắng cử. Bà lướt mạng xã hội trong một tâm trạng chán chường, tìm kiếm sự đồng cảm từ những người có cùng nỗi niềm. Và Tate dừng lại ở một danh khoản rất quen, với dòng chữ “God Bless America. God bless #45, 47.” Đó là lời của chồng bà, Andrea Tate.
 
“Bài đăng có một vài Likes và một vài người bình luận hưởng ứng sự vui mừng với ông ấy. Ông ta đang ở dưới bếp pha cà phê, còn tôi ở trên lầu, cố gắng tránh mặt ông ấy. Tôi không thể nói chuyện với ông ta, thậm chí không thể nhìn mặt,” Tate viết trong bài xã luận.
 
“Tôi ngay lập tức nhắn tin, ‘em yêu anh, nhưng vì tôn trọng em và tất cả những người bạn có cùng tư tưởng cấp tiến của em, anh có thể xóa bài đăng đó được không? Ngoài ra, hãy nói với gia đình anh rằng em yêu quý họ, nhưng em sẽ không đến vào Lễ Tạ Ơn và em sẽ không tổ chức Giáng Sinh. Em cần yên tĩnh.”
 
Người chồng sau đó nói lời xin lỗi, nhưng cuộc sống của hai người không thể trở lại như trước.
 
Cuối cùng, khi Tate mở lời với chồng mình, đó là lời từ chối của bà: “Em không muốn bất kính với cha mẹ anh, hoặc gia đình em trai của anh trong nhà của họ, hoặc nhà của chúng ta, vì vậy tốt nhất là theo cách này. Không tổ chức gì cả. Anh có thể đến thăm họ. Em nói rất nghiêm túc. Em sẽ không ở trong một căn phòng có 15 người đã bỏ phiếu cho Trump.”
 
Chồng của Tate không phản đối, cũng không thuyết phục bà phải làm điều ngược lại. Ông chỉ nói rằng con trai họ và bạn gái của con sẽ về nhà và liệu chúng có "cảm thấy buồn không". "Chúng ta sẽ có kỳ nghỉ nhỏ của riêng mình và mọi chuyện sẽ ổn thôi", bà trả lời.
 
Tate kết thúc bài viết của bà bằng cách tự trấn an: “Tôi biết anh ấy đồng cảm với tôi, điều mà tôi rất biết ơn. Tôi sẽ bám lấy điều này như một chiếc bè cứu sinh giữa lúc tôi cố gắng tìm ra cách để tiếp tục với cuộc hôn nhân của mình.”
 
Hàng chục ngàn (11K) chia sẻ từ người đọc trên Reddit đồng cảm với Tate trong câu chuyện bà kể. Và hơn một nửa con số đó cho biết họ cũng đã hủy bỏ tiệc Giáng Sinh năm nay với gia đình.
 
Một câu chuyện khác được kể trên Buzzfeed.
 
“Tôi có hai cô con gái đang học đại học. Chúng tôi có một nhóm ‘chat’ gồm cha mẹ, tất cả anh chị em và các cháu. Cha mẹ của tôi và anh chị em là những người ủng hộ Trump, bỏ phiếu cho Trump và họ không xấu hổ vì điều đó. Sau cuộc bầu cử, những đứa con của tôi lặng lẽ rời khỏi nhóm ‘chat’. Một trong hai con gái của tôi là người đồng giới. Khi mẹ tôi hỏi lý do các con tôi rời khỏi nhóm, con tôi nói rằng chúng sẽ không tham dự bất kỳ buổi riệc gia đình nào nữa, kể cả Lễ Tạ Ơn và Giáng Sinh.
 
Mẹ của tôi đã cố gắng giải thích với các con tôi rằng lá phiếu không liên quan gì đến chúng. Đứa con lớn của tôi nói chúng được nuôi dạy không giao du với những người dung túng cho hành vi hiếp dâm, nói dối và lừa đảo. Con tôi nói với mẹ tôi rằng ‘lá phiếu của ông bà sẽ tác động trực tiếp đến cuộc sống của tụi con theo hướng tiêu cực, và ông bà không quan tâm. Ông bà đã chọn những lời sáo rỗng của một chính trị gia thay vì cháu của ông bà.’”
 
Không khác với câu chuyện của Andrea Tate, 100% những lời bình luận dưới bài viết của người cha này đều ủng hộ phản ứng của hai cô gái. Nhưng quan trọng hơn, hai cô gái nhận được sự ủng hộ tuyệt đối từ cha của họ.
 
Từ tháng Mười Một, Hiệp Hội Tâm Lý Người Mỹ đã thực hiện cuộc khảo sát trên 2000 thanh thiếu niên ở Mỹ và kéo dài cho đến trước Lễ Tạ Ơn. Kết quả cho thấy cứ 5 thanh thiếu niên ở Mỹ thì có hơn 2 người (38%) bỏ qua dịp đoàn tụ gia đình trong dịp lễ cuối năm, chỉ vì sự khác biệt hệ chính trị và kết quả cuộc bầu cử.
 
Thật ra, từ trước và cả khi bầu cử diễn ra, nhiều người Mỹ đã có chọn đặt vấn đề chính trị ra khỏi “bàn nghị sự” trong những cuộc gặp gỡ, và cả trong cuộc sống, tâm trí của họ. Có vẻ như đó là một sự lựa chọn mà mọi người đưa ra vì sức khỏe tâm thần và một phần vì họ vẫn còn muốn duy trì mối quan hệ xã hội với những người chung quanh.
 
Theo Bác sĩ tâm lý trị liệu có bằng cấp hành nghề ở Washington DC, chủ tịch Hiệp Hội Tâm Lý Học DC, giáo sư Jessica Smedley, “mọi người nên cảm thấy mình có quyền đưa ra các quy tắc và quyết định dựa trên những nhu cầu riêng, và vượt qua cảm giác tội lỗi đôi khi đi kèm với việc không làm hài lòng người khác hoặc người khác không đồng ý với những quyết định đó của mình. Điều này cũng có nghĩa là khi bạn bỏ qua một số sự kiện cuối năm nơi công sở, bạn không cảm thấy áy náy.”
 
Có thể sẽ dễ dàng nếu đó là mối quan hệ công sở, xã hội. Nhưng một mối quan hệ huyết thống, vợ chồng, con cái, thì khó mà từ nan.
 
Hàng ngàn năm trước, theo điển tích, nữ thần Frigg đã khóc than cho con trai mình, lay động những trái tầm gửi chuyển từ màu đỏ sang trắng tinh khôi. Vì thế mà thần Balder được tái sinh. Cây tầm gửi cũng được trả lại sự trong sạch. Từ đó, nữ thần đã hôn tất cả những ai bước dưới cây tầm gửi, để tạ ơn cứu mạng con bà. Và cũng từ đó, nụ hôn dưới vòng tầm gửi trở thành hình ảnh thiêng liêng của tình yêu và sự cảm thông chia sẻ. Để rồi theo vòng quay của thời gian, đâu phải chỉ những đôi yêu nhau mới được có những nụ hôn dưới vòng tầm gửi. 
 
Mỗi mùa Giáng Sinh, vòng tầm gửi xuất hiện trên các ô cửa số, trước mỗi cánh cửa nhà, trên khắp thế giới, để đón gia đình, bạn bè, đôi khi đón cả những “cô lữ đêm Đông không nhà.” Những vòng tầm gửi cùng những trái mọng đỏ, trắng, là nhân chứng cho những câu chuyện vui kể cho nhau nghe trong một không gian ấm áp đầy ắp tình yêu thương.
 
Tầm gửi sống hiên ngang trong mùa Đông giữa rừng cây rụng lá. Tầm gửi như là một tia lửa của sự sống bừng lên trong cánh rừng khô cằn lạnh lẽo.  “A kiss under the Mistletoe” – Nụ hôn dưới vòng cây tầm gửi – một truyền thống đêm Giáng Sinh từ bao đời, nay có còn không?
 
Liệu con người có thể hy vọng, khi còn vòng tầm gửi, là còn tình yêu, và cả những nụ hôn.
 
Kalynh Ngô
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Phát thanh viên Nhã Lan của kênh truyền hình Hồn Việt TV (Orange County, CA) nói chuyện với nhà văn / nhà thơ Trịnh Y Thư về văn chương và các điều khác...
Lũ con cháu chúng tôi sang thăm cô Nhã chú Từ ở thành phố Malmo, miền Nam Thụy Điển, vào khoảng giữa tháng 10 2024. Có chúng tôi về, cô chú vui lắm và thường cùng chúng tôi ra ngoài dạo phố, ngắm cảnh, ăn uống. Trong một buổi chiều đi uống cà phê, chúng tôi chụp được tấm hình cô chú nắm tay nhau đi dạo trong một công viên thanh bình, khi trời đất vào thu, dưới ánh nắng nghiêng nghiêng của buổi hoàng hôn cuối ngày. Chúng tôi đặt tên tấm hình đó là “Vẫn nắng vàng dù buổi chiều của đời”, là câu đầu tiên trong bài hát Vầng Trăng Xưa, chú Từ sáng tác trong trại giam Hàm Tân vào năm 1985.
Tác phẩm Drei Kameraden (Three Comrades) năm 1936 của văn hào Đức, Erich Maria Remarque (1898-1970) Tâm Nguyễn dịch với tựa đề Chiến Hữu, nhà xuất bản Kinh Thi ấn hành năm 1972, gồm 28 chương dày bảy trăm trang. Đệ Nhất Thế Chiến, Remarque ở tuổi 19, bị động viên vào Quân Đội Hoàng Gia Đức, thuyên chuyển về Mặt Trận Miền Tây (The Western Front), bị thương vì các mảnh đạn bắn vào chân trái, tay phải và vào cổ, nên được tản thương về bệnh viện, điều trị cho đến khi chiến tranh kết thúc rồi được giải ngũ khỏi Quân Đội Đức. Sau khi chiến tranh chấm dứt Remarque bị ám ảnh bởi các cảnh tàn phá của chiến tranh, thân phận con người, người lính trong và sau giai đoạn bi thương của lịch sử.
Nguyễn Du là tác giả của “Truyện Kiều” và nhà văn người Đức Johann Wolfgang von Goethe là tác giả kịch thơ “Faust”. Nguyễn Du được người Việt kính trọng tôn xưng là "Đại thi hào" và được UNESCO vinh danh là “Danh nhân văn hóa thế giới” vào năm 2013 cùng 107 danh nhân khác. Nếu người Việt tự hào về Nguyễn Du thì người Đức cũng rất tự hào về nhà văn lớn của họ là Goethe. Theo Viện Nghiên cứu xã hội và phân tích thống kê Đức (Forsa), Geothe được xếp đứng hàng đầu trong danh sách „Những người Đức vĩ đại nhất mọi thời đại“ [1]. Sau đó mới đến vị thủ tướng đầu tiên của Cộng Hòa Liên Bang Đức là Konrad Adenauer (1876-1967) đứng hạng nhì và đứng hạng thứ ba lại là nhà khoa học gia Albert Einstein (1879-1955), cha đẻ của Thuyết tương đối.
Với tài năng hội họa, văn, thơ, và nhất là tấm lòng và ý chí bền bỉ với văn học nghệ thuật, Khánh Trường đã chinh phục một số lượng độc giả và giới thưởng ngoạn nghệ thuật lớn, từ hải ngoại về đến trong nước, từ nhiều thập niên qua, và có lẽ Ông sẽ mãi được nhớ đến trong văn sử Việt là người khai phóng một nền văn học hậu chiến ở hải ngoại và trong nước qua tờ báo văn học Hợp Lưu. Sau ba cơn tai biến Ông đã phải mang nhiều bệnh tật, nhưng sự ra đi của ông vào cuối năm 29 tháng 12, 2024 vừa qua vẫn gây bàng hoàng đối với những người thân yêu và mến mộ ông. Nỗi niềm thương tiếc này được biểu hiện bằng đôi lời chia biệt với ông và gia đình từ khắp nơi. Việt Báo trích đăng lại.
Như anh có lần tâm sự, thủa 13, anh đã bỏ quê nhà Quảng Nam, lên Đà Lạt, sống đời lang bạt, ăn bờ ngủ bụi, thậm chí “biết tình yêu gái điếm” dù còn non choẹt. Rồi anh xuống Sài Gòn, không muốn tiếp tục làm du đãng, anh đăng lính, dù chưa đủ tuổi. Có sao đâu, chiến tranh đang lên cao điểm mà, quân đội cần lính, nhất là lính Dù, những người lỳ lợm, can đảm, tự nguyện. Những năm chiến trận, đúng châm ngôn “Nhẩy Dù cố gắng”, anh sống trọn với đồng đội, với màu cờ sắc áo. Bị thương nhiều lần, anh buộc phải giải ngũ. Đời sống dân sự chưa được bao lâu thì “xẩy đàn tan nghé”, ngày 30 Tháng Tư 75, anh bị “bên thắng cuộc” liệt vào hàng ngũ “bên thua cuộc”. Vì là cấp hạ sĩ quan, anh không chịu chung số phận như hàng trăm ngàn sĩ quan, công chức, bị đầy đọa nhiều năm tháng trong các trại tù mà chế độ mới gọi bằng mỹ từ “cải tạo”. Nhưng anh vẫn bị nghi kỵ, bị phân biệt đối xử ngay chính trên quê hương mình.
Chúng tôi quen nhau bắt đầu bằng một… thùng sách...
Giữa mình và Khánh Trường có chút tình văn nghệ tuy thỉnh thoảng mới gặp nhau. Nay Khánh Trường vừa ra đi xin đăng lại một bài viết về Trăng Thiền cách đây cũng đã mươi năm nhân Khánh Trường triển lãm một loạt tranh mới chủ đề là Đáo Bỉ Ngạn và có gởi cho Nguyễn hình chụp một số bức để đưa lên Phố Văn. Xin mời bạn đọc theo dõi bài viết.
Thật ra, trước 1975, tôi cũng đã đọc nhiều sách, nhiều tạp san văn học ở Sài Gòn, (hay tỉnh lẻ), tôi chưa đọc đến tên Khánh trường, biết tên Khánh Trường. Tên đó (hay bút danh đó) hoàn toàn xa lạ đối với tôi.
Bạn hãy giữ lòng cho thật vui để ra đi. Trang sách cuối của Hợp Lưu bây giờ đã khép lại. Tay của bạn đã thả rơi ngòi bút và cọ màu. Bạn đã nằm xuống sau một đời lặn lội. Hãy gối đầu lên những kệ sách ký ức. Đã tới lúc bạn hãy buông xả hết, để tự thấy đời mình trôi theo dòng sông chữ nghĩa, nơi đã chép xuống những gì đẹp nhất của thế hệ chúng ta. Bạn hãy giữ lòng cho thật vui để ra đi. Cuộc đời luôn luôn là những bước ra đi. Bạn không có gì để nuối tiếc trong đời này. Bạn đã tự vắt kiệt máu trong tim ra để làm sơn cho tranh vẽ và để làm mực cho những trang báo. Nơi đó là ước mơ của yêu thương và hòa giải. Nơi đó là sự ngây thơ nghệ sĩ mà chúng ta đã đem tặng cho đời.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.